You are on page 1of 94

Giới thiệu:

Trong thế giới chỉ báo vô cùng phong phú của mảng phân tích kỹ thuật thì Bollinger Bands
có thể được xem là một chỉ báo đa năng và phổ biến nhất nhì đối với trader.

Bollinger band vừa giúp trader có thể nhận diện xu hướng, vừa có thể quan sát động lượng
giá, vừa giúp xác định được các điểm cực đại/ hay các điểm đảo chiều. Do đó, không bất
ngờ khi mà Bollinger Bands lại được các trader tin dùng và nổi tiếng như vậy.

Số lượng phương pháp giao dịch liên quan đến Bollinger Bands cũng rất phong phú, nó
cũng rất dễ dàng kết hợp với những chỉ báo khác hoặc vào các chiến lược/ hệ thống nào đó.
Trong chuỗi ebook này, dự kiến sẽ có 3 phần, mình xin tổng hợp lại các bài viết hay về
Bollinger Bands và cách các trader dùng nó để kiếm lợi nhuận.

Nội dung chuỗi ebook này sẽ trải dài từ việc giải thích những điều cơ bản nhất về chỉ báo,
rồi đến cách thức tận dụng Bollinger Bands để giao dịch theo xu hướng, để phát hiện đảo
chiều, để giao dịch phá ngưỡng (breakout), để phân tích đa khung thời gian, và còn để kết
hợp với các công cụ mà anh em đang sử dụng.

Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu giá trị để anh em có thể tham khảo, nghiên cứu và tận
dụng triệt để sức mạnh của chỉ báo này!

Mời anh em cùng đọc!


MỤC LỤC

Dải băng Bollinger – Bollinger Bands là gì? .........................................................................................4


Bollinger Bands - Dải băng Bollinger ............................................................................................................. 4
Bật lại từ dải băng – Bollinger Bounce .......................................................................................................... 4
Dải băng co bóp – Bollinger Squeeze ............................................................................................................ 5

Phương pháp giao dịch hiệu quả khi Bollinger Bands thắt nút cổ chai .................................................7
CÁCH NÀO ĐỂ TRADE THẮT NÚT CỔ CHAI HIỆU QUẢ ? .................................................................................. 8
LỜI KẾT CHO PHƯƠNG PHÁP NÀY .............................................................................................................. 11

Làm sao để biết trước Bollinger Bands bung nút cổ chai theo hướng nào? ........................................ 12
GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG ..................................................................................................................... 12
BOLLINGER BANDS MÀ KẾT HỢP VỚI FIBONACCI THÌ SỨC MẠNH KINH KHỦNG NHƯ THẾ NÀO? .................. 14

Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands ................................................ 18
BUY KHI NÀO? ........................................................................................................................................... 19
SELL KHI NÀO? .......................................................................................................................................... 25
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĂN DÀY, ĂN SÂU VÀ ĂN ĐẬM? ....................................................................................... 26
Dải băng Bollinger – Bollinger Bands là gì?

Có rất nhiều công cụ chỉ báo – indicators – được sử dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị
trường tài chính, và một trong số đó chính là Bollinger bands, vậy chỉ báo này là gì?

Bollinger Bands - Dải băng Bollinger


Bollinger Band – gọi tắt là BB – là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger và
được sử dụng để đo lường biến động của thị trường.

Cơ bản, công cụ này cho chúng ta biết liệu thị trường đang ở trong tình trạng im ắng hay đang
biến động. Khi thị trường yên lặng, dải băng sẽ hẹp lại và khi thị trường sôi động, dải băng sẽ mở
rộng ra.

Chú ý vào ví dụ bên dưới, bạn sẽ thấy khi giá ít biến động, dải băng trên và băng dưới rất gần
nhau. Khi giá tăng mạnh, dải băng dãn ra xa.

Nếu bạn muốn tìm thông tin đầy đủ hơn về Bollinger Bands như công thức thì vào
trang www.bollingerbands.com nhé!

Bật lại từ dải băng – Bollinger Bounce


Một điều bạn cần biết về Bollinger Bands là giá thường có xu hướng quay trở lại vùng trung tâm
của dải băng. Đó chính là ý tưởng chủ đạo bên dưới của Bollinger Bounce – giao dịch với việc
bật lại từ dải băng trên hoặc dưới. Hãy xem ví dụ và đoán xem giá sẽ đi đâu tiếp theo.
Nếu bạn trả lời là “giảm” thì bạn đã đúng. Như bạn thấy, giá bật lại và giảm về vùng trung tâm
của dải băng.

Điều mà bạn vừa xem ở trên là cơ bản của việc bật lại từ dải băng Bollinger. Nguyên nhân của
việc bật lại này là bởi vì dải băng này đóng vai trò như những kháng cự và hỗ trợ động.

Bạn sử dụng khung thời gian càng lớn thì hỗ trợ và kháng cự từ dải băng càng mạnh. Nhiều
người giao dịch đã phát triển hệ thống giao dịch dựa trên yếu tố này. Hệ thống giao dịch này sử
dụng tốt nhất khi thị trường không có xu hướng và đang đi ngang.

Dải băng co bóp – Bollinger Squeeze


Khi dải băng này co lại với nhau, thường sau đó sẽ là một giai đoạn bùng nổ và giá thoát đi rất
nhanh.
Nếu cây nến bắt đầu thoát đi – break out – đỉnh trên của dải băng, thường giá sẽ tiếp tục đi lên
tiếp. Nếu giá phá đỉnh dưới của dải băng thì khả năng giá sẽ giảm tiếp.

Nhìn ví dụ bên trên, bạn có thể thấy dải băng bóp lại. Giá mới bắt đầu phá lên đỉnh trên của dải
băng. Bạn có thể dự đoán được là giá sẽ đi đâu không?

Nếu bạn trả lời là “tăng”, bạn lại đúng!

Đó là cơ bản của việc dải băng co bóp làm việc như thế nào.

Chiến thuật giao dịch này được dùng để giúp bạn bắt được sự biến động một cách nhanh chóng.

Có nhiều thứ nữa mà bạn có thể làm cùng với BB nhưng trên đây chính là 2 chiến thuật giao dịch
phổ biến nhất.
Phương pháp giao dịch hiệu quả khi Bollinger Bands thắt nút cổ
chai

Bollinger Bands là một công cụ tuyệt vời. Hàng triệu trader trên thế giới đều tin tưởng và sử
dụng nó như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống trading của họ. Tôi cũng là một trong
những trader rất ưa dùng Bollinger Bands (BBs) bởi vì tính hiệu quả và đa dụng của nó.

Cũng như các indicator kinh điển khác, BBs có rất nhiều tính năng hữu dụng. Một trong những
tính năng đó, tôi nghĩ là nó đặc thù và không một indicator nào có được, đó chính là hiện tượng
thắt nút cổ chai của Bollinger Bands.

Hiện tượng thắt nút cổ chai Bollinger Bands trở nên quá kinh điển và ai cũng biết rồi. Nhưng tôi
vẫn muốn nói sơ qua cho các trader mới hiểu rõ hơn.

Hiện tượng thắt nút cổ chai được chú ý nhiều hơn do có tính ứng dụng cao và đem lại hiệu quả
đáng kể đối với trader. Khi biên trên và biên dưới di chuyển gần lại với nhau làm cho
dải Bollinger Bands hẹp lại trông giống như cổ chai thì đó là dấu hiệu cảnh báo sắp có một sự
biến động giá mạnh trong tương lại gần sau thời gian sideways tích lũy trong cổ chai. Thông
thường sau khi bung ra khỏi cổ chai, giá sẽ báo vào biên trên hay biên dưới mà đi tiếp.
Chiến lược đơn giản đối với hiện tượng thắt nút cổ chai của BBs là đặt Buy stop và Sell stop ở
hai đầu biên trên và biên dưới của BBs. Khi giá bắt đầu bung, bất kể hướng nào cũng đều khớp
lệnh của bạn.

CÁCH NÀO ĐỂ TRADE THẮT NÚT CỔ CHAI HIỆU QUẢ ?

Trên chỉ là một chiến lược đơn giản để trader BBs. Tuy nhiên cần phải có kỹ thuật và tập trung
vào điểm vào lệnh thì mới có kết quả tốt.

Chúng ta nên vào lệnh ngay khi giá bung ra khỏi cổ chai và bắt đầu di chuyển.
Như hình ở trên, giá sideways trong cổ chai và hình thành cây nến số 1. Bạn có thể vào lệnh khi
có 1 cây nến chạm vào biên trên hoặc biên dưới của BBs.

Cụ thể, cây nến thứ 2 đã chạm vào biên trên của BBs. Vậy khi cây số 2 đóng cửa, ta có thể vào
lệnh, nhưng lực mua chưa mạnh lắm vì thân nến chưa cắt lên biên trên. Do đó, ta chờ cây tiếp
theo hình thành để xem thế nào. Quả thực cây số 3 tăng mạnh và cắt lên biên trên. Vậy tôi có hai
lựa chọn. Nếu tôi liều lĩnh 1 chút, tôi sẽ đặt lệnh Buy ngay khi cây số 2 đóng cửa. Lựa chọn thứ
hai, đặt lệnh Buy khi thấy cây thứ 3 tăng lên cắt qua biên trên BBs (không phải đợi đóng cửa).

Ở đây tôi chọn cách thứ nhất, vào lệnh Buy tại mức 1.36194 và đặt stoploss dưới đuôi cây nến
thứ 2. Bạn có thấy stoploss của tôi ngắn không. Đó là tại sao trade theo phương pháp bung nút cổ
chai cho chúng ta một tỷ lệ R : R rất tốt.

Bây giờ chúng ta sẽ sang một ví dụ khác. Lần này cổ chai sẽ dài hơn, giá sẽ sideways lâu hơn.
Lần này cây nến số 1 chạm biên trên. Theo như ví dụ trên thì sẽ vào lệnh Buy, vậy thì lệnh này sẽ
lỗ. Nhưng stoploss đặt ngắn, lỗ không bao nhiêu cả. Lỗ cũng như nước lọc, nó là một phần trong
cuộc sống. Chúng ta nên vui vẻ đón nhận. Setup thứ nhất đã lỗ 12 pips.

