You are on page 1of 225

TỔNG HỢP CÁC

CHỈ BÁO CHẤT LƯỢNG NHẤT

TẬP 1
Giới thiệu:

Khi nhắc đến việc giao dịch hẳn là chúng ta không thể không nhắc đến Phân tích Kỹ thuật
(bên cạnh các trường phái phân tích khác như Phân tích Cơ bản, Phân tích Liên thị trường,
Phân tích Cảm tính Thị trường..), và trong Phân tích Kỹ thuật thì có một thành phần
dường như là không thể thiếu: đó chính là các chỉ báo.

Vậy các trader sử dụng các chỉ báo cho mục đích gì? Nói ngắn gọn thì chúng giúp hỗ trợ
trader trong quá trình phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng và tìm kiếm các điểm vào
lệnh để nâng cao hiệu quả giao dịch.

Hiện tại có hàng ngàn chỉ báo khác nhau được sử dụng, và do số lượng chỉ báo phong phú
như vậy nên chúng cũng được phân ra theo nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:
Chỉ báo theo xu hướng (Trend indicator);
Chỉ báo dao động (Oscillator);
Chỉ báo động lượng (Momentum indicator);
Chỉ báo khối lượng (Volume indicator);

Mỗi loại chỉ báo sẽ có chức năng hỗ trợ xác định các yếu tố của biểu đồ giá tương tự với
nhóm phân loại của chúng.

Ngoài ra có một cách phân loại khác, đó là giữa các chỉ báo được cài đặt mặc định trên
các nền tảng (platform) giao dịch của giới trader (mặc dù với số lượng rất hạn chế, chỉ
khoảng vài chục chỉ báo) với các chỉ báo không được cài đặt mặc định hay còn gọi là chỉ
báo gắn ngoài (custom indicator).

Và trong loạt ebook mới này, Traderviet sẽ gửi đến anh em trader những chỉ báo custom
được chọn lọc với những hướng dẫn chi tiết nhất về tính năng, cách thức - chiến thuật sử
dụng kèm các lưu ý cần thiết. Rất hy vọng nó sẽ giúp cho anh em trader tìm được chỉ báo
thực sự hữu ích cho mình, qua đó cải thiện được hiệu suất giao dịch.
Như đã nói, do số lượng chỉ báo là rất lớn, nên thời gian này mình chưa thể tổng hợp trọn
bộ chỉ trong một quyển duy nhất, thay vào đó là sẽ chia ra thành nhiều tập nhỏ. Sau khi
tập cuối cùng được xuất bản, Traderviet sẽ phát hành một tập tổng hợp với những phân
loại cụ thể và đầy đủ hơn.

Anh em nhớ đón theo dõi và ủng hộ nhé!


MỤC LỤC

Cách kết hợp indicator (chỉ báo) tốt nhất, giúp trader tránh sử dụng các tín hiệu trùng lặp .................5
Sử dụng dư thừa các chỉ báo - tín hiệu trùng lặp .......................................................................................... 5
Nhấn mạnh thông tin quá mức - Tự đánh lừa bản thân ................................................................................ 6
Các danh mục chỉ báo.................................................................................................................................. 7
Cách kết hợp chỉ báo tốt nhất theo cách có ý nghĩa ...................................................................................... 8
Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn - Sự kết hợp các công cụ phù hợp mới là điều quan trọng ....... 10
Chỉ báo kỹ thuật: Bao nhiêu là quá nhiều cho một trader?................................................................. 11
1. Bạn là người mới bắt đầu hay trader có kinh nghiệm? ........................................................................... 11
2. Bạn là trader giao dịch trên khung ngắn hạn hay dài hạn? ...................................................................... 12
3. Sở thích của bạn là gì? ........................................................................................................................... 12
Bài học quan trọng nhất ............................................................................................................................ 13
Chỉ báo KG_S_and_R - Công cụ vẽ kháng cự-hỗ trợ hoàn toàn tự động .......................................... 15
Chỉ báo Heiken Ashi Smoothed - Bản nâng cấp đáng giá của Heiken Ashi, kèm hệ thống giao dịch..... 18
Ưu – Nhược điểm khi giao dịch với HA Smooth ......................................................................................... 19
Lưu ý gì khi sử dụng Heiken Ashi Smoothed khi giao dịch ........................................................................... 20
Chiến lược giao dịch với Heiken Ashi Smoothed ........................................................................................ 20
Chỉ báo EOM - Chỉ báo giúp trader xác định sự thay đổi xu hướng .................................................... 22
Cách sử dụng chỉ báo EOM ........................................................................................................................ 22
Cài đặt thông số ........................................................................................................................................ 23
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 24
True Strength Index (TSI) - Chỉ báo giúp xác định tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ ................................... 26
TSI là gì? ................................................................................................................................................... 26
Cài đặt thông số chỉ báo TSI ....................................................................................................................... 27
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 29
Hạn chế của chỉ báo TSI ............................................................................................................................. 30
Cách kết hợp indicator (chỉ báo) tốt nhất, giúp trader tránh sử
dụng các tín hiệu trùng lặp

Khi nói đến các chỉ báo (indicator), chúng ta có thể chia chúng thành 3 nhóm:
• Chỉ báo động lượng (momentum indicator).
• Chỉ báo theo xu hướng (trend-following indicator).
• Chỉ báo biến động (volatility indicator).
Biết chỉ báo nào thuộc về nhóm nào và cách kết hợp các indicator tốt nhất theo cách có ý nghĩa
có thể giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn nhiều. Trái lại, nếu kết hợp các chỉ báo sai
cách, bạn có thể diễn giải sai về hành vi giá và thực hiện các quyết định sai lầm!

Sử dụng dư thừa các chỉ báo - tín hiệu trùng lặp

Sử dụng dư thừa các chỉ báo có nghĩa là trader chọn các chỉ báo khác nhau thuộc cùng một nhóm
chỉ báo và hiển thị cùng một thông tin trên chart của họ.

Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy một biểu đồ với 3 chỉ báo động lượng (MACD, RSI và
Stochastic).
Về cơ bản, cả 3 chỉ báo cung cấp thông tin giống nhau, vì chúng đều kiểm tra động lượng trong
hành vi giá.

Bạn có thể thấy rằng tất cả các chỉ báo đều tăng và giảm đồng thời, cùng quay đầu và cùng đi
ngang trong khoảng thời gian không có động lượng (hộp màu đỏ).

Ảnh chụp màn hình tiếp theo cho thấy một biểu đồ với 2 chỉ báo theo xu
hướng (ADX và Bollinger Bands).

Một lần nữa, mục đích của cả hai chỉ báo đều giống nhau: xác định sức mạnh của xu hướng.

Bạn có thể thấy rằng trong một xu hướng, Bollinger Bands di chuyển xuống và giá di chuyển gần
với dải băng bên ngoài. Đồng thời, ADX ở mức cao và đang tăng cũng xác nhận cho một xu
hướng.

Trong một vùng range (phạm vi giá), Bollinger Bands thu hẹp lại và đi ngang, giá chỉ dao động
quanh trung tâm dải băng. ADX đi ngang hoặc đi xuống trong các vùng range cũng cho cùng một
tín hiệu với Bollinger Bands.

Nhấn mạnh thông tin quá mức - Tự đánh lừa bản thân
Vấn đề với việc sử dụng dư thừa các chỉ báo là khi một trader chọn nhiều chỉ báo hiển thị cùng
một thông tin, anh ta rốt cuộc sẽ đặt quá nhiều sức nặng vào thông tin do các chỉ báo cung cấp,
và anh ta có thể dễ dàng bỏ lỡ những thứ khác.

Chẳng hạn, một trader sử dụng 2 hoặc nhiều chỉ báo theo xu hướng có thể tin rằng xu
hướng mạnh hơn thực tế là do cả hai chỉ báo của anh ta đều bật đèn xanh và anh ta có thể bỏ lỡ
những manh mối quan trọng khác mà biểu đồ đang muốn truyền tải.

Các danh mục chỉ báo

Bảng sau đây sẽ sắp xếp các chỉ báo thường được sử dụng nhất theo danh mục.

Giờ đây, bạn có thể tránh sử dụng các chỉ báo thuộc cùng một danh mục và kết hợp các chỉ báo
từ các danh mục khác nhau để bổ sung cho nhau.
Cách kết hợp chỉ báo tốt nhất theo cách có ý nghĩa

Bây giờ đến phần thú vị đây...

Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy một biểu đồ với 3 chỉ báo khác nhau, hỗ trợ và bổ sung
cho nhau.

Chỉ báo RSI đo lường và xác định khi nào có động lượng, ADX thì tìm xu hướng và Bollinger
Bands đo lường độ biến động. Lưu ý rằng, ở đây chúng ta không sử dụng Bollinger Bands làm
chỉ báo xu hướng mà chỉ sử dụng cho độ biến động.

Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua các điểm từ 1 đến 5 để xem các chỉ báo bổ sung cho nhau như
thế nào, và việc chọn một chỉ báo cho từng danh mục sẽ giúp bạn hiểu giá tốt hơn nhiều ra sao.

Ví dụ

Điểm số 1: Trước điểm này, ADX cho thấy một xu hướng đang diễn ra và chỉ báo RSI xác nhận
động lượng tăng. Xuyên suốt xu hướng đó, hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ miễn là ADX duy trì
trên 30 và tăng.

Điểm số 2: ADX đã quay đầu và cho thấy sức mạnh của xu hướng tăng đang yếu đi - một dấu
hiệu cho thấy mức hỗ trợ có thể không bị phá vỡ. Giá đã không xuyên qua được dải Bollinger
Bands và bật ngược vào trong từ dải băng bên ngoài.
Điểm số 3: Tại điểm này, giá đang nằm trong một vùng range và ADX mất hiệu lực - ADX dưới
mức 30 xác nhận cho điều kiện thị trường đi ngang. Trong một vùng range, chỉ báo RSI có thể
giú xác định các điểm quay đầu cùng với Bollinger Bands.

Điểm số 4: Điều tương tự cũng đúng với điểm số 4 - ADX vẫn ở dưới mức 30. Trong một vùng
range, trader phải tìm kiếm các đường xu hướng (trendlines) và sự từ chối tại dải Bollinger
Bands phía ngoài; chỉ báo RSI cho thấy động lượng quay đầu tại các ranh giới của phạm vi giá.

Điểm số 5: Điểm số 5 cho thấy sự phân kỳ động lượng ngay tại ngưỡng kháng cự và trendline,
cho thấy khả năng cao sẽ ở yên trong vùng range đó. Một lần nữa, giá không thể vượt ra ngoài
dải Bollinger Bands và ADX đang đi ngang.

Chart tiếp theo cho thấy rằng, bằng cách kết hợp RSI với Bollinger Bands, bạn cũng có thể nhận
được thông tin giá trị.

Ví dụ 2

Chỉ báo RSI cung cấp thông tin về động lượng: RSI thấp và đang giảm cho thấy động lượng đi
xuống ngày càng tăng; RSI quanh mức 50 báo hiệu sự thiếu động lượng; RSI cao và đang tăng
cho thấy đà tăng mạnh.

Bollinger Bands không chỉ cung cấp thông tin về độ biến động mà còn cung cấp thông tin về xu
hướng: giá nằm giữa dải ở giữa và dải phía ngoài cho thấy một pha có xu hướng (trending); giá
phá vỡ dải giữa cho thấy một cú đảo chiều tiềm năng; và khi giá không chạm đến dải phía ngoài
nữa thì nó cho thấy sự hỗ trợ xu hướng đang mờ dần.

Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn - Sự kết hợp các công cụ
phù hợp mới là điều quan trọng

Sự kết hợp hoàn hảo giữa các chỉ báo không phải là sự kết hợp lúc nào cũng cho thấy cùng một
hướng đi, mà đó là sự kết hợp cho thấy những thông tin có giá trị.

Việc kết hợp các chỉ báo đo lường các phép tính khác nhau dựa trên cùng một hành động giá và
sau đó kết hợp thông tin đó với các nghiên cứu biểu đồ của bạn sẽ có tác động tích cực nhanh
chóng đến giao dịch của bạn.

Chúc bạn sẽ sớm tìm được cách kết hợp hoàn hảo của một bộ indicator đem lại thông tin giá trị
và phù hợp với phong cách giao dịch của mình nhé!
Chỉ báo kỹ thuật: Bao nhiêu là quá nhiều cho một trader?

Rất nhiều trader tự hỏi rằng: "Tôi nên sử dụng bao nhiêu chỉ báo trên chart của mình?"

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó, vì nó còn phụ thuộc vào phong cách giao dịch và
chiến lược của mỗi người. Tuy nhiên, việc sử dụng quá tải các indicator có thể dẫn đến sự tê liệt
phân tích và làm rối loạn chiến lược giao dịch.

Lý do là, có quá nhiều chỉ báo trên biểu đồ, trader có thể nhận được các tín hiệu trái chiều, khiến
họ trở nên lo lắng và không chắc chắn liệu việc tuân theo chiến lược có phải là quyết định đúng
hay không. Hơn nữa, mỗi chỉ báo lại hiển thị một thông tin khác nhau, không có cái nào giống
cái nào cả.

Mặc dù không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi trader nên sử dụng bao nhiêu chỉ báo, nhưng
sau đây mình sẽ đưa ra một vài gợi ý có thể giúp các bạn đưa ra quyết định đó.

1. Bạn là người mới bắt đầu hay trader có kinh nghiệm?

Những người mới bắt đầu có thể thấy các chỉ báo hữu ích hơn, vì nó giúp họ lọc ra các tín hiệu
giao dịch.

Những trader dày dặn kinh nghiệm hơn có thể thấy rằng họ không cần quá nhiều chỉ báo, vì sở dĩ
họ đã tôi luyện được kỹ năng phân tích hành động giá cũng như biết chỉ báo nào là phù hợp với
chiến lược của mình và chỉ báo nào không.

2. Bạn là trader giao dịch trên khung ngắn hạn hay dài hạn?

Nếu bạn là một scalper và giao dịch trên chart M5, thì việc có nhiều chỉ báo trên biểu đồ sẽ gây
khó khăn hơn, bởi tần suất của các tín hiệu bạn nhận được quá dày đặc.

Một trader sử dụng biểu đồ daily sẽ có nhiều thời gian để suy ngẫm về các tín hiệu hơn, như vậy
việc áp nhiều chỉ báo vào có thể bổ trợ cho việc phân tích biểu đồ một cách chi tiết.

3. Sở thích của bạn là gì?


Hãy nghĩ về những gì bạn cảm thấy thoải mái nhất - một biểu đồ sạch chỉ có các cây nến hoặc có
thể có 1-2 chỉ báo trên đó; hay một biểu đồ với nhiều indicator xuất hiện?

Nếu bạn cảm thấy bị choáng ngợp bởi một số lượng lớn các chỉ báo, vậy thì bạn có thể thấy việc
tìm kiếm một chiến lược xoay quanh hành động giá là phù hợp hơn với mình.

Bài học quan trọng nhất

Bất kể bạn muốn sử dụng bao nhiêu chỉ báo - bạn nên tránh việc áp dụng quá nhiều chỉ báo mà
về cơ bản, chúng chỉ hiển thị thông tin tương tự nhau.

Bạn cần biết về 4 nhóm indicator chính, đó là:

• Chỉ báo xu hướng - Các chỉ báo giúp bạn xác định xu hướng, chẳng hạn như đường trung
bình động MA và Parabolic SAR.
• Chỉ báo động lượng - Các chỉ báo dao động giúp bạn xác định các điều kiện thị trường quá
mua và quá bán. Ví dụ nha RSI, Stochastic và CCI.
• Chỉ báo khối lượng - Các chỉ báo cho thấy khối lượng đằng sau một chuyển động giá cụ
thể. Đối với giao dịch FX giao ngay, dữ liệu sẽ không đáng tin cậy như dữ liệu khối lượng
cho thị trường giao sau (futures) bởi vì thị trường Forex là phi tập trung. Tuy nhiên, một
số trader vẫn thấy nó hữu ích khi sử dụng, chẳng hạn như Chỉ số Money Flow Index hay
Force Index.
• Chỉ báo biến động - Các chỉ báo hỗ trợ trader hiểu được phạm vi giá. Ví dụ như Bollinger
Bands và ATR.
Chỉ báo KG_S_and_R - Công cụ vẽ kháng cự-hỗ trợ hoàn toàn
tự động

Kháng cự hỗ trợ có thể xem là chỉ báo phân tích kỹ thuật thuộc hàng lâu đời và được sử dụng
nhiều nhất. Đây cũng là công cụ mà các tổ chức lớn thường sử dụng trong việc giao dịch thay vì
sử dụng hàng tá các indicator như những Trader cá nhân. Việc kẻ các đường Kháng cự-hỗ
trợ trên chart không phải là chuyện khó, tuy nhiên tính chính xác khi mà giá tiếp xúc những vùng
này lại là một chuyện khác.

Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu đến anh em một công cụ vẽ đường Kháng cự-hỗ trợ tự động, nó
cũng hoạt động như những indicator khác – đính nó vào chart và những đường Kháng cự hỗ
trợ sẽ hiện ra. Bắt đầu thôi!

Đầu tiên anh em tải file đính kèm mình để phía cuối bài, sau đó đính vào chart cần sử dụng (anh
em newbie nào chưa biết cách cài đặt indicator gắn ngoài thì xem tại đây).
Sau khi cài đặt thì chart của anh em sẽ như thế này:

Trên internet có nhiều biến thể của indicator này nhưng cá nhân mình thấy bản này là ổn nhất với
lý do: không nặng máy, có alert, hiển thị nhiều khung, và cho tùy chỉnh màu sắc.

Lưu ý là indicator này hiển thị kháng cự-hỗ trợ từ khung M15 đến khung D1, tương đối đủ nhu
cầu của anh em. Hộp thoại cài đặt như hình bên dưới, mình khuyên anh em chỉ để H4 và D1, vì
hiển thị thêm H1 và M15 sẽ khá rối mắt chưa kể đến các mức kháng cự-hỗ trợ của khung nhỏ là
ít quan trọng.
[Hộp thoại cài đặt]

Tuy nhiên, nếu anh em có nồng độ andrenalin trong máu cao giao dịch tại khung M5 hay thậm
chí M1 thì cứ tự để hiển thị hết tất cả các khung.

Một mẹo nhỏ khi sử dụng đó là nếu không biết đường đang quan sát là kháng cự hay hỗ trợ của
khung nào thì anh em cứ việc rê con trỏ vào đường đó, một hộp thoại thông tin sẽ xuất hiện, hoặc
quan sát độ dài của chúng (tỷ lệ với độ dài của timeframe).
Mình ghi đến đây thôi, giới thiệu có cái indicator mà ghi nhiều quá cũng không cần thiết. Cách
giao dịch với đường kháng cự-hỗ trợ anh em cứ search trên Traderviet, đọc không hết nổi đâu .

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/custom-indicator-cong-cu-ve-khang-cu-ho-tro-tu-dong-cho-anh-em.6975/
Chỉ báo Heiken Ashi Smoothed - Bản nâng cấp đáng giá của
Heiken Ashi, kèm hệ thống giao dịch

Nếu đã tìm hiểu về Heiken Ashi (HA) hẳn là anh em đã bị lôi cuốn bởi sự trực quan và tính hiệu
quả của nó khi giao dịch theo xu hướng. Hôm nay mình giới thiệu một bản nâng cấp của chỉ báo
này đồng thời bonus một chiến lược giao dịch cùng với em nó.

Được phát triển dựa trên chỉ báo Heiken Ashi, chỉ báo Heiken Ashi Smoothed là một bản nâng
cấp giúp loại bỏ phần lớn các tín hiệu nhiễu giúp Trader có thể nhận biết rõ hơn một thị trường
có xu hướng.

Sự khác biệt giữa bản gốc và bản nâng cấp là khá rõ ràng. Các nến HA trong phiên bản gốc vẫn
giao động cùng với giá ở một đầu nến (HA tăng thì mức giá cao của nến được giữ lại, HA giảm
thì mức giá thấp của nến được giữ lại); với HA Smoothed thì không như vậy, nó chuyển động
độc lập so với giá. Thân nến của HA Smoothed là manh mối cho Trader nhận biết độ mạnh
của xu hướng tại thời điểm đó.
[Heiken Ashi]

[Heiken Ashi Smoothed trên cùng chart giá]

Ưu – Nhược điểm khi giao dịch với HA Smooth

Về ưu điểm: Như đã đề cập, HA Smoothed chuyển động độc lập so với các thanh giá, và do đã
được làm mượt nên chúng sẽ dễ quan sát hơn bản gốc, bên cạnh đó những tín hiệu nhiễu cũng
được lọc bỏ rất tốt.

Về nhược điểm: Cũng giống như bản gốc, khi thị trường có xu hướng thì giao dịch với HA
Smoothed rất đơn giản và hiệu quả rất cao, nhưng nếu phán đoán sai điều kiện thị trường thì đó là
một tại họa. Bên cạnh đó, do đã được làm mượt và lọc nhiễu so với bản gốc nên sẽ có một độ trễ
nhất định, nhưng theo mình là chấp nhận được.
Lưu ý gì khi sử dụng Heiken Ashi Smoothed khi giao dịch

Do đặc điểm của chỉ báo này là để nhận diện và giao dịch theo xu hướng, thế nên Trader nên
tuyệt đối tránh những điều kiện thị trường ít biến động, chỉ nên sử dụng chúng trong phiên Âu và
Mỹ để có kết quả giao dịch tốt nhất.

Chiến lược giao dịch với Heiken Ashi Smoothed

Như đã nói, mình sẽ bonus cho anh em một chiến lược giao dịch khá đơn giản nhưng cũng được
đánh giá tốt trên Forex factory. Điểm đặc biệt đó là nó kết hợp chính hai phiên bản HA lại với
nhau để tạo thành một chiến lược.

Quy tắc vào lệnh:


• Giao dịch theo hướng của HA Smoothed (Đỏ - Bán; Xanh – Mua);
• Vào lệnh khi HA bản gốc đóng đóng 1 nến phía trên/dưới HA Smoothed;
• Thoát lệnh khi HA bản gốc đóng 1 nến khác màu;
• Khoảng cách dừng lỗ nên căn cứ vào các vùng giá lân cận và điều chỉnh theo khung thời
gian sử dụng;
• Chiến lược hoạt động tốt trên khung M15, M30, H1, H4.
[Minh họa chiến lược giao dịch]
Chú thích: Mũi tên hướng xuống - vào lệnh bán; mũi tên hướng lên - thoát lệnh bán

Xin nhắc lại một lần nữa, anh em nên sử dụng chỉ báo này khi thị trường đi theo xu hướng, tức
là phiên Âu và Mỹ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Trường hợp anh em quen/thích dùng một chỉ báo
nào đó thì cũng có thể add thêm vào system này. Đừng quên backtest cẩn thận trước khi real nhé!

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/custom-indicator-heiken-ashi-smoothed-ban-nang-cap-dang-gia-kem-he-thong-
giao-dich.8436/
Chỉ báo EOM - Chỉ báo giúp trader xác định sự thay đổi xu
hướng

EOM (Ease of Movement) là một chỉ báo động lượng được phát triển bởi Richard Arm. Đây là
một chỉ báo giúp trader nhận biết được sự thay đổi trong động lượng của giá cũng như sự thay
đổi về khối lượng trong. Chỉ báo này được thiết kế để đo lường sự thay đổi của biến động giá.

Chỉ báo EOM không có sẵn trên MT4, nên chúng ta cần tải về và cài đặt vào phần mềm thì mới
dùng được nhé anh em. File cài đặt mình đính kèm ở cuối bài viết nhé.

Cách sử dụng chỉ báo EOM

Sau khi cài đặt chỉ báo, chúng ta sẽ có giao diện như hình bên dưới:

EOM là chỉ báo dạng biểu đồ đường, di chuyển lên xuống so mới mức 0. Khi EMO nằm phía
trên mức 0 (tức là có giá trị dương), là tín hiệu cho thấy thị trường đang ở trong xu hướng tăng.
Nếu EOM càng tăng lên thì xu hướng tăng càng mạnh. Nhưng nếu tăng đến một thời điểm nào
đó EOM bỗng dưng chững lại thì đó là tín hiệu cho thấy xu hướng đang có sự thay đổi. Và xu
hướng giảm được xác định khi EOM cắt xuống bên dưới mức 0. Nếu EOM càng giảm, thì đó là
tín hiệu cho thấy xu hướng giảm mạnh.

Như vậy chỉ báo EOM là một chỉ báo giúp chúng ta xác nhận được xu hướng và sức mạnh của xu
hướng để ta biết khi nào nên mua, khi nào nên bán. Bản thân EOM không cung cấp tín hiệu giao
dịch. Tuy nhiên nếu kết hợp thì chúng ta vẫn có thể sử dụng EOM để tìm tín hiệu giao dịch được
nhé. Đặc biệt là các chiến lược giao dịch breakout, bởi vì EOM là chỉ báo về động lượng nên có
thể kết hợp với hành động giá và chỉ báo khác để tìm tín hiệu giao dịch breakout.

