You are on page 1of 10

Câu 1: Điện thế nghỉ là?

A. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng
tích điện âm còn phía ngoài màng tích điện dương.
B. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong mang điện tích
dương còn ngoài mang điện tích âm.
C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện
âm còn ngoài màng tích điện dương.
D. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng tích điện âm còn
ngoài màng tích điện dương.
Câu 2: Sự phân bố ion K+ và ion Na+ ở điện thế nghỉ ở trong và ngoài màng tế bào như thế nào?
A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài màng tế bào.
B. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài màng tế bào.
C. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài màng tế bào.
D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài màng tế bào.
Câu 3: Ion K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào là do:
A. Cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao.
B. Ion K+ có kích thước nhỏ.
C. Ion K+ mang điện tích dương.
D. Ion K+ bị lực đẩy cùng dấu của ion Na+.
Đáp án: A
Ion K+ có thể khuếch tán từ bên trong ra là vì cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao.
Câu 4: Ở trạng thái nghỉ, tế bào sống có đặc điểm:
A. Cổng K+ mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm.
B. Cổng K+ mở, trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương.
C. Cổng Na+ mở, trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm.
D. Cổng Na+ mở trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương.
Đáp án: B
Ở trạng thái nghỉ cổng K+ mở làm cho ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm.
Câu 5: Hoạt động của bơm Na+ - K+ để duy trì điện thế nghỉ như thế nào?
A. Vận chuyển K+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ giáp màng ngoài tế bào luôn cao và tiêu
tốn năng lượng.
B. Vận chuyển K+ từ ngoài trà vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu
tốn năng lượng.
C. Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tôn
năng lượng.
D. Vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng giúp nồng độ Na+ ở trong tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng
lượng.
Đáp án: C
Bơm Na+ - K+ vận chuyển K+ từ ngoài vào trong; từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao nên
tiêu tốn năng lượng.
Câu 6: Sự hình thành điện thế nghỉ không phụ thuộc:
A. tính thấm chọn lọc của màng tế bào.
B. chức năng của tế bào.
C. chênh lệch nồng độ các ion giữa hai bên màng.
D. hoạt động của bơm Na+ - K+ trên màng tế bào.
Đáp án: B
Sự hình thành điện thể nghỉ phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Sự phân bố ion ở hai bên màng và sự di chuyển ion qua màng tế bào.
- Tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
- Bơm Na+ - K+.
Như vậy không phụ thuộc vào chức năng của tế bào.
Câu 7: Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là:
A. -50 mV.
B. -60 mV.
C. -70 mV.
D. -80 mV.
Đáp án: C
Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống -70 mV.
Câu 8: Trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ sự phân bố các ion Natri bên ngoài tế bào là:
A. 5 mM.
B. 10 mM.
C. 15 mM.
D. 150 mM.
Câu 9: Điện thế nghỉ của tế bào nón trong mắt ong mật là:
A. -50 mV.
B. -60 mV.
C. -70 mV.
D. -80 mV.
Câu 10: Ion nào có nồng độ bên trong tế bào là 150 mM?
A. Na+.
B. Ca 2+
C. К+.
D. Cl-
Câu 11: Điện thế nghỉ hình thành do sự khuếch tán các ion K+ từ trong ra ngoài màng, nhưng vẫn tiêu
tốn năng lượng ATP để:
A. ngăn cản sự di chuyển của Na+ từ ngoài vào trong.
B. hoạt hóa các ion K+.
C. tăng tính thấm của màng.
D. vận hành bơm Na+ - K+.
Câu 12: Ở trạng thái điện thế nghi, ngoài màng mang điện dương là:
A. do Na+ mang điện tích dương, khi ra ngoài bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát
màng.
B. do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát
màng.
C. do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm.
D. do K+ mang điện tích dương, khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của
màng.
Đáp án: B
Ở trạng thái nghỉ, cổng Na+ đóng, còn cổng K+ "mở hé" làm cho K+ bị rò rỉ ra ngoài nhưng các anion
bị giữ lại trong màng tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu nên K+ không thể đi xa làm cho
ngoài màng tích điện dương.
Câu 13: Mỗi lần vận chuyển bơm Nat - K+ chuyển được:
A. 3 ion K+ ra ngoài và 3 ion Na+ vào trong.
B. 3 ion K+ vào trong và 3 ion Na+ ra ngoài.
C. 2 ion K+ vào trong và 3 ion Na+ ra ngoài.
D. 2 ion K+ ra ngoài và 3 ion Na+ vào trong.
Đáp án: C
Mỗi lần vận chuyển, bơm Na+ - K+ chuyển được 2 ion K+ vào trong và 3 ion Na+ ra ngoài.