Tiếp tục theo dõi tiếp để tìm cơ hội. Cây nến thứ 3 hình thành và quét stoploss của chúng ta, tuy
nhiên lại cho chúng ta một cơ hội khác. Cây số 3 đã chạm biên dưới của BBs. Chúng ta sẽ đặt
lệnh Sell. Cây số 3 là cây nến dài, do đó chỉ đặt stoploss bằng 1 nửa cây nến (9 pips). Take profit
gấp 5 lần stoploss). Tỷ lệ R : R sẽ là 5 : 1. Ăn 45 pips, thua 12 pips, vậy là ăn ròng 33 pips chưa
tính commission.

Tiếp tục qua nút cổ chai thứ hai. Trường hợp này thì cây nến số 4 là cây đầu tiên chạm BBs.
Chúng ta không vào lệnh. Lý do rất đơn giản: nó đã đi hết lực bung cổ chai, không còn gì cho
chúng ta ăn nữa đâu. Thực tế nó có giảm thêm vài cây nữa, nhưng nó không đáp ứng đủ tỷ lệ R :
R thì tốt nhất đừng vào lệnh để tránh bị thua lỗ.
LỜI KẾT CHO PHƯƠNG PHÁP NÀY

Lời cuối tôi muốn gửi gắm đến các trader giao dịch theo phương pháp này là các bạn phải kiên
nhẫn chờ đợi và liên tục theo dõi khi có hiện tượng thắt nút cổ chai. Tránh những trường hợp như
cây nến số 4 nhé.

Giao dịch theo thắt nút cổ chai của BBs không phải là phương pháp chén thánh. Do
đó, trader cần phải có những chiến lược quản lý rủi ro và quản lý vốn phù hợp.
Làm sao để biết trước Bollinger Bands bung nút cổ chai theo
hướng nào?

Bollinger Bands bản thân nó là một indicator mang rất nhiều thông tin về chuyển động của giá và
điều kiện thị trường. Do đó sẽ có rất nhiều phương pháp dựa trên Bollinger Bands mà chúng ta
có thể sử dụng để vào lệnh. Gần đây, tôi đã chia sẻ với các bạn được một vài tuyệt chiêu giao
dịch Forex với Bollinger Bands. Các bạn cảm thấy như thế nào? Áp dụng có hiệu quả hay
không? Vui lòng chia sẻ những kinh nghiệm của mình để anh em cùng học hỏi nhé.

Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ một vài kỹ thuật giao dịch Bollinger Bands nữa. Có thể một số
anh em đã biết rồi, nhưng một số anh em khác thì chưa biết. Trong quá trình đọc bài viết, anh em
có những thắc mắc gì thì cứ mạnh dạn comment bên dưới, hoan nghênh những câu hỏi dù là cơ
bản nhất, ví dụ: bác ơi Bollinger Bands là gì ạ? hoặc em là con trai không thích màu đỏ, làm sao
để vẽ Bollinger màu hồng chẳng hạn, hoặc làm sao để in hình Ngọc Trinh lên chart (cái này tôi
thua, đừng hỏi nhé)...

Tôi sẽ trả lời. Tuy không có thời gian nhiều để trả lời cho các bạn, nhưng tôi sẽ cố gắng trả lời
hết những thắc mắc.

GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG

Một trong những đặc điểm nổi trội của BBs là khi thị trường dao động hẹp lại thì hai biên của nó
cũng sẽ tự động hẹp lại hình thành một cái nút cổ chai.
Như hình trên ta thấy, nút cổ chai đang hình thành, khi giá bung ra khỏi đó chắc chắn sẽ hình
thành một xu hướng mới. Nhưng quan trọng là hướng nào, lên hay xuống. Tất nhiên dựa vào
những kỹ thuật dưới đây, bạn có thể dễ dàng dự đoán được hướng breakout của BBs sắp sửa
bung nút cổ chai.

Trước tiên ta lùi về quá khứ một chút, tại nơi chưa có cổ chai.

Ở cây nến thứ 1 có một đuôi nến bên dưới rất dài. Điều này có nghĩa là có một lực bắt đáy (lực
đẩy của người mua đẩy giá lên) mạnh. Tức là giá muốn đi lên. Đây là tín hiệu thứ nhất. Bạn có
thể vào lệnh BUY ngay sau khi cây số 1 đóng cửa, nhưng đó chỉ mới có 1 tín hiệu, để cẩn thận
hơn, chúng ta nên chờ thêm tín hiệu mua vào khác.

Sau cây số 1, thị trường di chuyển chậm lại, hai biên dần hẹp lại hình thành một cái cổ chai. Cây
nến số 2 thò đuôi xuống biên dưới nhưng lại đóng cửa ở trên biên dưới. Lại một lần nữa có một
lực bắt đáy (lực mua) xuất hiện tại mức hỗ trợ mà cây số 1 tạo ra.

Nhưng tại sao giá vẫn chưa lên được? Đơn giản, vì có một lượng cung (người bán) lớn lơ lửng ở
trên, những người này là những người mua ở giá cao và chờ đợi giá hồi lên một chút để cắt bớt
lỗ. Một lượng cung khác là những người scalper mua tại cây nến số hai chờ lên một chút rồi chốt
lời ăn nóng. Do đó, chỉ cần lên 1 chút, giá sẽ chững lại do lực chốt lệnh.

Sau một vài cây nến như vậy thì lực bán sẽ không còn nữa. Do đó, chỉ cần một lực cầu nhỏ cũng
có thể đẩy giá đi lên. Đó là tín hiệu thứ hai.

Cây nến thứ 3 chính là tín hiệu xác nhận những gì tôi nhận định ở trên là chính xác, bây giờ thị
trường chỉ toàn lực mua (cầu lớn) làm đẩy giá. Khi cây nến số 3 đóng cửa, bạn có thể vào lệnh
BUY với xác suất ăn rất cao.

Đó là cách chúng ta phân tích đầy đủ một mẫu hình thắt nút cổ chai từ lúc nó chưa hình thành
đến lúc nó bung ra.

BOLLINGER BANDS MÀ KẾT HỢP VỚI FIBONACCI THÌ SỨC MẠNH KINH
KHỦNG NHƯ THẾ NÀO?

Món price action nói vầy cũng nhiều rồi, bây giờ chúng ta sang một món mới đó là kết hợp BBs
với Fibonacci (ghi tắc Fibo cho nhanh). Xem phương pháp này làm ăn ra sao nhé.
Xem bức tranh bên dưới rồi tiếp tục chém gió:
Cây nến số 1 rõ ràng là một tín hiệu đảo chiều (đuôi bên dưới dài thể hiện lực bắt đáy + nến rớt
ra ngoài biên dưới). Nhưng ta nên chờ một lực mua xác nhận từ cây nến số 2. Cây số hai cho ta
một lực mua rõ ràng, nên sau khi nó đóng cửa, ta có thể vào lệnh BUY.

Sau cây thứ 2 thì giá đi ngang một chút ta gọi là vùng thứ 3, nhưng bạn để ý thử, giá thò xuống
biên giữa 3 lần, nhưng lần nào cũng đóng cửa phía trên biên giữa. Tín hiệu này có nghĩa là gì?
Nghĩa là có một tín hiệu nữa từ lực đẩy giá đi lên (người mua nhiều). Đây là tín hiệu quan trọng
nhất trong những tín hiệu nãy giờ của chúng ta. Những trader thận trọng có thể BUY khi vùng số
3 kết thúc bằng một cây nến thứ 4 breakout. Tức là có 4 tín hiệu xác nhận lực mua. Như bạn đã
thấy kết quả.

Giá sẽ chạy đến cây nến thứ 5 và hồi lại. Vậy chúng ta SHORT SELL luôn cây nến số 5? Không
nên, không nên đánh ngược xu hướng, lực bán cũng không thể hiện mạnh mẽ. Tại đây bạn chốt
lời 1 phần thì được.
Giá đi xuống và test lại tại biên giữa. Thậm chí nó còn đi xuống dưới biên giữa, nhưng một hồi
cũng đi lên. Chẳng có tín hiệu gì là của lực bán mạnh, không nên SELL các bạn nhé. Nên nhớ xu
hướng tăng vẫn còn đó.

Tại đây hình thành cây nến thứ 6 -một cái đáy ngắn hạn. Bây giờ thì Fibonacci sẽ giúp chúng ta.
Tôi post lại tấm hình lúc nãy để dễ nhìn nhé.

Giá đi lên tới mức Fibonacci 100% rồi có 1 lực bán xuống mạnh mẽ. Như tôi nó lúc nãy, tại vùng
này có một lực cung lơ lửng chỉ chờ SELL xuống để chốt lời hoặc để cắt lệnh BUY ở cây số 5.
Nhưng ngay sau đó, cây số 7 lại tăng trở lại. Tín hiệu lực mua thứ nhất.

Cây nến số 8 tăng vượt qua khỏi mức Fibo 100% cho tín hiệu lực mua thứ hai.

Xu hướng cũ vẫn tiếp diễn đó là tín hiệu hỗ trợ thứ 3. Dựa vào 3 tín hiệu này ta vào lệnh BUY
thêm lần nữa.
Chúng ta kỳ vọng giá sẽ vượt qua mức 161.8%, nếu nó không vượt qua thì trend này đã yếu.
Nhưng nó đã đi lên tới mức 261.8% và tiếp tục vượt qua mức đó bằng một lực tăng ở cây nến số
11.

Đó là cách tôi vào hai lệnh BUY với những lập luận dựa trên chuyển động của nến và BBs.
Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger
Bands

Bollinger Bands là công cụ hiệu quả như thế nào chắc mọi người cũng biết rồi nên tôi sẽ không
giới thiệu lại nữa. Chúng ta sẽ đi vào chủ đề chính luôn, đó là thảo luận chiến lược dùng hai
đường Bollinger Bands để giao dịch.

Tất cả những gì chúng ta cần làm là thêm hai đường chỉ báo Bollinger Bands vào đồ thị giá.

+ Bollinger Bands thứ nhất ta để thông số mặc định (20,2,0), tham số deviations để là 2.

+ Bollinger Bands thứ hai ta để thông số (20,1,0), tham số deviations để là 1.

Trong bài viết này tôi gọi tắt Bollinger Bands (20,2,0) là BB2, còn Bollinger Bands (20,1,0)
là BB1 cho nhanh.

Sau khi thêm hai đường BB vào, đồ thị sẽ trông như thế này:
Hai đường biên bên ngoài là biên của BB2, còn hai đường biên bên trong là của BB1. Còn đường
ở giữa thì trong hệ thống tôi sắp trình bày dưới đây, chúng ta sẽ không dùng đến nó. Có thể
chúng ta chỉ sử dụng nó để làm tối đa lợi nhuận chứ nó không đóng vai trò tìm điểm vào lệnh hay
thoát lệnh. Vậy chỉ cần để ý đến các biên trên và dưới thôi nhé các bạn.