Cài đặt thông số

File tải indicator mình đính kèm ở cuối bài viết. Anh em tải về và cài vào phần mềm sử dụng thử
chỉ báo này nhé. Còn phần cài đặt chúng ta xem hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input, các bạn cài đặt theo hướng dẫn như hình dưới:

Phần level, các bạn thêm mức 0:


Sau khi cài đặt biểu đồ sẽ có giao diện như hình dưới:

Vận dụng giao dịch

Như mình đã nói ở trên, chỉ báo EOM dùng để xác định xu hướng. Khi EOM ở trên mức 0, ta
xác định đó là xu hướng tăng và nên ưu tiên mua lên. Ngược lại, nếu EOM giảm xuống bên dưới
mức 0, chúng ta nên ưu tiên bán xuống. Tuy nhiên để xác định được điểm vào lệnh hợp lý thì ta
nên kết hợp chỉ báo EOM với những chỉ báo khác sẽ tốt hơn.
Ngoài ra EOM cũng rất phù hợp để giao dịch breakout. Các trader có thể sử dụng chỉ báo EOM
để xác nhận tín hiệu breakout trên thị trường. Như biểu đồ của EURCHF khung D1 cho thấy,
cú breakout đầu tiên là vào giữa tháng 9, khi EOM tăng lên trên mức 0 cho thấy tín hiệu mua. Và
sau đó là 2 cú breakout cho tín hiệu bán khi EOM giảm xuống dưới mức 0. Tuy nhiên có một lưu
ý nhỏ là trước cú breakout, hành động giá cần đi ngang hoặc tích lũy trong một khoảng thời gian
nhất định để cú breakout chất lượng hơn.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-eom-giup-trader-xac-dinh-su-thay-doi-xu-huong.41809/
True Strength Index (TSI) - Chỉ báo giúp xác định tín hiệu đảo
chiều mạnh mẽ

Ở bài viết về chỉ báo Klinger mình đã có nhắc qua chỉ báo TSI. Đây là một chỉ báo mình thấy
khá hữu dụng và có thể kết hợp với nhiều chiến lược giao dịch của trader. Trong bài viết này
mình xin chia sẻ chi tiết hơn về chỉ báo này nhé.

Anh em nào chưa đọc bài viết về chỉ báo Klinger thì có thể xem lại bài viết ở link bên dưới nhé:

• Indicator giúp trader xác định tín hiệu giao dịch theo xu hướng cực chuẩn

Bây giờ chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về chỉ báo TSI nhé.

TSI là gì?

True Strength Index (TSI) là chỉ báo động lượng được phát triển bởi William Blau. TSI dao động
lên xuống đường số 0 cho thấy mức độ biến động giá của thị trường.

Chỉ báo này rất hữu ích để xác định các điều kiện quá bán và quá mua đồng thời nó cũng cho
thấy dấu hiệu suy yếu của xu hướng thông qua sự phân kỳ. Chỉ báo này cũng phần nào đánh giá
hướng đi trong tương lai của xu hướng thông qua đường số 0.

Khi TSI dương (trên mức 0), nó cho thấy đà tăng mạnh và khi TSI âm (dưới mức 0), nó cho thấy
đà giảm mạnh trên thị trường. Bên dưới là giao diện của chỉ báo:
Chỉ báo TSI dựa trên biến động giá mà thay đổi, do đó, điều kiện quá mua quá bán cũng theo vậy
mà thay đổi tùy theo mức biến động của từng cặp tiền. Một số cặp tiền thì TSI sẽ đạt đến mức
+40/-40 trước khi có dấu hiệu đảo chiều xu hướng, trong khi có những cặp thì tới mức +10/-10.
Nên bạn cần nắm được mức biến động giá của từng cặp để sử dụng TSI cho phù hợp.

Tuy nhiên không phải tín hiệu quá mua quá bán nào cũng có thể giao dịch được. Nên trader cần
phải sử dụng chỉ báo khác hoặc kỹ thuật giao dịch khác kết hợp để xác định tín hiệu giao dịch
chất lượng.

Cài đặt thông số chỉ báo TSI

File cài đặt mình đính kèm ở cuối bài viết, các bạn tải về và cài vào trong MT4 và sử dụng nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình bên dưới:
Phần level thì các bạn thêm mức 0 vào như hình bên dưới:

Phần màu sắc các bạn tự điều chỉnh theo ý thích nhé. Sau khi xong chúng ta có giao diện như
hình bên dưới:
Vận dụng giao dịch

Chỉ báo TSI các bạn có thể sử dụng để xác định tín hiệu quá mua quá bán hoặc xác định hướng đi
của xu hướng.

Khi một xu hướng di chuyển trong một khoảng thời gian dài, ở cuối xu hướng thị trường rơi vào
trạng thái quá mua (đối với xu hướng tăng), hoặc quá bán đối với xu hướng giảm, thì đó là dấu
hiệu đảo chiều đầu tiên, Kết hợp với tín hiệu phân kỳ thì khả năng đảo chiều sẽ cao hơn.
Tuy nhiên để tìm được tín hiệu giao dịch chất lượng thì không nên sử dụng TSI một cách đơn lẻ.
Mà bạn nên kết hợp cùng với chỉ báo khác. Như kết hợp với chỉ báo Klinger là một ví dụ nhé.

Hạn chế của chỉ báo TSI

Khi xu hướng của thị trường mạnh, thì tín hiệu của TSI thường không đáng tin cậy. Ví dụ, khi thị
trường đang trong một xu hướng mạnh mẽ, TSI có thể xuống bên dưới mức 0. Nhưng giá vẫn
liên tục tăng trong khi TSI lại cho thấy thị trường đang giảm.

Có những thời điểm TSI ở lại khu vực quá mua quá bán trong một thời gian dài. Sự phân
kỳ trong trường hợp này cũng không đáng tin cậy. Nên TSI cần được kết hợp với những chỉ báo
khác hoặc price action để việc giao dịch đạt hiệu quả hơn.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-xac-dinh-tin-hieu-dao-chieu-manh-me-true-strength-index-tsi.41580/
Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
TỔNG HỢP CÁC CHỈ BÁO CHẤT
LƯỢNG NHẤT

TẬP 2
Giới thiệu:

Khi nhắc đến việc giao dịch hẳn là chúng ta không thể không nhắc đến Phân tích Kỹ thuật
(bên cạnh các trường phái phân tích khác như Phân tích Cơ bản, Phân tích Liên thị trường,
Phân tích Cảm tính Thị trường..), và trong Phân tích Kỹ thuật thì có một thành phần
dường như là không thể thiếu: đó chính là các chỉ báo.

Vậy các trader sử dụng các chỉ báo cho mục đích gì? Nói ngắn gọn thì chúng giúp hỗ trợ
trader trong quá trình phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng và tìm kiếm các điểm vào
lệnh để nâng cao hiệu quả giao dịch.

Hiện tại có hàng ngàn chỉ báo khác nhau được sử dụng, và do số lượng chỉ báo phong phú
như vậy nên chúng cũng được phân ra theo nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:
Chỉ báo theo xu hướng (Trend indicator);
Chỉ báo dao động (Oscillator);
Chỉ báo động lượng (Momentum indicator);
Chỉ báo khối lượng (Volume indicator);

Mỗi loại chỉ báo sẽ có chức năng hỗ trợ xác định các yếu tố của biểu đồ giá tương tự với
nhóm phân loại của chúng.
Ngoài ra có một cách phân loại khác, đó là giữa các chỉ báo được cài đặt mặc định trên
các nền tảng (platform) giao dịch của giới trader (mặc dù với số lượng rất hạn chế, chỉ
khoảng vài chục chỉ báo) với các chỉ báo không được cài đặt mặc định hay còn gọi là chỉ
báo gắn từ bên ngoài/ chỉ báo tuỳ biến (custom indicator).
Và trong loạt ebook mới này, Traderviet sẽ gửi đến anh em trader những chỉ báo custom
được chọn lọc với những hướng dẫn chi tiết nhất về tính năng, cách thức - chiến thuật sử
dụng kèm các lưu ý cần thiết. Rất hy vọng nó sẽ giúp cho anh em trader tìm được chỉ báo
thực sự hữu ích cho mình, qua đó cải thiện được hiệu suất giao dịch.
Như đã nói, do số lượng chỉ báo là rất lớn, nên thời gian này mình chưa thể tổng hợp trọn
bộ chỉ trong một quyển duy nhất, thay vào đó là sẽ chia ra thành nhiều tập nhỏ. Sau khi
tập cuối cùng được xuất bản, Traderviet sẽ phát hành một tập tổng hợp với những phân
loại cụ thể và đầy đủ hơn.
Anh em nhớ đón theo dõi và ủng hộ nhé!
MỤC LỤC

MA Histogram - Chỉ báo thể hiện đường trung bình (MA) ở dạng biểu đồ giúp trader phát hiện sự
thay đổi của xu hướng .......................................................................................................................5
MA Histogram là gì? .................................................................................................................................... 5
Cài đặt thông số cho in dicator .................................................................................................................... 6
Momentum Histo - Chỉ báo giúp trader xác định được động lượng (momentum) của xu hướng và giá
trên biểu đồ .......................................................................................................................................9
Momentum Histo là gì? ............................................................................................................................... 9
Cài đặt thông số chỉ báo kỹ thuật............................................................................................................... 10
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 12
Power of Currency - Chỉ báo thể hiện sức mạnh của 8 đồng tiền chính trên biểu đồ ........................... 14
Cài đặt thông số indicator ......................................................................................................................... 15
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 17
Shved Supply_Demand - Chỉ báo tự động xác định những vùng cung cầu xuất hiện trên biểu đồ ...... 19
Shved Supply and Demand là gì? ............................................................................................................... 19
Cài đặt thông số indicator ......................................................................................................................... 20
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 22
StochPosition - Chỉ báo thể hiện hướng đi và mức điểm hiện tại của Stochastic trên mọi khung thời
gian ................................................................................................................................................. 24
StochPosition là gì? ................................................................................................................................... 24
Cài đặt thông số indicator ......................................................................................................................... 26
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 27
Money Managment - Chỉ báo giúp trader quản lý vốn và tính toán khối lượng giao dịch dựa vào biến
động giá .......................................................................................................................................... 28
Money Managment Indicator là gì? ........................................................................................................... 28
Cài đặt thông số indicator ......................................................................................................................... 30
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 31
MA Histogram - Chỉ báo thể hiện đường trung bình (MA) ở dạng
biểu đồ giúp trader phát hiện sự thay đổi của xu hướng

Đường trung bình (Moving Average - MA) là một trong những chỉ báo phổ biến, thuộc hạng chỉ
báo được nhiều trader sử dụng nhất. Đường trung bình có rất nhiều tính hữu dụng nhưng trong đó
vai trò nổi bật nhất của nó chính là xác định xu hướng và sự chuyển đổi của xu hướng, Ngoài
ra trader có thể sử dụng Đường trung bình để để xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ động và các
vùng giá để giao dịch.

Có rát nhiều chiến lược được xây dựng xung quanh Đường trung bình. Trong đó có
nhiều trader sử dụng một Đường trung bình, có trader thì sử dụng hai Đường trung bình trong
chiến lược của họ. Tuy nhiên chúng ta sẽ không bàn nhiều đến chiến lược giao dịch. Mà trong bài
viết này, mình xin chia sẻ cho anh em trader một indicator thể hiện được chỉ báo Đường trung
bình nhưng dưới dạng biểu đò, giúp chúng ta nhìn sự chuyển đổi của Đường trung bình dễ dàng
hơn và định lượng dễ hơn trong việc giao dịch.

Indicator có tên là: MA Histogram. Bây giờ chúng ta đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về indicator này
nhé.

MA Histogram là gì?

MA Histogram là chỉ báo được code dựa trên chỉ báo đường trung bình có sẵn trong MT4 (chu
kỳ điều chỉnh tùy thích) được hiển thị dưới dạng histogram hay biểu đồ. Vai trò và cách sử dụng
tương đương như đường trung bình.

Trên chỉ báo sẽ có những thanh màu xanh nằm phía trên đường số 0 thể hiện thị trường đang ở
trong xu hướng tăng. Và những thanh màu đỏ nằm bên dưới đường số 0 thể hiện thị trường đang
nằm ở trong xu hướng giảm.

Khi chỉ báo dịch chuyển từ màu xanh qua màu đỏ cho thấy thị trường đang dịch chuyển từ xu
hướng tăng qua xu hướng giảm và ngược lại, chỉ báo dịch chuyển từ màu đỏ qua màu xanh cho
thấy thị trường đang có sự dịch chuyển từ xu hướng giảm qua xu hướng tăng.
Các bạn xem hình dưới là giao diện của indicator MA Histogram:

Như chúng ta thấy việc theo dõi đường MA bằng histogram tuy hơi lạ nhưng nó cũng có những
hữu ích nhất định. Khi nhìn thấy chỉ báo có sự thay đổi màu sắc chúng ta có thể biết được thị
trường có sự thay đổi hướng đi. Đồng thời độ lớn của các thanh xanh đỏ trên chỉ báo cũng thể
hiện độ mạnh yếu của xu hướng.

Cài đặt thông số cho in dicator

File tải indicator mình đính kèm cuối bài viết các bạn tải indicator về và cài đặt vào MT4 sử dụng
thử nhé. Phần cài đặt các bạn làm theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình dưới:


Những thông số trong này chúng ta đều có thể hiệu chỉnh theo phong cách giao dịch của chúng ta
nhé. Như chu kỳ hay loại đường trung bình (MA Method) như EMA, SMA, LWMA.

Phần màu sắc mọi người có thể điều chỉnh theo sở thích cá nhân nhé. Sau khi cài đặt xong chúng
ta có giao diện biểu đồ như hình bên dưới:

Vận dụng giao dịch


Việc sử dụng MA Histogram giống như chúng ta sử dụng đường trung bình khi giao dịch vậy.
Vai trò chính của đường MA vẫn là xác định xu hướng. Hoặc kết hợp với chỉ báo kỹ thuật khác
để giao dịch. Chúng ta cũng có thể sử dụng MA Histogram để xác định sự thay đổi của xu
hướng tuy nhiên chúng ta không nên dùng nó một cách độc lập, vì vai trò của nó là hạn chế.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-the-hien-duong-trung-binh-ma-o-dang-bieu-do-giup-trader-de-phat-
hien-xu-huong-thay-doi.40846/
Momentum Histo - Chỉ báo giúp trader xác định được động lượng
(momentum) của xu hướng và giá trên biểu đồ

Momentum có thể tạm hiểu là động lực/động lượng/xung lượng. Nếu áp dụng từ momentum vào
thị trường thì có nhiều cách hiểu như: Momentum là sức mạnh của xu hướng hay momentum là
những cây nến mạnh.

Hiểu được momentum của giá sẽ giúp ích rất nhiều cho anh em trader trong việc đánh giá xu
hướng cũng như xác định thời điểm thị trường có khả năng đảo chiều. Có trader xác định
momentum bằng hành động giá, có trader thì dùng chỉ báo kĩ thuật. Tuy nhiên nếu xác định
momentum của giá, chúng ta không nên chỉ sử dụng hành động giá một cách đơn độc mà nên sử
dụng chỉ báo kỹ thuật để hỗ trợ và xác nhận thêm.

Tuy nhiên thay vì chúng ta kết hợp nhiều như vậy thì trong bài viết hôm nay mình xin chia sẻ
một indicator giúp anh em trader có thể xác định được momentum của giá. Sẽ rất tiện cho
những trader giao dịch theo xu hướng, vì momentum trong giao dịch theo xu hướng là một yếu tố
quan trọng. Indicator này có tên là Momentum Histo. Bây giờ chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về
indicator này nhé.

Momentum Histo là gì?

Momentum Histo là chỉ báo kỹ thuật đo lượng động lượng của giá hoặc của nến tại một thời
điểm nhất định. Chỉ báo có một đường số 0 phân cách momentum của thị trường tăng và thị
trường giảm. Đối với thị trường tăng momentum có màu xanh, và thị trường giảm momentum có
màu đỏ. (Màu sác chúng ta có thể thay đổi theo sở thích).

Khi những thanh trên chỉ báo có kích thước lớn là thể hiện thời điểm thị trường có momentum
mạnh, và ngược lại khi các thanh trên chỉ báo có độ lớn nhỏ thể hiện thị trường đang có động
lượng yếu. Dưới đây là giao diện của chỉ báo:
Như các bạn thấy, thời điểm mà các thanh màu xanh hoặc đỏ bỗng dưng tăng mạnh về kích
thước, đó là thời điểm cho thấy động lượng thị trường tăng mạnh.

Cài đặt thông số chỉ báo kỹ thuật

File tải indicator mình đính kèm ở cuối bài viết, mọi người có thể tải về và cài đặt trên MT4 và
sử dụng nhé. Phần cài đặt mọi người làm theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input càì đặt như hình dưới:

Phần màu sắc các bạn có thể tùy chỉnh theo sở thích cá nhân nhé. sau khi cài đặt, biểu đồ sẽ có
giao diện như hình bên dưới:
Như các bạn thấy phần mình đánh dấu ô vuông màu đỏ, cho thấy momentum tăng đột biến, mạnh
hơn hẳn so với momentum trước đó của thị trường. Đi kèm với nó là nến tăng rất mạnh. Cho thấy
đây là thời điểm thị trường có động lực mua rất mạnh mẽ.

Vận dụng giao dịch

Trên thực tế, Momentum không phải là chỉ báo giúp trader xác nhận điểm vào lệnh hay tìm kiếm
tín hiệu giao dịch. Mà momentum có vai trò giúp trader xác định sức mạnh của xu hướng hoặc
thời điểm thị trường có khả năng đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng. Từ đó lên kế hoạch giao
dịch hiệu quả hơn.

Như hình trên bạn có thể thấy, momentum bán ra mạnh hơn mua vào rất nhiều, nên chúng ta xây
dựng chiến lược theo hướng ưu tiên bán ra và dựa vao phương pháp ta sử dụng để xác định điểm
vào lệnh.
Như hình trên các bạn có thể thấy trước đo momentum bán ra rất mạnh, nhưng sau đó
momentum mua lên bắt đầu tăng dần và mạnh hơn, là tín hiệu chó thấy khả năng thị trường đảo
chiều rất cao. Nên lúc này ta không nên bán ra mà tốt hơn nên ưu tiên mua vào.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-giup-trader-xac-dinh-duoc-dong-luong-momentum-cua-xu-huong-va-
gia-ca-tren-bieu-do.40494/
Power of Currency - Chỉ báo thể hiện sức mạnh của 8 đồng tiền
chính trên biểu đồ

Khi một cặp tiền tệ biến động, thì rất có thể là một trong hai đồng tiền của cặp tiền tệ đó biến
động, hoặc là cả hai đều biến động. Động lực để một đồng tiền biến động có rất nhiều, có thể do
tin tức, địa chính trị, sự kiện quan trọng,.... Và indicator mà mình muốn chia sẻ ngày hôm nay đó
là một indicator giúp anh trader xác định được sự biến động của từng đồng tiền riêng lẻ.

Indicator này sẽ cung cấp cho trader về thông tin hiện tại của cặp tiền tệ mà bạn đang giao dịch.
Indicator sẽ thể hiện hướng đi của từng đồng tiền trong cặp tiền tệ mà bạn đang giao dịch để bạn
biết được đồng tiền nào đang yếu đi, đồng tiền nào đang mạnh lên hoặc là đồng tiền nào đang
biến động mạnh mẽ hơn.

Indicator phần nào giúp bạn nắm được hướng đi tiếp theo của cặp tiền bằng cách dựa vào hướng
đi của chỉ báo. Đầu tiên chúng ta nhìn qua giao diện của indicator này nhé:
Như các bạn thấy biểu đồ trên là cặp tiền tệ USDCAD,, và phía dưới là 2 đường chỉ báo. Chỉ báo
phía trên thể hiện biểu đồ của đồng tiền chính (trong trường hợp này là USD) và chỉ báo phía
dưới là biểu đồ của đồng tiền yết giá (trong trường hợp này là CAD). Nhìn vào biểu đồ này
chúng ta có thể thấy trước đó đồng USD nằm ở trong xu hướng giảm, ngược lại CAD nằm
trong xu hướng tăng. Vậy nên trước đó cặp USDCAD giảm mạnh. Và sau đó thì hai đường này
vòng ngược lên lại và cặp USDCAD cũng đang hồi phục.

Đây là chỉ báo khá hữu dụng cho anh em trader, giúp chúng ta theo dõi được sức mạnh của mỗi
đồng tiền của cặp tiền tệ chúng ta giao dịch và có thể dự báo được hướng đi tiếp theo của chúng.

Cài đặt thông số indicator

Chúng ta có tổng cộng 8 đồng tiền chính, và sẽ có indicator riêng để đo sức mạnh của từng đồng
tiền. File cài đặt mình đính kèm bên dưới bài viết, mọi người tải về và cài vào MT4 sử dụng nhé.
Với 8 file của 8 đồng tiền khác nhau.

Khi các bạn giao dịch cặp tiền nào thì các bạn cài indicator của đồng tiền đó vào là được.
Indicator này chúng ta không cần chỉnh sửa, các bạn chỉ cần tải file và cho nó vào phần indicator
trên MT4 là được. Phần màu sắc các bạn có thể tùy chỉnh theo ý thích bản thân mình nhé.

Sau khi cài đặt, biểu đồ của chúng ta sẽ có giao diện như hình bên dưới, là cặp tiền EURCAD:
Vận dụng giao dịch

Việc vận dụng indicator này cũng khá đơn giản. Thường chúng ta sử dụng sự tương quan của hai
cặp tiền này để dự đoán hướng đi tiếp theo của chúng bằng cách chúng ta nhìn vào biểu đồ của 2
đồng tiền trong cặp tiền đó.

Các bạn lưu ý là các bạn cần nắm vị trí của từng đồng tiền nhé. Ví dụ như hình trên mình để
đồng EUR (đồng tiền chính) phía trên, và CAD (đồng yết giá) ở phía dưới. Và khi cách thức nhìn
tín hiệu sẽ thay đổi nếu chúng ta để vị trí ngược lại đó nhé.

Với cách để như vậy thì các bạn có thể thấy tín hiệu đơn giản nhất đó là khi hai đường biểu đồ
tiến sát lại gần nhau, gần chạm vào nhau, tức lúc này 1 đồng giảm mạnh, 1 đồng tăng mạnh. Thì
có khả năng hướng đi sắp tới của cặp tiền sẽ tăng. Như hình dưới:

Và ngược lại khi hai đường biểu đồ đi ra xa nhau, một tăng mạnh, một giảm mạnh. Thì có khả
năng hướng đi tiếp theo của cặp tiền là giảm. Như hình dưới:
Các bạn sử dụng thử indicator này nhé.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-the-hien-suc-manh-cua-8-dong-tien-chinh-tren-bieu-do.39718/
Shved Supply_Demand - Chỉ báo tự động xác định những vùng
cung cầu xuất hiện trên biểu đồ

Vùng cung cầu (Supply/demand) là phương thức giao dịch khá phổ biến được nhiều trader sử
dụng trong phân tích và cả giao dịch. Bản thân mình cũng thường xuyên sử dụng vùng cung
cầu trong việc xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự.

Trước tiên chúng ta nói lại một chút về định nghĩa vùng cung cầu cho anh em nào chưa rõ nhé.

Vùng cung trên biểu đồ là khu vực mà phe bán vượt trội hơn hẳn so với phe mua, và giá sẽ giảm
cho đến khi sự cân bằng phe mua và bán được phục hồi. Ngược lại là vùng cầu là khu vực mà
phe mua vượt trội hơn hẳn phe bán. Nếu bạn nào chưa rõ về cách xác định vùng cung cầu có thể
xem clip ở link này để rõ hơn nhé.

Có nhiều cách để sử dụng vùng cung cầu trong giao dịch. Có trader thì sử dụng chúng như những
ngưỡng hỗ trợ kháng cự, có trader thì dùng để tìm vùng giá hợp lưu, có trader thì sử dụng chúng
để tìm tín hiệu giao dịch. Trên thực tế vùng cung cầu rất hữu ích với chúng ta. Tuy nhiên việc
xác định vùng cung cầu lại chưa được hiệu quả lắm. trader thường bị rối trong việc xác định
vùng cung cầu.

Trong bài viết này mình xin chia sẻ cho mọi người một indicator tự động vẽ các vùng cung
cầu trên biểu đồ. Indicator này có tên là: Shved Supply and Demand. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ
hơn về indi này nhé.

Shved Supply and Demand là gì?

Shved Supply and Demand là một indicator tự động xác định những vùng cung cầu có trên biểu
đồ. Những vùng nào đã được kiểm tra và vùng nào không cũng sẽ thể hiện trên biểu đồ. Sẽ rất
tiện và hữu dụng cho những anh em trader nào chưa nắm được cách xác định. Giao diện indicator
sau khi cài đặt như hình bên dưới:
Như các bạn thấy ở hình trên, những vùng nào được kiểm tra rồi thì nó sẽ để là "Verified", và
vùng cung cầu nào chưa được kiểm tra nó sẽ để là "untested". Rất dễ để chúng ta theo dõi những
vùng này đúng không ạ?

Cài đặt thông số indicator

File tải indicator mình đính kèm ở cuối bài viết, các bạn click vào tải về rồi cài lên MT4 sử dụng
thử nhé. Phần cài đặt các bạn làm theo hướng dẫn bên dưới.

Phần input các bạn cài đặt như hướng dẫn ở hình bên dưới:
Phần màu sắc các bạn có thể để như hình bên dưới, tuy nhiên các bạn có thể chỉnh sửa lại theo ý
thích của bản thân nhé.

Sau khi cài đặt, biểu đồ của chúng ta sẽ có giao diện như hình bên dưới:

Vận dụng giao dịch

Như mình đã nói, anh em trader có thể sử dụng cung cầu như những ngưỡng hỗ trợ kháng
cự đáng tin cậy trên biểu đồ, hoặc tìm kiếm điểm vào lệnh. Tuy nhiên có 3 lưu ý nhỏ cho các bạn
khi sử dụng vùng cung cầu trong giao dịch như sau:
Cần kết hợp các yếu tố khác như xu hướng, xung lượng và mô hình nến để làm tăng tính hiệu quả
trong giao dịch.
Cần lưu ý những vùng hợp lưu của 2 vùng cung cầu ở trên khung thời gian lớn và thấp hơn, như
vậy vùng cung cầu mà bạn chọn sẽ đáng tin cậy hơn.
Vùng cung cầu trên khung thời gian lớn hơn khung bạn đang giao dịch, có thể sẽ là
ngưỡng kháng cự hỗ trợ đáng tin cậy.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng vùng cung cầu theo phương pháp giao dịch của riêng các bạn.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-tu-dong-xac-dinh-nhung-vung-cung-cau-xuat-hien-tren-bieu-do-gia-
cua-trader.38139/
StochPosition - Chỉ báo thể hiện hướng đi và mức điểm hiện tại
của Stochastic trên mọi khung thời gian

Stochastic Oscillator là một trong những indicator quan trọng nhất được các trader trên thế giới
sử dụng. Nhiều trader chuyên nghiệp từ trước cho đến bây giờ đều sử dụng công cụ này trên biểu
đồ họ phân tích. Chúng ta nhắc lại một chút về chỉ báo Schochastic cho những anh em trader nào
chưa nắm nhé.