Câu 14: Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điện:
A. trung tính.
B. dương.
C. âm.
D. hoạt động.
Câu 15: Ion K+:
A. có vai trò quan trọng nhất trong sự hình thành điện thế nghỉ.
B. không có vai trò gì đối với điện thế hoạt động.
C. chỉ được vận chuyển qua màng nhờ bơm Na+ - K+.
D. có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng hoặc ngược lại.
Đáp án: A
Ion K+ có vai trò quan trọng nhất trong sự hình thành điện thế nghỉ.
B sai, vì ion K+ làm ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm có vai trò trong sự hình
thành điện thế hoạt động.
C sai vì ion K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài.
D sai vì ion K+ không khuếch tán ngược từ ngoài vào trong vì ngược chiều nồng độ.
Câu 16: Để đo điện thế nghỉ người ta cần mắc 2 điện cực như thế nào?
A. 2 điện cực được cắm vào bên trong tế bào.
B. 2 điện cực được đặt ngoài màng tế bào.
C. 1 điện cực chạm vào phía ngoài của màng; 1 điện cực cắm xuyên qua màng.
D. 2 điện cực được đặt ở 2 đầu tế bào thần kinh.
Đáp án: C
Ta thấy 1 điện cực chạm vào phía ngoài của màng; 1 điện cực cắm xuyên qua màng sẽ đo được điện thế
nghỉ.
Câu 17: Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế nghỉ?
A. Na+ và K+.
B. Mg2+ và Ba2+
C. Na+ và Ca2+
D. Mg2+ và K+.
Câu 18: Trị số điện thế màng ở noron tiểu não chó là -90 mV, điều đó có nghĩa:
A. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là 90 mV.
B. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện dương là -90 mV.
C. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là 90 mV.
D. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm là -90 mV.
Đáp án: B
Điều này có nghĩa chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và bên ngoài màng tích điện
dương là -90 mV.
Câu 19: Trong cơ chế hình thành điện thế màng, bơm Na+ - K* có vai trò:
A. vận chuyển Na+ và K+ từ trong ra ngoài.
B. vận chuyển Na+ và K+ từ ngoài vào trong tế bào.
C. vận chuyển K+ từ ngoài vào bên trong màng.
D. vận chuyển Na+ từ ngoài vào trong màng.
Câu 20: Hưng phấn là:
A. sự biến đổi sinh lý, sinh hóa diễn ra trong tế bào khi bị kích thích.
B. sự biến đổi lý, hóa diễn ra trong tế bào khi bị kích thích.
C. sự biến đổi sinh lý, sinh hóa diễn ra trong tế bào khi không bị kích thích.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21: Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển
của ion đó có tác dụng gì?
Ở giai đoạn tái phân cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng
gì?
Lời giải chi tiết
+ Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, Na+ đi qua màng tế bào.
Ion Na+ đi vào không những làm trung hòa điện tích âm ở mặt trong tế bào, mà ion Na+ còn vào dư thừa, làm cho
mặt trong của màng tế bào tích điện dương so với mặt ngoài tích điện âm (ứng với giai đoạn đảo cực).
+ Ở giai đoạn tái phân cực, K+ đi qua màng tế bào ra ngoài (do tính thẩm thấu của màng đối với K+ tăng, công ion
K+ mở rộng). Do K+ đi ra mang theo điện tích dương nên làm cho mặt trong của màng tế bào lại trở nên âm so với
mặt ngoài (ứng với giai đoạn tái phân cực).
Câu 22: Ý đúng về điện thế hoạt động:
A. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
B. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
C. Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
D. Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
Câu 23: Điện thế hoạt động được hình thành trải qua các giai đoạn:
A. Phân cực, đảo cực, tái phân cực.
B. Phân cực, mất phân cực, tái phân cực.
C. Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
D. Phân cực, mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
Câu 24: Điện thế hoạt động là điện thế phát sinh khi:
A. tế bào bị kích thích.
B. tế bào bị kích thích tới ngưỡng.
C. tế bào bị kích thích hoặc ức chế.
D. tế bào được kích hoạt bởi xung thần kinh.
Đáp án: B
Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh (tới ngưỡng) thì tính thấm của màng neuron nơi bị kích thích
thay đổi làm xuất hiện điện thế hoạt động.