BUY KHI NÀO?

Để vào lệnh Buy, chúng ta phải chờ cho nến đóng cửa trên biên trên của BB1. Sau đó bạn kiểm
tra xem hai cây nến trước đó nó có đóng cửa dưới biên trên BB1 hay không. Nếu thỏa hai điều
kiện này thì BUY.

Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ về cặp USDJPY trên D1:


Như hình bên trên ta thấy cây nến số 3 đã đóng cửa trên biên trên BB1, cây số 2 và cây số 1 thì
đóng cửa ngay bên dưới biên BB1. Vậy có nghĩa là ta có thể vào lệnh BUY tại giá đóng cửa cây
số 3.

Stoploss sẽ được đặt tại đáy của cây số 3 vài pips. Takeprofit thì đặt cao gấp đôi Stoploss. Khi
giá chạy được một nữa takeprofit thì bạn dời stoploss về điểm vào lệnh để bảo vệ thành quả nhé.

Ví dụ nếu vào lệnh như hình trên, stoploss = 60, takeprofit = 120. Giá chạy được 60 pips thì ta
dời stoploss về điểm vào lệnh ban đầu.

Dưới đây là một ví dụ khác. Ta cũng vào lệnh tại cây số 3, chú ý cây số 2 và 1 phải đóng cửa
dưới biên BB1.
Thêm 1 ví dụ nữa:
Và 1 ví dụ nữa:
Thỉnh thoảng, cây số 3 không chỉ phá biên trên BB1 mà còn phá luôn biên trên của BB2. Thời
điểm này báo hiệu trend đang rất mạnh:
Lưu ý: nếu cây số 3 quá dài, thì chúng ta không nên đặt dưới đáy cây số 3 nữa, mà chỉ đặt sao
cho phù hợp với mức chịu đựng rủi ro của chúng ta thôi.

SELL KHI NÀO?

Tương tự như quy tắc vào lệnh BUY, chúng ta phải chờ cho đến khi cây số 3 đóng cửa dưới biên
dưới BB1, cây số 2 và cây số 1 thì đóng cửa trên biên dưới BB1 thì đặt lệnh SELL tại giá đóng
cửa cây số 3.

Stoploss và takeprofit tương tự như vậy.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĂN DÀY, ĂN SÂU VÀ ĂN ĐẬM?

Phương pháp này rất tốt khi bắt trend. Do đó, bạn phải lợi dụng xu hướng hiện tại để ăn dày, ăn
sâu và ăn đậm.

Đây là phương pháp:

Khi có một điểm vào lệnh tốt, bạn vào hai lệnh đặt cùng 1 stoploss (thay vì mỗi khi vào 1 lệnh 1
lot thì bây giờ vào 2 lệnh 0.5 lots).

Lệnh thứ nhất đặt takeprofit = 2 lần stoploss.

Lệnh thứ hai không đặt takeprofit.

Nếu lệnh thứ nhất chạm takeprofit, thì dời stoploss của lệnh thứ hai về hòa vốn và tiếp tục giữ
lệnh đi hết trend.

Trường hợp BUY

Bạn cứ giữ lệnh thứ hai đi hết trend, chỉ cần giá còn nằm trong hai biên trên BB1 và biên
trên BB2 hoặc trên Biên giữa.

Nếu giá cắt xuống và đóng cửa dưới biên trên BB1 (dành cho trader thận trọng) hoặc giá cắt
xuống dưới biên giữa (dành cho trader mạo hiểm) thì đóng lệnh thứ hai lại.

Trường hợp SELL

Bạn cứ giữ lệnh thứ hai đi hết trend giảm, chỉ cần giá còn nằm trong hai biên dưới BB1 và biên
dưới BB2 hoặc dưới Biên giữa.

Nếu giá cắt và đóng cửa trên biên dưới BB1 (dành cho trader thận trọng) hoặc giá cắt xuống và
đóng cửa trên biên giữa (dành cho trader mạo hiểm) thì đóng lệnh thứ hai lại.

Đó là cách chúng ta ăn dày, ăn sâu, ăn đậm và ăn hết trend. Phương này ăn tiền ở chỗ đó, chứ
không phải trăm trận trăm thắng.

Trên đây là một trong những chiến lược hiệu quả dành cho các trader thích Bollinger Bands. Hy
vọng có thể giúp ích cho các bạn.

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
Giới thiệu:
Trong thế giới chỉ báo vô cùng phong phú của mảng phân tích kỹ thuật thì Bollinger Bands
có thể được xem là một chỉ báo đa năng và phổ biến nhất nhì đối với trader.

Bollinger band vừa giúp trader có thể nhận diện xu hướng, vừa có thể quan sát động lượng
giá, vừa giúp xác định được các điểm cực đại/ hay các điểm đảo chiều. Do đó, không bất
ngờ khi mà Bollinger Bands lại được các trader tin dùng và nổi tiếng như vậy.

Số lượng phương pháp giao dịch liên quan đến Bollinger Bands cũng rất phong phú, nó
cũng rất dễ dàng kết hợp với những chỉ báo khác hoặc vào các chiến lược/ hệ thống nào đó.
Trong chuỗi ebook này, dự kiến sẽ có 3 phần, mình xin tổng hợp lại các bài viết hay về
Bollinger Bands và cách các trader dùng nó để kiếm lợi nhuận.

Nội dung chuỗi ebook này sẽ trải dài từ việc giải thích những điều cơ bản nhất về chỉ báo,
rồi đến cách thức tận dụng Bollinger Bands để giao dịch theo xu hướng, để phát hiện đảo
chiều, để giao dịch phá ngưỡng (breakout), để phân tích đa khung thời gian, và còn để kết
hợp với các công cụ mà anh em đang sử dụng.

Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu giá trị để anh em có thể tham khảo, nghiên cứu và tận
dụng triệt để sức mạnh của chỉ báo này!

Mời anh em cùng đọc!


MỤC LỤC

Phương pháp giao dịch đảo chiều và phát hiện tín hiệu đảo chiều giả bằng Bollinger Bands ...............4
SẼ CÓ NHỮNG TÍN HIỆU ĐẢO GIẢ CHỨ LÀM GÌ DỄ ĂN VẬY ĐƯỢC !............................................................... 9
VẬY LÀM SAO ĐỂ BIẾT TÍN HIỆU TRÊN LÀ TÍN HIỆU ĐẢO CHIỀU GIẢ ? .......................................................... 10

Áp dụng bộ lọc RSI vào phương pháp Double Bollinger Bands ........................................................... 13
RSI QUẢ THỰC LÀ MỘT INDICATOR CHỈ BÁO QUÁ MUA - QUÁ BÁN NGON ................................................. 13
BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ LÀM GÌ ? .......................................................................................................... 15
BÂY GIỜ RỐT CUỘC LÀ SAO, CHỜ ĐỢI NÃY GIỜ RỒI? .................................................................................. 16

Mảnh ghép cuối cùng cho một chiến lược Double Bollinger Bands hiệu quả ...................................... 19
PHẦN TRƯỚC CHƯA NÓI ĐẾN BIÊN GIỮA CỦA BOLLINGER BANDS, BÂY GIỜ SẼ NÓI .................................... 19
CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN VÀO LỆNH KHÔNG?............................................................................ 22

Chiến lược giao dịch đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ với Bollinger Bands..................................... 27
Phương pháp giao dịch đảo chiều và phát hiện tín hiệu đảo chiều
giả bằng Bollinger Bands

Bollinger Bands không chỉ là một chỉ báo xu hướng tốt mà còn là một indicator cho tín hiệu đảo
chiều tuyệt vời. Và bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về sức mạnh đó của Bollinger Bands, về phương
pháp giao dịch đảo chiều và cách phát hiện tín hiệu đảo chiều giả bằng Bollinger Bands.

Anh em nào nếu thuần thục về các chiêu thức của Bollinger Bands thì quả thực chỉ cần sử dụng
mỗi nó và price action là có thể kiếm được tiền. Không cần phải đao to búa lớn như sóng Elliott,
Harmonic, Ichimoku đâu các bạn. Hãy luôn luôn giữ bản thân mình thật đơn giản, càng đơn giản
càng tốt.

Vào chủ đề chính thôi. Nếu xét theo cách giao dịch Bollinger Bands thì thường 1 tín hiệu đảo
chiều mà được gọi là đẹp sẽ được hình thành khi có cây nến nào đó vượt ra khỏi biên trên / biên
dưới của BBs và cây nến tiếp theo sẽ là cây nến khác màu và quay đầu ngược lại (cây nến đó là
cây nến xác nhận). Chúng ta nhìn ví dụ dưới đây:
Các bạn có thấy cây nến số 1 không? Nó nằm hoàn toàn ở bên ngoài biên dưới BBs, nó còn là
một cây pinbar nữa (tín hiệu số 1). Cây số 2 là một cây nến tăng, thân của nó bao trùm toàn bộ
thân cây số 1 (tín hiệu số 2). Hai cây nến này tạo thành một thế nến đảo chiều khá quen thuộc gọi
là Bullish Engulfing (tạm dịch: thế nến bao trùm tăng, thôi tốt nhất đừng dịch).
Một thế nến Engulfing như vậy mà nằm ngoài biên của BBs thì đó là một tín hiệu đảo chiều rất
rất mạnh. Và ngày lúc này, chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất là đặt lệnh BUY và gom tiền
từ thị trường bỏ vào túi.

Tiếp tục ví dụ thứ hai:

Một cây pinbar đuôi dài vươn ra ngoài biên trên BBs. Tiếp đó một cây nến lại có một cây nến
tăng bao trùm toàn bộ thân cây pinbar. Hình thành một thế nến engulfing giảm. Đặt lệnh SELL
và gom tiền.

Tiếp tục 1 ví dụ nữa:


Lần này tôi không giải thích nữa, các bạn tự đánh giá và rút ra bài học cho mình thử xem nhé.

Chúng ta có một thế nến nữa, cũng khá hiệu quả và dùng được cho phương pháp đảo chiều với
BBs.

Thế nến như vầy người ta gọi là Dark Cloud Cover (mây đen bao phủ gì đó). Và dĩ nhiên nó phải
nằm ngoài biên BBs thì ta mới vào lệnh SELL.

Tôi khuyến nghị mọi người nên nghiên cứu thêm các mẫu hình nến có khả năng đảo chiều cao và
kết hợp với BBs để đạt hiệu quả cao nhất.