Stochastic là một chỉ báo dao động cung cấp thông tin về động lượng của giá và độ mạnh của xu
hướng, nói cách khác chúng ta có thể thấy sự di chuyển nhanh/chậm của giá khi nhìn vào nó.
Động lượng ở đây chính là tốc độ thay đổi của giá, tức là trong cùng một khoảng thời gian, nếu
giá thay đổi càng nhiều thì động lượng giá càng cao.

Stoch dao động trong biên độ từ 0-100 và không bao giờ vượt khỏi biên độ này. Cũng giống như
nhiều chỉ báo dao động khác, tín hiệu đầu tiên mà người ta nghĩ đến khi nói về Stoch chính là tín
hiệu cho thấy thị trường đang trong trạng thái quá mua hoặc quá bán. Thông thường trader sẽ lấy
hai mức tham chiếu để định ra các vùng này gồm:
• Trên 80: Stochastic đang trong trạng thái quá mua
• Dưới 20: Stochastic đang trong trạng thái quá bán
Đó là sơ qua về chỉ báo Stochastic. Còn bài viết ngày hôm nay mình xin chia sẻ cho anh
em trader, đặc biệt là những bạn thường xuyên sử dụng chỉ báo Stochastic trong giao dịch một
indicator thể hiện được mức điểm hiện tại và hướng đi của chỉ báo Stochastic trên các khung thời
gian. Indicator có tên là: StochPosition. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

StochPosition là gì?

Như đã nói, StochPosition là indicator được code dựa theo chỉ báo Stochastic trên MT4.
Indicator này giúp trader có thể nắm bắt được các thông tin từ chỉ báo Stochastic trên các khung
thời gian từ M5 đến W1 kèm theo hướng đi hiện tại của nó. Như hình bên dưới:
Các mũi tên xanh đỏ thể hiện hướng đi hiện tại của chỉ báo Stoch và dòng số đầu tiên (Main) là
con số hiện tại của stoch ở những khung thời gian khác.
Indicator này sẽ giúp anh em nắm bắt được hiện tại thị trường ở những khung thời gian lớn đang
có trạng thái như thế nào để hỗ trợ cho chiến lược giao dịch của chúng ta.

Cài đặt thông số indicator

File tải indicator mình đính kèm cuối bài viết, mọi người tải về và cài vào MT4 sử dụng thử nhé.
Phần cài đặt các thông số, mọi người làm theo hướng dẫn bên dưới giúp mình nhé.

Phần input cài đặt như hình bên dưới:

Phần màu sắc và Level chúng ta không cần chỉnh sửa, để như mặc định nhé. Sau khi cài đặt
xong, giao diện biểu đồ của chúng ta sẽ như sau:
Vận dụng giao dịch

Nếu như anh em nào đang sử dụng Stoch để giao dịch thì có thể sử dụng indicator này như một
mức tham chiếu hoặc để theo dõi thị trường ở những khung thời gian lớn hơn. Khi ở các khung
thời gian lớn rơi vào trạng thái quá mua quá bán, chúng ta có thể cân nhắc thoát lệnh giao dịch.

Ngoài ra hướng đi Stoch ở các khung thời gian của indicator này cũng nói lên được phần nào tính
hình thị trường hiện tại, phe mua hay phe bán chiếm ưu thế hơn để từ đó chúng ta xây dựng chiến
lược giao dịch cho phù hợp.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-the-hien-huong-di-va-muc-diem-hien-tai-cua-chi-bao-stochastic-tren-
moi-khung-thoi-gian.37958/
Money Managment - Chỉ báo giúp trader quản lý vốn và tính
toán khối lượng giao dịch dựa vào biến động giá

Quản lý vốn là yếu tố quan trọng trong trading, rất nhiều trader chúng ta mất tiền hầu như do
không biết quản lý vốn mà ra. Điều cơ bản nhất cho một chiến lược giao dịch quản lý vốn
mà trader cần biết đó là giới hạn rủi ro của chiến lược giao dịch mà mình tham gia. Từ đó xác
định khối lượng giao dịch hợp lý. Giới hạn rủi ro đó phải là mức tổn thất mà nó không ảnh hưởng
đến tâm lý, tài chính và kế hoạch giao dịch tiếp theo của chúng ta.

Nhưng có một vấn đề với khá nhiều anh em trader, nhất là các bạn mới vào nghề, đó là chúng ta
thường vô đại một khối lượng giao dịch chứ không hề chủ động tính toán, khác với
các trader kinh nghiệm đó là họ đã có sẵn một giới hạn rủi ro của mình và từ đó họ có thể nhắm
được khối lượng bao nhiêu thì hợp lý.

Vậy trước khi chúng ta muốn quản lý vốn thực sự tốt thì chúng ta cần có ý thức về giới hạn rủi ro
của mình trước nhé. Và con số mà các trader đi trước khuyên dùng khi quản lý rủi ro đó là
khoảng 1% số vốn.

Trong bài viết hôm nay, mình xin chia sẻ indicator giúp anh em trader nắm được khối lượng giao
dcihj phù hợp dựa vào biến động giá hằng ngày. Indicator này sẽ rất tiện đối với các anh
em trader mới hoặc đã có chút kinh nghiệm trong thị trường rồi đó. Indicator này có tên
là: Money Managment Indicator. Bây giờ chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Money Managment Indicator là gì?

Money Managment Indicator là indicator giúp chúng ta trực tiếp nắm được biến động giá của
ngày hôm đó dựa vào thông tin từ chỉ báo ATR được hiển thị sẵn bởi indicator. Indicator này sẽ
dựa trên mức độ biến động giá của ngày hôm đó để tính toán số pip đặt dừng lỗ hợp lý và khối
lượng giao dịch có thể tham gia thị trường với mức dừng lỗ 1%.

Dưới đây là giao diện của indicator trên biểu đồ giá:


Như các bạn thấy, mỗi biểu đồ đều thể hiện mức biến động giá là bao nhiêu, rời dựa vào đó để
đưa ra mức đặt dừng lỗ tham khảo cho chúng ta. Dựa vào đó, với mức thua lỗ chấp nhận là 1%,
indicator cũng tính toán ra số lot hợp lý cho chúng ta khi tham gia giao dịch (màu xanh). Con số
1% này sẽ tùy thuộc vào vốn của bạn hiện có để tính toán.

Cài đặt thông số indicator

File tải indicator mình đính kèm bên dưới bài viết, mọi người tải về rồi cài vào MT4 sử dụng thử
nhé. Phần cài đặt mọi người làm theo hướng dẫn bên dưới giúp mình hen.

Phần input chúng ta cài đặt như hình dưới:

Mỗi thông số chúng ta đều có thể hiệu chỉnh nhé mọi người. Ví dụ như con số đầu tiên là 1% đi,
mọi người có thể đổi thành 2%, 3% tùy theo giới hạn rủi ro mỗi người nhé, nhưng theo mình
đừng nên để quá lớn. Indicator cũng sẽ căn cứ vào những con số này để tính toán khối lượng giao
dịch cho chúng ta.

Chỉ báo ATR cũng có thể thay đổi được chu kỳ nhé mọi người. Chu kỳ khác nhau sẽ có mức độ
biến động khác nhau. Tuy nhiên mình kiến nghị cứ để ở ATR 14 cũng ổn rồi.
Phần màu sắc thì mọi người có thể tùy chỉnh theo ý thích của bản thân nhé. Sau khi cài đặt chúng
ta sẽ có giao diện biểu đồ như hình bên dưới:

Vận dụng giao dịch

Khi chúng ta giao dịch, đừng nên bỏ qua biến động giá của ngày hôm đó. Đó là thông tin khá
quan trọng với điểm dừng lỗ của chúng ta đó. Ví dụ như biến động giá ngày hôm đó là
30 pip nhưng dừng lỗ của chúng ta chỉ có 15 pip thôi thì nó sẽ khá rủi ro đó nhé.

Vậy cho nên indicator này sẽ như là một công cụ tham chiếu cho các bạn đối với mỗi chiến lược
mà các bạn sử dụng để giao dịch. Mình hy vọng indicator này sẽ hữu dụng với mọi người.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-giup-anh-em-trader-quan-ly-von-va-tinh-toan-khoi-luong-giao-dich-
dua-vao-bien-dong-gia.37883/

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
TỔNG HỢP CÁC CHỈ BÁO CHẤT
LƯỢNG NHẤT

TẬP 3
Giới thiệu:

Khi nhắc đến việc giao dịch hẳn là chúng ta không thể không nhắc đến Phân tích Kỹ thuật
(bên cạnh các trường phái phân tích khác như Phân tích Cơ bản, Phân tích Liên thị trường,
Phân tích Cảm tính Thị trường..), và trong Phân tích Kỹ thuật thì có một thành phần
dường như là không thể thiếu: đó chính là các chỉ báo.

Vậy các trader sử dụng các chỉ báo cho mục đích gì? Nói ngắn gọn thì chúng giúp hỗ trợ
trader trong quá trình phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng và tìm kiếm các điểm vào
lệnh để nâng cao hiệu quả giao dịch.

Hiện tại có hàng ngàn chỉ báo khác nhau được sử dụng, và do số lượng chỉ báo phong phú
như vậy nên chúng cũng được phân ra theo nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:
Chỉ báo theo xu hướng (Trend indicator);
Chỉ báo dao động (Oscillator);
Chỉ báo động lượng (Momentum indicator);
Chỉ báo khối lượng (Volume indicator);

Mỗi loại chỉ báo sẽ có chức năng hỗ trợ xác định các yếu tố của biểu đồ giá tương tự với
nhóm phân loại của chúng.
Ngoài ra có một cách phân loại khác, đó là giữa các chỉ báo được cài đặt mặc định trên
các nền tảng (platform) giao dịch của giới trader (mặc dù với số lượng rất hạn chế, chỉ
khoảng vài chục chỉ báo) với các chỉ báo không được cài đặt mặc định hay còn gọi là chỉ
báo gắn từ bên ngoài/ chỉ báo tuỳ biến (custom indicator).
Và trong loạt ebook mới này, Traderviet sẽ gửi đến anh em trader những chỉ báo custom
được chọn lọc với những hướng dẫn chi tiết nhất về tính năng, cách thức - chiến thuật sử
dụng kèm các lưu ý cần thiết. Rất hy vọng nó sẽ giúp cho anh em trader tìm được chỉ báo
thực sự hữu ích cho mình, qua đó cải thiện được hiệu suất giao dịch.
Như đã nói, do số lượng chỉ báo là rất lớn, nên thời gian này mình chưa thể tổng hợp trọn
bộ chỉ trong một quyển duy nhất, thay vào đó là sẽ chia ra thành nhiều tập nhỏ. Sau khi
tập cuối cùng được xuất bản, Traderviet sẽ phát hành một tập tổng hợp với những phân
loại cụ thể và đầy đủ hơn.
Anh em nhớ đón theo dõi và ủng hộ nhé!
MỤC LỤC

Swing Point Highs_Lows - Chỉ báo giúp xác định những đỉnh đáy mạnh trong một xu hướng .............5
Swing Point Highs and Lows là gì?................................................................................................................ 5
Cài đặt giao diện indicator ........................................................................................................................... 6
Vận dụng giao dịch ...................................................................................................................................... 7
Trend Movers - Chỉ báo thể hiện thông tin của những chỉ báo kỹ thuật mạnh mẽ như RSI, MACD, MA,
ATR, CCI và Stochastic ........................................................................................................................9
Trend Movers là gì?..................................................................................................................................... 9
Cài đặt thông số indicator ......................................................................................................................... 10
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 12
Chỉ báo JMA - Chỉ báo giúp xác nhận tín hiệu vào lệnh chính xác cùng chiến lược đi kèm ................... 13
JMA là indicator như thế nào?................................................................................................................... 13
Cài đặt thông số kỹ thuật .......................................................................................................................... 14
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 14
Nguyên tắc giao dịch ................................................................................................................................. 15
Đối với lệnh mua: ................................................................................................................................................................ 15
Đối với lệnh bán: ................................................................................................................................................................. 16

King Cobra (Rắn hổ mang chúa) - Chỉ báo giúp trader xác định điểm vào lệnh chuẩn với tiềm năng lợi
nhuận hàng trăm pip........................................................................................................................ 17
Cài đặt thông số indicator ......................................................................................................................... 17
Vận dụng của chỉ báo King Cobra trong giao dịch ....................................................................................... 18
Chiến lược giao dịch với chỉ báo King Cobra ............................................................................................... 19
Fxsentiment - Chỉ báo giúp anh em trader xác nhận % sức mạnh của phe mua và phe bán ............... 21
Fxsentiment Indicator là gì? ...................................................................................................................... 21
Cài đặt thông số cho indicator ................................................................................................................... 22
Vận dụng của chỉ báo vào trong giao dịch .................................................................................................. 23
Chỉ báo GMMA - Giúp xác định xu hướng dài hạn và động lượng mạnh mẽ trên biểu đồ................... 25
Vận dụng giao dịch của chỉ báo GMMA ...................................................................................................... 26
Chỉ báo Dải băng đường trung bình (MA Ribbon) giúp trader nhận biết xu hướng và động lượng cực
chuẩn ............................................................................................................................................... 28
Swing Point Highs_Lows - Chỉ báo giúp xác định những đỉnh đáy
mạnh trong một xu hướng

Trong giao dịch, có rất nhiều trader xác định xu hướng cũng như sự đảo chiều xu hướng dựa vào
các điểm xoay của giá. Đó thường là những đỉnh đáy quan trọng trên biểu đồ. Mỗi đỉnh đáy đều
thể hiện sự mất cân bằng về cung cầu và là sự chuyển hướng của thị trường. Cũng có
nhiều trader sử dụng đỉnh đáy trước đó để làm ngưỡng hỗ trợ kháng cự, cũng như điểm vào lệnh
và thoát lệnh. Và trên thực tế là nếu áp dụng đúng thì đỉnh đáy lại trở thành những công cụ rất
đắc lực trong việc giao dịch.

Tuy nhiên có nhiều trader lại gặp khó khăn trong việc xác định những đỉnh đáy để phân tích và
giao dịch. Nhất là những đỉnh đáy quan trọng. Có nhiều phương pháp giúp anh em trader có thể
tìm được những đỉnh đáy quan trọng trong một xu hướng và chủ yếu đó là các phương pháp dựa
trên hành động giá.

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ một indicator giúp các anh em trader xác định được những
đỉnh đáy quan trọng trong một xu hướng. Giúp chúng ta lọc được nhiều tín hiệu tốt khi tham gia
giao dịch hơn. Indicator này có tên là Swing Point Highs and Lows. Bây giờ chúng ta tìm hiểu
chi tiết hơn nhé.

Swing Point Highs and Lows là gì?

Swing Point Highs and Lows là một indicator giúp trader chúng ta xác định được các đỉnh đáy
trong một biểu đồ giá. Chúng ta được phép điều chỉnh số nến để xác định những đỉnh đáy này.
Và trên indicator sẽ phân ra cho chúng ta những đỉnh đáy mạnh và những đỉnh đáy yếu hơn.

Dưới đây là giao diện của indicator sau khi được cài vào biểu đồ trên MT4:
Như các bạn thấy, những chấm màu xanh là hiển thị những đỉnh đáy trên biểu đồ. Và những dấu
chấm có màu tím bao ở ngoài là những đỉnh đáy mạnh của biểu đồ này. Khá là tiện đúng không
ạ. Indicator này sẽ khá hữu ích cho anh em trader nào giao dịch theo xu hướng đó nhé.

Cài đặt giao diện indicator

File tải indicator mình đính kèm ở cuối bài viết, mọi người có thể tải về và cài vào phần mềm
MT4 và sử dụng thử nhé. Còn phần cài đặt các thông số trên indicator, các bạn làm theo hướng
dẫn bên dưới nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình bên dưới nhé:
Phần màu sắc của các điểm xoay thì mọi người cứ cài đặt theo sở thích cá nhân hen. Và sau khi
cài đặt thì chúng ta sẽ có giao diện như hình bên dưới:

Vận dụng giao dịch

Như mình đã nói ở trên, các đỉnh đáy quan trọng trong thị trường được rất nhiều trader quan tâm,
cũng sở dĩ bởi vì những đỉnh đáy này được hình thành một cách tự nhiên do sự vận động của thị
trường. Trong một thị trường có xu hướng hoặc tốt nhất là một xu hướng mới hình thành, chúng
ta có thể dựa vào đỉnh đáy trước để tham gia giao dịch. Vì tại những vùng đó có sự thay đổi
về cung cầu. Tuy nhiên vùng giá nào xuất hiện ít nhất 2 đỉnh đáy trở lên sẽ đáng tin cậy hơn. Như
ví dụ bên dưới:

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-xac-dinh-nhung-dinh-day-manh-trong-mot-xu-huong-cho-anh-em-
trader.37722/
Trend Movers - Chỉ báo thể hiện thông tin của những chỉ báo kỹ
thuật mạnh mẽ như RSI, MACD, MA, ATR, CCI và Stochastic

Xác định xu hướng luôn là giai đoạn quan trọng của trader. Chúng ta luôn tìm nhiều cách thức để
xác định xu hướng trước khi tham gia giao dịch. Có trader thì sử dụng chỉ báo kỹ thuật,
có trader thì sử dụng price action để xác định xu hướng. Dù bằng cách nào đi nữa thì nó chứng
minh một điều rằng, xu hướng thị trường là một trong những việc quan trọng mà trader cần làm,
phải không nào?

Theo lý thuyết Dow định nghĩa về xu hướng được hiểu đơn giản như sau: xu hướng tăng sẽ có
đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước. Và ngược lại với xu hướng giảm, sẽ có đỉnh đáy sau thấp
hơn đỉnh đáy trước. Hầu như trader dựa vào định nghĩa này để xác định xu hướng.

Bài viết hôm nay mình xin chia sẻ một indicator giúp trader có thể xác định xu hướng dựa vào
thông tin của nhiều chỉ báo kĩ thuật tập hợp lại như: đường MA, RSI, CCI, Stochastic, MACD và
ATR. Indicator này sẽ hiển thị những thông tin chúng ta cần để xác định xu hướng. Quá tiện
đúng không nào? Indicator có tên là: Trend Movers. Bây giờ chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn về
indicator này nhé.

Trend Movers là gì?

Trend Movers là indicator thể hiện thông tin hiện tại về xu hướng của những chỉ báo kĩ thuật như
MA, RSI, MACD, ATR, CCI và Stochastic. Và tất cả những thông tin này hiển thị trên cùng một
biểu đồ cho chúng ta. Ngoài ra nó sẽ báo cho chúng ta biết thị trường hiện tại nên mua hay nên
bán dựa trên những thông tin tổng hợp được từ những chỉ báo này. Mặc dù mọi thứ đều có xác
suất nhưng indicator này có thể giúp mọi người tham chiếu thêm.

Hình dưới là giao diện của indicator này:


Như mọi người thấy những thông tin của các chỉ báo kĩ thuật đều hiện lên trên cùng một biểu đồ
giá và nếu như kết hợp với hành động giá mọi người có thể thấy, thị trường hiện tại đang nằm
trong xu hướng giảm mạnh.

Cài đặt thông số indicator

File tải indicator này mình đính kèm ở cuối bài viết, mọi người có thể tải về và cài vào MT4 sử
dụng nhé. Phần cài đặt mọi người hãy theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input cài đặt theo hướng dẫn như hình bên dưới:
Sau khi cài đặt xong, biểu đồ của chúng ta sẽ như hình bên dưới:
Vận dụng giao dịch

Dựa vào thông tin của những chỉ báo kĩ thuật và tín hiệu mà indicator cung cấp chúng ta có thể
xây dựng chiến lược giao dịch của mình. Dùng thông tin từ chỉ báo kĩ thuật để xác định xu
hướng. Và sau đó giao dịch theo xu hướng khi giá điều chỉnh về những vùng giá quan trọng như
ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

Đối với tín hiệu mua bán từ indicator thì mình khuyên là anh em nên biết chắt lọc nhé. Không
phải lúc nào cũng chính xác, nếu nó trùng với phương pháp phân tích của bạn thì nó cũng không
nói lên điều gì, còn nếu nó sai thì cũng chưa hẳn là phương pháp giao dịch của bạn chưa tốt nhé.
Indicator này theo mình nên tập trung vào xu hướng và tín hiệu chúng ta chỉ nên tham khảo chứ
không nến dùng nó giao dịch trong mọi lúc.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-the-hien-thong-tin-cua-nhung-chi-bao-ky-thuat-manh-me-nhu-rsi-macd-
ma-atr-cci-va-sto.37647/
Chỉ báo JMA - Chỉ báo giúp xác nhận tín hiệu vào lệnh chính xác
cùng chiến lược đi kèm

Tiếp theo, xin chia sẻ cho anh em trader một indicator khá là hữu dụng trong việc xác định thời
điểm vào lệnh. Indicator này bám sát hành động giá và cho thấy rõ những thời điểm thị trường
chuyển hướng. Indicator này có tên là JMA.

JMA là indicator như thế nào?

Thực tế JMA là một đường trung bình động với chu kỳ thấp cùng với công thức tính toán có
phần phức tạp chủ yếu dùng để xác nhận tín hiệu giao dịch hoặc xác định xu hướng ngắn hạn.
JMA bám sát hành động giá cho nên khi hành động giá đổi hướng, JMA cũng nhanh chóng
chuyển đổi theo. Vậy nên trong giao dịch JMA thường cho khá nhiều tín hiệu nhiễu, nếu chúng
ta sử dụng JMA độc lập thì sẽ khó có thể tìm thấy những tín hiệu có xác suất cao được. Tốt nhất
vẫn là nên kết hợp JMA với chỉ báo giao dịch khác. Bài viết này mình xin chia sẻ một chiến lược
có kết hợp với chỉ bào JMA để anh em tiện tham khảo luôn nhé.

Hình bên dưới là chỉ báo JMA:


Cài đặt thông số kỹ thuật

File cài đặt chỉ báo mình đính kèm ở cuối bài viết, anh em tải về sử dụng nhé. Còn phần input
anh em cài đặt như hình bên dưới nhé:

Vận dụng giao dịch

Mặc dù JMA hoạt động như đường trung bình nhưng thực tế nó lại không được dùng để xác
định xu hướng, sự thay đổi của xu hướng hay xác định hỗ trợ kháng cự động như đường trung
bình, mà JMA được dùng trong việc xác nhận tín hiệu giao dịch sẽ tốt hơn. Cụ thể đó là nên kết
hợp JMA với đường trung bình động khác, tín hiệu giao cắt của 2 đường này là điểm xác nhận tín
hiệu giao dịch cho chúng ta.
Dưới đây là chiến lược giao dịch với JMA giữ vai trò xác nhận tín hiệu vào lệnh cho chúng ta.
Mời anh em tham khảo nhé.

Nguyên tắc giao dịch

Trước tiên anh em lưu ý một vài điểm sau:


• Khung thời gian: H4
• Cặp tiền tệ: EUR/USD, GBP/JPY, AUD/JPY, EUR/JPY, GBP/NZD, EUR/NZD (Và
những cặp nào có độ biến động và phạm vi hằng ngày cao).
• Chỉ báo kỹ thuật: JMA (2,3), EMA 5, Bollinger Bands (20,2) và indicator xác định
nến pinbar (mình đã đính kèm ở cuối bài viết).

Đối với lệnh mua:


• Indicator xác định nến pinbar có mũi tên hướng lên xác định nến pinbar tăng giá. Tuy
nhiên nến này phải xuất hiện ở band dưới của chỉ báo BB.
• Khi điều kiện ở trên thỏa thì các bạn nhìn qua chỉ báo JMA, nếu thấy JMA cắt lên EMA 5
thì lúc này có thể mở lệnh mua.
• Dừng lỗ đặt cách band dưới 5 pip.
• Lợi nhuận khoảng từ 35 đến 60 pip tùy cặp tiền.

Đối với lệnh bán:


• Indicator xác định nến pinbar có mũi tên hướng xuống xác định nến pinbar giảm giá. Tuy
nhiên nến này phải xuất hiện ở band trên của chỉ báo BB.
• Khi điều kiện ở trên thỏa thì các bạn nhìn qua chỉ báo JMA, nếu thấy JMA cắt
xuống EMA 5 thì lúc này có thể mở lệnh bán.
• Dừng lỗ đặt cách band trên 5 pip.
• Lợi nhuận khoảng từ 35 đến 60 pip tùy cặp tiền.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-jma-xac-nhan-tin-hieu-vao-lenh-chinh-xac-cho-chi-bao-ky-thuat-khac-
va-chien-luoc-kiem-chung.50127/
King Cobra (Rắn hổ mang chúa) - Chỉ báo giúp trader xác định
điểm vào lệnh chuẩn với tiềm năng lợi nhuận hàng trăm pip

Tiếp theo, xin phép chia sẻ cho anh em một indicator khá đặc biệt, với tên gọi King Cobra (rắn
hổ mang chúa). Và đúng như tên gọi của nó, khi anh em nhìn biểu đồ sẽ thấy y hệt như một con
rắn đang trườn bò.

Indicator này có cách sử dụng tương tự như Parabolic SAR, vai trò chính cũng là dùng để xác
định xu hướng. Tuy nhiên chỉ báo này bám sát hành động giá và đưa ra nhiều tín hiệu kịp thời
hơn. Hình bên dưới là giao diện của chỉ báo trên biểu đồ giá:

Như các bạn thấy ở hình trên, chỉ báo gồm những chấm xanh đỏ ở trên biểu đồ giá. Với màu
xanh nằm bên dưới giá cho thấy thị trường có khả năng tăng cao. Chấm đỏ nằm phía trên giá, cho
thấy thị trường có khả năng giảm cao. Một đặc điểm nữa ở chỉ báo này đó là các dấu chấm luôn
bám sát hành động giá.

