You are on page 1of 9

MA TRẬN VỊ THẾ CHIẾN LƯỢC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG (SPACE – Strategic

Position and ACtion Evaluation matrix)


Tiếp theo sau đây, mình – Ngọc Trâm sẽ giới thiệu các bạn công cụ kết hợp cuối cùng
trong giai đoạn kết hợp đó là Ma trận SPACE ma trận vị thế chiến lược và đánh giá
hoạt động. Bốn góc phần tư của ma trận chỉ ra các chiến lược tấn công, thận trọng,
phòng thủ hoặc cạnh tranh thích hợp nhất cho một tổ chức cụ thể.
Cấu trúc ma trận SPACE:
Ma trận SPACE được hình thành với 4 khung hành vi chiến lược cơ bản gồm:
-Tấn công: chiến lược tấn công phổ biến trong các ngành công nghiệp hấp dẫn trong
nền kinh tế ổn định, sức mạnh tài chính giúp cho doanh nghiệp theo đuổi chiến lược
này đạt được lợi thế cạnh tranh, từ đó tận dụng tốt các cơ hội trong ngành hoặc các
ngành liên quan thông qua mua bán sát nhập gia tăng thị phần và tập trung nguồn
lực để sản xuất những sản phẩm mũi nhọn, rào cản gia nhập thị trường đối với các
đối thủ tiềm ẩn trở thành vấn đề trọng tâm trong những ngành này.
-Cạnh tranh: chiến lược cạnh tranh thường thấy trong các ngành hấp dẫn trong nền
kinh tế tương đối bất ổn, các doanh nghiệp theo đuổi hành vi này với lợi thế cạnh
tranh có thể dùng nguồn lực tài chính để tăng cường hoạt động marketing, đẩy mạnh
bán hàng, cải thiện hoặc mở rộng chuỗi sản phẩm, họ cũng có thể tập trung vào nâng
cao năng suất lao động, cắt giảm chi phí hoặc sát nhập với các doanh nghiệp nắm giữ
nhiều tiền mặt. Như vậy, sức mạnh tài chính là yếu tố đóng vai trò quyết định trong
trường hợp này
-Thận trọng: chiến lược thận trọng hay phòng thủ được áp dụng trong thị trường có
tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định, yếu tố quyết định thành công của doanh
nghiệp là tài chính ổn định và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trong trường hợp
này doanh nghiệp thường thu hẹp dòng sản phẩm, cắt giảm chi phí, cải thiện quản lí
dòng tiền, bảo vệ tính cạnh tranh của sản phẩm hướng đến phát triển sản phẩm mới
và nỗ lực thâm nhập các thị trường tiềm năng hơn.
-Phòng thủ: chiến lược phòng thủ thường gặp trong ngành kém hấp dẫn tại đó năng
lực cạnh tranh là yếu tố thành công cốt yếu của doanh nghiệp, doanh nghiệp trong
bối cảnh này theo đuổi hành vi phòng thủ thường có đặc điểm thiếu sản phẩm mang
tính cạnh tranh và sức mạnh tài chính, họ phải chuẩn bị tinh thần cho các kịch bản
như rút khỏi thị trường, dừng sản xuất những sản phẩm có lợi nhuận cận biên thấp,
cắt giảm chi phí, thu hẹp quy mô sản xuất.
Nhìn vào hình vẽ, ta thấy đây là trục

-FP (Financial Position – thể hiện Vị thế tài chính của doanh nghiệp)
-CP (Competitive Position – thể hiện Vị thế cạnh tranh)
-SP (Stability Position –thể hiện Vị thế bền vững)
và trục-IP (Industry Position – thể hiện Vị thế ngành)
-> 4 yếu tố quan trọng quyết định vị thế chiến lược tổng thể của một tổ chức.
Sau đây mình sẽ đưa ra Ví dụ về một số yếu tố cấu thành trục của ma trận SPACE:

Trên hình là ma trận SPACE mô tả chiến lược của một số doanh nghiệp:
-Hình (a): Một công ty mạnh về tài chính và đạt được những lợi thế cạnh tranh chủ
yếu trong ngành công nghiệp ổn định và đang phát triển.
-Hình (b): Một công ty có sức mạnh tài chính là yếu tố chi phối trong ngành công
nghiệp.
-Hình (c): (Mô tả chiến lược thận trọng) Một công ty đạt được sức mạnh tài chính
trong một ngành công nghiệp ổn định nhưng không phát triển, công ty có ít lợi thế
cạnh tranh.
-Hình (f): (Mô tả chiến lược thận trọng) Một công ty đã trải qua nhiều tình huống bất
lợi và có sức cạnh tranh chính trong ngành công nghiệp có công nghệ ổn định nhưng
doanh thu giảm.
-Hình (d): Một công ty có vị thế cạnh tranh rất kém trong ngành công nghiệp ổn định
và tăng trưởng âm.
-Hình (e): Một công ty gặp khó khăn về tài chính trong ngành công nghiệp rất không
ổn định.