SẼ CÓ NHỮNG TÍN HIỆU ĐẢO GIẢ CHỨ LÀM GÌ DỄ ĂN VẬY


ĐƯỢC !

Chắc chắn sẽ có bạn đọc hết phần trên và bắt đầu ngẫm nghĩ. Tôi cũng nghĩ giống các bạn. Sẽ có
lúc thị trường sẽ cho ta những tín hiệu đảo chiều giả, sau tín hiệu đó giá lại đi tiếp và chúng ta lỗ.
Vậy làm sao để phát hiệu ra nó.

Tín hiệu giả luôn luôn có mặt khắp mọi nơi, không chỉ ở thị trường mà còn trong cuộc sống này
nữa. Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì everywhere. Tín hiệu giả nhiều khi còn nhiều hơn là tín
hiệu thật. Do đó, điều đâu tiên là bạn phải có tư duy chấp nhận và đón nhận nó.

Nhưng tin mừng cho bạn là tín hiệu thật thường dễ phát hiện hơn, bởi vì giá lúc này mang một
lực mạnh hơn và khả năng đảo chiều cao hơn.

Đây là một tín hiệu đảo chiều giả. Chỉ sau vài cây nến giảm, giá lại đi lên một cách mạnh mẽ.
VẬY LÀM SAO ĐỂ BIẾT TÍN HIỆU TRÊN LÀ TÍN HIỆU ĐẢO
CHIỀU GIẢ ?

1. Thứ nhất, xu hướng đang đi rất mạnh, không có dấu hiệu gì là yếu đi cả. Nếu nó mạnh như vậy
thì khi giá giảm nhẹ là những lúc ta vào lệnh BUY chứ không phải đi SELL.

2. Thứ hai, mặc dù cây nến số 1 và số 2 cũng có những tính chất đảo chiều: vượt ra biên trên của
BBs, cũng có đuôi trên thể hiện lực bán xuống, cũng giống giống mẫu hình nến Dark Cloud
Cover nhưng không được xem là tín hiệu đảo chiều bởi vì:
+ Cây số 2 không đủ lớn, nến giảm quá yếu so với xu hướng. Lực bán không mạnh.

+ Đuôi trên cây số 2 quá ngắn, chứng tỏ lực SELL từ đỉnh cũng không mạnh, không thể thắng
được xu hướng hiện tại.

Còn vấn đề nào nữa nhỉ? Đó là chưa xét đến tình hình kinh tế, điều kiện thị trường, v.v...

Tôi sẽ cho bạn một bức tranh để bạn phân biệt đâu là hàng chính hãng, đâu là hàng Quảng Châu
với cả F1.

Hai tín hiệu đầu tiên là giả thì các bạn biết rồi, không nói lại nữa. Vậy còn tín hiệu thứ 3 thì sao,
nó là tín hiệu đảo chiều mạnh, nhưng vấn đề nằm ở chỗ nó sinh ra sai thời điểm nên nó sẽ không
có tác dụng mấy. Hiện tại, xu hướng tăng đang rất mạnh và ngoài cây pinbar ở tín hiệu thứ 3 ra
thì cũng không còn dấu hiệu nào cho thấy trend bị yếu đi cả.
Tuy nhiên, ở tại tín hiệu thứ 3 bạn vẫn có thể vào lệnh SELL nhưng ăn ngắn thôi vì không
thuận xu hướng chính.

Bây giờ tới ví dụ tiếp theo:

Số 3,4 và 6 tại sao lại là tín hiệu giả, các bạn trả lời thử xem nhé. Comment bên dưới để mọi
người cùng thảo luận.

Các bạn có thấy biên giữa BBs làm việc rất tốt không, nhất là ở số 8,9 và 10. Giá đều test biên
giữa rồi cho tín hiệu của lực bán xuống. Ta có thể SELL tại các mức đó rất dễ dàng.

Bài viết hôm nay đơn giản là như thế thôi. Dĩ nhiên Bollinger Bands còn rất nhiều chiêu khác,
khi nào nhớ ra tôi lại chia sẻ tiếp với anh em. Hy vọng bài viết giúp ích được cho các anh
em trader.
Áp dụng bộ lọc RSI vào phương pháp Double Bollinger Bands

Trong những nhiều bài viết, tôi có dẫn dắt các bạn luân phiên hai công cụ chủ lực RSI
và Bollinger Bands. Tất nhiên là ý nghĩa riêng của nó. Thật may mắn là anh em đều đồng hành
với tôi xuyên suốt các bài viết về RSI và Bollinger Bands.

Hôm nay, chúng ta sẽ xâu chuỗi lại toàn bộ những kiến thức mà ta đã thảo luận để ra một
bộ system đầy đủ bao gồm Bollinger Bands + RSI + chuyển động của giá.

Nhưng trước tiên, tôi muốn lược lại một công dụng nữa RSI hay thường bị bỏ qua.

RSI QUẢ THỰC LÀ MỘT INDICATOR CHỈ BÁO QUÁ MUA - QUÁ
BÁN NGON

Thêm RSI vào đồ thị Daily và đặt thông số là 9. Với Daily thì giá đi hơi chậm nên để 9 thôi, thay
vì để mặc định là 14.
Chúng ta sẽ có 3 đường: 30, 50 và 70.

Mức 50 mạnh mẽ như thế nào thì tôi đã có bài viết riêng về nó. Anh em có thể xem lại ở link bên
trên.

Bây giờ tôi nói 1 chút về hai mức còn lại.

Thị trường được xem là quá mua khi RSI nằm trên mức 70, hoặc trên mức 50 và dưới mức 70
một chút (vùng màu xanh tô đậm).

Hoặc thị trường được xem là quá bán khi RSI vưới mức 30 hoạc dưới 50 và trên mức 30 một
chút (vùng màu đỏ tô đậm).
BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY ĐỂ LÀM GÌ ?

Nó là một sự xác nhận tốt cho những điểm vào lệnh của chúng ta. Đa phần chúng ta thường rất
vội vã, có tín hiệu là vào lệnh ngay mà không chờ được 1 tín hiệu xác nhận, càng nhiều tín hiệu
xác nhận thì bạn càng chắc ăn.

Tuy nhiên nếu nhiều tín hiệu xác nhận quá thì giá đã đi mất, cơ hội cũng đi mất rồi. Do đó, khái
niệm đủ là một cái gì đó nó mang tính ước chừng và phụ thuộc vào bản thân trader. Người ta đề
cao kinh nghiệm và kỹ năng cũng vì lý do như vậy.

Các vùng quá mua, quá bán sẽ giúp cho bạn có thêm một tín hiệu xác nhận hiệu quả nữa. Và
cùng với các chuyển động giá, mẫu hình nến + Bollinger Bands, chúng ta sẽ có một sức mạnh
thật sự.

BÂY GIỜ RỐT CUỘC LÀ SAO, CHỜ ĐỢI NÃY GIỜ RỒI?

Chúng ta sẽ dùng các mức quá mua quá bán này để đo xem lực tăng / giảm của giá mạnh như
vậy, liệu có đi hết chưa, liệu có còn tăng / giảm được nữa hay không?

Các vùng quá mua, quá bán của RSI sẽ thực hiện vai trò đó.

Cụ thể, khi RSI tăng vượt qua 70, thì thị trường quá mua, hay nói cách khác, khả năng cao lực
mua đã gần hết, giá tăng nóng và khả năng chỉnh lại khá cao.

Khi RSI giảm quá 30 thì thị trường quá bán, hay nói cách khác, lực bán đã gần hết, giá giảm
nhiều vả khả năng hồi lại khá cao.
Chúng ta chờ một tín hiệu tăng của giá, nhưng nếu giá tăng quá nhiều dẫn đến RSI quá mua, thì setup đó
bạn nên cẩn thận, hoặc có thể không vào lệnh.

Ví dụ trong hình, Ba cây nến 1,2,3 đều thỏa điều kiện của phương Double Bollinger Bands. Tuy
nhiên bạn xem tiếp RSI, thấy rằng cây số 3 là cây vào lệnh, RSI vẫn tăng và nằm dưới 70, cho
thấy lực tăng ổn định và chưa đi hết đà. Setup này khá là ngon. Nếu trong trường hợp này, RSI
vụt lên 80 thậm chí là 90 thì khuyên bạn không nên vào nữa vì rất có thể sẽ bị dính đảo chiều.

Tôi sẽ cho bạn thêm một ví dụ nữa, lần này là với khung H4 cặp USDJPY
Khung h4 cũng như khung Daily, bạn cũng áp dụng đúng kỹ thuật như vậy, tín hiệu vào lệnh rất
đẹp, cây nến thứ 3 nhìn có vẻ tăng rất nóng, nếu không có RSI, chúng ta sẽ nghĩ cây số 3 tăng
vậy là hết lực rồi, làm sao có thể tăng được nữa.

Nhưng nhìn vào RSI thì mới thấy rằng, thị trường chưa rơi vào trạng thái quá mua, giá vẫn chưa
tăng quá nóng, lực đi lên khả năng vẫn có thể tiếp tục. Và đó chính là bộ lọc tốt nhất cho hệ
thống Double Bollinger Bands của chúng ta.

Dĩ nhiên, phía trên chỉ là một cách kết hợp giữa RSI và Bollinger Bands. Anh em có thể kết hợp
toàn bộ 8 bài viết của tôi để sáng tạo ra những phương pháp khác phù hợp với anh em.
Mảnh ghép cuối cùng cho một chiến lược Double Bollinger Bands
hiệu quả

Trước tiên vào chủ đề chính tôi muốn hỏi thăm anh em, chúng ta sử dụng phương pháp này như
thế nào rồi? Có thấy tốt không? Gặp những vấn đề nào? Tôi nghĩ là sẽ có những vấn đề gặp phải
khi sử dụng hai đường Bollinger Bands để giao dịch. Do đó, tôi sẽ chia sẻ tiếp những kiến thức
và kinh nghiệm liên quan đến phương pháp này để cho mọi người có thể cải thiện và tăng được
khả năng thành công khi giao dịch.

Quay trở lại Phương pháp double hai đường Bollinger Bands (20,2) và Bollinger Bands (20,1),
ưu thế quan trọng nhất của phương pháp này là sự nhất quán trong tín hiệu giao dịch, tức là có tín
hiệu là cứ giao dịch không cần phải suy luận, suy tính hay suy nghĩ gì cả.