Cài đặt thông số indicator

File đính kèm indicator mình để ở cuối bài viết nhé. Mọi người tải về và cài và phần mềm rồi sử
dụng nhé. Phần cài đặt anh em làm theo hướng dẫn bên dưới.
Phần input cài đặt như hình bên dưới:

Phần màu sắc anh em tùy chình theo sở thích nhé.

Vận dụng của chỉ báo King Cobra trong giao dịch

Vai trò chính của chỉ báo là xác định sử thay đổi của xu hướng. Nên trader có thể sử dụng để
giao dịch đảo chiều. Dưới đây mình xin chia sẻ một chiến lược có liên quan đến chỉ báo này để
anh em có thể tham khảo cách sử dụng nhé.
Chiến lược giao dịch với chỉ báo King Cobra

Lưu ý khi sử dụng chiến lược


• Cặp tiền tệ: bất kỳ
• Khung thời gian: H4 trở lên. Ở ví dụ bên dưới chúng ta sử dụng khung D1.
• Nguyên tắc vào lệnh
• Dấu chấm đỏ chuyển thành dấu chấm xanh. Lúc này chúng ta có thể đặt lệnh buy stop
phía trên giá cao nhất của nến D1 xuất hiện dấu chấm màu xanh bên dưới.
• Tượng tự với lệnh bán, khi dấu chấm xanh chuyển qua dấu chấm đỏ, chúng ta có thể đặt
lệnh sell stop phía dưới giá thấp nhất của nến D1 xuất hiện dấu chấm màu đỏ bên trên.
• Ngoài ra, trader cũng có thể sử dụng lệnh buy/sell limit khi giá hồi về khoảng 50% nến,
như vậy sẽ có điểm vào lệnh tốt hơn với rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên có nhiều lúc cũng có
thể bỏ lỡ mất cơ hội. Nên anh em tự cân nhắc nhé.
• Trường hợp, nến tiếp theo không khớp lệnh của bạn, nhưng vẫn có dấu chấm cùng màu
tiếp tục xuất hiện, thì bạn chỉ cần điều chỉnh lệnh giao dịch theo cây nên của ngày mới đó
là được.
• Sử dụng hỗ trợ kháng cự mạnh để đặt mục tiêu lợi nhuận cho chiến lược của bạn với tỷ lệ
RR ít nhất là 1:2. Và sau đó dời dừng lỗ đi theo dấu chấm là được.
• Đặt dừng lỗ bên dưới dấu chấm xanh đầu tiên khi bạn vào lệnh mua hoặc trên dấu chấm
đỏ đầu tiên khi bạn vào lệnh bán hoặc đặt theo đỉnh đáy của ngày và cộng thêm khoảng
5 pip nữa.
Như hình bên dưới là ví dụ cho lệnh mua:
Lệnh bán tương tự nhé.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-king-cobra-ran-ho-mang-chua-giup-trader-xac-dinh-diem-vao-lenh-
chuan-voi-tiem-nang-loi-nhuan-hang-tram-pip.49030/
Fxsentiment - Chỉ báo giúp anh em trader xác nhận % sức mạnh
của phe mua và phe bán

Tiếp theo, mình xin giới thiệu cho các anh em trader một indicator mới rất dễ sử dụng và đặc biệt
là rất có ích với chúng ta trong việc gia tăng sự xác nhận đối với các tín hiệu giao dịch. Indicator
này có tên là Fxsentiment indicator.

Trước tiên chúng ta nói sơ qua một chút về indicator này nhé.

Fxsentiment Indicator là gì?

Fxsentiment Indicator là một chỉ báo thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa phe mua và phe bán tại một
thời điểm nhất định trên thị trường. Sức mạnh của phe mua sẽ được hiển thị màu xanh, còn màu
đỏ là của phe bán. Và được hiển thị dưới dạng là phần trăm. Bên nào lớn hơn có nghĩa là tâm lý
thị trường đang nghiêng về phía đó. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Lợi ích mà chỉ báo mang lại


• Dựa vào thông tin này trader có thể thấy được sức mạnh và hướng đi hiện tại của bất kỳ
thị trường, bất kỳ sản phẩm nào.
• Chỉ báo này có thể dễ dàng kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác để lọc ra các tín hiệu
nhiễu, hoặc trader cũng có thể dùng để thoát các vị thế đang treo.
• Chỉ báo này rất dễ sử dụng và rất hữu ích trong việc gia tăng sự xác nhận đối với một tín
hiệu giao dịch.
• Chỉ báo này áp dụng được cho mọi thị trường như thị trường ngoại hối, chứng khoán,
hàng hóa và các thị trường khác. Ngoài ra cũng có thể áp dụng cho mọi khung thời gian.

Cài đặt thông số cho indicator

File tải indicator mình đính kèm bên dưới bài viết, anh em vào tải về rồi cài vào phần mềm giao
dịch sử dụng nhé. Còn phần cài đặt thông mọi người làm theo hướng dẫn bên dưới.

Phần input các bạn cài đặt theo hình dưới nhé:
Phần màu sắc anh em có thể điều chỉnh theo sở thích cá nhân nhé. Sau khi cài đặt thì giao diện
biểu đồ của chúng ta sẽ như hình bên dưới:

Vận dụng của chỉ báo vào trong giao dịch

Vai trò chính của chỉ báo này đó là xác nhận tín hiệu giao dịch, đồng thời giúp anh em loại bỏ
được nhiều tín hiệu nhiễu.

Ví dụ bạn giao dịch pullback để đi theo xu hướng, tiêu chí để vào lệnh sẽ là thị trường có một xu
hướng mạnh và thiết lập hình thành ở ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh. Lúc đó, anh em chỉ
cần kiểm tra lại tỷ lệ phần trăm người mua và người bán lúc đó. Nếu con số phần trăm trùng với
tín hiệu vào lệnh thì chúng ta có thể vào lệnh. Như thiết lập giao dịch mua trùng với thời điểm đó
phe mua chiếm 80%. Như vậy xác suất tăng giá sẽ cao hơn.

Tuy nhiên chúng ta lưu ý thêm:

Nếu sức mạnh của phe mua:


• Chiếm trên 60%: Tín hiệu mua yếu
• Chiến trên 70%: Tín hiệu mua rõ ràng
• Chiến trên 80%: Tín hiệu mua mạnh
• Chiếm trên 90%: tín hiệu mua áp đảo
Nếu sức mạnh của phe bán:
• Chiếm trên 60%: Tín hiệu bán yếu
• Chiến trên 70%: Tín hiệu bán rõ ràng
• Chiến trên 80%: Tín hiệu bán mạnh
• Chiếm trên 90%: tín hiệu bán áp đảo
Dựa vào những con số này, anh em có thể tự đánh giá được tín hiệu giao dịch của mình nhé.
Nhưng lưu ý, yếu tố quyết định vẫn là bối cảnh, xung lượng và hỗ trợ kháng cự mạnh nha anh
em.

Thêm một lưu ý nhỏ nữa, đó là indicator này sẽ đợi load hơi lâu, nên ban đầu cài vào mà nó chưa
hiện cái gì ra thì mọi người ráng chờ một xíu nhé.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-giup-anh-em-trader-xac-nhan-duoc-phan-tram-suc-manh-cua-phe-mua-
va-phe-ban-hien-co-tren-thi-truong.48555/
Chỉ báo GMMA - Giúp xác định xu hướng dài hạn và động lượng
mạnh mẽ trên biểu đồ

GMMA là viết tắt của Guppy Multiple Moving Average. Đây là một chỉ báo theo xu hướng và
động lượng. Chỉ báo Guppy được tạo ra bởi Daryl Guppy, một trader người Úc. Nó kết hợp một
số đường trung bình động trong các khung thời gian khác nhau để trader có thể thấy được bối
cảnh chuyển động của 2 nhóm đường trung bình động khác nhau.

Chỉ báo này bao gồm một nhóm các đường trung bình động ngắn hạn và một nhóm các đường
trung bình động dài hạn làm bộ lọc cho xu hướng của giá trên biểu đồ. Cả hai nhóm này đều
được tạo thành từ sáu đường trung bình động. Điều đó có nghĩa là chỉ báo GMMA sử dụng
12 đường trung bình động trên biểu đồ cùng một lúc để xác định xu hướng và động lượng.

12 đường trung bình động trong chỉ báo GMMA được hiển thị trên biểu đồ cùng một lúc. Các
bạn sẽ nhìn thấy chúng có xu hướng nhóm lại với nhau cho thấy rõ được xu hướng ngắn hạn với
nhóm đường trung bình động có chu kỳ nhỏ hơn và xu hướng dài hạn với nhóm đường trung
bình động có chu kỳ lớn hơn. Mặc dù cả hai đường trung bình động SMA và EMA đều có thể
được sử dụng, nhưng EMA là đường trung bình được sử dụng chủ yếu để xây dựng nên chỉ báo
GMMA.

Nhóm đường trung bình động ngắn hạn được sử dụng trên biểu đồ cho GMMA là:
• MA 3
• MA 5
• MA 8
• MA 10
• MA 12
• MA 15
Nhóm đường trung bình động dài hạn được sử dụng trên biểu đồ cho GMMA là:
• MA 30
• MA 35
• MA 40
• MA 45
• MA 50
• MA 60
Giao diện chỉ báo như hình bên dưới:

Vận dụng giao dịch của chỉ báo GMMA

Khi toàn bộ nhóm đường trung bình động ngắn hạn vượt lên trên toàn bộ nhóm đường trung
bình động dài hạn, đó là tín hiệu mạnh mẽ cho xu hướng tăng tiềm năng trên biểu đồ. Và tương
tự, ngược lại, khi toàn bộ nhóm đường trung bình động ngắn hạn vượt xuống dưới toàn bộ
nhóm đường trung bình động dài hạn, đó là một tín hiệu mạnh mẽ cho xu hướng giảm tiềm năng
trong tương lai.

Khi hai nhóm đường trung bình động tách ra xa nhau, đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại
đang diễn ra mạnh mẽ. Nhóm đường trung bình động ngắn hạn vượt xa phía trên nhóm đường
trung bình động dài hạn báo hiệu một xu hướng tăng mạnh đang diễn ra. Và ngược lại,
nhóm đường trung bình động ngắn hạn vượt xa bên dưới nhóm đường trung bình động dài hạn
cho thấy một xu hướng giảm mạnh đang diễn ra.

Nếu như hai nhóm đường trung bình động này hội tụ lại và giao cắt nhau thì đó là tín hiệu cho
thấy giá hiện tại đang nằm trong vùng giá đi ngang, không rõ ràng và xu hướng trước đó có thể
chị đảo chiều.
Chỉ báo GMMA thường sử dụng nhóm đường trung bình động dài hạn để xác định cho hướng
thực hiện các giao dịch và nhóm đường trung bình động ngắn hạn dùng để xác định tín hiệu vào
lệnh.

Chỉ báo GMMA giúp trader xác định được thị trường đang có xu hướng hoặc không có có xu
hướng kèm theo động lượng trên biểu đồ. Và rõ ràng, các anh em trader nên sử dụng GMMA để
giao dịch theo xu hướng và động lượng tốt trên biểu đồ.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/chi-bao-gmma-giup-xac-dinh-xu-huong-dai-han-va-dong-luong-manh-me-tren-
bieu-do.46776/
Chỉ báo Dải băng đường trung bình (MA Ribbon) giúp trader
nhận biết xu hướng và động lượng cực chuẩn

Chỉ báo kỹ thuật dải băng đường trung bình (Moving Averages Ribbon – MA Ribbon) của Steve
Burns là một công cụ để phân tích theo xu hướng trên thị trường chứng khoán bằng cách kết hợp
các đường trung bình động.

MA Ribbon của Steve Burns có thể được sử dụng làm công cụ giao dịch theo xu hướng và giao
dịch swing. Chúng xác định hướng và động lượng của các chuyển động giá hiện tại trên biểu đồ.

đường trung bình động như một bộ lọc tâm lý thị trường trong các khung thời gian khác nhau khi
giá duy trì trên hoặc dưới một đường trong nhiều ngày. Với dải băng đường trung bình động, bạn
có thể thấy động lượng và xu hướng của hành động giá bằng cách sử dụng nhiều đường trung
bình động trên biểu đồ. Dưới đây là những đường trung bình động tạo thành dải băng mà Steve
Burns hay dùng.
• EMA 5 – Xác định động lượng (momentum)
• EMA 10 – Xác định xu hướng ngắn hạn
• EMA 20 – Tín hiệu đảo chiều
• EMA 30 - Bộ lọc cho swing trading
• EMA 50 – pullback trong xu hướng tăng
Các bạn xem hình bên dưới:
Giá nằm trên đường trung bình động thì thể hiện thị trường tăng giá. Giá càng nằm trên
nhiều đường trung bình động thị động lượng tăng giá càng mạnh.

Các tín hiệu giao nhau của các đường EMA cung cấp tín hiệu mua trong một xu hướng tăng dài
hạn. Khi đường trung bình động ngắn hạn cắt và giá đóng cửa trên đường trung bình động dài
hạn, đó là tín hiệu để vào lệnh mua. Ví dụ như:
• EMA 5 giao cắt EMA 20
• EMA 5 giao cắt EMA 30
• EMA 10 giao cắt EMA 30
• EMA 10 giao cắt EMA 50
Khi càng có nhiều tín hiệu giao nhau như vậy tại một thời điểm cho thấy áp lực tăng càng mạnh.
Mục tiêu lợi nhuận có thể được đặt gần vùng RSI 70.

Muốn đặt điểm dừng lỗ trước tiên bạn cần xác định rủi ro mà bạn chấp nhận sau đó có thể đặt
dừng lỗ theo những cách sau:
• Dừng lỗ theo phần trăm sụt giảm của giá
• Điểm dừng lỗ bên dưới đường trung bình động ngắn hạn trong tín hiệu giao cắt
• Điểm dừng lỗ nếu giá giảm xuống dưới cả hai đường trung bình động trong tín hiệu giao
nhau.
Hoặc chúng ta có thể dời điểm dừng lỗ cho các giao dịch có lợi nhuận:
• Đối với swing trader, có thể dời dừng lỗ theo đường trung bình động ngắn hạn.
• Đối với momentum trader, có thể dời dừng lỗ theo đáy trước đó.
• Đối với trend trader, họ có thể giữ lệnh cho tới khi đường trung bình động ngắn hạn cắt
ngược trở lại đường trung bình động dài hạn.
Những tín hiệu dựa vào đường trung bình hoặc dải băng đường trung bình có thể hoạt động tốt
trong nhiều thị trường. Dải băng đường trung bình hoạt động tốt trong thị trường đi ngang hoặc ở
những thời điểm biến động mạnh có thể cung cấp nhiều tín hiệu sai.

Để có được các tín hiệu có xác suất thành công cao hơn, bạn nên backtest và kiểm tra trước khi
sử dụng chỉ báo để giao dịch.

Và lưu ý rằng kẻ thù lớn nhất của đường trung bình động là sự biến động cao. Tín hiệu giao cắt
của đường trung bình động có thể giúp chúng ta lọc được nhiều tín hiệu nhiễu, thể hiện rõ xu
hướng và động lượng hơn.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/chi-bao-dai-bang-duong-trung-binh-ma-ribbon-giup-trader-nhan-biet-xu-huong-
va-dong-luong-cuc-chuan.46036/
Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
TỔNG HỢP CÁC CHỈ BÁO CHẤT
LƯỢNG NHẤT

TẬP 4
Giới thiệu:

Khi nhắc đến việc giao dịch hẳn là chúng ta không thể không nhắc đến Phân tích Kỹ thuật
(bên cạnh các trường phái phân tích khác như Phân tích Cơ bản, Phân tích Liên thị trường,
Phân tích Cảm tính Thị trường..), và trong Phân tích Kỹ thuật thì có một thành phần
dường như là không thể thiếu: đó chính là các chỉ báo.

Vậy các trader sử dụng các chỉ báo cho mục đích gì? Nói ngắn gọn thì chúng giúp hỗ trợ
trader trong quá trình phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng và tìm kiếm các điểm vào
lệnh để nâng cao hiệu quả giao dịch.

Hiện tại có hàng ngàn chỉ báo khác nhau được sử dụng, và do số lượng chỉ báo phong phú
như vậy nên chúng cũng được phân ra theo nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:
Chỉ báo theo xu hướng (Trend indicator);
Chỉ báo dao động (Oscillator);
Chỉ báo động lượng (Momentum indicator);
Chỉ báo khối lượng (Volume indicator);

Mỗi loại chỉ báo sẽ có chức năng hỗ trợ xác định các yếu tố của biểu đồ giá tương tự với
nhóm phân loại của chúng.

Ngoài ra có một cách phân loại khác, đó là giữa các chỉ báo được cài đặt mặc định trên
các nền tảng (platform) giao dịch của giới trader (mặc dù với số lượng rất hạn chế, chỉ
khoảng vài chục chỉ báo) với các chỉ báo không được cài đặt mặc định hay còn gọi là chỉ
báo gắn từ bên ngoài/ chỉ báo tuỳ biến (custom indicator).

Và trong loạt ebook mới này, Traderviet sẽ gửi đến anh em trader những chỉ báo custom
được chọn lọc với những hướng dẫn chi tiết nhất về tính năng, cách thức - chiến thuật sử
dụng kèm các lưu ý cần thiết. Rất hy vọng nó sẽ giúp cho anh em trader tìm được chỉ báo
thực sự hữu ích cho mình, qua đó cải thiện được hiệu suất giao dịch.
Như đã nói, do số lượng chỉ báo là rất lớn, nên thời gian này mình chưa thể tổng hợp trọn
bộ chỉ trong một quyển duy nhất, thay vào đó là sẽ chia ra thành nhiều tập nhỏ. Sau khi
tập cuối cùng được xuất bản, Traderviet sẽ phát hành một tập tổng hợp với những phân
loại cụ thể và đầy đủ hơn.

Anh em nhớ đón theo dõi và ủng hộ nhé!


MỤC LỤC

Chỉ báo tô màu nến cho hệ thống Elder Impulse System, giúp trader phân tích biểu đồ nhanh hơn ......5
Cụm màu cho Up trend: .............................................................................................................................. 5
Cụm màu cho Down trend: .......................................................................................................................... 6
OC Momentum - Chỉ báo giúp trader xác định được xung lượng xu hướng và thời điểm giao dịch
hợp lý ................................................................................................................................................8
OC Momentum là gì? .................................................................................................................................. 8
Cài đặt thông số chỉ báo .............................................................................................................................. 9
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 11
TEMA (Triple Exponential Move Average) - Chỉ báo giúp trader xác định xu hướng với độ trễ cực thấp
........................................................................................................................................................ 13
TEMA (Triple Exponential Move Average) là gì? ......................................................................................... 13
Cài đặt thông số cho TEMA ........................................................................................................................ 14
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 16
De Munyuk - Chỉ báo giúp xác định sự thay đổi hướng đi và lọc tín hiệu của giá................................ 17
De Munyuk là indicator như thế nào?........................................................................................................ 17
Cài đặt thông số chỉ báo ............................................................................................................................ 18
Vận dụng vào giao dịch ............................................................................................................................. 18
Fisher - Chỉ báo giúp trader xác định chính xác thời điểm xu hướng mới hình thành và động lượng của
thị trường ........................................................................................................................................ 20
Fisher Indicator là chỉ báo như thế nào? .................................................................................................... 20
Cài đặt thông số của chỉ báo ...................................................................................................................... 21
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 21
BuySell Arrow - Chỉ báo xác định tín hiệu mua bán theo xu hướng cực chuẩn .................................... 23
BuySell Arrow là indicator như thế nào? .................................................................................................... 23
Cài đặt thông số của indicator ................................................................................................................... 24
Vận dụng indicator trong giao dịch ............................................................................................................ 25
Ưu nhược điểm của indicator này ............................................................................................................. 26
Chỉ báo tô màu nến cho hệ thống Elder Impulse System, giúp
trader phân tích biểu đồ nhanh hơn

Mình sử dụng 3 chỉ báo Elder Impulse, loại tô màu nến sẽ dễ quan sát hơn vì 3 chỉ báo sẽ ghi đè
lên nhau.
Chỉ báo Elder Impulse dựa trên đường MA ( Moving Average ) nên sẽ có độ trễ, mình chỉ điều
chỉnh thông số, màu.
Thông số điều chỉnh sẽ phù hợp mới đường Moving Average có chu kỳ nào đó ( vì Impulse dựa
trên Moving Average )
Mình sử dụng MT5 nên chỉ báo Impulse tô màu nến sẽ đều hơn MT4.
Cài lần lượt 3 chỉ báo Impulse theo thứ tự thông số và màu sắc ( vì 3 chỉ báo sẽ đè lên nhau,
nếu sai thứ tự thì sai ) :
• 13, 12, 26, 9 _ Không màu (NONE)_ Pink_ Sky Blue
• 144, 34, 26, 9 _ Không màu (NONE)_ Gold_ Violet
• 89, 12, 26, 144 _ Không màu (NONE)_ Red_ Green

Cụm màu cho Up trend:

• Green: tăng mạnh


• Violet: giảm điều chỉnh
• Sky Blue: tăng nhẹ

Cụm màu cho Down trend:

• Red: giảm mạnh


• Gold: tăng điêu chỉnh
• Pink: giảm nhẹ
Vì phụ thuộc vào đường MA nên tất cả chỉ báo sẽ bị trễ, nhìn thấy trong một xu hướng tăng sẽ có
các màu chủ yếu là Green, Violet, Sky Blue, và đôi lúc sẽ có màu Red. Xu hướng giảm thì ngược
lại

Màu Green là tăng, Violet là điều chỉnh, màu Red là sự giảm điều chỉnh quá mức cần thiết so
với đường MA, màu Sky Blue xuất hiện là sự tăng yếu, xu hướng có thể chuẩn bị kết thúc
hoặc dừng lại đi ngang.

Màu Red là giảm, Gold là điều chỉnh, Green là điều chỉnh quá mức cần thiết so với đường
MA, màu Pink xuất hiện là sự giảm yếu, xu hướng có thể kết thúc hoặc dừng lại, đi ngang.

Trong xu hướng tăng thường không xuất hiện màu GOLD, và xu hướng giảm thường không
xuất hiện màu VIOLET, màu GOLD có thể xem là xác nhận cho xu hướng giảm, đã giới giai
đoạn điều chỉnh có thể cân nhắc vào lệnh theo xu hướng, màu VIOLET có thể xem là xác
nhận xu hướng tăng, đã tới giai đoạn điều chỉnh, có thể vào lệnh theo xu hướng tăng.

Mình ghi màu bằng tiếng Anh vì thay vì tìm màu thì chỉ cần ghi tên màu là nó ra

Cách tô màu chỉ giúp nhìn nhanh hơn ( theo cách hiểu của mình ), không phải đưa ra điểm vào
lệnh, vì Impulse dựa vào MA nên có độ trễ, có thể sử dụng đường SMA 144 sẽ thấy cách tô màu
dựa vào MA
Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/to-mau-nen-bang-elder-impulse-system-de-nhin-bieu-do-nhanh.42920/
OC Momentum - Chỉ báo giúp trader xác định được xung lượng
xu hướng và thời điểm giao dịch hợp lý

Động lượng là một yếu tố quan trọng trong giao dịch, đặc biệt đối với trader giao dịch theo xu
hướng. Thông tin của momentum giúp trader đánh giá được sức mạnh của xu hướng và dựa vào
đó để đi theo xu hướng thị trường.

Tuy nhiên chỉ báo momentum mặc định thường chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin về động
lượng của xu hướng, không cung cấp cho chúng ta tín hiệu vào lệnh. Để sử dụng tốt chỉ báo
momentum chúng ta cần kết hợp với chỉ báo kỹ thuật khác để có thể tận dụng tối ưu thông tin mà
động lượng cho thấy.

Tuy nhiên, trong bài viết này mình xin giới thiệu cho anh em trader một chỉ báo, được code lại
dựa trên chỉ báo Momentum và nó hiển thị dạng histogram, rất dễ đọc, vừa có thể giúp anh
em trader nắm được động lượng của thị trường, vừa có thể nắm được thời điểm giao dịch hợp lý.
Chỉ báo đó là OC Momentum. Bây giờ chúng ta đi chi tiết hơn về chỉ báo này nhé.

OC Momentum là gì?

Như đã nói, chỉ báo OC momentum giúp anh em trader nhận biết được động lượng của xu
hướng và đơn giản hơn trong việc xác định tín hiệu vào lệnh. Chỉ báo này có đường số 0 nằm
giữa, nếu chỉ báo di chuyển lên trên số 0 cho thấy động lượng mua mạnh mẽ và ngược lại, nếu
chỉ báo giảm xuống bên dưới đường số 0, cho thấy động lượng giảm mạnh lên.

Hình bên dưới là giao diện của chỉ báo này:


Đối với tín hiệu vào lệnh, chỉ báo sẽ giúp trader xác định thời điểm vào lệnh giao dịch khi chỉ
báo cắt ngang qua đường số 0, đi theo xu hướng chính của thị trường. Tức là nếu thị trường đang
trong xu hướng tăng, chúng ta cần chỉ báo nằm trên đường số 0 để cho thấy động lượng tăng
mạnh. Và ngược lại, nếu thị trường đang trong xu hướng giảm thì chúng ta cần chỉ báo cắt bên
dưới đường số 0, cho thấy động lượng giảm mạnh.

Cài đặt thông số chỉ báo

File tải indicator mình đính kèm ở cuối bài viết, anh em tải về và cài vào MT4 sử dụng thử nhé.
Còn phần cài đặt mọi người làm theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình dưới:


Phần Level các bạn thêm mức 0 là được:

Phần màu sắc các bạn có thể tự điều chỉnh theo sở thích của mình nhé.
Vận dụng giao dịch

Như đã nói về cách giao dịch, chúng ta nên sử dụng chỉ báo này để giao dịch theo xu hướng sẽ
đạt hiệu quả cao nhất. Và chúng ta nên mau khi động lượng tăng mạnh lên, hoặc bán khi động
lượng giảm mạnh lên.

