You are on page 1of 2

Chiếc lược ngà

(Nguyễn Quang Sáng)


1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
- Năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.

2. Thể loại ? Tên tác phẩm khác có cùng thể loại trong chương trình Ngữ
văn THCS ?
- Thể loại : truyện ngắn
- TP khác cùng thể loại : Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Lặng lẽ
Sapa (Nguyễn Thành Long)

3. Đề tài ? TP cùng đề tài ?


- Tình cảm cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh
- Liên hệ: Nói với con (Y Phương)

4. Chủ đề:
- Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, đoạn trích
truyện CLN đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao
đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

5. Ngôi kể? Tác dụng ngôi kể? / Nhân vật ông Ba đóng vai trò gì trong tác
phẩm?
Tác phẩm khác cùng ngôi kể?
- Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện trong vai một người bạn thân
thiết với ông Sáu – ông Ba.
- Tác dụng:
 Ông Ba là người chứng kiến khách quan và kể lại một cách chân
thực đáng tin cậy câu chuyện của gia đình cha con ông Sáu.
 Mặt khác, người kể chuyện lại chủ động xen vào những ý kiến,
bình luận cá nhân, bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình, giúp thay
đổi và điều khiển mạch kể linh hoạt và khách quan.
 Từ đó khiến câu chuyện về tình cha con càng trở nên cảm
động hơn
- Liên hệ: Những ngôi sao xa xôi (LMK) # người kể là nhân vật
chính: tái hiện lại chân thực, cụ thể không khí ác liệt của chiến
trường; đồng thời miêu tả nội tâm nhân vật một cách dễ dàng.
6. Tình huống truyện của tác phẩm? Nêu tác dụng của tình huống
truyện?
- Tình huống 1: 8 năm cha con không gặp nhau, ông Sáu về phép
thăm nhà gần 3 ngày, bé Thu không nhận ra ông là ba nó, đến lúc
hiểu ra sự thật thì cha con lại phải chia tay.
- Tình huống 2: ông Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà, chưa kịp
trao cho con thì đã hy sinh.
 Tình huống truyện vô cùng éo le
- Tác dụng:
 Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã thể hiện rõ
những nét đẹp của các nhân vật, đặc biệt của cha con ông
Sáu.
 Đồng thời, tác giả đã ca ngợi và làm nổi bật tình cảm sâu sắc
giữa cha con ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh éo le.

7. Ngôn ngữ truyện: mang đậm màu sắc địa phương -> thể hiện và làm nổi
bật tình cảm của người Nam Bộ

8. Ý nghĩa nhan đề:


- Chiếc lược ngà là kỷ vật thiêng liêng, là cầu nối tình cảm cha con
giữa ông sáu và bé Thu.
- Tình yêu thương con của người cha chất chứa, dồn nén gửi gắm
qua chiếc lược.
- Nhan đề tác phẩm là hình ảnh chiếc lược ngà đã thể hiện tình cha
con chân thành, sâu sắc trong những năm tháng chiến tranh
kháng chiến chống Mỹ của con người Việt Nam
- Nhan đề đã khái quát chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

9. Qua tác phẩm, em hiểu gì về chiến tranh?


- Chiến tranh khốc liệt đã tạo ra rất nhiều mất mát, đau thương,
làm mất đi người thân của nhiều gia đình. Tuy vậy, nó không thể
cướp đi được tình cảm giữa những con người Việt Nam, đặc biệt
là tình cảm cha con ông Sáu. Qua đó đã làm nổi bật chủ đề tư
tưởng của tác phẩm.

You might also like