Câu 25: Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực:
A. Cả trong và ngoài màng tích điện âm.
B. Chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0.
C. Cả trong và ngoài màng tích điện dương.
D. Chênh lệch điện thế cực đại.
Đáp án: B
Ở giai đoạn mất phân cực, cổng Na mở làm ion Na+ ồ ạt vào bên trong tế bào, chênh lệch điện thế giảm
nhanh tới 0.
Câu 26: Trong cơ chế phát sinh điện thế hoạt động, hiện tượng khử cực xảy ra do:
A. Kênh Na+ mở rộng làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào.
B. Kênh K+ mở rộng làm K+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào.
C. Kênh K+ mở rộng làm K+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch nội mô.
D. Kênh Na+ mở rộng làm Na+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch nội mô.
Đáp án: A
Hiện tượng khử cực (mất phân cực) xảy ra do kênh Na+ mở rộng làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào
dịch nội bào trung hòa với điện tích âm ở mặt trong màng.
Câu 27: Ở giai đoạn đảo cực:
A. Cả trong và ngoài màng tích điện âm.
B. Màng trong tích điện dương, màng ngoài tích điện âm.
C. Cả trong và ngoài màng tích điện dương.
D. Màng trong tích điện âm, màng ngoài tích điện dương.
Đáp án: B
Giai đoạn mất phân cực: Nat từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào trung hòa với điện tích âm ở mặt
trong màng và còn dư thừa làm màng trong tích điện dương, màng ngoài tích điện âm, đây là giai
đoạn đảo cực.
Câu 28: Hiện tượng tái phân cực xảy ra do:
A. kênh K+ mở rộng, kênh Na+ bị đóng lại làm K+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào.
B. kênh K+ mở rộng, kênh Na+ bị đóng lại làm K+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch mô.
C. kênh Na+ mở rộng, kênh K+ bị đóng lại làm Na+ từ dịch bào ồ ạt tràn vào dịch mô.
D. kênh Na+ mở rộng, kênh K+ bị đóng lại làm Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn vào dịch nội bào.
Đáp án: B
Tiếp sau giai đoạn đảo cực, kênh Na+ đóng lại, kênh K+ mở ra K+ từ dịch bào ồ ạt ra ngoài dịch mô
gây nên sự tái phân cực.
Câu 29: Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân:
A. gây ra sự mất phân cực.
B. làm vỡ túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc synapse.
C. gây ra sự khử cực và đảo cực.
D. dẫn tới hiện tượng tái phân cực.
Đáp án: C
Khi màng bị kích thích, kênh Na+ mở làm ion Na+ ồ ạt tràn từ ngoài vào, làm trung hòa điện tích âm
dẫn đến sự mất phân cực, các ion Na+ dư thừa làm trong màng tích điện dương ngoài màng tích điện
âm đây là hiện tượng đảo cực.
Câu 30: Trên màng neuron, cổng Na+ chỉ mở khi:
A. neuron bị kích thích hoặc bị tổn thương.
B. có tác dụng của năng lượng ATP.
C. có enzyme hoạt hóa.
D. bơm Na+ - K+.
Câu 31:Để tái lập lại trật tự phân bố của nồng độ ion Na+ và K+ hai bên màng tế bào cần có vai trò của:
A. các protein trên màng.
B. bơm Na+ - K+
C. hiện tượng thẩm thấu.
D. lớp phospholipid kép.
Đáp án: B
Ở giai đoạn tái phân cực, kênh Na+ bị đóng lại, kênh K+ mở ra nhờ hoạt động của bơm Na+ - K+.
Câu 32: Giai đoạn tái phân cực của điện thế động là do:
A. các ion Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng.
B. các ion K+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng.
C. các ion Na+ và K+ đều khuếch tán từ trong ra ngoài màng.
D. bơm Na+ - K+ vận chuyển chúng từ trong ra ngoài màng.
Đáp án: B
LỜI GIẢI CHI TIẾT:
Ở giai đoạn tái phân cực, kênh K+ mở, kênh Na+ đóng lại làm K+ đi từ bên trong ra ngoài màng tế
bào.
Câu 33: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực?
A. Do Na+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong tế bào tích điện dương còn mặt ngoài tích điện âm.
B. Do K+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong màng tích điện dương còn mặt ngoài màng tích điện âm.
C. Do Na+ đi ra nhiều làm mặt ngoài màng tích điện dương còn mặt trong màng tích điện âm.
D. Do K+ đi ra nhiều làm mặt ngoài màng tích điện dương còn mặt trong màng tích điện âm.
Đáp án: A
Giai đoạn đảo cực xuất hiện do Na+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong tế bào tích điện dương còn mặt
ngoài tích điện âm.