Như hình bên dưới cũng là một cách giao dịch bạn có thể tham khảo:
Các bạn để ý mũi tên chỉ số 1 và 2, đó là cấu trúc của thị trường tăng giá. Chúng ta vẽ một đường
trendline nối qua đáy 1 và 2. Sau đó thực hiện mua theo xu hướng. Và ta chỉ mua khi chỉ báo
momentum cắt lên trên đường số 0, thể hiện động lượng tăng mạnh.

Tuy nhiên có một lưu ý rằng, xu hướng trong thị trường forex thường bất ổn và không duy trì
được lâu nên chúng ta chỉ nên giao dịch ở lần 3,4 hoặc nhiều nhất là 5 thôi nhé.

Một ví dụ khác cho các bạn hình dung cách thức xác định tín hiệu:

Có nhiều cách để sử dụng chỉ báo này vào trong giao dịch và nó rất hữu dụng với trader. Các anh
em trader ngâm cứu thử chỉ báo này nhé.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-giup-trader-xac-dinh-duoc-xung-luong-xu-huong-va-thoi-diem-hop-ly-
de-tham-gia-giao-dich.43415/
TEMA (Triple Exponential Move Average) - Chỉ báo giúp trader
xác định xu hướng với độ trễ cực thấp

Đường trung bình là một chỉ báo không mấy xa lạ với anh em trader chúng ta. Thường chúng ta
sử dụng Đường trung bình để xác định xu hướng và sự thay đổi của xu hướng. Ngoài ra Đường
trung bình cũng được dùng như ngưỡng hỗ trợ kháng cự động trong điều kiện thị trường phù hợp.
Cũng có những trader sử dụng tín hiệu giao cắt của hai Đường trung bình để xác định sự thay đổi
của thị trường và tìm tín hiệu giao dịch.

Trong bài viết này, mình xin giới thiệu cho anh em một indicator khác dược code dựa trên
đường EMA. Như chúng ta đã biết EMA là loại Đường trung bình phản ứng nhạy với giá vì nó sẽ
bám sát hành động giá vậy cho nên sẽ có nhiều tín hiệu giao dịch. Nhưng sẽ có nhiều tín hiệu
nhiễu hơn.
Indicator mình chia sẻ trong bài viết này được gọi là TEMA (Triple Exponential Move Average).
Bây giờ chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về chỉ báo này nhé.

TEMA (Triple Exponential Move Average) là gì?

TEMA là một chỉ báo kỹ thuật được tạo bởi Patrick Mulloy vào năm 1994. Chỉ báo này được
thiết kế để đơn giản hóa việc xác định xu hướng, làm mượt hành động giá hơn và hạn chế được
đỗ trễ hơn so với SMA.

TEMA phản ứng với sự thay đổi giá nhanh hơn so với các đường trung bình động khác trên
MT4, đặc biệt là SMA và EMA. Hình bên dưới là giao diện của chỉ báo TEMA:
Trader chúng ta có thể sử dụng TEMA giống như bất kỳ đường trung bình động khác. Dựa vào
độ dốc của TEMA để đánh giá xu hướng.Khi TEMA dốc lên, thị trường đang trong xu
hướng tăng và khi TEMA dốc xuống, thị trường đang trong xu hướng giảm.

Khi thị trường biến động, đôi khi chỉ báo TEMA sẽ có độ trễ, bởi vì nó có thể không thay đổi độ
dốc của chỉ báo ngay lập tức. Nếu bạn sử dụng chu kỳ lớn hơn thì khi hành động giá thay đổi
hướng di chuyển, có thể chỉ báo sẽ mất nhiều thời gian hơn để thay đổi độ dốc của nó.

Hơn nữa TEMA không phải là một chỉ báo có thể sử dụng độc lập, do đó, bạn cần kết hợp với
những chỉ báo khác hoặc kết hợp hành động giá để có thể có được tín hiệu chất lượng.

Chỉ báo TEMA cũng đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động. Ví dụ, trong một xu
hướng tăng, TEMA có thể sẽ đóng vai trò là kháng cự trong những cú hồi về và ngược lại. Tuy
nhiên Trader cần theo dõi TEMA có đóng vai trò là kháng cự hỗ trợ trong quá khứ không. Nếu
không thì thì khả năng trong tương lai TEMA không phải là ngưỡng kháng cự hỗ trợ đáng tin
cậy.

Cài đặt thông số cho TEMA

Việc cài đặt thông số cho TEMA cũng tương tự như những đường trung bình động khác. Nếu
bạn chọn chu kỳ thấp như 5, 10, 20 thì nên phân tích ngắn hạn, trong ngày. Lớn hơn như 50, 100
sẽ là trung hạn. Và nếu chọn chu kỳ cao như 200 thì nên dành cho phân tích dài hạn.
File cài đặt indicator mình đính kèm ở cuối bài viết. Các bạn download về cài vào MT4 sử dụng
nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hướng dẫn bên dưới nhé:

Phần màu sắc và chu kỳ thì các bạn tùy chỉnh theo sở thích cá nhân nhé. Sau khi cài đặt biểu đồ
sẽ có giao diện như hình dưới:
Vận dụng giao dịch

Như đã nói ở trên, các bạn không nên sử dụng TEMA một cách độc lập, mà nên kết hợp với các
chỉ báo khác như chỉ báo dao động hoặc kết hợp price action để có được tín hiệu chất lượng.

Vai trò chính của TEMA là xác định xu hướng, và trong ddieuf kiện thị trường có xu
hướng chúng hoạt động như ngưỡng kháng cự hỗ trợ động, nên các bạn có thể thêm TEMA để
xác nhận thêm về xu hướng đang giao dịch và tìm điểm vào lệnh thích hợp.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-tema-triple-exponential-move-average-giup-trader-xac-dinh-xu-huong-
voi-do-tre-cuc-it.42305/
De Munyuk - Chỉ báo giúp xác định sự thay đổi hướng đi và lọc
tín hiệu của giá

Bài viết này mình xin chia sẻ cho các anh em một indicator cung cấp cho trader thông tin về xu
hướng của thị trường. Hay đúng hơn là thời điểm mà thị trường có sự thay đổi hướng đi. Đặc tính
này sẽ rất hữu ích trong việc lọc tín hiệu, xác định xu hướng và xác định điểm thoát lệnh cho các
chiến lược. Indi này tên là De Munyuk. Bây giờ chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn về chỉ báo này
nhé.

De Munyuk là indicator như thế nào?

Rất ít thông tin về chỉ báo De Munyuk trên mạng, chỉ có một vài blog trading có nhắc đến chỉ
báo này. De Munyuk là một chỉ báo cung cấp tín hiệu giao dịch mua bán cho các trader. Được
thể hiện bằng những dấu chấm xanh đỏ (màu sắc có thể thay đổ được được nhé). Trong đó dấu
chấm màu xanh cho tín hiệu thể hiện thị trường nằm trong xu hướng tăng. Và ngược lại, dấu
chấm đỏ thể hiện thị trường nằm trong xu hướng giảm.

Hình bên dưới là giao diện của chỉ báo:

Như vậy khi bạn thấy chỉ báo chuyển đổi màu sác cũng có nghĩa là thị trường có thể sẽ chuyển
đổi hướng đi, tức là sẽ có sự thay đổi về cung cầu. Những đặc điểm này sẽ rất hữu ích
cho trader trong giao dịch.

Cài đặt thông số chỉ báo

File tải indicator mình đính kèm bên dưới bài viết, các bạn tải về và sử dụng thử nhé. Phần cài
đặt thông số thì các bạn làm theo hướng dẫn bên dưới giúp mình nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình bên dưới:

Phần màu sắc của chỉ báo thì anh em thay đổi theo sở thích của bản thân nhé.

Vận dụng vào giao dịch

Vì chỉ báo De Munyuk là chỉ báo xu hướng nên chúng ta sẽ dùng chỉ báo này vào trong các chiến
lược giao dịch theo xu hướng là chủ yếu. Nếu chỉ báo có màu xanh tức là thị trường đang
trong xu hướng tăng thì trader nên canh mua và ngược lại, nếu chỉ báo có màu đỏ tức là thị tường
có xu hướng giảm thì anh em nên canh bán nhé.
Và lưu ý khi màu sắc của chỉ báo thay đổi thì tức là hướng đi của thị trường cũng có sự thay đổi.
Nên ta có thể tận dụng đặc điểm này để xác nhận cho tín hiệu giao dịch, đặc biệt là trong các
chiến lược giao dịch theo xu hướng.

Khi bạn thực hiện giao dịch tại những thời điểm thay đổi màu sắc của chỉ báo thì sẽ có lợi thế
hơn rất nhiều vì đó là điểm bắt đầu một động thái mới.

Chỉ báo này cũng được sử dụng để tìm điểm thoát lệnh. Ví dụ như bạn đang có một lệnh mua, thì
thời điểm bạn thoát lệnh có thể là khi chỉ báo chuyển qua màu đỏ. Và ngược lại.

Ưu điểm của chiến lược này đó là nếu thị trường có xu hướng tốt thì có thể giúp bạn kiếm được
mức lợi nhuận rất tiềm năng, đồng thời các tín hiệu giao dịch cũng rất tốt.

Nhược điểm của chiến lược này đó là vì De Munyuk là một chỉ báo xu hướng, được xếp vào loại
chỉ báo trễ nên các tín hiệu mà chỉ báo cung cấp sẽ có độ trên nhất định so với hành động giá.
Nếu bạn sử dụng khung thời gian thấp để giao dịch thì chỉ báo này sẽ cho khá nhiều tín hiệu
nhiễu. Nên các anh em cần thận trọng hơn nhé.

Và lưu ý cuối cùng đó là không nên sử dụng chỉ báo một cách độc lập mà nên có thêm sự xác
nhận từ chỉ báo hoặc kỹ thuật giao dịch khác.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-de-munyuk-giup-trader-xac-dinh-su-thay-doi-huong-di-va-loc-tin-hieu-
cuc-tot-cho-trader.52473/
Fisher - Chỉ báo giúp trader xác định chính xác thời điểm xu
hướng mới hình thành và động lượng của thị trường

Bài viết này mình xin giới thiệu cho các anh em trader một indicator phá hiện sớm xu hướng của
thị trường. Đây là chỉ báo kỹ thuật rất hiệu quả và hữu ích với các anh em. Đặc biệt là những anh
em nào còn lờ mờ trong việc xác định xu hướng. Indicator này có tên là Fisher.

Fisher Indicator là chỉ báo như thế nào?

Fisher là một chỉ báo có được thể hiện bởi histogram khá đơn giản. Histogram của chỉ báo Fisher
này có 2 màu xanh và đỏ. Khi histogram đổi màu cũng là lúc thị trường có sự thay đổi xu hướng.
Nếu bạn thấy histogram chuyển qua màu xanh điều đó thể hiện xu hướng tăng giá đang hình
thành. Và ngược lại, khi bạn thấy histogram chuyển qua màu đỏ thì tức là xu hướng giảm đang
dần hình thành.

Như hình bên dưới:

Ngoài ra chỉ báo này còn có thể giúp trader xác định sức mạnh của xu hướng, đó là khi histogram
có độ dài lớn. khi độ dài của histogram giảm xuống điều đó cũng cho thấy xu hướng đang yếu đi.
Cài đặt thông số của chỉ báo

File tải indicator mình đính kèm bên dưới bài viết, các bạn tải về và cài vào phần mềm để dùng
thử nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình bên dưới nhé:

Còn phần màu sắc của histogram các bạn tùy chỉnh theo sở thích cá nhân nhé.

Vận dụng giao dịch

Như đã đề cập ở trên, chỉ báo này có 3 vai trò chính. Đó là xác định xu hướng dựa vào màu sắc
của histogram, sự thay đổi xu hướng dựa vào sự thay đổi màu sắc của histogram và sức mạnh
của xu hướng dựa vào độ dài các thanh trên histogram.

Các bạn nhìn ví dụ bên dưới đây:


Màu vàng đầu tiên cho thấy các thanh histogram chuyển qua màu đỏ, và xu hướng giảm cũng bắt
đầu từ đó. Và sau đó histogram chuyển qua màu xanh, xu hướng cũng dần chuyển qua xu
hướng tăng.

Các bạn chú ý thêm, các thanh histogram màu đỏ bên trái biểu đồ rất dài, cho thấy xu
hướng giảm cũng rất mạnh.

Indicator này rất phù hợp để giao dịch theo xu hướng. Dựa vào chỉ báo này trader có thể dễ dàng
nhận biết được một xu hướng mới bắt dầu và nắm được động lượng của nó.

Khi giao dịch theo xu hướng trader chỉ cần xu hướng có động lượng mạnh, sau đó tìm
ngưỡng kháng cự hỗ trợ mạnh trong xu hướng và xác định tín hiệu tại ngưỡng kháng cự hỗ trợ đó
để tham gia giao dịch. Hơn nữa dựa vào độ dài của histogram trader có thể xác định khi nào thị
trường có động lượng yếu đi để thoát lệnh kịp thời.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/indicator-giup-trader-xac-dinh-chinh-xac-thoi-diem-xu-huong-moi-hinh-thanh-
va-dong-luong-cua-thi-truong.52154/
BuySell Arrow - Chỉ báo xác định tín hiệu mua bán theo xu
hướng cực chuẩn

Bài viết này xin chia sẻ cho mọi người một indicator giúp trader xác định tín hiệu mua bán. Đây
là một indicator rất hữu ích với vai trò chính là lọc tín hiệu cho các anh em trader rất hiệu quả.
Indicator này có tên là Buy/Sell Arrow.

Bây giờ chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn chỉ báo này nhé.

BuySell Arrow là indicator như thế nào?

BuySell Arrow là indicator cung cấp cho trader những tín hiệu mua bán trên biểu đồ được thể
hiện dưới dạng mũi tên. Mũi tên màu đỏ thể hiện tín hiệu bán và ngược lại, mũi tên màu xanh thể
hiện tín hiệu mua.

Những mũi tên này thay đổi dựa vào màu sắc của biểu đồ đường. Theo đó khi biểu đồ chuyển
qua màu đỏ tức là có tín hiệu bán xuất hiện, lúc đó mũi tên màu đỏ cũng xuất hiện theo. Khi biểu
đồ chuyển qua màu xanh, cho thấy tín hiệu mua và lúc này mũi tên màu xanh xuất hiện. Như
hình bên dưới:
Cài đặt thông số của indicator

File tải indicator mình đính kèm bên dưới bài viết. Anh em trader tải về và cài vào phần mềm
giao dịch để sử dụng nhé. Phần cài đặt indicator các bạn làm theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình bên dưới:

Phần màu sắc các bạn thay đổi theo sở thích cá nhân nhé. Sau khi cài đặt chúng ta có giao diện
giống như hình bên dưới:
Vận dụng indicator trong giao dịch

Cách sử dụng chỉ báo này rất đơn giản. Tín hiệu mà chỉ báo cũng cấp cũng là tín hiệu
mà trader sử dụng để giao dịch.

Khi mũi tên màu xanh xuất hiện, hãy đặt lệnh buy stop cách giá cao nhất của nến tương ứng
khoảng 1 đến 2 pip. Đặt dừng lỗ cách bên dưới giá thấp nhất của nến đó từ 1 đến 5 pip.

Đối với điểm chốt lời, bạn có thể chốt lời khi có tín hiệu ngược lại xuất hiện (tín hiệu bán) hoặc
chốt lời ở đỉnh cao trước đó.

Đối với tín hiệu bán thì ngược lại, chúng ta đợi nến màu đỏ xuất hiện rồi đặt sell stop cách giá
thấp nhất của nến tương ứng từ 1 đến 2 pip. Chốt lỗ được đặt phía trên nến đó từ 1 đến 5 pip.

Điểm chốt lời được đặt khi có tín hiệu ngược lại (tín hiệu mua) xuất hiện hoặc được đặt ở đáy
trước đó.
Ưu nhược điểm của indicator này

Ưu điểm của indicator


• Hoạt động rất tốt trong thị trường có xu hướng mạnh.
• Rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần giao dịch theo tín hiệu mũi tên xuất hiện.
• Indicator này hoạt động tốt trong tất cả các khung thời gian và đa số các cặp tiền tệ.
Nhược điểm của indicator
• Trong thị trường đi ngang thì indicator này hoạt động không hiệu quả vì có nhiều tín hiệu
nhiễu xuất hiện.
• Bạn có thể nhận thấy rằng, chỉ báo này giống như môt đường trung bình động, nên thực tế
nó cũng có nhiều tín hiệu bị trễ. Nên nếu an hem nào sử dụng indicator này thì nên lưu ý
nhược điểm này của chỉ báo nhé.
Anh em tải indicator này về sử dụng và nghiên cứu thử nhé. Nếu có giao dịch thì nên backtest kỹ
một xíu nhé. Đặc biệt là các anh em trader giao dịch scalping, tín hiệu sẽ được tạo thường xuyên
nên chúng ta cần phải lọc lại và quản lý vốn chặt chẽ khí giao dịch nhé.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/custom-indicator-chi-bao-xac-dinh-tin-hieu-mua-ban-theo-xu-huong-cuc-
chuan.51956/
Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
TỔNG HỢP CÁC CHỈ BÁO CHẤT
LƯỢNG NHẤT

TẬP 5
Giới thiệu:

Khi nhắc đến việc giao dịch hẳn là chúng ta không thể không nhắc đến Phân tích Kỹ thuật
(bên cạnh các trường phái phân tích khác như Phân tích Cơ bản, Phân tích Liên thị trường,
Phân tích Cảm tính Thị trường..), và trong Phân tích Kỹ thuật thì có một thành phần
dường như là không thể thiếu: đó chính là các chỉ báo.

Vậy các trader sử dụng các chỉ báo cho mục đích gì? Nói ngắn gọn thì chúng giúp hỗ trợ
trader trong quá trình phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng và tìm kiếm các điểm vào
lệnh để nâng cao hiệu quả giao dịch.

Hiện tại có hàng ngàn chỉ báo khác nhau được sử dụng, và do số lượng chỉ báo phong phú
như vậy nên chúng cũng được phân ra theo nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:
Chỉ báo theo xu hướng (Trend indicator);
Chỉ báo dao động (Oscillator);
Chỉ báo động lượng (Momentum indicator);
Chỉ báo khối lượng (Volume indicator);

Mỗi loại chỉ báo sẽ có chức năng hỗ trợ xác định các yếu tố của biểu đồ giá tương tự với
nhóm phân loại của chúng.

Ngoài ra có một cách phân loại khác, đó là giữa các chỉ báo được cài đặt mặc định trên
các nền tảng (platform) giao dịch của giới trader (mặc dù với số lượng rất hạn chế, chỉ
khoảng vài chục chỉ báo) với các chỉ báo không được cài đặt mặc định hay còn gọi là chỉ
báo gắn từ bên ngoài/ chỉ báo tuỳ biến (custom indicator).

Và trong loạt ebook mới này, Traderviet sẽ gửi đến anh em trader những chỉ báo custom
được chọn lọc với những hướng dẫn chi tiết nhất về tính năng, cách thức - chiến thuật sử
dụng kèm các lưu ý cần thiết. Rất hy vọng nó sẽ giúp cho anh em trader tìm được chỉ báo
thực sự hữu ích cho mình, qua đó cải thiện được hiệu suất giao dịch.
Do số lượng chỉ báo là rất lớn, nên thời gian này mình chưa thể tổng hợp trọn bộ chỉ trong
một quyển duy nhất, thay vào đó là sẽ chia ra thành nhiều tập nhỏ. Sau khi tập cuối cùng
được xuất bản, Traderviet sẽ phát hành một tập tổng hợp với những phân loại cụ thể và
đầy đủ hơn.

Anh em nhớ đón theo dõi và ủng hộ nhé!


MỤC LỤC

Multi TimeFrame MA - Chỉ báo hiển thị trường trung bình động của nhiều khung thời gian khác nhau
trên cùng biểu đồ ...............................................................................................................................5
Multi TimeFrame Moving Average là gì? ...................................................................................................... 5
Cài đặt thông số indicator ........................................................................................................................... 6
Vận dụng giao dịch ...................................................................................................................................... 8
Multi TimeFrame - Chỉ báo hiển thị đa khung thời gian trên cùng biểu đồ ...........................................9
Cài đặt thông số Indicator ......................................................................................................................... 10
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 13
Chỉ báo hiển thị tín hiệu mua bán ở nhiều cặp tiền, đa khung thời gian ............................................. 14
1. Về bảng độ mạnh tín hiệu ................................................................................................................. 14
2. Về điểm vào lệnh .............................................................................................................................. 14
Chỉ báo ZUP - Chỉ báo giúp hỗ trợ xác định và giao dịch với các mẫu hình Harmonic .......................... 16
Nhắc lại định nghĩa về phương pháp giao dịch dựa trên các mẫu hình Harmonic ........................................ 16
Chỉ báo ZUP là gì?...................................................................................................................................... 16
Cài đặt chỉ báo .......................................................................................................................................... 17
Tính năng và cách sử dụng chỉ báo ............................................................................................................. 18
Signal WPS - Chỉ báo giúp trader xác nhận CHÍNH XÁC tín hiệu vào lệnh và nhận biết thay đổi của xu
hướng ............................................................................................................................................. 21
Signal WPS indicator là gì? ........................................................................................................................ 21
Cài đặt indicator ....................................................................................................................................... 23
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 24
Trading Volume - Chỉ báo thể hiện khối lượng giao dịch của phe mua và phe bán ............................. 27
Trading Volume Indicator là gi? ................................................................................................................. 27
Cài đặt thông số indicator ......................................................................................................................... 28
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 31
Multi TimeFrame MA - Chỉ báo hiển thị trường trung bình động
của nhiều khung thời gian khác nhau trên cùng biểu đồ

Chỉ báo đường trung bình động (Moving Average - MA) là một trong những chỉ báo phổ biến mà
nhiều anh em trader sử dụng. trader sử dụng đường trung bình chủ yếu là để xác định xu hướng,
xác định hỗ trợ kháng cự động, có thể dùng để quản lý giao dịch và quản lý rủi ro nếu sử dụng
đúng cách.

đường trung bình rất hữu ích với anh em trader, tuy nhiên nó lại là một chỉ báo trễ, tức là có
những thời điểm, tín hiệu của đường trung bình đến sau giá. Và đường trung bình chỉ hoạt động
tốt ở trong điều kiện thị trường có xu hướng. Nếu thị trường đang trong giai đoạn đi ngang thì
việc giao dịch bằng đường trung bình sẽ không có hiệu quả.

Với những trader nào thường xuyên sử dụng chỉ báo đường trung bình trong giao dịch thì có lẽ
bài viết hôm nay sẽ ít nhiều hỗ trợ được cho các bạn ít nhiều. Hôm nay mình xin phép chia sẻ
indicator hiển thị chỉ báo đường trung bình trên nhiều khung thời gian khác nhau để trader có tiện
theo dõi. Indicator có tên là: Multi TimeFrame Moving Averages. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết
hơn về indicator này nhé.

Multi TimeFrame Moving Average là gì?

Như đã nói ở trên, Multi TimeFrame Moving Average là công cụ kỹ thuật hiển thị một đường
trung bình ở nhiều khung thời gian khác nhau. Và nó sẽ rất hữu dụng cho chúng ta trong việc
theo dõi xu hướng ở các khung thời gian cũng như là xác định các ngưỡng hỗ trợ kháng cự động
ở khung thời gian cao hơn.

Hình dưới là hiển thị giao diện của indicator:


Như các bạn có thể thấy, màu xanh nước biển là đường trung bình khung H4, màu xanh lá cây là
khung H1, và màu đỏ là M30. Khung thời gian bạn có thể thay đổi tùy theo phong cách giao
dịch.

Cài đặt thông số indicator

Mình đã đính kèm file tải indicator ở cuối bài viết, mấy bác tải về rồi cài vào MT4 sử dụng thử
nhé. Gặp khó khăn ở đâu thì gửi tin nhắn vào hộp thư cho mình nhé. Dưới đây là phần hướng dẫn
cài đặt.

Phần input được cài đặt như hướng dẫn ở hình dưới:
Dòng thứ 4 là chu kỳ của đường trung bình, chu kỳ này chúng ta có thể thay đổi tùy theo chúng
ta muốn nhé.

3 dòng đầu tiên là khung thời gian, nếu anh em nào muốn thay đổi khung thời gian thì có thể
nhấp đôi vào đó và chọn khung thời gian theo phong cách giao dịch của mình như hình dưới:
Phần màu sắc thì mấy bác thay đổi theo sở thích nhé. Sau khi cài đặt chúng ta sẽ có giao diện như
thế này:

Vận dụng giao dịch

Các bác lưu ý là cả 3 đường trung bình ở đây là cùng 1 chu kỳ, chỉ là nó đang thể hiện sự chuyển
động của khung thời gian cao hơn.

Chúng ta có thể sử dụng indicator này vào việc theo dõi xu hướng ở khung thời gian cao hơn
hoặc sử dụng để làm ngưỡng kháng cự hỗ trợ động cho việc quản lý giao dịch hoặc thoát lệnh.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-hien-thi-truong-trung-binh-dong-ma-cua-nhieu-khung-thoi-gian-khac-
nhau-tren-cung-bieu-do.37294/
Multi TimeFrame - Chỉ báo hiển thị đa khung thời gian trên cùng
biểu đồ

Giao dịch đa khung thời gian là một trong những phương thức giao dịch được rất nhiều trader sử
dụng. Tuy nhiên để kết hợp các khung thời gian lại phân tích và giao dịch không phải là điều dễ
dàng. Vì trader thường bị rối, quyết định thường dễ bị loạn. Nhưng đó là đối với
những trader chưa thực sự hoặc chưa tìm hiểu kỹ về giao dịch đa khung thời gian.

Trên thực tế giao dịch theo đa khung thời gian cần phải có chiến lược và hiểu được vai trò của
mỗi khung thời gian. Có như vậy bạn mới có thể tận dụng được thế mạnh của cách thức giao dịch
này.