Cụ thể, (tôi đang nhắc lại) để vào lệnh, các bạn chỉ cần chờ 1 cây nến đóng cửa bên ngoài biên
trên / dưới của BB1 và hai cây nến trước đó vẫn đóng cửa bên trong. Đơn giản chỉ có vậy thôi,
đến đứa trẻ 7 tuổi các bạn chỉ nó nó vẫn hiểu.

Cũng như các phương pháp khác, phương này đôi lúc cũng sẽ khiến bạn thua lỗ. Thua lỗ là một
phần tất yếu của cuộc sống. Đừng ghê sợ nó. Nhiệm vụ của chúng ta là cố gắng để nó nhỏ nhất
có thể. Vậy làm sao để đạt được nhiệm vụ đó trong phương pháp này. Xin mời tiếp tục nghiên
cứu những vấn đề sau đây.

PHẦN TRƯỚC CHƯA NÓI ĐẾN BIÊN GIỮA CỦA BOLLINGER


BANDS, BÂY GIỜ SẼ NÓI

Có bạn hỏi tôi: vậy chỉ cần dùng hai biên trên dưới của BBs là được thôi sao, còn biên giữa thì bỏ
phí quá! Đúng vậy, biên giữa có vai trò riêng của nó, nếu bạn bỏ qua nó thì thật là phí phạm.

Biên giữa của BBs thường đóng vai trò như một kháng cự / hỗ trợ di động (linh hoạt) cho phép ta
tìm điểm vào lệnh tối ưu. Nếu giá nằm dưới biên giữa, trong xu hướng tăng, rất có thể lệnh BUY
của bạn sẽ bị hit stoploss vì lực tăng không được rõ ràng chưa muốn nói là yếu (giá đang nằm
dưới mức giá trung bình của 20 ngày). Và ngược lại với lệnh SELL.

Cho một cái hình để dễ hình dung những gì sắp nói:


Nhắc lại quy tắc của phương pháp hai BBs, chúng ta sẽ vào lệnh tại cây số 3 vì nó đóng cửa phía
trên biên trên BB1. Thì dĩ nhiên cây số 3 đã nằm trên biên giữa rồi, nên chúng ta cũng chẳng cần
lo lắng gì việc giá nằm dưới biên giữa và bị hit stop cả.

Tuy nhiên có một thứ chúng ta cần lưu tâm ở đây. Đó là vị trí của cây số 1 và số 2 đối với biên
giữa. Kinh nghiệm cho thấy, nếu cây số 1 và 2 đóng cửa bên trên biên giữa, đây là một minh
chứng cho thấy lực tăng rõ ràng hơn và vì thế tỷ lệ chiến thắng sẽ cao hơn.

Rõ ràng, ở hình bên trên, cây số 1 và 2 đã nằm hoàn toàn trên biên giữa, và bạn đã thấy lực tăng
giá như thế nào rồi đấy.

Tương tự, thêm một điều lưu ý nữa, nếu cây số 1 và cây số 2 đóng cửa gần biên trên của BB1 gần
chừng nào thì lực tăng càng mạnh chừng ấy. Ở bài trước tôi chỉ nói nhiều về cây số 3, nhưng
trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh rằng: XÁC SUẤT THÀNH CÔNG CÒN PHỤ THUỘC VÀO
SỰ CHUYỂN ĐỘNG VÀ VỊ TRÍ CỦA CÂY SỐ 1 VÀ CÂY SỐ 2.
Thỉnh thoảng, cây số 1 và số 2 là cây nến đỏ đóng cửa sát nút với biên giữa, hoặc một cây đóng
cửa trên, còn một cây đóng cửa dưới biên giữa. Rồi cây số 3 tăng mạnh và đóng cửa ở biên
trên BB1. Dĩ nhiên ta cũng có 1 điểm vào lệnh, nhưng điểm này không ngon. Giá khả năng cao
sẽ đi không mạnh. Bởi vì 3 cây nến của phương pháp này không hỗ trợ cho nhau, không xác
nhận được một lực tăng đủ để trader tự tin tin rằng giá sẽ đi lên tiếp tục. Người mua lúc này chưa
hoàn toàn kiểm soát thị trường và dĩ nhiên xác suất cao sẽ bị yếu thế bởi người bán quay trở lại.
Kết cục như thế nào bạn cũng biết rồi đấy.

Tôi post lại hình phía trên để dễ nhìn thôi, không phải hình mới đâu:

Dựa vào những gì đã nói ở trên, ta có 2 bộ setup, bộ đầu tiên gồm ba cây nến tăng đẹp theo đúng
tiêu chuẩn đã đặt ra, tôi gọi đây là một bộ setup vào lệnh TỐT, bộ thứ hai thì có cây số 1 giảm sát
nút biên giữa, tuy nhiên vẫn đủ điều kiện để vào lệnh, tôi gọi đây là bộ setup vào lệnh ĐIỂN
HÌNH (tức là tỷ lệnh chiến thắng không cao như bộ đầu tiên).

Bộ setup thứ hai cũng tốt, như bạn thấy trong hình đấy, tăng đẹp, nhưng chỉ lâu lâu như vậy thôi,
chúng ta vẫn nên phân tích dựa vào cung cầu và sự hợp lý của chuyển động giá để đưa ra quyết
định đúng đắn.

CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN VÀO LỆNH KHÔNG?

Còn một bộ setup nữa, tôi gọi là bộ setup XẤU. Nó sẽ như thế này:

Bạn có nhìn thấy không, cả hai cây nến số 1 và 2 đều là cây nến giảm, và nhìn cái cách nó đóng
cửa kìa, một cây thì đóng dưới, một cây thì sát biên giữa luôn, cây thứ 3 đột ngột tăng vọt lên
biên trên. Bạn cũng thấy rồi đấy, lực tăng cũng có sau cây thứ 3 nhưng người mua hoàn toàn
không kiểm soát được thị trường và sau vài cây nến thì người bán quay trở lại áp đảo.

Do đó, đừng chỉ chăm chăm nhìn vào cây nến số 3, cây số 1 và 2 mới quan trọng.

Cho các bạn tiếp hai ví dụ nữa về bộ setup vào lệnh thất bại. Không phải lúc nào vào cũng vào
lệnh được đâu nhé các bạn:

Ở ví dụ thứ nhất, cây số 1 và 2 cũng là cây nến tăng đó, thậm chí là tăng đẹp, nó cũng đóng cửa
phía trên biên giữa đó, cây số 3 cũng tăng vọt qua biên trên đó. Nhưng rồi thế nào? Lý do là cây
số 1 và 2 đóng cửa quá sát biên giữa, nhất là cây số 1.

Ở ví dụ thứ hai cũng tương tự, các bạn tự đánh giá nhé.
Dưới đây mới là một bộ setup vào lệnh tốt:

Cây số 1 và 2 thò đuôi trên lên biên giữa nhưng lại đóng cửa thấp hơn biên giữa, cây số 3 vượt
xuống biên dưới của BB1. Vào lệnh thôi, đừng chần chờ nữa!

Còn đây là hai ví dụ bộ setup vào lệnh không tốt:


Vì sao hai setup này không ngon? Mời các bạn cho ý kiến rồi comment bên dưới để thể hiện
mình đã hiểu mọi vấn đề.

Tiếp tục một setup nữa, theo bạn có tốt hay không ?
Bạn đã thấy sự lợi hại của biên giữa và hai cây nến đầu tiên chưa.

Nếu ai chỉ đọc bài trước, chắc chắn sẽ bỏ qua hai yếu tố này và cho rằng có quá nhiều lỗi sai
trong phương pháp, quá nhiều tín hiệu nhiễu. Thực sự cái quan trọng bây giờ mới xuất hiện.

Tóm lại để anh em được rõ. Phương pháp hai Bollinger Bands lồng nhau cần có hai điều kiện
CẦN và ĐỦ để tìm một điểm vào lệnh với tỷ lệnh thành công cao:

Điều kiện CẦN: Cây số 3 đóng cửa biên trên/dưới của BB1, cây số 1, 2 phải đóng cửa phía trên
biên giữa BBs.

Điều kiện ĐỦ: Cây số 1,2 cùng màu với số 3. Cây số 1,2 càng cách xa biên giữa càng tốt.
Chiến lược giao dịch đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ với
Bollinger Bands

Đầu tiên là tôi xin giới thiệu đến các bạn một phương pháp khá đơn giản, nhưng rất hiệu quả.
Đây là một trong những phương pháp tôi sử dụng để giao dịch chứng khoán và forex. Dĩ nhiên
nó không phải là chén thánh, nó vẫn cho chúng ta những giao dịch lỗ. Nhưng cơ bản, tôi giới
thiệu một cách để có thể và làm thế nào để bắt được một xu hướng lớn cho những ai yêu thích thị
trường có trend.

Thị trường có xu hướng thực sự dễ trade khi bạn có thể bắt kịp nó ngay từ đầu. Tôi đã
backtesting chiến lược này trong một thời gian, với phần mềm "Seven". Điều này là để tránh vào
lệnh quá nhiều bằng cách đặt tất cả các cặp tỷ giá mà có điểm vào lệnh trong cùng một platform.

Giao dịch nhiều quá sẽ làm backtesting của tôi lộn xộn. Lý do chính mà tôi phải backtesting và
kiểm tra / nghiên cứu các biểu đồ cũ là do nếu chúng ta có thể bắt kịp xu hướng ngay từ đầu thì
việc vào lệnh tại các con sóng hồi sẽ được giảm thiểu.

Ngoài ra chúng ta sẽ có thể kiếm lời bất kể tài khoản nhiều hay ít tiền.

1. Phương pháp hoạt động tốt nhất trên khung thời gian Daily hoặc cao hơn, bởi vì có quá
nhiều tín hiệu nhiễu ở các khung thời gian nhỏ hơn. Tôi đã thử trên H4 và tất nhiên là thất
bại.

2. Nó hoạt động cả khi thị trường sideways và khi break-out khỏi vùng sideways đó. Tôi sẽ
post các biểu đồ để bạn thấy một bức tranh rõ ràng.

3. Phương pháp này dành cho swing traders và position traders. Không dành cho scalpers và
day trader. Dĩ nhiên nếu ai có thể dùng nó trong khung thời gian ngắn hơn mà thành công
thì quá tốt.

Indicator tôi đang sử dụng không có gì khác ngoài một trong chỉ số mà các traders chuyên nghiệp
sử dụng để tạo ra lợi nhuận lợi nhuận - đó là Bollinger Bands. Đối với những người đã biết sử
dụng Bollinger Bands, sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn thích sử dụng, nó rất dễ dàng để tìm hiểu.