Câu 34: Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân:
A. gây ra sự mất phân cực.
B. làm vỡ túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc synapse.
C. gây ra sự khử cực và đảo cực.
D. dẫn tới hiện tượng tái phân cực.
Đáp án: C
Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào dẫn tới hiện tượng mất phân cực và đảo
cực.
Câu 35: Điện thế hoạt động là:
A. sự chênh lệch điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi không bị kích thích.
B. sư cân bằng điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi không bị kích thích.
C. sự chênh lệch điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi bị kích thích.
D. sự cân bằng điện thế giữa màng trong và màng ngoài của tế bào khi bị kích thích.
Câu 36: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin lại "nhảy cóc"?
A. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
C. Vì giữa các eo Ranvier, sợi trục bị bao bằng bao myelin cách điện.
D. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvier.
Đáp án: C
Trên các sợi trục có bao myelin xung thần kinh "nhảy cóc" là vì các bao myelin có tính cách điện (bao
myelin có bản chất là phospholipids).
Câu 37: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin so với sợi trục
không có bao myelin là:
A. dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
B. dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
C. dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
D. dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Đáp án: A
E. dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng
Câu 38: Sự đóng mở kênh Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào?
A. Cổng Na+ và cổng K+ đều mở để K+ và Na+ vào.
B. Cổng Na+ mở để Na+ vào, còn cổng K+ mở để K+ ra.
C. Cổng Na+ và cổng K+ đều mở để K+ và Na+ ra.
D. Cổng Na+ mở để Na+ ra, còn cổng K+ mở để K+ vào.
Đáp án: B
Sự lan truyền xung thần kinh: bản thân xung thần kinh không chạy trên sợi thần kinh mà nó chỉ kích
thích vùng màng kế tiếp thay đổi tính thấm, khi đó cổng Na+ mở để Na+ vào và cổng K+ mở để K+ ra.
Câu 39: Xung thần kinh là:
A. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.
B. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.
C. sự xuất hiện điện thế hoạt động.
D. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.
Câu 40: Ở các neuron, điện thế hoạt động còn được gọi là:
A. phản xạ.
B. phản ứng.
C. xung thần kinh.
D. sự dẫn truyền qua khe synapse.
Câu 41: Nhận định nào dưới đây về sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao
myelin là đúng:
A. Nơi điện thế hoạt động vừa xuất hiện, màng sẽ ở vào giai đoạn kích thích nên sẵn sàng tiếp nhận kích
thích.
B. Xung thần kinh sau khi xuất hiện sẽ chạy dọc trên sợi thần kinh.
C. Xung thần kinh sẽ kích thích làm thay đổi tính thấm của vùng màng kế tiếp và làm xuất hiện xung thần
kinh tiếp theo.
D. Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh truyền cũng chỉ đi theo một chiều từ điểm xuất
phát đến tế bào đích.
Đáp án: C
Sự lan truyền xung thần kinh: bản thân xung thần kinh không chạy trên sợi thần kinh mà nó chi kích
thích vùng màng kế tiếp thay đổi tính thấm của màng neuron.
A sai vì, nơi điện thể xuất hiện đang ở trạng thái trơ hoàn toàn nên không tiếp nhận kích thích.
B sai vì xung thần kinh không chạy mà chỉ làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng tiếp theo.
D sai vì nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều.
Câu 42: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao myelin như thế nào?
A. Xung thần kinh lan truyền theo sợi trục.
B. Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả hai chiều.
C. Xung thần kinh thực hiện theo lối nhảy cóc.
D. Cả A và B đúng.
Đáp án: D
LỜI GIẢI CHI TIẾT:
Sự lan truyên xung thân kinh trên sợi trục không có bao myelin có đặc điểm:
- Xung thần kinh lan truyền theo sợi trục.
- Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả hai chiều.
Câu 43: Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin và không có bao myelin lần
lượt là:
A. 100 m/s và 50 m/s.
B. 10 m/s và 25 m/s.
C. 100 m/s và 5 m/s.
D. 10 m/s và 2,5 m/s.
Câu 44: Sợi thần kinh không có bao myelin được gặp ở:
A. các sợi thần kinh sinh dưỡng.
B. các sợi thần kinh vận động.
C. các sợi thần kinh cảm giác.
D. hệ thần kinh trung ương.
Đáp án: A
Sợi thần kinh không có bao myelin là các sợi thần kinh sinh dưỡng.