Cách mà trader thường dùng trong phân tích đa khung thời gian đó là phân tích top down (phân
tích từ trên xuống), chúng ta sẽ bắt đầu phân tích bối cảnh thị trường ở khung thời gian lớn và
tìm tín hiệu giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Việc nắm bắt mô hình nến và những tín hiệu
giao dịch mạnh mẽ khác là một lợi thế khi giao dịch đa khung thời gian.

Có rất nhiều lợi ích từ việc giao dịch đa khung thời gian, nhưng đây là 5 lợi thế nổi bật nhất:
• Bạn có thể nắm được bối cảnh thị trường và chủ động kiểm soát giao dịch
• Không bị bỏ lỡ những thiết lập giao dịch chất lượng
• Có nhiều bằng chứng xác nhận cho điểm vào lệnh của bạn
• Tỷ lệ RR tốt
• Mức dừng lỗ tốt
Khi giao dịch đa khung thời gian, điều mà các trader luôn phải làm đó là di chuyển qua lại giữa
các khung thời gian để kiểm tra. Và trong bài viết này mình xin giới thiệu cho các anh em trader,
đặc biệt là những ai giao dịch đa khung thời gian một indicator có thể hiển thị biểu đồ của những
khung thời gian khác, indicator có tên là MultiTimeFrame Indicator. Nghe thú vị đúng không
nào. Chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

MultiTimeFrame Indicator là gì?

MultiTimeFrame Indicator là một công cụ kỹ thuật hiển thị cho bạn 3 khung thời gian khác nhau
trên biểu đồ giao dịch của bạn, giúp bạn có thể theo dõi hành động giá trong cả ngắn hạn và dài
hạn.

Giao diện sau khi cài indicator vào trong biểu đồ như sau:

Như các bạn thấy trên biểu đồ là các khung thời gian lần lượt là H4, D1, W1 đều được hiển thị
ngay trên biểu đồ của chúng ta. Quá tiện phải không ạ?

Cài đặt thông số Indicator

File tải indicator mình đính kèm ở cuối bài, các bạn tải về và cài đặt vô MT4 để sử dụng nhé.
Còn phần cài đặt các bạn làm theo hướng dẫn như bên dưới nhé.
Phần input các bạn cài đặt như hình bên dưới:

Tuy nhiên không nhất thiết phải là các khung thời gian như cài đặt trên nhé, các bạn có thể tùy
chỉnh khung thời gian theo ý mình đó nhé. Như hình bên dưới nè:
Còn phần màu sắc thì các bạn tùy chỉnh theo sở thích. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ cho các bạn
đó là, màu sắc mặc định của công cụ là như hình dưới:

Trong đó có phần màu đen, những bạn nào để màu nền biểu đồ giá là màu trắngthì sẽ không thấy
rõ được biều đồ giá của khung thời gian khác đâu nhé. Nên chúng ta cần chuyển màu nền lại cho
trùng với màu nền trên công cụ nhé.

Sau khi cài đặt thì ta có được biểu đồ như hình bên dưới:
Vận dụng giao dịch

Chắc mình cũng không cần phải giải thích nhiều về cách vận dụng điểm hữu ích của công cụ này
nhỉ. Các trader anh tài của Traderviet cũng thừa hiểu cách dùng phải không ạ?

Cơ mà vẫn cần nói sơ sơ một chút cách xài cho chắc hen. Những trader nào giao dịch đa khung
thời gian có thể tận dụng điểm hữu ích của công cụ này trong việc giao dịch. Hoặc là những
trader đang quan sát một khung thời gian, thì có thể sử dụng công cụ này để theo dõi hành động
giá trên khung thời gian lớn hơn, để chủ động trong việc thoát lệnh hoặc tìm cơ hội giao dịch đều
được hết. Tùy vào chiến lược bạn dùng là gì nhé.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-the-hien-bieu-do-cua-3-khung-thoi-gian-khac-nhau.37099/
Chỉ báo hiển thị tín hiệu mua bán ở nhiều cặp tiền, đa khung thời
gian

Mình tìm được con indicator này có thể trade ở mọi khung đều được. giao diện gồm 2 phần:

• Bảng bên trái là độ mạnh tín hiệu


• Chấm đỏ là SELL, chấm xanh là BUY

1. Về bảng độ mạnh tín hiệu

Như bên trái hình minh hoạ (bên dưới), ta thấy có các chấm tròn, và:
- nếu cặp tiền có chấm hồng là sell mạnh, nên gồng sell và bỏ qua lệnh buy
- nếu là chấm xanh là buy đang mạnh, bỏ qua những lệnh sell (cái này mình thấy nếu đánh
lệnh ngược lại thì nên đi lot nhỏ ,ăn ngắn thôi)
- nếu chấm đen, thì nên bỏ qua , không nên trade, (theo mình test thì có thể ăn non chứ ko
gồng như khi có chấm hồng hay chấm xanh)
- Các cặp tiền mọi người có thể chỉnh trong cài đặt, chỗ symbol nhé. trade cặp nào thì add
vào đó để nó tính độ mạnh tín hiệu như trên bảng
- còn 3 cột CHG , PFO. ADR mình cũng chưa biết là chỉ số gì
- cột Rth theo như mình thấy là điểm mạnh của lực buy/lực sell
- cột cuối cùng là lợi nhuận của cặp tiền đang đánh , ví dụ mình đánh EU đang bị âm 0.73$
thì nó sẽ bảo trên đó

2. Về điểm vào lệnh

- SELL khi xuất hiện chấm hồng bên trên


- BUY khi xuất hiện chấm xanh bên dưới
Mình mới test được hơn chục ngày, có những lệnh gồng ăn đc 20-34 giá vàng là có nhé
ví dụ như khung m15 dưới đây

Đôi khi cũng có 1 số tín hiệu nhiễu , anh em kết hợp thêm chỉ báo khác để lọc lệnh nhé. mình vẫn
đang tìm hiểu thêm. Gửi anh em tham khảo nhé !

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/chia-se-indicator-giao-dich-moi-khung-thoi-gian.51233/
Chỉ báo ZUP - Chỉ báo giúp hỗ trợ xác định và giao dịch với các
mẫu hình Harmonic

Tiếp theo đây sẽ là một chỉ báo đã được sửa đổi cho Metatrader 4 được thiết kế để hiển thị
các mẫu hình giá hài hòa (mẫu hình harmonic hay harmonic pattern) trong bất kỳ biểu đồ giá nào
và với bất kỳ khung thời gian nào. Nó không phải là một chỉ báo MT4 chính thức và được đưa
vào từ bên ngoài

Nhắc lại định nghĩa về phương pháp giao dịch dựa trên các mẫu hình
Harmonic

Phương pháp giao dịch dựa trên các mẫu hình hài hòa là một phương pháp giao dịch dựa trên
các mẫu hình giá cụ thể sử dụng tỷ lệ Fibonacci để tìm ra các vị trí có khả năng thay đổi xu
hướng. Cách tiếp cận này giả định rằng các mẫu hình hoặc chu kỳ trên thị trường, cũng như
nhiều mẫu hình kinh tế và chu kỳ trong cuộc sống, có xu hướng lặp lại một cách thường xuyên.

Nhìn chung, các mẫu hình sóng hài thường khá chính xác và đáng tin cậy. Nhà giao dịch có thể
sử dụng chúng để dự đoán những thay đổi về hướng giá và thực hiện các giao dịch rất sinh lời.
Tất nhiên, các mô hình hài hòa không hoàn toàn là hoàn hảo và cũng như tất cả các phương pháp
phân tích và giao dịch khác, các tín hiệu sai vẫn thường xuyên được tạo ra. Tuy nhiên, chúng có
một lợi thế lớn là đưa ra mức chốt lời và mức cắt lỗ được xác định khá rõ ràng. Ngoài ra, tỷ lệ
R:R của các chiến lược giao dịch hài hòa cũng là khá tốt, với mức dừng lỗ gần với điểm vào
lệnh, trong khi mức chốt lời lại nằm ở những vị trí tốt.

Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các mẫu hình giá khác, vấn đề lớn nằm ở việc xác định. Nhiều
nhà giao dịch không có khả năng tự mình xác định sự hình thành của các mẫu hình này hoặc
không có thời gian để xem biểu đồ giá cả ngày. Và chỉ báo ZUP là chỉ báo hữu ích thay chúng ta
làm điều này.

Chỉ báo ZUP là gì?

Nó là một chỉ báo tùy chỉnh được phát triển bởi một nhà giao dịch vào năm 2014 và không nằm
trong số các công cụ chính thức của MT4 . Nó dựa trên chỉ báo ZigZag để xác định các chuyển
động hoặc dao động khác nhau và từ đó tạo thành mẫu hình. Nó cũng bao gồm các mối quan hệ
tỷ lệ Fibonacci có liên quan, được thể hiện trên đồ thị.

Cài đặt chỉ báo

Chúng ta sẽ cần một thời gian để làm quen với chỉ báo này. Điều này là do có nhiều tham số có
thể điều chỉnh để xác định cấu hình liên quan và nhà giao dịch thậm chí có thể sử dụng chỉ báo
ZUP để thực hiện một số phương pháp phức tạp khác cũng dựa trên Fibonacci.

Đối với nhà giao dịch mới bắt đầu, nó có thể gây khó khăn, nhưng trong trường hợp này, khuyến
nghị của tôi là để nguyên các thông số như trong hình dưới mà không có bất kỳ sửa đổi nào, trừ
khi họ biết mình đang làm gì.
Nếu bạn vẫn quan tâm đến việc thay đổi các tham số, trong tệp tải xuống, sẽ có những mô tả về
các tham số được sử dụng trong phiên bản 1.52 của chỉ số này bằng tiếng Anh. File đính kèm của
chỉ báo sẽ nằm phía bên dưới, mời cả nhà tham khảo nhé

Tính năng và cách sử dụng chỉ báo

Các dạng mẫu hình mà chỉ báo này có thể phát hiện ra bao gồm
• Mẫu hình Gartley
• Mẫu hình con dơi
• Hình con bướm
• Mẫu hình 3-Drive
• Mẫu hình con cua
• Mẫu hình ABCD
• Một số mẫu hình dạng khác
Một điều thú vị về chỉ báo này là nó cũng có thể phát hiện ra mẫu hình chiếc đinh ba của Andrew
- pitchfork, nó có thể bổ sung cho phân tích của nhà giao dịch về những gì đang xảy ra trên thị
trường.

Trước khi tiếp tục giải thích về chỉ báo này, chúng ta phải cần nhớ rằng đây là một chỉ báo
custom, được thiết kế dựa trên chỉ báo ZigZag. Điều này có nghĩa là biểu diễn đồ họa của nó
được vẽ lại hoàn toàn dựa trên dữ liệu hiện tại. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta hãy đảm bảo đợi
giá đóng cửa hoàn toàn, nếu không nó sẽ bị sai lệch

Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Mẫu hình hài hòa - con Bướm giảm trên biểu đồ GBP / JPY
Trong ví dụ trên, chúng ta có biểu đồ H4 của cặp tiền GBP / JPY trong đó chỉ báo ZUP đã tìm
thấy mô hình Con bướm giảm giá, được vẽ bằng các đường màu xanh lam.

Ở đây chúng ta có thể quan sát những điều sau:


• Sau khi mẫu hình hoàn thành, chỉ báo hiển thị tên của nó ở góc trên bên trái, với các chữ
cái màu đỏ. Trong trường hợp này, nó là một mô hình Bướm giảm giá.
• Các đường tạo nên mẫu hình được biểu thị bằng các đường màu xanh lam.
• Thông qua hình vuông màu đỏ, chỉ báo cho biết vị trí hoàn thành mô hình và khu vực có
thể mở vị thế, trong trường hợp này là giao dịch bán. Hình này cũng có thể được sử dụng
để xác định nơi chúng ta sẽ đặt lệnh dừng lỗ trong trường hợp mô hình bị vô hiệu.
Ví dụ 2: Mẫu hình hài hòa - Cá mập giảm trên biểu đồ GBP / AUD
Bây giờ chúng ta có một mẫu hình Cá mập giảm giá được phát hiện bởi chỉ báo ZUP trên biểu đồ
H4 của cặp GBP / AUD. Cũng như trong ví dụ trước, chỉ báo cho biết rõ ràng tên của mẫu hình
được phát hiện, thể hiện bằng các đường màu xanh lam và làm nổi bật khu vực mẫu hình hoàn
thành và vị trí có thể sử dụng để vào lệnh, trong trường hợp này là giao dịch bán.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/gioi-thieu-chi-bao-zup-ho-tro-anh-em-trader-xac-dinh-va-giao-dich-voi-cac-mau-
hinh-harmonic.51116/
Signal WPS - Chỉ báo giúp trader xác nhận CHÍNH XÁC tín hiệu
vào lệnh và nhận biết thay đổi của xu hướng

Mình xin giới thiệu cho các anh em trader một indicator khá thú vị, dễ sử dụng nhưng lại khá
hiệu quả. Indictor này chủ yếu giúp anh em trader xác nhận tín hiệu giao dịch khi kết hợp với các
chỉ báo khác. Và tín hiệu xác nhận cũng rất dễ xác định. Indi này có tên là: Signal WPS.

Mình cũng sẽ chia sẻ cho anh em trader một chiến lược giao dịch có vận dụng indicator này, giúp
anh em dễ nắm bắt được cách sử dụng nó hơn. Còn bây giờ chúng ta tìm hiểu indi này chi tiết
hơn nhé.

Signal WPS indicator là gì?

Các bạn nhìn hình bên dưới là giao diện của indicator sau khi mình đã cài đặt vào phần mềm giao
dịch (các bạn nhớ chuyển qua biểu đồ bar chart cho dễ nhìn nhé):

Indicator này được thể hiện dưới dạng thanh nến, được phân thành 2 màu xanh và đỏ (màu sắc do
các bạn tự thiết lập theo sở thích nhé). Trong dó màu xanh thể hiện tín hiệu thị trường có khả
năng tăng giá và ngược lại, màu đỏ cho thấy tín hiệu thị trường có khả năng giảm giá.
Trader sẽ dựa vào màu sắc của những thanh nến này để xác nhận cho tín hiệu giao dịch. Tuy
nhiên chỉ báo này không nên sử dụng độc lập vì nó sẽ có nhiều tín hiệu nhiễu. Nên bạn có thể bị
thua lỗ liên tục trước khi vào đúng tín hiệu giao dịch.

Sẽ có anh em thắc mắc rằng, vậy thì dùng biểu đồ nến cũng được, sao phải dùng indicator này
làm gì?

Tất nhiên, anh em nào thông thạo giao dịch hành động giá thì chẳng cần tới indi này. Tuy nhiên
anh em nhìn biểu đồ bên dưới để thấy rõ được vai trò của indicator này trong việc xác nhận tín
hiệu giao dịch:

Có thể thấy trong thị trường có xu hướng, các thanh nến hầu như chỉ xuất hiện một màu. Như xu
hướng giảm nó sẽ có màu đỏ là chủ yếu và hiếm khi, thậm chí không có thanh nến màu xanh.
Như vậy dựa vào đặc điểm này thôi chúng ta cũng có thể dùng indicator này để xác định sự thay
đổi của xu hướng nhé.

Trong thị trường đi ngang bạn sẽ thấy indicator này có 2 màu nhưng phân vùng rất riêng biệt,
thay đổi luân phiên trong thời gian khá ngắn. Như hình bên dưới:
Như vậy có thể thấy, ngoài việc xác nhận tín hiệu thì ta có thể dùng indicator này để nhận biết sự
thay đổi hướng đi của thị trường.

Cài đặt indicator

File tải indicator mình đính kèm bên dưới bài viết, anh em tải về và cài vào phần mềm sử dụng
thử nhé. Phần cài dặt thông số cho indicator, anh em làm theo hướng dẫn ở hình bên dưới nhé:
Phần màu sắc anh em cài đặt theo sở thích cá nhân nhé.

Vận dụng giao dịch

Như đã đề cập ở trên, nếu các bạn thấy thanh nên của indicator có màu xanh thì khả năng thị
trường sẽ tăng giá trong tương lai và ngược lại, thanh nến màu đỏ cho thấy thị trường có khả
năng giảm giá.

Để anh em dễ hình dung hơn ứng dụng của indicator này trong giao dịch, mình xin chia sẻ một
chiến lược cho anh em tham khảo nhé. Chiến lược này là một chiến lược theo xu hướng với sự
kết hợp của 4 chỉ báo kỹ thuật:
• MACD (5,15,1)
• ADX (14)
• EMA 7 và EMA 16
• Signal WPS
• Chúng ta giao dịch trên khung H4 trở lên và có thể áp dụng cho mọi cặp tiền nhé anh em.
Nguyên tắc giao dịch

Đối với lệnh mua
• ADX phải nằm trên mức 25
• EMA 7 nằm trên EMA 16
• MACD nằm trên mức 0
• Và Signal WPS phải có thanh nến màu xanh
• Khi đủ 4 điều kiện, chúng ta mở lệnh mua. Đặt dừng lỗ bên dưới đáy gần đó. Chốt lời khi
giá quay ngược về và chạm vào EMA 16.
Như hình bên dưới:

Đối với lệnh bán


• ADX phải nằm trên mức 25
• EMA 7 nằm dưới EMA 16
• MACD nằm dưới mức 0
• Và Signal WPS phải có thanh nến màu đỏ
• Khi đủ 4 điều kiện, chúng ta mở lệnh bán. Đặt dừng lỗ bên trên đỉnh gần đó. Chốt lời khi
giá quay ngược về và chạm vào EMA 16.

Tải chỉ báo tại đây:

https://traderviet.com/t/signal-wps-indicator-giup-trader-xac-nhan-chinh-xac-tin-hieu-vao-lenh-va-nhan-
biet-thay-doi-cua-xu-huong.51307/
Trading Volume - Chỉ báo thể hiện khối lượng giao dịch của phe
mua và phe bán

Tiếp theo là một indicator khá thú vị, được code và đăng tải trên mql5. Đây là indicator thể hiện
sức mạnh của phe mua và phe bán đang hiện có hiện tại trên thị trường.

Thường thì các price action trader cũng có thể nắm được cách thức đọc tín hiệu của từng nến trên
biểu đồ. Tuy nhiên để nhìn thấy được sức mạnh của phe mua và phe bán hiện tại chênh lệch như
thế nào thì khó ai định lượng được. Và indicator này sẽ giúp cho chúng ta điều đó.

Việc nắm được sức mạnh của phe mua hoặc phe bán trên thị trường là một điều quan trọng.
Thông tin này rất hữu dụng, giúp chúng ta hiểu được động lực hiện tại đang chi phối thị trường là
ai từ đó đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn.

và indicator mà mình sắp chia sẻ dưới đây có tên là: Trading Volume Indicator. Cụ thể indicator
này là gì, cài đặt ra sao và cách dùng như thế nào mời các bạn đọc tiếp nhé.

Trading Volume Indicator là gi?

Như mình đã nói, Trading Volume Indicator là một chỉ báo kỹ thuật về khối lượng, chỉ báo này
hiển thị khối lượng giao dịch mua và bán trên nến hiện tại hoặc trung bình số lượng nến cụ thể
mà bạn muốn. Cả hai loại khối lượng này được hiển thị đồng thời với màu xanh lá cây thể hiện
lực mua (Bull) và màu đỏ thể hiện lực bán (Bear) trên thị trường. Con số thể hiện sức mạnh dưới
dạng phần trăm. Trong đó cả phe mua và bán cộng lại là 100%.

Chỉ báo này có thể sử dụng cho bất kỳ khung thời gian nào và cho tất cả các cặp tiền luôn nhé
mọi người.

Các bạn nhìn hình bên dưới để xem giao diện của indicator:
Như các bạn thấy ở hình trên, là hiện thị của indicator. Như các bạn thấy, phe mua áp đảo hẳn
phe bán với lực mua chiếm đến 81% của nến. Lực bán chỉ chiếm 19% mà thôi.

Chúng ta có thể sử dụng thông tin này vào bất kì tín hiệu giao dịch nào trong phương pháp mà
bạn sử dụng như một yếu tố cộng thêm, tăng xác suất hơn cho lệnh giao dịch của bạn.

Cài đặt thông số indicator

File tải indicator mình đã đính kèm bên dưới bài viết, các bạn có thể tải về rồi cài đặt vào MT4
để sử dụng nhé. Còn phần hiệu chỉnh thông số trên indicator thì các bạn làm theo hướng dẫn bên
dưới nhé.

Phần Input các bạn điều chỉnh như hướng dẫn ở hình bên dưới:
Sau khi chọn xong thì chúng ta có thông số như hình bên dưới:
Phần màu sắc thì thì các cài đặt theo sở thích nhé. Sau khi cài đặt xong thì giao diên của biểu đồ
sẽ như sau:
Các bạn sẽ thấy hai dòng Bulls và Bears sẽ dịch chuyển liên tục theo nến hiện tại cho đến khi kết
thúc thì thôi. Cứ như là các bạn đang xem một cuộc đấu của phe bò và phe gấu vậy đó. Khá là
thú vị.

Các bạn có thể hiệu chỉnh số nến theo ý mình nhé. Chỉ báo sẽ tổng hợp volume trung bình của
những nến đó công lại. Còn cài đặt ở trên là dành cho nến hiện tại thôi đó nè.

Vận dụng giao dịch

Trên thực tế, chỉ báo này chỉ là một yếu tố hỗ trợ thêm cho chúng ta về niềm tin cũng như xác
suất hơn về tín hiệu giao dịch. Ngoài ra thông tin này cũng hữu dụng trong việc giao
dịch breakout.

Các bạn có thể sử dụng thông tin về volume của phe mua và bán ở thời điểm hiện tại và kết hợp
với tín hiệu hiệu giao dịch có được từ việc phân tích theo phương pháp bạn đang sử dụng. Nó sẽ
tăng khả năng thắng cho lệnh giao dịch. Nhất là những anh em nào giao dịch breakout.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-the-hien-khoi-luong-giao-dich-cua-phe-mua-va-phe-ban-thoi-diem-
hien-tai-cua-thi-truong.37016/
Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
TỔNG HỢP CÁC CHỈ BÁO CHẤT
LƯỢNG NHẤT

TẬP 6
Giới thiệu:

Khi nhắc đến việc giao dịch hẳn là chúng ta không thể không nhắc đến Phân tích Kỹ thuật
(bên cạnh các trường phái phân tích khác như Phân tích Cơ bản, Phân tích Liên thị trường,
Phân tích Cảm tính Thị trường..), và trong Phân tích Kỹ thuật thì có một thành phần
dường như là không thể thiếu: đó chính là các chỉ báo.

Vậy các trader sử dụng các chỉ báo cho mục đích gì? Nói ngắn gọn thì chúng giúp hỗ trợ
trader trong quá trình phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng và tìm kiếm các điểm vào
lệnh để nâng cao hiệu quả giao dịch.

Hiện tại có hàng ngàn chỉ báo khác nhau được sử dụng, và do số lượng chỉ báo phong phú
như vậy nên chúng cũng được phân ra theo nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:
Chỉ báo theo xu hướng (Trend indicator);
Chỉ báo dao động (Oscillator);
Chỉ báo động lượng (Momentum indicator);
Chỉ báo khối lượng (Volume indicator);

Mỗi loại chỉ báo sẽ có chức năng hỗ trợ xác định các yếu tố của biểu đồ giá tương tự với
nhóm phân loại của chúng.

Ngoài ra có một cách phân loại khác, đó là giữa các chỉ báo được cài đặt mặc định trên
các nền tảng (platform) giao dịch của giới trader (mặc dù với số lượng rất hạn chế, chỉ
khoảng vài chục chỉ báo) với các chỉ báo không được cài đặt mặc định hay còn gọi là chỉ
báo gắn từ bên ngoài/ chỉ báo tuỳ biến (custom indicator).

Và trong loạt ebook mới này, Traderviet sẽ gửi đến anh em trader những chỉ báo custom
được chọn lọc với những hướng dẫn chi tiết nhất về tính năng, cách thức - chiến thuật sử
dụng kèm các lưu ý cần thiết. Rất hy vọng nó sẽ giúp cho anh em trader tìm được chỉ báo
thực sự hữu ích cho mình, qua đó cải thiện được hiệu suất giao dịch.
Như đã nói, do số lượng chỉ báo là rất lớn, nên thời gian này mình chưa thể tổng hợp trọn
bộ chỉ trong một quyển duy nhất, thay vào đó là sẽ chia ra thành nhiều tập nhỏ. Sau khi
tập cuối cùng được xuất bản, Traderviet sẽ phát hành một tập tổng hợp với những phân
loại cụ thể và đầy đủ hơn.

Anh em nhớ đón theo dõi và ủng hộ nhé!


MỤC LỤC

Chỉ báo ADXm - Phiên bản đơn giản giúp trader nhận biết xu hướng và sức mạnh của xu hướng ........5
Indicator ADXm là gì? .................................................................................................................................. 5
Cài đặt indicator ADXm ............................................................................................................................... 6
Vận dụng giao dịch ...................................................................................................................................... 9
Chỉ báo Wedges - Chỉ báo giúp trader xác định mô hình nêm trên biểu đồ giá ................................... 10
Indicator Wedges là gì? ............................................................................................................................. 10
Cài đặt thông số Indicator ......................................................................................................................... 11
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 12
Pivot Point - Chỉ báo giúp trader xác định kháng cự hỗ trợ quan trọng trên biểu đồ giá ..................... 14
Pivot MT4 là gì? ........................................................................................................................................ 14
Cài đặt thông số Indicator ......................................................................................................................... 16
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 16
MTF_Bbands - Chỉ báo hiển thị Bollinger Bands đa khung thời gian .................................................. 18
Giao diện của Indicator ............................................................................................................................. 18
Cài đặt indicator ....................................................................................................................................... 19
Auto Fibo - Chỉ báo vẻ Fibonacci tự động cho anh em trader ............................................................. 21
Indicator Auto Fibo là gì?........................................................................................................................... 21
Cài đặt thông số Indiator ........................................................................................................................... 22
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 24
Gap Finder - Chỉ báo giúp trader nhận biết những khoảng trống giá xuất hiện trên biểu đồ ............... 26
Gap Finder là gì? ....................................................................................................................................... 26
Cài đặt thông số ........................................................................................................................................ 27
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 29
Chỉ báo ADXm - Phiên bản đơn giản giúp trader nhận biết xu
hướng và sức mạnh của xu hướng

ADX là một chỉ báo cũng khá nổi tiếng giang hồ giúp anh em trader không những nắm được xu
hướng mà còn biết được thông tin về sức mạnh của xu hướng đó. Hôm nay Thúy cũng chia sẻ
cho mọi người một indicator được code lại trên Mql5 về chỉ báo ADX này. Trước khi vào nội
dung chính thì mình xin nhắc lại một chút về chỉ báo ADX truyền thống nhé.