Khi thị trường sideways chúng ta phải kiên nhẫn và biết rằng một cuộc bứt phá sắp đến. Hãy theo
dõi biểu đồ tuần và ngày. Khi biểu đồ tuần đóng cửa ở trên biên giữa của Bollinger Band và cùng
lúc đó tại khung Daily xuất một cây nến tăng giá đóng trên biên trên (Upper Band), thì đó là cơ
hội để vào lệnh BUY.

Ngược lại với trường hợp lệnh SELL. Khi cây nến tuần đóng cửa biên giữa của BBs và cây nến
Daily đầu tiên đóng cửa dưới biên dưới (Lower Band) thì đó là tín hiệu và lệnh SELL.

Nếu nến tuần đóng cửa mạnh mẽ ở trên biên giữa nhưng nến ngày không đóng cửa ở biên trên,
thì coi như điều kiện không đạt. Bạn phải kiên nhẫn, chờ cho đến khi có cây nến Daily đóng cửa
bên trên Upper Band hoặc bên dưới Lower Band thì mới vào lệnh.

Có những trường hợp ngoại lệ vui lòng. Trong lần vào lệnh đầu tiên của tôi ở cặp NZDJPY, tôi bị
dính stoploss. Mặc dù stoploss bị hit vì giá hồi lại, nhưng tôi biết rằng xu hướng tăng đã bắt đầu.
Không vấn đề gì cả.

Bạn sẽ thấy trên biểu đồ NZDJPY (tôi sẽ post hình bên dưới), sau cú thất bại đầu tiên thì lại có
tín hiệu để SELL ở biểu đồ tuần nhưng vẫn không có tín hiệu ở Daily. Tôi đóng hết lệnh trước
cuộc bầu cử Mỹ. Rồi tôi lại vào lần nữa. Lần này thì đúng, và giá chạy rất xa. Do đó khi stoploss
bị hit, đừng lo lắng. Đặt stoploss cho hợp lý và cố gắng kiểm soát rủi ro, kiên nhẫn chờ điểm vào
lệnh tiếp theo.

Quản lý vốn:

+ Vẫn theo tỷ lệ cũ mà tôi khuyên các bạn, đặt tỷ lệ rủi ro không quá 2% / giao dịch. Tổng
rủi ro danh mục không quá 6%.

+ Đặt stoploss dựa vào ATR (theo khuyến nghị của tôi là 2ATR) hoặc theo cách của bạn
nếu bạn backtest nó và thấy hiệu quả.

+ Tính khối lượng giao dịch theo tỷ lệ rủi ro và stoploss.

+ Sử dụng thêm kỹ thuật scaling in và scaling out để tối ưu hóa giao dịch.
Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:
Giới thiệu:
Trong thế giới chỉ báo vô cùng phong phú của mảng phân tích kỹ thuật thì Bollinger Bands
có thể được xem là một chỉ báo đa năng và phổ biến nhất nhì đối với trader.

Bollinger band vừa giúp trader có thể nhận diện xu hướng, vừa có thể quan sát động lượng
giá, vừa giúp xác định được các điểm cực đại/ hay các điểm đảo chiều. Do đó, không bất
ngờ khi mà Bollinger Bands lại được các trader tin dùng và nổi tiếng như vậy.

Số lượng phương pháp giao dịch liên quan đến Bollinger Bands cũng rất phong phú, nó
cũng rất dễ dàng kết hợp với những chỉ báo khác hoặc vào các chiến lược/ hệ thống nào đó.
Trong chuỗi ebook này, dự kiến sẽ có 3 phần, mình xin tổng hợp lại các bài viết hay về
Bollinger Bands và cách các trader dùng nó để kiếm lợi nhuận.

Nội dung chuỗi ebook này sẽ trải dài từ việc giải thích những điều cơ bản nhất về chỉ báo,
rồi đến cách thức tận dụng Bollinger Bands để giao dịch theo xu hướng, để phát hiện đảo
chiều, để giao dịch phá ngưỡng (breakout), để phân tích đa khung thời gian, và còn để kết
hợp với các công cụ mà anh em đang sử dụng.

Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu giá trị để anh em có thể tham khảo, nghiên cứu và tận
dụng triệt để sức mạnh của chỉ báo này!

Mời anh em cùng đọc!


MỤC LỤC

Một hệ thống giao dịch dành cho tín đồ Bollinger Bands và RSI...........................................................4
BƯỚC 1: TÌM KIẾM CẶP TIỀN ĐANG CÓ XU HƯỚNG RÕ RÀNG ...................................................................... 4
BƯỚC 2: GIÁ PHẢI HỒI VỀ VÀ CHẠM VÀO BIÊN DƯỚI CỦA BOLLINGER BANDS .............................................. 5
BƯỚC 3: XEM RSI ĐANG Ở ĐÂU ................................................................................................................... 7
BƯỚC 4: VÀO LỆNH KHI THỎA ĐIỀU KIỆN 3 BƯỚC TRÊN ............................................................................... 8
BƯỚC 5: ĐẶT STOPLOSS - TAKE PROFIT ........................................................................................................ 9

Bắt đáy đỉnh với indicator Bollinger Band - tưởng khó mà không khó chút nào ................................. 10
Bắt đỉnh đáy sử dụng indicator Bollinger Band ........................................................................................... 10
Phân biệt giá tạo đỉnh đáy thật sự với trend đang trong chu kỳ sideway ..................................................... 11
Thiết lập một tín hiệu giao dịch có xác suất thắng cao dựa trên Bollinger Band ........................................... 12

Phương pháp Bắt điểm đảo chiều thị trường bằng Bollinger Band và RSI ......................................... 14
Cách đọc price action với Bollinger Bands - 3 trường hợp chủ chốt.................................................... 18
Nhắc lại về Bollinger Bands ........................................................................................................................ 18
Cách đọc price action với Bollinger Bands .................................................................................................. 18
Trường hợp 2: Giá tương tác với Bollinger Bands và dần dần mở band. ..................................................... 19
Trường hợp 3: Nến hình thành hoàn toàn bên ngoài vùng Bollinger Bands ................................................. 20

Bollinger Band nhiều khung thời gian ............................................................................................... 22


Hướng dẫn kết hợp indicator theo cách hiệu quả nhất ..................................................................... 26
Một hệ thống giao dịch dành cho tín đồ Bollinger Bands và RSI

Thể theo lời đề nghị của bác @Yen sao, tôi sẽ làm một bài về hệ thống Bollinger Bands kết hợp
với một indicator khác mà cụ thể là với RSI.

Hệ thống giao dịch này cũng đơn giản thôi nhưng nếu nghiên cứu kỹ thì nó vô cùng hiệu quả
đấy. Nói thôi chưa đủ, tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách giao dịch qua ví dụ cụ thể. Nếu các
bạn thấy phù hợp với hệ thống này thì nên "gắn kết" với em nó hoài luôn, đây cũng là điều "ông
mối" The Blade mong muốn.

Mỗi hệ thống cũng giống bộ trang sức quý mà mỗi yếu tố cấu thành (indicator) là một viên ngọc
sáng ẩn chứa cả một trí tuệ của tác giả sáng tạo nên nó. Chúng ta không sử dụng hiệu quả tức là
chưa hiểu được nó chứ chắc chắn nó không vô dụng.

Bollinger Bands không phải là mới, nhưng cách sử dụng Bollinger Bands và sự kết hợp với các
indicator khác là muôn màu muôn vẻ. Điều này tạo cho BBs một vị thế số một trong trường
phái phân tích kỹ thuật.

Tôi sẽ không giới thiệu nhiều về Bollinger Bands và RSI nữa, vì có nói cũng không nói hết được
nên sẽ chuyển qua Hệ thống giao dịch ngay đây.

Trong ví dụ này tôi sẽ sử dụng khung H4, cặp tiền GBPUSD và thông số BBs cũng RSI đều mặc
định hết, chúng ta nên giữ sự đơn giản, càng đơn giản thì càng tốt.

Như thường lệ, tôi sẽ chia sẻ hệ thống bằng các bước chi tiết, lần này sẽ là 5 bước như sau.

BƯỚC 1: TÌM KIẾM CẶP TIỀN ĐANG CÓ XU HƯỚNG RÕ RÀNG

Hãy nhớ khi bạn giao dịch xu hướng là bạn đã có một nửa ưu thế rồi.

Để tìm một thị trường có hướng hay không, việc này khá đơn giản, bạn có thể sử dụng
trendline, fibonacci lines, kênh giá, Andrew's Pitchfork,... Trong trường hợp này tôi sử dụng
trenline:
Rõ ràng nếu kẻ trendline ra, giá có xu hướng tăng trong ngắn hạn.

BƯỚC 2: GIÁ PHẢI HỒI VỀ VÀ CHẠM VÀO BIÊN DƯỚI


CỦA BOLLINGER BANDS

Có thể là gần chạm thôi cũng được, nhưng đừng xa quá, như trong trường hợp này thì ổn:
Mẹo nhỏ: nếu khoảng cách giữa mức thấp nhất nhất của cây nến và biên dưới BBs nhỏ hơn
5 pips thì coi như là đã chạm và thỏa bước 2, không cần thiết phải thực sự chạm.

Như bạn có thể thấy trong hình dưới đây, giá trong kênh tăng nhưng đã chạm vào biên dưới của
BBs.
Tới lúc này, chúng ta đã có tín hiệu BUY rồi nhưng vẫn phải chờ xác nhận của động lượng giá,
mà công cụ để đo lường động lượng giá mà chúng ta cần chính là RSI.

BƯỚC 3: XEM RSI ĐANG Ở ĐÂU

Một khi giá đã hit vào biên dưới của BBs, chúng ta sẽ liếc mắt xuống RSI xem nó đang ở chỗ
nào.

RSI lúc này cần phải 73 quanh vùng 30 - 50, v2 đặc biệt nó phải có động thái tăng lên tương ứng
với khi giá hit vào BBs. Nếu không thỏa điều kiện này thì xem như lực lên của giá không có hoặc
rất yếu. Và vì thế chúng ta sẽ bỏ qua setup này.

Tương tự, nêu cho xu hướng giảm thì RSI phải ở quanh vùng 70 - 50 và có động thái giảm.
Động thái tăng RSI cho lệnh BUY sẽ như thế này:
BƯỚC 4: VÀO LỆNH KHI THỎA ĐIỀU KIỆN 3 BƯỚC TRÊN

Bước này là hấp dẫn nhất. Ngay khi bạn thấy setup đã tập hợp đủ mọi điều kiện đã nêu ra và có
một cây nến tăng xác nhận mọi thứ. Lúc này chính là lúc đặt một lệnh BUY.
Khung H4 có lẽ sẽ ít cơ hội hơn, nhưng mỗi một cơ hội đều quý giá, và như bạn đã thấy kết quả.