Tiếp theo chúng ta sẽ có 6 bước để phát triển một ma trận SPACE:


-Bước 1: chọn một tập hợp các biến để xác định vị thế tài chính (FP), vị thế cạnh
tranh (CP), vị thế bền vững (SP) và vị thế ngành (IP).
Phương pháp: xếp danh sách các biến số từ cao đến thấp theo mức độ quan trọng
của chúng; với i: vị trí xếp hạng của biến số hay biến số có vị trí xếp hạng thứ
i và n: tổng số biến số. Tầm quan trọng của mỗi biến số (%) được tính theo công
thức sau:
2 x (n+ 1−i)
Tầm quan trọng của biến số thứ i (%) ¿
n x (n+1)
-Bước 2: ấn định một dãy giá trị bằng số từ +1 (kém nhất) đến +7 (tốt nhất) cho mỗi
biến trên khía cạnh FP và IP. Ấn định một dãy giá trị bằng số từ -1 (tốt nhất) đến -7
(kém nhất) cho mỗi biến trên khía cạnh SP và CP. Trên trục FP và CP, thực hiện so sánh
với các đối thủ cạnh tranh. Trên trục IP và SP, hãy so sánh với các ngành công nghiệp
khác.
-Bước 3: Tính điểm trung bình cho FP, CP, IP và SP bằng cách cộng giá trị của các biến
trên mỗi khía cạnh và sau đó chia cho số lượng biến trong từng khía cạnh tương
ứng.
-Bước 4: Biểu diễn lên sơ đồ các điểm trung bình của HP, CP, IP, và SP trên trục thích
hợp trong ma trận SPACE.
-Bước 5: Thêm hai điểm trên trục x và biểu diễn điểm kết quả là X. Thêm hai điểm
trên trục y và biểu diễn điểm kết quả là Y. Vẽ giao điểm là điểm xy mới.
-Bước 6: Vẽ một vector định hướng từ gốc của ma trận SPACE qua giao điểm mới.
Vector này cho thấy loại hình chiến lược được đề xuất cho tổ chức: tấn công, cạnh
tranh, phòng thủ hay thận trọng.
Để các bạn hiểu rõ hơn về các bước xây dựng một ma trận SPACE thì mình sẽ đưa ra
một
Ví dụ: cụ thể về Ma trận SPACE của công ty dịch vụ cảng biển.
Đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài.
Vị thế tài chính đạt 3,6 điểm ở mức trung bình, vị thế cạnh tranh của cảng đạt 3,67
điểm cũng chỉ ở mức trung bình trong khi vị thế bền vững và vị thế ngành khá tốt ll
đạt 4 và 4,67 đ

Ma trận SPACE.

qua xem xét 4 yếu tố tác động đến hành vi chiến lược của công ty, ma trận space đc
xd như hình minh họạ
Dn đủ mạnh về tài chính nhưng chưa đạt đc nhiều vị thế cạnh tranh trong ngành
chính ổn định là DV cảng container nói cách khác cảng đang phải chịu và liên tục
phải nỗ lực thực hiện cạnh tranh nhằm duy trì và chiếm lĩnh thị phần mặt khác sơ
đồ cũng ko thê hiện vị thế tấn công của ctytrong lĩnh vực cảng dầu khí hiện có lơi
thế cao nhưng phát triển thiếu ổn định

-> Ưu điểm:
-Chủ động lựa chọn chiến lược, tùy theo yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
-Có thể thay đổi chiến lược để rút lui khỏi thị trường dễ dàng.
-Xác định vị trí chiến lược và đánh giá được hoạt động của DN
-Là công cụ quản trị chiến lược mà những yếu tố chiến lược được trình bày rõ ràng,
đặc biệt liên quan đến vị trí cạnh tranh của DN.
Bên cạnh các ưu điểm thì ma trận SPACE vẫn còn tồn tại một số Nhược điểm đó là
:
- Không đánh giá chính xác được các yếu tố bên trong và bên ngoài.
-Các trọng số được đánh giá đa phần chủ quan.
-Chỉ hữu ích trong môi trường được kiểm soát với các số liệu thống kê chính xác,
mới đưa ra được kết quả chính xác.
sau khi chúng ta tìm hiểu về 5 ma trận ở giai đoạn 2, giả sử mỗi ma trận cho một
chiến lược thì ở đây có 5 ma trận cho ra 5 chiến lược thế thì bây giờ doanh nghiệp
sẽ lựa chọn chiến lược nào. Để trả lời cho câu hỏi này doanh nghiệp sẽ bước vào
giai đoạn quyết định. ở giai đoạn này mình sẽ giới thiệu cho các bạn ma trận
QSPM.