Chỉ số định hướng trung bình (Average Directional Index) hay còn được gọi tắt là Chỉ
báo ADX là một chỉ báo kỹ thuật rất toàn diện, được tính toán dựa trên mức trung bình động của
sự dao động giá trong một khoảng thời gian nhất định với mức mặc định là 14 ngày.

Chỉ báo ADX gồm các thành phần sau:


• Một đường ADX có giá trị dao động từ 0 đến 100, thường được dùng để đo lường sức
khỏe của xu hướng. Thông thường, một xu hướng được coi là mạnh nếu đường ADX nằm
trên ngưỡng 25.
• Hai đường Chỉ số chuyển động định hướng (Directional Movement Index) gồm (+DI) và
(–DI), thường được sử dụng để xác định xu hướng của thị trường. xu hướng tăng được
biểu thị khi đường +DI cắt lên hoặc nằm trên đường –DI. Ngược lại, xu hướng giảm được
biểu thị khi đường +DI cắt xuống hoặc nằm dưới đường –DI.
Nhưng trên đây là chỉ báo ADX truyền thống. Còn indicator được code lại - có tên là ADXm có
gì đặc biệt. Anh em theo dõi tiếp nội dung nhé.

Indicator ADXm là gì?

Trên thực tế ADXm được code lại dựa trên cơ sở của chỉ báo ADX nhưng có một vài sửa đổi nhỏ
giúp anh em trader tiện hơn trong việc theo dõi chỉ báo. Trong đó thay vì hiển thị đường DI +/-
thì ở phiên bản nâng cấp này nó hiển thị chênh lệch giữa hai đường này. ngoài ra đường nét đứt
trên chỉ báo là thể hiện mức 20-25% (tùy vào khung thời gian bạn lựa chọn giao dịch). Ngoài ra
đường ADX có màu xanh và màu vàng thể hiện sự thay đổi của sóng ADX, trong đó màu xanh là
tăng và màu vàng là giảm.
Như giao diện bên dưới:

Như các bạn thấy chỉ báo ADX của chúng ta gọn gàng và đơn giản hơn nhiều rồi phải không ạ?

Đối với việc vận dụng giao dịch thì chúng ta sử dụng indicator này giống như ADX truyền thống
trên MT4. Chỉ là cách biểu thị các đường trên chỉ báo ADX khác đi mà thôi.

Cài đặt indicator ADXm

File tải indicator mình đính kèm ở cuối bài. Các bạn tải về và cài vào MT4 để sử dụng thử nhé.
Còn phần cài đặt indicator các bạn làm theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình dưới:


Phần màu sắc các bạn thay đổi theo sở thích nhé. Nếu bạn nào cài mặc định như indicator thì hãy
để ý phần màu nền (background) một chút, nếu là màu trắng thì hơi khó nhìn chút xíu, các bạn
chỉ cần đổi lại màu nền biểu đồ hoặc đổi lại màu của indicator là được.
Phần Level các bạn cài đặt như hình bên dưới. Các bạn cũng có thể thêm vào các mức khác nếu
như chiến lược các bạn đòi hỏi như vậy nhé:

Sau khi cài đặt xong, biểu đồ của chúng ta sẽ có giao diện kèm indicator như hình bên dưới:
Vận dụng giao dịch

Như mình đã nói là phần vận dụng trong giao dịch không khác gì so với ADX thông thường. Các
bạn có thể tham khảo chiến lược giao dịch với chỉ báo ADX như ở bài viết bên dưới và sử dụng
thử indicator này vào trong giao dịch xem có giúp ích được gì thêm cho các bạn không nhé.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-adxm-phien-ban-don-gian-giup-trader-nhan-biet-xu-huong-va-suc-
manh-cua-xu-huong.36931/
Chỉ báo Wedges - Chỉ báo giúp trader xác định mô hình nêm trên
biểu đồ giá

Có rất nhiều mô hình giá được trader sử dụng trong giao dịch. Và mô hình nêm là một trong số
đó. Việc xác định mô hình nêm cũng không phải là việc gì quá khó khăn, nhưng đối với
nhiều trader, việc nhìn ra mô hình sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt được cơ hội giao dịch, cũng bởi
lẽ có quá nhiều mô hình giá, nên việc chúng ta bỏ lỡ sự xuất hiện của một vài mô hình cũng là
điều bình thường. Trước tiên, mình nhắc lại một chút về mô hình nêm cho những bạn nào chưa
nắm nhé.

Mô hình nêm - Wedges - là mô hình tam giác có đường kháng cự và hỗ trợ di chuyển hội tụ phía
bên phải của mô hình. Mô hình nêm là các mô hình đảo chiều. Chúng được hình thành bởi các
giai đoạn tích luỹ của giá, khi mà phe mua và phe bán tranh đấu quyết liệt để giành phần thắng.

Thời gian hình thành nêm thường là ngày, tháng hay thậm chí năm, và thời gian hình thành càng
lâu thì sức mạnh của cú phá vỡ càng cao (không liên quan tới xác suất thành công của mô hình).

Có mô hình nêm tăng và mô hình nêm giảm. Nêm tăng và nêm giảm là 2 loại mô hình cùng đặc
tính với nhau, chỉ khác là Nêm tăng là mô hình giảm giá, và nêm giảm là mô hình tăng giá.

Bài viết này mình xin chia sẻ indicator giúp anh em trader tự động xác định mô hình nêm trên
biểu đồ, có tên là Wedges. Vì việc xác định mô hình nêm cũng mang tính chất chủ quan, nên khi
sử dụng công cụ, nó sẽ giúp chúng ta hạn chế được việc đó. Hơn nữa indicator cũng giúp chúng
ta xác định sẵn mô hình trên biểu đồ. Khá tiện đúng không nào. Bây giờ chúng ta tìm hiểu chi tiết
hơn indicator này nhé.

Indicator Wedges là gì?

Như đã nói indicator này giúp anh em trader xác định được mô hình nêm trên biểu đồ một cách
tự động, ở mọi khung thời gian. rút ngắn thời gian và định vị mô hình cho chúng ta lên chiến
lucowj giao dịch. Giao diện indicator như hình bên dưới:
Như hình trên các bạn có thể thấy, đường màu xanh là mô hình nêm, đường màu vàng là
đường xu hướng, và đường gạch đứt là độ lệch chuẩn của đường xu hướng. Chúng ta có thể tập
trung vào mô hình nêm để xây dựng chiến lược giao dịch của mình nhé.

Cài đặt thông số Indicator

File tải indicator mình để ở cuối bài viết, mọi người tải về và cài vào MT4 sử dụng thử nhé. Phần
cài đặt các bạn làm theo hướng dẫn bên dưới.

Phần input cài đặt như hướng dẫn bên dưới:


Phần màu sắc các bạn có thể tùy chỉnh theo sở thích nhé. Sau khi cài đặt, biểu đồ của chúng ta sẽ
có giao diện như sau:

Vận dụng giao dịch

Mô hình nêm là mô hình khá phổ biến, cách thức giao dịch cũng khá đơn giản, dễ nhớ. Chúng ta
đợi giá phá vỡ mô hình và sau đó tham gia giao dịch.

Chúng ta có thể vào lệnh ngay khi có nến đóng cửa bên ngoài mô hình, tuy nhiên cách giao dịch
này khá rủi ro vì sẽ gặp trường hợp phá vỡ giả khỏi mô hình. Cách thứ hai đó là đợi giá thoát
khỏi mô hình và quay trở về retest, rồi sau đó mới vào lệnh. Cách này thì cẩn trọng hơn nhưng
nhiều khi chúng ta dễ bị bỏ lỡ cơ hội. Tùy phong cách của bạn mà lựa chọn cách giao dịch cho
phù hợp.

Khi giao dịch với mô hình nêm cần lưu ý bối cảnh thị trường, vì đây là mô hình đảo chiều nên
chúng ta cần xác định kỹ bối cảnh thị trường, tốt nhất nên áp dụng mô hình này ở những khung
thời gian lớn như H4, D1 trở lên.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-giup-trader-xac-dinh-mo-hinh-nem-tren-bieu-do-gia.38439/
Pivot Point - Chỉ báo giúp trader xác định kháng cự hỗ trợ quan
trọng trên biểu đồ giá

Pivot point là một trong những công cụ nổi tiếng được các trader trên thế giới và Việt Nam ưa
dùng. Bởi lẽ, sự tính toán các đỉnh đáy ngắn hạn của nó là khá chính xác và trader có thể tận
dụng Pivot để giao dịch theo xu hướng, day trade hoặc đánh scalping đều được. Tuy nhiên cũng
có nhiều trader sử dụng Pivot để xác định hỗ trợ kháng cự. Dù là cách nào đi nữa thì chúng ta
đều có thể thấy Pivot Point là một chỉ báo khá hữu dụng phải không nào?

Công cụ Pivot Point bao gồm đường trung tâm và 3 mức kháng cự và 3 mức hỗ trợ quanh giá
hiện tại:
• Đường trung tâm gọi là đường P (Pivot)
• 3 mức kháng cự chúng ta sẽ gọi là R1, R2 và R3.
• 3 mức hỗ trợ chúng ta sẽ gọi là S1, S2 và S3.
Trong bài viết ngày hôm nay mình xin chia sẻ indicator xác định các kháng cự trên biểu đồ giá
của các bạn. Indicator này có tên là Pivot MT4. Chúng ta tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Pivot MT4 là gì?

Về cơ bản, Pivot MT4 không khác gì Pivot point trong phần mềm giao dịch của chúng ta cả, tuy
nhiên thì công thức để tính ra các mức này sẽ khác nhau, và như các bạn cũng biết, công thức
khác nhau sẽ dẫn tới ngưỡng kháng cự hỗ trợ khác nhau.

Dưới đây là công thức tính cho indicator này:


• R 3 = High + 2*(Pivot - Low)
• R 2 = Pivot + (R1 - S1)
• R 1 = 2 * Pivot - Low
• Pivot Point = ( High + Close + Low )/3
• S 1 = 2 * Pivot - High
• S 2 = Pivot - (R1 - S1)
• S 3 = Low - 2*(High - Pivot)
Và dưới đây là giao diện của indicator sau khi đã được cài vào MT4:
Như các bạn thấy ở hình trên, màu xanh là kháng cự (R), màu đỏ là hỗ trợ (S), màu cam
là Pivot Point. Chúng ta có thể sử dụng những ngưỡng kháng cự hỗ trợ này để phục vụ cho việc
phân tích và giao dịch nhé.

Cài đặt thông số Indicator

File tải indicator mình đính kèm ở cuối bài viết, các bạn tải về và cài đặt vào MT4 và sử dụng
nhé.

Indicator này chúng ta không cần cài đặt mà có thể cài vào phần mềm và sử dụng luôn. Chúng ta
có thể thay đổi màu sắc của các đường kháng cự và hỗ trợ theo ý thích cá nhân.

Vận dụng giao dịch

Bản thân mỗi ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên Pivot Point chúng ta đều có thể giao dịch tại đó. Vậy
cho nên cái quan trọng đó chính là thời điểm chúng ta vào lệnh. Khi sử dụng Pivot để giao dịch
chúng ta nên lựa chọn những thời điểm giá biến động mạnh như Phiên Âu và phiên Mỹ để giao
dịch, vì phiên Á thường biến động ít hơn, nên cơ hội chúng ta kiếm lợi nhuận cũng sẽ ít hơn.
Chúng ta cần động lượng để giá có thể tìm đến những mức khác thì mới có khả năng có lợi
nhuận.

Đường P màu cam là đường thể hiện sự cân bằng giữa lực bán và lực mua, nên giá chạy về phía
nào, sẽ thể hiện áp lực mua bán. Nó không chính xác 100% những chí ít là chúng ta tránh được
những tín hiệu giao dịch không tốt.

Mỗi khi giá nằm trên đường P chúng ta có thể canh mua lên tại mỗi mức R trên Pivot Point. Có
thể đặt Stoploss theo tín hiệu giao dịch hoặc theo mỗi mức R. Đương nhiên là có nhiều cách áp
dụng Pivot point trong giao dịch Và đây cũng là một indicator hữu dụng cho anh em trader đó
nhé.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-pivot-point-giup-trader-xac-dinh-khang-cu-ho-tro-trong-trading-theo-
cong-thuc-khac.37575/
MTF_Bbands - Chỉ báo hiển thị Bollinger Bands đa khung thời
gian

Chỉ báo Bollinger Bands là chỉ báo nổi tiếng trong giới chúng ta rồi nên chắc mình cũng không
cần giới thiệu nhiều cho anh em trader nhỉ.

Bollinger Bands là một chỉ báo đa năng và có thể nói đây là chỉ báo rất hữu dụng. Bởi vì cùng
một lúc nó có thể cung cấp thông tin cho trader về sự biến động giá của thị trường, xu hướng và
khả năng đảo chiều tiềm năng. Ngoài ra Bollinger Bands cũng có vai trò là những ngưỡng hỗ
trợ kháng cự động cho anh em trader.

Bài viết hôm nay mình xin chia sẻ cho anh em trader một indicator mà nó sẽ hiển thị Bollinger
Bands ở các khung thời gian khác nhau trên cùng một biểu đồ giá mà bạn đang giao dịch. Công
cụ này sẽ rất tiện cho trader trong việc xác định các ngưỡng hỗ trợ kháng cự động quan trọng ở
những khung thời gian cao hơn.

Giao diện của Indicator

Các bạn xem hình bên dưới để biết được cách thức mà indicator này hiện thị Bollinger Bands của
các khung thời gian như thế nào:
Như các bạn thấy, chỉ báo hiển thị Bollinger Bands của khung thời gian H1 và D1 trên biểu đồ
cặp EURUSD khung thời gian M15. Như vậy rất tiện cho bạn nào giao dịch đa khung thời gian
hoặc xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ động trên khung thời gian cao hơn bằng Bollinger Bands.

Như biểu đồ trên thị đường màu đỏ là đường band giữa, màu tím là đường band trên và dưới. H1,
và D1 là khung thời gian được chọn để hiện thị BB. Các bạn muốn hiển thị khung thời gian nào
thì có thể click vào thư mục các khung thời gian phía bên trái biểu đồ là được. Sử dụng rất đơn
giản đúng không nào?

Và dưới đây là biểu đồ hiện thị indicator này mà mình thử cài vào MT4 trên máy mình. Xác nhận
là indicator vẫn hoạt động tốt đó nhé anh em:

Cài đặt indicator

Các bạn cài đặt như hình bên dưới là được. Lưu ý, màu của các đường band các bạn tùy ý thay
đổi được nhé. không nhất thiết phải giữ màu y chang như cài đặt trong hình.
Tải chỉ báo tại đây:
https://traderviet.com/t/chi-bao-hien-thi-bollinger-bands-da-khung-thoi-gian-giup-trader-xac-dinh-khang-
cu-ho-tro-dong.35781/
Auto Fibo - Chỉ báo vẻ Fibonacci tự động cho anh em trader

Fibonacci là một trong những công cụ rất phổ biến mà nhiều trader sử dụng, kể cả trader sử dụng
chỉ báo kỹ thuật hay sử dụng price action trong giao dịch. Fibonacci là công cụ dễ sử dụng và
hữu dụng trong việc tìm điểm hồi đệp để tham gia giao dịch.

Nhắc lại một chút về Fibonacci một chút, coi như review kiến thức đi nhé mọi người.

Fibonacci là 1 hệ thống các tỉ lệ sinh ra từ dãy số Fibonacci, lấy theo tên của người phát minh là
nhà toán học người Italia.

Dãy số Fibonacci là 1 dãy số bắt đầu bằng 0,1 và số sau bằng tổng 2 số trước:
0,1,2,3,5,8,13,21,34,....

Dãy số này có 1 tính chất đặc biệt là cứ lấy số trước chia cho số nhỏ hơn liền kề sẽ dẫn đến một
kết quả gần như nhau: 5/3 ~ 8/5 ~ 13/8 ~...~ 89/55 ~ 1.618

Và con số 1.618 được xem là tỉ lệ vàng. Từ con số 1.618 này, giới khoa học đã "đẻ" ra 1 loạt các
tỉ lệ như: 0.618, 0.382, 0.236, 2.618, 4.236,.... Và trong trading người ta cho rằng biểu đồ giá
cũng sẽ có những thời điểm tuân theo quy luật như vậy.

Thường khi chúng ta dung Fibo thì sẽ cần phải vẽ Fibo để giao dịch. Cũng giống như trendline,
việc vẽ Fibo cũng màn tính chủ quan khá cao. Nếu chúng ta dùng Fibo một cách tùy ý thì cũng
không có kết quả giao dịch tốt được.

Bài viết này mình xin chia sẻ cho các bạn một indicator có thể tự động vẽ Fibonacci giúp anh
em trader, và nó có tên là "Auto Fibo". Nghe thú vị chứ ạ! Chúng ta tìm hiểu kĩ hơn nhé.

Indicator Auto Fibo là gì?

Như mình đã nói, Auto Fibo là indicator tự động vẽ fibo dựa trên đỉnh đáy từ thị trường.
Indicator này giúp chúng ta tránh được việc vẽ Fibo theo thiên hướng cá nhân. từ đó giúp chúng
ta giao dịch khách quan hơn, tín hiệu cũng chuẩn hơn.
Giao diện sau khi cài indicator như hình bên dưới:

Như hình các bạn thấy không phải là mình tự động vẽ đâu nè, là công cụ vẽ đó nhé. Như các bạn
thấy, rất hữu ích đúng không ạ? Nếu như Fibo được vẽ tự động như vậy, thì nó cũng hoạt động
không khác gì một bộ lọc giúp chúng ta loại bỏ những tín hiệu nhiễu.

Cài đặt thông số Indiator

Cách cài đặt Indicator này cũng giống như mọi indicator khác. Mình để file cài đặt bên dưới bài
viết, các bạn tải về và cài đặt vào MT4 rồi sử dụng nhé. Còn phần thông số các bạn cài như
hướng dẫn bên dưới giúp mình nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình bên dưới:
Phần màu sắc của Fibo thì các bạn cài đặt theo sở thích nhé. Sau khi cài đặt, các bạn sẽ có giao
diện như thế này:
Vận dụng giao dịch

Có rất nhiều cách giao dịch cùng với Fibo, có trader dùng trong giao dịch thuận xu hướng, cũng
có trader giao dịch thuận xu hướng. Cũng có nhiều trader sử dụng Fibo như một công cụ hỗ
trợ thêm cho chiến lược giao dịch. Không quản dung như thế nào, Fibo vẫn có điểm hữu dụng
của riêng nó.

Trong đó Fibo được dùng để tìm điểm hồi đẹp để đi theo xu hướng là cách thức phổ biến. Trong
đó trader có thể xác định xu hướng, xác định xung lượng, kháng cự hỗ trợ rồi sau đó tìm điểm
vào lệnh trong cú hồi về các mức trên Fibo để giao dịch. Trong đó các mức như 38.2, 50, 61.8
được chú ý hơn cả.
Tuy nhiên nếu các bạn có cách giao dịch khác với Fibo thì chúng ta nên dùng theo cách của mình
nhé. Dùng thêm indicator này để hỗ trợ thêm cho việc giao dịch thôi nè.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-tu-dong-ve-fibonacci-cho-anh-em-trader-tien-qua-tien.36650/
Gap Finder - Chỉ báo giúp trader nhận biết những khoảng trống
giá xuất hiện trên biểu đồ

Gap là một khoảng trống của giá trên biểu đồ trong đó giá mở cửa của cặp tiền tệ cao hoặc thấp
hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, tạo ra khoảng trống mà không có giao dịch nào
diễn ra tại đó. Gap thường xảy ra khi có một tin tức hoặc một sự kiện khiến đa số
các trader thuộc phe mua hoặc phe bán tham gia thị trường và gây nên khoảng trống giá (Gap).
Sự chuyển giao qua tuần mới cũng có thể gây ra khoảng trông giá trong thị trường forex. Tùy
thuộc vào loại gap, mà thị trường sẽ có những phản ứng khác nhau.

Khoảng trống giá (Gap) đại diện cho khoảng giá mà thị trường không giao dịch. Vì lý do này mà
Gap thu hút các trader vào giao dịch và không có gì đáng ngạc nhiên khi có nhiều chiến lược giao
dịch về Gap. Nhiều trader cũng sử dụng Gap như ngưỡng kháng cự hỗ trợ trong giao dịch.

Nếu đã có nhiều trader quan tâm đến Gap thì nay mình xin chia sẻ một indicator tự động tìm và
đánh dấu các khoảng gap trên biểu đồ giao dịch của bạn. Indicator này có tên là "Gap Finder".

Gap Finder là gì?

Đúng như cái tên của nó, Gap Finder là một indicator giúp chúng ta tìm những khoảng trống giá
trên biểu đồ. Trong đó nó sẽ xác định cho chúng ta đó là gap tăng hay gap giảm, gap có ẩn hay
không.

Các bạn xem giao diện bên dưới:


Các bạn nhìn vào hình trên, trong đó màu xanh là gap tăng, màu đỏ là gap giảm.

Indicator này sẽ có thông báo mỗi khi gap xuất hiện, nó giúp trader nhận biết các khoảng gap trên
biểu đồ một cách dễ dàng hơn, nhanh hơn. Trước khi đi vào phần vận dụng indicator này trong
giao dịch, thì chúng ta xem qua phần cài đặt thông số trước nhé.

Cài đặt thông số

Mình để file tải indicator ở cuối bài viết. Các bạn vào tải về và cài đặt vào MT4 để sử dụng nhé.

Cài đặt phần input như hình bên dưới:


Phần màu sắc các bạn cài đặt như bên dưới, tuy nhiên phần màu sắc các bạn có thể chỉnh sửa
theo ý mình được nhé:

Sau khi cài đặt xong, kể cả phần thông báo khi có gap, sẽ có giao diện như sau:
Vận dụng giao dịch

Thông thường gap được sử dụng như những ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Khi khoảng gap hình
thành, giá thường quay trở về retest lại.

Như hình trên các bạn có thế thấy, phần đánh dấu hình chữ nhật màu đỏ. Ở phần đầu hình chữ
nhật xuất hiện 4 khoảng gap cũng một vùng giá. Hơn nữa đây cũng là ngưỡng kháng cự nến bạn
có thể chờ giá hồi về vùng này và tìm tín hiệu bán xuống.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng cách thức này để áp dụng vào giao dịch. Ngoài ra bạn có thể tham
khảo chiến lược giao dịch cới khoảng Gap mà mình đã viết trước đó, kết hợp với sự hỗ trợ của
indicator này sẽ tốt hơn.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-gap-finder-giup-trader-nhan-biet-nhung-khoang-trong-gia-xuat-hien-
tren-bieu-do-giao-dich.36081/
Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
TỔNG HỢP CÁC CHỈ BÁO CHẤT
LƯỢNG NHẤT

TẬP 7
Giới thiệu:

Khi nhắc đến việc giao dịch hẳn là chúng ta không thể không nhắc đến Phân tích Kỹ thuật
(bên cạnh các trường phái phân tích khác như Phân tích Cơ bản, Phân tích Liên thị trường,
Phân tích Cảm tính Thị trường..), và trong Phân tích Kỹ thuật thì có một thành phần
dường như là không thể thiếu: đó chính là các chỉ báo.

Vậy các trader sử dụng các chỉ báo cho mục đích gì? Nói ngắn gọn thì chúng giúp hỗ trợ
trader trong quá trình phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng và tìm kiếm các điểm vào
lệnh để nâng cao hiệu quả giao dịch.

Hiện tại có hàng ngàn chỉ báo khác nhau được sử dụng, và do số lượng chỉ báo phong phú
như vậy nên chúng cũng được phân ra theo nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:
Chỉ báo theo xu hướng (Trend indicator);
Chỉ báo dao động (Oscillator);
Chỉ báo động lượng (Momentum indicator);
Chỉ báo khối lượng (Volume indicator);

Mỗi loại chỉ báo sẽ có chức năng hỗ trợ xác định các yếu tố của biểu đồ giá tương tự với
nhóm phân loại của chúng.

Ngoài ra có một cách phân loại khác, đó là giữa các chỉ báo được cài đặt mặc định trên
các nền tảng (platform) giao dịch của giới trader (mặc dù với số lượng rất hạn chế, chỉ
khoảng vài chục chỉ báo) với các chỉ báo không được cài đặt mặc định hay còn gọi là chỉ
báo gắn từ bên ngoài/ chỉ báo tuỳ biến (custom indicator).

Và trong loạt ebook mới này, Traderviet sẽ gửi đến anh em trader những chỉ báo custom
được chọn lọc với những hướng dẫn chi tiết nhất về tính năng, cách thức - chiến thuật sử
dụng kèm các lưu ý cần thiết. Rất hy vọng nó sẽ giúp cho anh em trader tìm được chỉ báo
thực sự hữu ích cho mình, qua đó cải thiện được hiệu suất giao dịch.
Như đã nói, do số lượng chỉ báo là rất lớn, nên thời gian này mình chưa thể tổng hợp trọn
bộ chỉ trong một quyển duy nhất, thay vào đó là sẽ chia ra thành nhiều tập nhỏ. Sau khi
tập cuối cùng được xuất bản, Traderviet sẽ phát hành một tập tổng hợp với những phân
loại cụ thể và đầy đủ hơn.