Các sợi thần kinh vận động có bao myelin.
Câu 45: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin theo kiểu "nhảy cóc" là vì:
A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvier.
B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
C. giữa các eo Ranvier, sợi trục bị bao bằng bao myelin cách điện.
D. tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
Đáp án: C
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin theo kiểu "nhảy cóc" vì:
Các bao myelin là các bao cách điện. Do đó sự lan truyền xung thần kinh chỉ truyền từ vị trí giữa 2 bao
myelin này tới vị trí giữa 2 bao myelin sau (từ eo Ranvie này tới eo Ranvie kia).
Câu 46:
Câu 47:
Câu 48:
Câu 49:
Câu 50:
Câu 51: Hãy trình bày những biến đổi xảy ra trong phản ứng của cơ thể khi giẫm phải một gai nhọn.
Lời giải chi tiết
Những biến đổi về mặt điện hóa xảy ra trong phản ứng của cơ thể khi giẫm phải một gai nhọn:
- Sự xuất hiện điện thế động của tế bào thụ cảm xúc giác khi giẫm phải gai.
- Sự lan truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh rồi qua các synapse tới neuron
vận động.
- Xung truyền theo sợi trục của neuron vận động tới các cơ vận động bàn chân (hoặc ngón chân) gây ra
phản ứng co chân để tránh tác dụng của gai nhọn.
Câu 52: Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau do đâu?
Lời giải chi tiết
Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau là do mã thông tin thần kinh: Thông tin nhận
được từ các cơ quan thụ cảm khác nhau bị kích thích với cường độ và tần số khác nhau đều được truyền đi dưới
dạng xung thần kinh về trung ương.
Những thông tin đó đã được mã hóa (gọi là mã thông tin thần kinh) và trung ương thần kinh sẽ giải mã để nhận
biết thông tin một cách chỉnh xác.
Đối với các thông tin có tính chất định tính, chúng được mã hóa bằng chính các neuron riêng biệt khi bị kích
thích.
Đối với các thông tin có tính chất định lượng thuộc các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hóa theo hai
cách:
Cách mã hóa thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các neuron. Các kích thích yếu có thể gây hưng phần
các neuron có ngưỡng kích thích thấp, còn các kích thích mạnh sẽ gây hưng phấn các neuron kém nhạy cảm, đòi
hỏi ngưỡng kích thích cao. Như vậy là những thông tin về cường độ kích thích đã được mã hóa bằng loại neuron
và số lượng neuron.
Cách mã hóa thứ hai phụ thuộc tần số xung thần kinh. Đối với các kích thích mạnh thì tần số xung càng cao.
Chẳng hạn, các kích thích yếu có thể phát xung có tần số thấp (chi 6 xung/giây) trong lúc kích thích mạnh tần số
xung có thể đạt tới 600 xung/giây.
Câu 53: Hãy nêu một số ứng dụng cơ chế truyền tin qua synapse trong đời sống?
Lời giải chi tiết
Ung dụng trong sản xuất các loại thuộc giảm đau (atropine:
thuốc kháng acetylcholine ức chế đối giao cảm); thuốc tây giun (dipterex); thuốc ngủ (aminazin);…
Câu 54: Cầu trả lời đúng về synapse:
A. Tốc độ truyền tin qua synapse hỏa học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có
bao myelin.
B. Tất cả các synapse đều có chứa chất trung gian hóa học là acetylcholine.
C. Truyền tin khi qua synapse hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.
D. Synapse là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
Lời giải chi tiết
B sai vì synapse điện không chứa chất trung gian hóa học.
C sai vì synapse hóa học thì cần có chất trung gian hóa học.
D sai vì synapse là diện tiếp xúc giữa tế bảo thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với loại tế bảo
khác.
A đúng vỉ trên sợi thần kinh, xung được lan truyền theo nguyên tắc lan truyền điện theo cơ chế đảo cực của ion
Nat. Qua synapse thì xung được lan truyền nhờ sự khuếch tán của chất trung gian hóa học từ màng trước tới
màng sau synapse (theo cơ chế điện hóa-điện). Sự khuếch tán này diễn ra chậm vì các chất trung gian hóa học có
nồng độ thấp. Ngoài ra sự di chuyền của các bóng chứa chất trung gian hóa học tới màng trước, việc gắn chất
trung gian hóa học với thụ thể ở màng sau cũng góp phần làm chậm tốc độ lan truyền xung qua synapse hóa học.
Chọn A

You might also like