MA TRẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TRÊN CƠ SỞ ĐỊNH LƯỢNG (QSPM -


Quantitative Strategic Planning Matrix)
Ma trận QSPM là một công cụ cho phép các chiến lược gia đánh giá các phương án
chiến lược thay thế một cách khách quan dựa trên các yếu tố thành công quan
trọng từ bên trong và bên ngoài được xác định ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Giống
như các công cụ phân tích xây dựng chiến lược khác, QSPM đòi hỏi phán đoán trực
giác tốt.
Mục tiêu: lựa chọn phương án chiến lược tốt nhất.
Cấu trúc ma trận QSPM:
- Cột bên trái của QSPM bao gồm các yếu tố chủ yếu bên trong và bên ngoài (thông
tin thu được trực tiếp từ ma trận EFE và IFE ở giai đoạn 1).
-Dòng trên cùng bao gồm các phương án chiến lược khả thi (có nguồn gốc từ ma
trận SWOT , ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE và ma trận chiến lược chính ở
giai đoạn 2).

Các bước xây dựng ma trận QSPM:


- Bước 1:Liệt kê (O) và (T), (S) và điểm yếu (W) cơ bản bên trong ở cột bên trái của
ma trận QSPM. Các yếu tố này được lấy từ ma trận EFE, IFE. Ma trận QSPM bao
gồm tối thiểu 10 yếu tố chủ yếu bên ngoài, 10 yếu tố cơ bản bên trong.
- Bước 2: Phân trọng số cho mỗi yếu tố chủ yếu bên trong và bên ngoài. Những
trọng số này giống với trọng số trong ma trận EFE và ma trận IFE. Các trọng số được
trình bày trong một cột thẳng ngay bên phải của các yếu tố thành công chủ yếu.
- Bước 3: Sau khi sử dụng các công cụ để xác định các chiến lược ở giai đoạn kết
hợp, cần
phân các chiến lược này thành những nhóm gần giống nhau (nếu có thể), rồi ghi các
chiến lược này lên hàng đầu của ma trận QSPM.
- Bước 4: Xác định điểm hấp dẫn (AS – Attractiveness Score) của chiến lược đối với
từng yếu tố bên trong và bên ngoài.
1- không hấp dẫn.
2- ít hấp dẫn.
3- hấp dẫn.
4- rất hấp dẫn.
- Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn (TAS) bằng cách nhân trọng số với điểm hấp dẫn
(AS) tương ứng cho từng yếu tố bên trong và bên ngoài.
-Bước 6: Tính điểm hấp dẫn tổng cộng (STAS) cho từng chiến lược trong ma trận
QSPM bằng cách cộng tổng số điểm hấp dẫn của tất cả các yếu tố bên trong và bên
ngoài.
Ví dụ thực tế:
Ma trận QSPM của Công ty phần mềm HKT Soft.

-> Áp dụng theo ma trận QSPM, chiến lược chi phí thấp là phù hợp nhất với doanh
nghiệp hiện nay (đạt điểm cao nhất 5,454), do thị trường phần mềm, mặc dù có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhưng mức độ rủi ro cao do công nghệ thay đổi nhanh, và số
lượng đối thủ cạnh tranh đã khá nhiều trên thị trường.

Ưu điểm:
-Các tập hợp chiến lược có thể được đánh giá tuần tự hoặc đồng thời, không có giới
hạn về số lượng các chiến lược có thể được đánh giá hay tập hợp các chiến lược có
thể được xem xét cùng một lúc.
-Yêu cầu tích hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài thích hợp vào quá trình ra
quyết định.
-Tổng hợp các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược.
-Áp dụng phù hợp cho cả tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận với quy mô lớn và nhỏ
và cả những công ty đa quốc gia.
Hạn chế:
-Luôn luôn đòi hỏi phán đoán bằng trực giác và các giả thuyết sách vở. Các điểm
xếp hạng và điểm hấp dẫn đòi hỏi các quyết định dựa trên phán đoán mặc dù chúng
nên được dựa trên những thông tin khách quan.
-Chỉ tốt khi có các thông tin tiên quyết và phân tích kết hợp được ra dựa trên đó.

You might also like