BƯỚC 5: ĐẶT STOPLOSS - TAKE PROFIT

Với chiến lược này, chúng ta đặt stoploss khoảng 30 - 50 pips tùy cặp.

Tôi vừa chia sẻ xong một hệ thống giao dịch khá đơn giản nhưng tính hiệu quả cao. Nhược điểm
của hệ thống này là nếu bạn không hiểu thì không sử dụng được (hệ thống nào cũng vậy), nó vẫn
sẽ là rác nếu bạn áp dụng máy móc. Nhược điểm thứ hai là bạn cần phải chờ đợi rất lâu để có một
setup như thế này, nhưng nếu bắt được bạn sẽ bắt được một xu hướng đi rất xa.

Còn ưu điểm thì ai cũng hiểu: đơn giản, nhìn cái là biết sử dụng ngay, các công cụ đều quen
thuộc, được các trader trên thế giới ưa chuộng, hiền lành, dễ chịu.
Bắt đáy đỉnh với indicator Bollinger Band - tưởng khó mà không
khó chút nào

Bollinger Bands là một indicator tuyệt vời vì cùng một lúc nó cung cấp thông tin cho chúng ta về
sự biến động của giá thị trường, xu hướng thị trường sắp tới, khả năng đảo chiều tiềm năng v.v....
Không có nhiều công cụ hoặc indicator cùng một lúc cung cấp cho bạn nhiều thông tin như vậy.
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách giao dịch bắt đáy đỉnh tại thời điểm biến động giá cao với
indicator Bollinger Band.

Bắt đỉnh đáy sử dụng indicator Bollinger Band

Theo tiêu chuẩn mặc định, indicator Bollinger Band sử dụng đường SMA chu kỳ 20 với độ lệch
chuẩn là 2, có nghĩa Bollinger Band sẽ đo lường gấp 2 lần mức biến động giá trung bình của thị
trường. Để xác định thời điểm thị trường tại đỉnh đáy chính xác với biến động giá cao, ta nên
điều chỉnh lại độ lệch tiêu chuẩn là 2.5.

Cách làm như sau: sau khi bạn mở bảng indicator Bollinger Band, hãy chú ý thay đổi
ô deviations thành 2.5 như hình dưới đây.
Độ lệch tiêu chuẩn 2.5 sẽ cho thấy một kênh giá rộng hơn so với dải Bollinger Band mặc định có
độ lệch 2.0. Một khi giá vượt quá band trên và band dưới, tức là mức độ lệch 2.5 Bollinger
Bands sẽ cho thấy sự biến động giá cao hơn. Bạn hãy xem hình dưới đây, với Bollinger Band 2.5
giá sẽ dự báo điểm đảo chiều tốt hơn so với Bollinger Band mặc định.

Trong hình, Bollinger Band 2.0 là band trong. Bollinger Band 2.5 là band ngoài

Mục đích của việc thay đổi thông số độ lệch chuẩn là giúp bạn lọc càng nhiều tín hiệu nhiễu càng
tốt. Bạn chỉ cần một cơ hội giao dịch chính xác như hình trên là đủ để có thể kiếm lời liên tục từ
thị trường.

Phân biệt giá tạo đỉnh đáy thật sự với trend đang trong chu kỳ sideway
Tiếp theo, bạn cần phải phân biệt được đâu là tín hiệu giao dịch hợp lệ. Bạn cần phân biệt giữa
một đợt giá đi ngang (trend grind) với đợt giá tạo đỉnh đáy thật sự (volatility spike), tín hiệu thứ 2
là cái chúng ta cần quan tâm.
Với hành vi giá đi ngang, bạn sẽ thấy nến di chuyển theo một hướng và không để lại bóng nến
dài trong mỗi nến. Khi giá phá vỡ bên ngoài Bollinger Band, một hành vi giá như vậy sẽ không
tạo đủ lực để đảo chiều thị trường.

Với một đợt giá tạo đỉnh đáy thật sự, đặc trừng là có một cây nến dài "thò" nhanh ra ngoài, bóng
nến dài chứng tỏ sự thiếu ổn định của nến và ngay lập tức giá sẽ đảo chiều nhanh vào bên
trong Bollinger Bands.

Thiết lập một tín hiệu giao dịch có xác suất thắng cao dựa trên Bollinger
Band

Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào một vài ví dụ để khám phá các tín hiệu có xác suất thắng cao nhất
với Bollinger Band.

Hai tiêu chí quan trọng nhất là vị trí tín hiệu xuất hiện và mô hình nến hợp lệ. Hình minh họa
dưới đây cho thấy một kịch bản thỏa cả 2 tiêu chí mình nhắc đến.

Giá đã thoát ra khỏi Bollinger Band và chạm ngay đường kháng cự hỗ trợ bên trên tại mức giá
76.363. Đã có rất nhiều Trader bị kẹt lệnh trong tình huống, họ đã sai lầm khi tin rằng
giá breakout thành công đường kháng cự trên chart.

Cách giao dịch này thậm chí có thể ứng dụng trong thời điểm tin tức, phần sau mình sẽ nói rõ
hơn về mô hình nến hợp lệ và cách thức giao dịch thời điểm tin tức.
Phương pháp Bắt điểm đảo chiều thị trường bằng Bollinger Band
và RSI

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một phương pháp giao dịch Bắt điểm đảo chiều thị trường
bằng cách kết hợp Bollinger Band và RSI.

Bài của tác giả Robopip tại Babypips có tựa đề System Rules: Short-Term Bollinger Reversion
Strategy - Những quy tắc hệ thống : Chiến lược giao dịch đảo chiều sử dụng Bollinger Band
trong ngắn hạn.

Theo tác giả, phương pháp giao dịch sử dụng tính năng hồi lại khi chạm vào band trên hoặc band
dưới của Bollinger Band được áp dụng tốt nhất trong giai đoạn thị trường đi ngang. Cặp tiền
thường đi ngang nhất là USDCAD

Để lọc khả năng "bùng nổ" (squeeze) của Bollinger Band, tác giả sử dụng RSI và chọn các giai
đoạn quá mua (RSI vượt 70) và quá bán (RSI xuống dưới 30) để có thể tận dụng khả năng bật từ
2 cạnh của Bollinger Band.

Để vào lệnh, tác giả sẽ tìm kiếm những nến có bóng dài và các nến này bật vào cạnh của
Bollinger Band.

Về điểm chốt lời, tác giả dùng đường giữa của Bollinger Band để làm mục tiêu chốt lời 1 và cạnh
còn lại của Bollinger Band làm mục tiêu số 2.

Về dời lệnh, tác giả sẽ dời lệnh về vùng hòa vốn sau khi đã chạm chốt lời 1 tại đường giữa của
Bollinger Band.

Tóm lại như sau

Các indicator cần dùng:

• Bollinger Band (đường trung tâm sử dụng EMA, số kỳ là 50, độ lệch chuẩn (deviation) là
2.00, sử dụng cho giá đóng cửa)

• Đường EMA 50 là đường trung tâm

• RSI (độ dài là 9 kỳ, áp dụng cho giá đóng cửa)


Vào lệnh

• Bán ra : Nếu đỉnh của nến vượt ngoài hoặc chạm vào Bollinger Band VÀ nến này phải
đóng cửa ở phía trong Bollinger Band VÀ RSI phải nằm trên 75 ==> Đặt lệnh bản ra ở
nến tiếp theo.

• Mua vào : Nếu đáy của nến vượt ngoài hoặc chạm vào Bollinger Band VÀ nến này phải
đóng cửa ở phía trong Bollinger Band VÀ RSI phải nằm dưới 25 ==> Đặt lệnh mua vào ở
nến tiếp theo.

Thoát lệnh

• Dừng lỗ : 50 pips phía trên đỉnh nến phát ra tín hiệu

• Mục tiêu chốt lời đầu tiên : Đóng 1/2 khối lượng lệnh tại giá mở cửa của nến tiếp theo sau
khi có nến chạm vào đường trung tâm Bollinger Band

• Chốt lời tòan bộ : Đóng hết lệnh tại giá mở cửa của nến tiếp theo sau nến vừa chọn cạnh
phía còn lại của Bollinger Band

• Điều chỉnh lệnh dừng lỗ: Dùng lệnh dừng lỗ kéo theo - trailing stop - sau khi chạm vào
mục tiêu chốt lời đầu tiên
Vài ví dụ :
Tác giả sử dụng phương pháp giao dịch Bắt điểm đảo chiều thị trường bằng Bollinger Band và
RSI này trên biểu đồ 1 giờ của USDCAD và dừng lỗ mỗi lệnh là 1% tài khoản.
Cách đọc price action với Bollinger Bands - 3 trường hợp chủ
chốt

Bollinger Bands chuyên sâu nâng cao là khi các bạn sử dụng price action kết hợp chung để trade,
ta không nên dừng lại ở việc sử dụng các mẫu hình giá đơn giản để vào lệnh như mẫu hình nến
nhận chìm engulfing pattern hay mẫu hình vai đầu vai.

Các price action trader thường bỏ qua một khía cạnh rất quan trọng trong trading: mức biến động
của giá (volatility). Trong khi việc sử dụng price action đơn thuần để đo lường biến động giá gặp
nhiều khó khăn, có một cách đơn giản hơn để bạn nhanh chóng nắm bắt được tính biến động thị
trường ở thời điểm hiện tại. Đó là sử dụng các volatility indicator như Bollinger Bands

Nhắc lại về Bollinger Bands


Bollinger Bands là indicator được nhiều trader biết đến, Bollinger Bands như tên gọi của nó có
chức năng tạo ra một dải băng quanh vùng giá. Và độ rộng của dải băng sẽ phụ thuộc vào tính
biến động của vùng giá ở thời điểm hiện tại. Bollinger Band bị co bóp hay dãn rộng phụ thuộc
vào mức độ biến thiên trung bình của giá.

Hay nói cách khác, Bollinger Bands sẽ giúp bạn đọc mức độ biến động giá của thời điểm hiện tại.
Cách tương tác của giá với các vùng Bollinger Bands sẽ cho bạn thông tin quý giá về hướng đi
của thị trường.