Anh em nhớ đón theo dõi và ủng hộ nhé!


MỤC LỤC

Trend Indicator - Chỉ báo giúp phát hiện sớm xu hướng thị trường .....................................................5
Trend Indicator là gì? .................................................................................................................................. 5
Cài đặt thông số cho Indicator ..................................................................................................................... 7
Vận dụng giao dịch ...................................................................................................................................... 9
Slope Direction - Chỉ báo giúp anh em trader theo dõi được xu hướng của tất cả các khung thời gian
trên MT4 .......................................................................................................................................... 11
Slope Direction là gì .................................................................................................................................. 11
Cài đặt indicator ....................................................................................................................................... 12
Vận dụng giao dịch ................................................................................................................................... 14
Elliott_wave_Oscillator - Chỉ báo giúp trader đếm sóng Elliott .......................................................... 15
Indicator đếm sóng Elliot là gì? .................................................................................................................. 16
Cài đặt thông số cho indicator ................................................................................................................... 17
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 19
ForexCandlestickPatterns - Chỉ báo giúp trader phát hiện nhanh các mô hình nến trên biểu đồ .......... 20
Tại sao trader thường sử dụng mô hình nến trong giao dịch? ..................................................................... 20
ForexCandlestickPatterns là gì? ................................................................................................................. 20
Cài đặt thông số ........................................................................................................................................ 21
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 22
Signal Candles - Chỉ báo giúp lọc ra các tín hiệu mô hình nến pinbar chất lượng ................................ 24
Indicator Signal Candles là gì?.................................................................................................................... 24
Cài đặt thông số indicator ......................................................................................................................... 26
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 27
Divergence MACD - Chỉ báo tự động vẽ và thông báo tín hiệu phân kỳ trên MACD ............................ 30
Divergence MACD là gì? ............................................................................................................................ 30
Cài đặt thông số ........................................................................................................................................ 31
Vận dụng giao dịch .................................................................................................................................... 32
Trend Indicator - Chỉ báo giúp phát hiện sớm xu hướng thị
trường

Giao dịch theo xu hướng là cách thức giao dịch được nhiều trader lựa chọn để giao dịch. Vì nhiều
lý do khác nhau nhưng chủ yếu việc giao dịch theo xu hướng sẽ giúp cho trader đi theo được con
sóng lớn của thị trường, tăng tỷ lệ RR, và an toàn hơn việc giao dịch ngược xu hướng.

Có nhiều trader giao dịch thuận theo xu hướng bằng cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật để xác
định xu hướng và giao dịch như sử dụng chỉ báo MA (trong đó MA 200 được sử dụng phổ biến),
MACD,... Hoặc trader cũng có thể xác định xu hướng dựa vào hành động giá (Price action).

Có nhiều cách để giao dịch theo xu hướng như giao dịch pullback hay breakout. Trong đó giao
dịch pull back là chúng ta sẽ đợi giá điều chỉnh đến một vùng giá nhất định rồi vào lệnh giao
dịch. Giao dịch breakout là chờ cho giá phá vỡ một vùng quan trọng nào đó rồi mới tham gia
giao dịch. Dù bằng cách nào đi nữa thì lệnh giao dịch của trader cũng thuận theo xu hướng chính.

Trong bài viết này mình xin chia sẻ indicator giúp anh em trader xác định được xu hướng hiện tại
của thị trường. Gọi là Trend Indicator - chỉ báo xác định xu hướng.

Trend Indicator là gì?

Trend Indicator là một chỉ báo giúp trader xác định xu hướng ngắn hạn của thị trường. Chính xác
là nó giúp chúng ta xác định được những điểm xoay chiều, đổi hướng của thị trường. Chỉ báo này
hiển thị những chấm xanh hồng. Trong đó chấm xanh xuất hiện là thể hiện của xu hướng tăng và
ngược lại, chấm hồng xuất hiện là thể hiện của xu hướng giảm.

Các bạn nhìn vào giao diện của indicator:


Đây là một indicator không có gì quá đặc biệt nhưng nó lại khá hữu ích với các anh em giao dịch
thuận xu hướng. Chúng ta có thể dựa vào sự hình thành những chấm xanh đỏ này để xác định xu
hướng của thị trường hoặc xác định vùng giá chúng ta có thể tham gia giao dịch.

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng tín hiệu này để nhận biết sự đảo chiều của thị trường đối với
một xu hướng đã đi quá lâu hoặc quá nhanh và mạnh trong thời gian ngắn. Như biểu đồ bên
dưới:
Chấm xanh bên trái biểu đồ bắt đầu cho một xu hướng tăng mạnh mà không có sự điều chỉnh
đáng kể nào. Khi chấm đỏ xuất hiện, đó chính là tín hiệu người bán tham gia thị trường, và sau
đó thị trưởng đảo chiều khá nhanh.

Cài đặt thông số cho Indicator

File tải indicator mình để ở cuối bài viết, các bạn tải file về và cài đặt trên MT4 sử dụng thử nhé.
Các bạn cài đặt indicator theo hướng dẫn bên dưới.

Phần input các bạn cài đặt như hình bên dưới:
Phần màu sắc (Color) các bạn cài đặt như hình bên dưới. Phần này các bạn có thể điều chỉnh màu
sắc theo ý mình nhé:

Sau khi cài đặt, giao diện biểu đồ của các bạn sẽ như sau:
Như các bạn thấy, chấm hồng xuất hiện hầu như giá sau đó sẽ giảm, và chấm xanh xuất hiện là
những đợt giá tăng. Và chúng ta sẽ vận dụng đặc điểm này trong giao dịch theo xu hướng nhé.

Vận dụng giao dịch

Như mình đã nói ở trên thì có nhiều cách để giao dịch theo xu hướng, đó là pullback
hoặc breakout. Nhưng hầu như trader giao dịch theo pullback là nhiều. Vậy cho nên chúng ta có
thể dựa vào indicator này để tìm những vùng giá sẽ thuận theo xu hướng chính để giao dịch.
Chúng ta xác định những ngưỡng kháng cự trong xu hướng giảm, và sau đó tìm những vùng giá
hồi về kháng cự và thực hiện bán ra khi có chấm hồng thể hiện bắt đầu xu hướng giảm.

Các bạn có thể giao dịch theo cách mà bạn quen sử dụng rồi nhé. Dùng thêm indicator là để thêm
phần nào sự hỗ trợ cho chúng ta trong phân tích và giao dịch thôi nè.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-giup-anh-em-trader-phat-hien-som-xu-huong-thi-truong.36524/
Slope Direction - Chỉ báo giúp anh em trader theo dõi được xu
hướng của tất cả các khung thời gian trên MT4

Xu hướng có lẽ là yếu tố mà rất nhiều trader quan tâm trong giao dịch. Việc xác định Xu
hướng là bước quan trọng trong phân tích. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trader bối rối khi phân
tích Xu hướng, bởi vì thị trường luôn có sự thay đổi Xu hướng và nó diễn ra ngẫu nhiên. Có
những Xu hướng vừa mới hình thành đã bị phá vỡ, có những Xu hướng lại rất bền vững, có
những Xu hướng mất rất nhiều thời gian mới đảo chiều,...

Có nhiều cách để xác định một Xu hướng như bạn có thể dùng sự hình thành đỉnh đáy, hoặc có
thể dùng chỉ báo kĩ thuật để xác định.

Có rất nhiều cách để giao dịch theo Xu hướng như giao dịch pullback, breakout, hoặc giao dịch
theo mô hình nến, mô hình giá, hoặc có thể sử dụng chỉ báo kỹ thuật. Sở dĩ nhiều trader giao dịch
theo Xu hướng là vì khả năng có được lợi nhuận cao hơn, tỷ lệ RR cũng sẽ cao và hơn nữa việc
quản lý giao dịch cũng sẽ thuận lợi hơn. Và một điều quan trọng nữa đó là sẽ có tâm lý an toàn
khi giao dịch theo Xu hướng.

Trong bài viết hôm nay, mình xin giới thiệu cho anh em trader một indicator giúp chúng ta xác
định Xu hướng hiện tại trên mọi khung thời gian trên MT4, đó là indicator - Slope
Direction. Indicator này sẽ hiển thị sẵn xu hướng cho chúng ta. Tiện quá phải không nào. Bây giờ
sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Slope Direction là gì

Indicator Slope Direction là công cụ hiển thị các xu hướng của tất ả các khung thời gian trên
MT4. Tức là bạn sẽ biết được xu hướng hiện tại trên khung thời gian từ lớn xuống thấp đang
có xu hướng như thế nào, thông qua màu của mũi tên trên công cụ. Cụ thể như hình bên dưới:
Như các bạn thấy ở hình trên, mũi tên màu xanh hướng lên thể hiện xu hướng tăng, còn mũi tên
màu đỏ hướng xuống thể hiện xu hướng giảm. Nhìn qua chúng ta đã có thể nắm được xu
hướng trên các khung thời gian khác như thế nào rồi đúng không ạ. Công cụ này sẽ rất hữu ích
với các anh em trader giao dịch theo xu hướng, ngược xu hướng và trader giao dịch đa khung
thời gian.

Cài đặt indicator

File để cài đặt mình để ở cuối bài viết. Anh em vào tải về và cài đặt vào MT4 sử dụng thử nhé.

Đối với indicator này, các bạn chỉ cần cài vào MT4 và không phải chỉnh sửa gì nhé. Phần input
nó được cài đặt như sau:
Sau khi bấm OK thì biểu đồ của chúng ta sẽ có giao diện như sau:

Như các bạn thấy ở hình trên, các mũi tên xanh đỏ thể hiện xu hướng ở những khung thời gian
khác. Mình cũng đã thử di chuyển qua những khung thời gian khác và thấy rằng công xụ xác
nhận xu hướng khá chính xác.

Nếu bạn nào rành về EA thì có thể click vào link bài viết gốc để xem code của công cụ này nhé.

Vận dụng giao dịch

Việc phân tích xu hướng chỉ là bước đầu của một chiến lược giao dịch. Biết được xu hướng của
khung thời gian khác sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý giao dịch của mình. Và công
cụ này cũng giúp ích cho anh em trader giao dịch đa khung thời gian.

Ví dụ như bạn đang sell trên H4, và khi nhìn thấy D1, W1 cũng đang trong xu hướng giảm thì
bạn có thể tự tin hơn trong việc giữ lệnh, bạn cũng có thể lên D1 để xác định ngưỡng hỗ trợ trên
đó để chuẩn bị trước kịch bản giá có thể có sự điều chỉnh.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-giup-anh-em-trader-theo-doi-duoc-xu-huong-cua-tat-ca-cac-khung-thoi-
gian-tren-mt4.36795/
Elliott_wave_Oscillator - Chỉ báo giúp trader đếm sóng Elliott

Sóng Elliott - Một trường phái nổi tiếng trong trading. Cách giao dịch dựa vào sóng Elliott là
cách thức phổ biến mà rất nhiều trader sử dụng. Cũng có rất nhiều đầu sách nói về sóng Elliott và
hiện tại Traderviet cũng có bán sách viết về chủ đề này.

Theo nguyên lý sóng Elliott thì một xu hướng được chia thành 2 pha, pha dịch chuyển theo xu
hướng chính (Motivate Phase) và pha điều chỉnh (Corrective Phase). Trong đó pha dịch chuyển
theo xu hướng chính gồm 5 sóng và pha điều chỉnh gồm 3 sóng.

Ví dụ trong một xu hướng tăng đầy đủ bao gồm:


• Pha tăng, gồm 5 sóng đầu tiên gọi là sóng đẩy (impulse waves) trong đó sóng 1-3-5 là
sóng tăng và 2-4 là sóng giảm.
• Pha điều chỉnh gồm 3 sóng cuối được gọi là sóng điều chỉnh (corective waves) trong đó
sóng A-C là sóng giảm, B là sóng tăng.
Các bạn xem hình bên dưới để nắm rõ hơn:
Nguyên tắc để đếm sóng Elliott bao gồm:
• Quy tắc số 1: Sóng 3 KHÔNG BAO GIỜ là sóng đẩy ngắn nhất.
• Quy tắc số 2: Sóng 2 KHÔNG BAO GIỜ vượt quá khỏi điểm bắt đầu của sóng 1.
• Quy tắc số 3: Đáy của sóng 4 KHÔNG BAO GIỜ vượt qua đỉnh của sóng 1.
Như hình bên dưới:

Nhìn lý thuyết thì có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế thì sóng Elliott phức tạp hơn chúng ta tưởng
rất nhiều. Đặc biệt là chúng ta dễ bị nhầm lẫn trong việc đếm sóng cũng như là tín hiệu từ sóng
Elliot cũng bị nhiễu khá nhiều.

Trong bài viết hôm nay, mình xin chia sẻ cho các bạn một indicator giúp các bạn đếm sóng
Elliott. Như vậy sẽ phần nào hạn chế được sự chủ quan trong việc đếm sóng của chúng ta. Cu thể
như thế nào chúng ta vào nội dung chính nhé.

Indicator đếm sóng Elliot là gì?


Indicator đếm sóng Elliott là một dạng chỉ báo dao động, trong đó chỉ báo này sẽ nhận biết sự
thay đổi xu hướng của giá và từ đó giúp chúng ta đếm sóng Elliott theo nguyên tắc như trên.

Đây là giao diện của chỉ báo:

Như các bạn thấy trên hình ảnh, phần indicator hiện ra cho chúng ta 5 bước sóng của pha tăng,
trong đó 1-3-5 là sóng tăng. 2-4 là sóng giảm. Nó được đánh dấu từ 1 đến 5 tương ứng với các
đoạn sóng trên biểu đồ. Rất tiện cho chúng ta đúng không ạ?

Nhờ vào sự hỗ trợ của indicator, chúng ta cũng sẽ đếm sóng Elliott bớt đi phần chủ quan và tiết
kiệm thời gian, công sức cho chúng ta hơn.

Cài đặt thông số cho indicator

Phần file tải về để cài đặt vào MT4 mình để ở bên dưới nhé mọi người. Các bạn tải về và sử dụng
thử. Mọi người cài đặt indicator như hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình dưới:

Phần Level các bạn chỉ cần thêm mức 0 vào là được. Như hình bên dưới:

Hầu như những thông số trong indicator này các bạn đều có thể tùy chỉnh nhé.Phần màu sắc là
phần thể hiện sự thay đổi của xu hướng. Các bạn có thể đổi màu tùy theo sở thích cá nhân.
Vận dụng giao dịch

Những bạn nào biết cách phân tích và giao dịch với sóng Elliott rồi thì có phần đơn giản, chúng
ta chỉ cần cài indicator vào rồi sau đó áp dụng cách giao dịch mà chúng ta vẫn dùng là được.

Đối với sóng Elliott, chúng ta có thể tham gia giao dịch khi giá phá vỡ sóng 1. Tức là chúng ta
giao dịch ở con sóng 3, con sóng dài nhất. Điểm mà chúng ta vào lệnh là đường gạch đen trên
biểu đồ.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/chia-se-indicator-giup-trader-dem-song-elliot.36295/
ForexCandlestickPatterns - Chỉ báo giúp trader phát hiện nhanh
các mô hình nến trên biểu đồ

Có rất nhiều mô hình nến trong trading mà không chỉ các price action trader áp dụng vào trong
việc phân tích cũng như giao dịch. Các trader sử dụng chỉ báo kỹ thuật cũng có sử dụng đến
những tín hiệu price action để giao dịch, đặc biệt là mô hình nến.

Các mô hình nến phổ biến trong trading như: pinbar, doji, hammer, hanging man, spinning
stop,... Các bạn có thể đọc thêm ở Lớp học mô hình nến nhật trên traderviet nhé.

Tại sao trader thường sử dụng mô hình nến trong giao dịch?

Những mô hình nến này, nếu đứng độc lập thì chúng không có quá nhiều ý nghĩa, nhưng khi
chúng xuất hiện đúng những vùng giá quan trọng thì lại trở thành tìn hiệu giao dịch của trader.
Mỗi mô hình nến đều mang trong nó áp lực mua bán riêng, và nó thể hiện tâm lý của nhà đầu tư
trong giao dịch tại thời điểm hình thành cây nến. Bên cạnh đó, một vài tín hiệu mô hình nến cũng
giúp trader phân tích và đánh giá được thì trường.

Hơn nữa, mô hình nến là tín hiệu đơn giản, dễ nhận biết nên được nhiều trader sử dụng dụng
chúng. Nhưng chúng có một nhược điểm. Vì đó là một tín hiệu đơn lẻ nên chúng xuất hiện rất
nhiều và lặp đi lặp lại trên biểu đồ của chúng ta. trader cần nhận biết và sàng lọc chúng lại trước
khi quyết định chọn tín hiệu nào để tham gia giao dịch.

Ở trong bài viết này mình xin chia sẻ một indicator giúp các anh em trader nhận biết được các mô
hìn nến này trên biểu đồ giao dịch một cách nhanh hơn. Đó là indicator ForexCandlestickPatterns
- Là công cụ đánh dấu mô hình nến.

ForexCandlestickPatterns là gì?

ForexCandlestickPatterns là một indicator hiển thị các chấm nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau
trên biểu đồ giao dịch. Mỗi màu sẽ là một mô hình nến khác nhau được cài đặt sẵn.

Giao diện của indicator như hình bên dưới:


Như các bạn thấy ở hình trên mỗi chấm màu là đại diện cho một mô hình nến, Ví dụ như màu
xanh là nến Marubuzu, màu hồng là nến spinning stop.

Cài đặt thông số

Mình để file tải về indicator ở cuối bài. các bạn cài vào MT4 và test thử nhé. Phần thông số cài
đặt như hướng dẫn bên dưới.

Phần input cài đặt như hình dưới:


Vận dụng giao dịch

Mô hình nến được giao dịch theo rất nhiều cách thức khác nhau. Nhưng trong price action có một
cách thức giao dịch khá phổ biến với anh em trader chúng ta. Đó là tìm mô hình nến xuất hiện ở
những vùng giá quan trọng như các ngưỡng hỗ trợ kháng cự mạnh và tham gia giao dịch ở đó.

Các bạn có thể đánh dấu trên biểu đồ của mình những vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng, rồi sau
đó indicator sẽ thể hiện cho chúng ta biết mô hình nào xuất hiện ở vùng này, rồi sau đó chúng ta
có thể tham gia giao dịch.
Như các bạn cũng thấy, nến marubuzu đồng thời đó cũng là mấu hình nến bullish engulfing.
Chúng xuất hiện đúng ngay ngưỡng hỗ trợ trước đó. Nên mấu hình nến này chính là tín hiệu để
chúng ta tham gia mua vào. Bạn có thể mua ngay khi cây nên đóng cửa hoặc chờ mua phía trên
giá cao nhất của nến.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-giup-trader-phat-hien-cac-mo-hinh-nen-tren-bieu-do-giao-dich.36412/
Signal Candles - Chỉ báo giúp lọc ra các tín hiệu mô hình nến
pinbar chất lượng

Bài viết trước mình có viết về indicator xác định các mô hình nến đơn lẻ như: pinbar, hammer,
doji,... Tín hiệu đó là các chấm màu sắc xuất hiện trên biểu đồ. Tuy nhiên indicator này hoạt
động không được tốt lắm. Mặc dù có thông báo từ MT4, nhưng các chấm màu không xuất hiện
nên nó chưa thực sự hữu ích với anh em trader cho lắm.

Vậy nên hôm này mình xin chia sẻ thêm một indicator nữa, cũng dùng để xác định mô hình nến
đơn lẻ cho anh em trader. Indicator này mình đã test thử và vẫn xài được bình thường mọi người
nhé.

Tuy nhiên mình cần nói rõ hơn một chút đó là, indicator này chủ yếu là xác định mô hình
nến pinbar, bởi vì phần cài đặt thông số, chúng ta được phép hiệu chỉnh phần đuôi nến sao cho
hợp lý là được.

Nhắc lại một chút về mô hình nến trong trading. Các mô hình nến là những tín hiệu giao dịch
được nhiều trader sử dụng trong giao dịch, đặc biệt là pinbar. pinbar là mô hình nến thể hiện áp
lực mua bán từ thị trường.

Có nhiều cách để vào lệnh với mô hình nến như vào lệnh ngay khi mô hình hình thành hoặc đặt
buy/sell stop phía trên giá cao nhất/thấp nhất của nến tín hiệu.

Và dưới đây là indicator giúp trader phát hiện mô hình nến pinbar (hoặc các mô hình khác tùy
vào sự hiệu chỉnh bóng nến của các bạn) có tên là: "Signal Candles".

Indicator Signal Candles là gì?

Như mình đã nói ở trên, Indicator Signal Candles là một chỉ báo giúp trader nhận biết những mô
hình nến trên biểu đồ. Nó giúp các bạn lọc ra các tiêu chí về mô hình nến như kích thước, tỷ lệ
bóng nến, hướng bóng nến,.... Và trên biểu đồ sẽ xuất hiện các mũi tên đánh dấu vị trí mô hình
xuất hiện. Mũi tên đỏ là tín hiệu giảm, mũi tên màu xanh là tín hiệu tăng giá.
Trong phạm vi bài viết này, indicator này sẽ giúp chúng ta phát hiện mô hình nến pinbar và bạn
sẽ nhận được thông báo trên MT4 nếu như có mô hình nến xuất hiện.

Giao diện của indicator như hình bên dưới:

Như các bạn thấy ở hình trên, mũi tên xuất hiện trên biểu đồ chính là nến pinbar. Trong đó mũi
tên màu đỏ là nến pinbar có đuôi nến trên dài, mũi tên màu xanh là nến pinbar có đuôi nến dưới
dài.
Indicator này sẽ giúp chúng ta lọc ra những nến pinbar có đuôi dài, và tập trung vào những tín
hiệu này để lên kế hoạch giao dịch.

Cài đặt thông số indicator

Các bạn tải file cài đặt ở cuối bài viết vào trong MT4 để sử dụng thử nhé. Phần cài đặt, các bạn
làm theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình dưới:

Phần màu sắc các bạn chỉnh sửa theo sở thích cá nhân nhé.

Sau khi cài đặt, biểu đồ sẽ có giao diện như thế này:
Vận dụng giao dịch

Pinbar là nến thể hiện tín hiệu mua bán. Tùy vào cách thức giao dịch của các bạn mà vận dụng
nến Pinbar để giao dịch như thế nào. Tuy nhiên đối với các trader price action thường họ sẽ phân
tích xu hướng, xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Sau đó chờ đợi mô hình nến xuất hiện tại
những ngưỡng kháng cự hỗ trợ đó và giao dịch.
Như biểu đồ bên dưới:
Tải chỉ báo tại đây:
https://traderviet.com/t/indicator-giup-trader-loc-tin-hieu-mo-hinh-nen-pinbar-chat-luong.36564/
Divergence MACD - Chỉ báo tự động vẽ và thông báo tín hiệu
phân kỳ trên MACD

Hôm nay mình tiếp tục chia sẻ thêm cho anh em trader một indicator khác cũng liên quan đến
MACD. Mặc dù mình viết cũng kha khá bài về MACD, nhưng không sao, miễn có ích cho anh
em là được nè, phải không ạ?

Chỉ báo kỹ thuật MACD cũng là một trong những chỉ báo phổ biến, được nhiều trader sử dụng.
MACD có thể dùng để các định xu hướng, giao dịch phân kỳ, kết hợp với chỉ báo hoặc tín hiệu
giao dịch khác để hình thành chiến lược giao dịch. Trong đó phân kỳ là tín hiệu giao dịch rất phổ
biến, rất nhiều anh em trader sử dụng và có sự hiểu biết nhất định về nó.

Trong bài viết này mình xin giới thiệu cho anh em trader indicator giúp trader xác định sự phân
kỳ trên MACD. Đặc biệt là indicator này sẽ thông báo tự động khi có tín hiệu phân kỳ và đồng
thời có thêm một tiện ích nhỏ đi kèm nữa đó là chúng ta có thể tùy chọn ngôn ngữ thể. Khá hữu
ích đúng không nào. Hi vọng indicator này phần nào hỗ trợ được mọi người trong lúc giao dịch
nhé. Tên Indicator này là: Divergence MACD. Chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về chỉ báo này nhé.

Divergence MACD là gì?

Divergence MACD là một chỉ báo kỹ thuật được xây dựng dựa trên nền tảng tiêu chuẩn của chỉ
báo MACD, giúp trader phát hiện nhanh những vùng giá trên biểu đồ có tín hiệu phân kỳ. Và như
đã nói ở trên, khi cài lên MT4, indicator sẽ tự thông báo cho chúng ta nếu có tín hiệu phân kỳ và
có thể tùy chọn ngôn ngữ.

Trên biểu đồ của các bạn, chỉ báo này sẽ tự động đánh dấu các vùng giá có phân kỳ, kể cả phân
kỳ ẩn và phân kỳ thường. Như hình bên dưới:
Như các bạn thấy, ở hình trên, những đường gạch đứt là phân kỳ ẩn, gạch liền là phân kỳ thường.
Có thể nói chỉ báo này là bộ lọc hữu dụng cho chúng ta khi giao dịch với tín hiệu phân kỳ trên
MACD.

Cài đặt thông số

File cài đặt mình để ở cuối bài viết. Các bạn cài đặt trong MT4 và sử dụng nhé. Hướng dẫn cài
đặt các bạn xem hướng dẫn bên dưới nhé.

Phần input các bạn cài đặt như hình dưới:


Phần màu sắc thì các bạn cài đặt theo sở thích nhé. Sau khi cài đặt thì biểu đồ của chúng ta sẽ có
giao diện như sau:

Vận dụng giao dịch

Có nhiều cách giao dịch với tín hiệu phân kỳ trên MACD như giao dịch đảo chiều hoặc tiếp diễn.
Ví dụ như bạn có thể sử dụng phân kỳ ẩn để giao dịch tiếp diễn và sử dụng phân kỳ thường để
giao dịch đảo chiều.

Tải chỉ báo tại đây:


https://traderviet.com/t/indicator-tu-dong-ve-va-thong-bao-tin-hieu-phan-ky-tren-macd.36704/
Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:

You might also like