You are on page 1of 2

3.1.2.

Đầu tiên, Nhà nước đảm bảo các quyền tự nhiên của con người, cao nhất là quyền
sống và các quyền chính trị - dân sự(liên quan đến tự do và sự tham gia vào đời sống chính
trị của cá nhân như quyền tự do tín ngưỡng, quyền bầu cử, quyền được xét xử bình đẳng theo
pháp luật,…), quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. (quyền tư hữu tài sản, quyền
được chăm sóc sức khỏe,... )
--> Bản góp ý: Đầu tiên, Nhà nước đảm bảo các quyền tự nhiên của con người, cao nhất là
quyền sống và các quyền chính trị - dân sự(đơn cử như việc người dân được tham gia bỏ
phiếu bầu Quốc hội theo hình thức phổ thông đầu phiếu vào năm 1946), quyền kinh tế, văn
hóa, xã hội của con người.(quyền được đi học, tham gia các lớp xoá nạn mù chữ)

Quyền công dân nói chung, đặc biệt là những quyền lợi mang tính cập nhật, bảo vệ lợi ích
cơ bản của người dân ra đời:
“Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam.
Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.”

--> Góp ý: nên thêm ý hiểu của mình: Ở đây, quyền tự do được đảm bảo. Việc giam giữ công
dân cũng như thu thập thông tin về nhà ở và thư tín chỉ được thực hiện khi có quyết định của
Tư pháp và phải theo một quy trình chặt chẽ, cụ thể.

Trong bài nói với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình: “Về việc xây dựng Đảng ở Thái Bình,
phát triển Đảng như vậy là khá. Nhưng đảng viên phụ nữ hiện nay mới chiếm 17% tổng số
đảng viên, như thế là còn ít, còn hẹp hòi với phụ nữ.”

--> Ngay từ sớm, Bác đã đặt ra vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây dựng Đảng và nhấn
mạnh vào sự tham gia của phụ nữ trong công tác chính trị. Đối với Bác, Đảng cần có nhiều
phụ nữ để giúp xây dựng nhà nước pháp quyền, xứng đáng là nhà nước của dân, do dân và vì
dân.

Bác cũng không quên quan tâm gìn giữ, bảo vệ nguồn gốc, tiếng nói của người đồng bào các
dân tộc:

“Nền sơ học cưỡng bách và không học phí ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu
số có quyền học bằng tiếng của mình.” (Điều thứ 15 -Mục B)

“Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tòa án.” (Điều thứ 66 - chương
VI)

--> Mỗi ngôn ngữ phản ánh văn hoá cũng như vị thế của một cộng đồng người. Việc đem
ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong trường học không những giúp cho các cộng đồng bảo
vệ văn hoá mà còn giúp nâng cao vị thế của các cộng đồng, không để xảy ra sự bất bình đẳng
giữa các cộng đồng với nhau.
Sở dĩ người có thể đưa ra những quyền lợi bao quát và toàn diện như thế là bởi, đôi mắt
Người đã trực tiếp chứng kiến những bất công và khổ đau mà mọi tầng lớp nhân dân phải
chịu, trái tim Người, hơn thế, luôn quyện chặt tình yêu thương của người đồng bào. Tiêu biểu
là giai đoạn đầu khi Bác mới trở về nước, Bác đã chung sống với người đồng bào, lúc lâm
bệnh nặng, được họ chăm sóc như gia đình.
--> Tui nghĩ mình có thể chuyển câu “Luật pháp của chúng ta hiện nay là ý chí của giai cấp
công nhân lãnh đạo cách mạng... Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu
người lao động” nên đem phần kết cho phần quyền con người trong pháp luật. Tui thấy câu
này dễ khiến người đọc có cảm xúc nè, với lại mình cx đã có 1 câu trích dẫn khác ở phần mở
bài rùi. Sau khi trích xong, mình nên nói thêm là: ‘pháp luật của ta xứng đáng là pháp luật
của dân, do dân và vì dân’ á.

You might also like