Cách đọc price action với Bollinger Bands


Chúng ta sẽ có 3 trường hợp quan trọng mà giá tương tác với Bollinger Bands, gồm:

• Các cây nến có đuôi dài đính vào Bollinger Bands và đảo chiều.

• Giá tương tác với Bollinger Bands và dần dần mở band.

• Nến hình thành hoàn toàn bên ngoài vùng Bollinger Bands.

Bây giờ bạn hãy quan sát mỗi trường hợp đó kỹ hơn nhé.
Trường hợp 1: các cây nến có đuôi dài đính vào Bollinger Bands và đảo chiều.

Thị trường sideway. Giá tiếp tục đi ngang trong nhiều ngày.

Dạng thị trường này rất lý tưởng cho các scalpers, những người thường kỳ vọng đạt mức lợi
nhuận thấp, thích vào lệnh - thoát lệnh nhanh.

Phương pháp ở đây là trader sẽ sử dụng limit order khi giá chạm band trên hoặc band dưới
của bollinger bands. Dùng sell limit nếu giá chạm band trên và buy limit nếu giá chạm band
dưới.

Bạn có thể gia tăng tỉ lệ thắng của các cú trade này bằng cách chờ cho giá chạm vùng support hay
resistance (tăng tỉ lệ đảo chiều cao thay vì chỉ sử dụng đơn độc bollinger bands).

Trường hợp 2: Giá tương tác với Bollinger Bands và dần dần mở band.

Giá tiếp tục đẩy band là biểu hiện của thị trường đang có trend mạnh. Xem chart bên dưới.
Để trade price action với trường hợp này, cách hay dùng nhất là dùng buy/sell stop khi giá đóng
cửa bên trên/bên dưới Bollinger Bands. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định trước thị trường đã
thoát khỏi môi trường sideway chưa? Thị trường đã breakout thành công chưa hay chỉ
vừa breakout?.

Vì sao ta lại đặt ra những câu hỏi trên? Vì price action trader chỉ sử dụng Bollinger Bands là yếu
tố hỗ trợ chứ không phải là yếu tố xác định. Rất nhiều trường hợp giá breakout khỏi
vùng sideway, breakout khỏi vùng kháng cự/hỗ trợ, giá hình thành breakout failure và bẫy toàn
bộ trader thích trade breakout. Chính vì thế, bạn cần cẩn thận khi quan sát giá đang rơi vào
trường hợp này.

Trường hợp 3: Nến hình thành hoàn toàn bên ngoài vùng Bollinger
Bands
Trường hợp này đi ngược lại với trường hợp 2 nhưng rất dễ nhầm lẫn. Các bạn cần chú ý
kĩ. Bollinger Bands được thiết kế để bao bọc giá trong điều kiện bình thường. Nghĩa là khi giá
đóng cửa bên ngoài Bollinger Bands sẽ có 2 trường hợp xảy ra: giá đã hình thành trend mạnh
hoặc giá đã đi quá xa (quá bán hay quá mua).
Để phân biệt trường hợp này với trường hợp 2 là điều không hề dễ nếu bạn chỉ dùng Bollinger
Bands và cách mà giá đóng cửa bên ngoài vùng Bollinger. Với mình, để xác định trường hợp 3
này, mình thường quan sát kĩ các cây nến hình thành bên ngoài Bollinger Bands.

Nó có đang hình thành các nến dạng pinbar, spinning top không? Nó có bị cản trở bởi
ngưỡng kháng cự/hỗ trợ nào gần đó không? Và cuối cùng, giá có bị đột ngột dội mạnh khỏi
vùng Bollinger Bands. Hành vi này của giá gần giống với kiểu "ngọn nến sắp tàn", giá dội rất
mạnh và cũng sẽ đảo chiều rất nhanh.
Bollinger Band nhiều khung thời gian

Anh em chắc hầu hết là biết đến Bollinger Band rồi đúng không? Đây là một indicator để đo độ
biến động của thị trường - volatility - xem thị trường có bắt đầu bùng nổ chưa, và có đi quá đà
chưa, có khả năng đảo chiều lại không? Nếu anh em chưa tỏ tường về Bollinger Band thì có thể
tham khảo tại đây : Lớp học Bollinger Band.

Một vấn đề với phần mềm trading mà đông đảo anh em trader Việt Nam hay xài là Metatrader 4,
đó là không có Bollinger Band dạng đa khung thời gian. Nó có nghĩa là gì? Nghĩa là bạn mở
Bollinger Band cho biểu đồ H4 và bạn muốn xem xem cái Bollinger Band trên H4 này nó đang ở
vị trí nào khi bạn mở sang chart H1 hay M30. Nếu dùng Bollinger Band mặc định trong phần
mềm Metatrader 4 thì mở qua chart H1 nó hiện ra Bollinger Band của H1, mở chart M30 nó hiện
ra Bollinger Band của M30.

Ý tưởng của cái indicator này là Bollinger Band thường đóng vai trò hỗ trợ mạnh ở band dưới
và kháng cự mạnh ở band trên, và nếu là Bollinger Band của khung thời gian cao hơn thì có thể
còn mạnh hơn khi dùng làm hỗ trợ và kháng cự cho khung thời gian thấp hơn.

Vậy nếu bạn vẫn muốn xem Bollinger Band của H4 trên H1, M30 hoặc trên D1 thì dùng cái
indicator này vậy MTF_BollingerBands (MTF là Multi-timeframes : đa khung thời gian)

Download indicator này ở phần đính kèm cuối bài nhé

Còn muốn gắn chỉ báo nào vào biểu đồ của bạn thì đọc bài này : Cách cài đặt indicator bên
ngoài vào MT4 bạn đang dùng

Vậy coi như bạn đã cài được indicator mới vào MT4 của bạn rồi nhé. Bây giờ mở nó lên

Bật Navigator (mũi tên) trên MT4 lên, xong vào Indicator và xổ menu này ra,
tìm MTF_BollingerBands
Phần Setup cho Input sẽ như sau:

• TimeFrame : khung thời gian cho cái Bollinger Band mà bạn muốn hiện lên chart hiện
tại (vd trong hình là chart H1), và tính bằng phút. Giả sử bạn muốn hiện Bollinger
Band của H4 (4 giờ = 240 phút) lên chart H1 này thì gõ vào số 240

• MAPeriod: số kỳ của Bollinger Band. Mặc định là 20

• AppliedPrice: chắc loại MA gì. Cứ để 0 thôi

• BandsShift: đẩy cái Bollinger Band này tới hoặc lui. Để 0.

• StdDev: Standard Deviation - độ lệch chuẩn. Mặc định để 2.

Giả sử mình setup như trên và chọn Bollinger Band của H4 vào chart H1. Thông số sẽ là như
sau:
Và biểu đồ thành ra như vầy

Vậy là anh em đã có Bollinger Band của H4 trên H1 rồi nhé.

Anh em có thể mở thêm Daily trên H1 cũng được, chỉ cần mở thêm 1 lần indicator này lên nữa.
Lưu ý chỗ TimeFrames thì là 1440 nhé (tức là 1440 phút - 1 ngày).

Lúc này biểu đồ sẽ có 2 cái Bollinger Band của H4 và D1 trên cùng H1


Chúc anh em có nhiều trading idea mới với con hàng MTF_BollingerBands này nhé.

Link tải indicator trong bài.


Hướng dẫn kết hợp indicator theo cách hiệu quả nhất

Hôm qua mình đã giới thiệu cách phân loại indicator để giúp anh em tránh tình trạng trùng lặp
trong việc sử dụng các indicator. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ tiếp cách kết hợp các indicator sao
cho hiệu quả.

Bạn xem chart dưới đây.

Chart này sử dụng cả 3 dạng indicator đã nhắc đến trong bài viết trước. Mỗi Indicator thực hiện
một vai trò quan trọng khi bạn phân tích thị trường. Trong đó, ADX sẽ được dùng làm indicator
xác định xu hướng, RSI là indicator xác định momentum và Bollinger Bands sẽ được dùng để
phân tích biến động giá.

Vị trí 1 (ADX kết hợp với RSI): Trước vị trí 1, ADX thể hiện thị trường đang có xu
hướng (ADX tăng mạnh), RSI cũng xác nhận sự gia tăng momentum (tức là xu hướng đang
mạnh lên).

Vị trí 2 (ADX kết hợp với Bollinger Bands): ADX bắt đầu, xu hướng yếu dần. Nếu quan
sát kháng cự trong giai đoạn này, trend sẽ khó phá vỡ hơn giai đoạn trước. Giá cũng không thoát
khỏi được band dưới của Bollinger Bands.
Vị trí 3 (ADX kết hợp Bollinger Bands, RSI). Giá di chuyển sideway, ADX indicator biểu hiện
bằng việc chỉ báo này giảm bên dưới mức lvl 30. Sử dụng Bollinger Bands, kết hợp với tín hiệu
đảo chiều trên RSI, bạn sẽ phát hiện được khu vực đảo chiều của giá.

Vị trí 4 (ADX kết hợp Bollinger Bands, RSI) trường hợp này cũng tương tự ở vị trí số 3, khi
giá đi sideway (ADX giảm), bạn tiếp tục sử dụng Bollinger Bands để xác định khu vực đảo chiều
và dấu hiệu đảo chiều trên RSI để xác nhận điểm vào lệnh.

Vị trí 5 (ADX kết hợp Bollinger Bands, RSI) ADX vẫn đang duy trì ở mức thấp, giá vẫn
đi sideway. RSI xuất hiện tín hiệu phân kỳ, bạn phát hiện thấy giá đang ở vị trí band
trên Bollinger Bands xác nhận điểm vào lệnh bán.

Như bạn thấy, việc kết hợp các indicator không phải lúc nào cũng quá phức tạp nếu bạn biết cách
lựa chọn, kết hợp đúng công cụ và sử dụng chúng với đúng mục đích. Khi bạn chồng lấp một
chức năng bằng việc sử dụng quá nhiều indicator cùng loại, bạn không những tự làm mình rối mà
còn khiến mình bị thiếu các thông tin cần thiết hỗ trợ việc giao dịch chính xác.

Cũng cần lưu ý, nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Nếu theo phân loại chỉ có 3 dạng
indiator vậy bạn chỉ nên sử dụng tối đa indicator mà thôi. Ngoại trừ có một số indicator thực hiện
được từ 2 chức năng giao dịch trở lên (như Bollinger Bands), bạn mới loại bỏ những indicator
không cần thiết để giúp việc giao dịch trở nên tinh gọn hơn.

Chúc bạn giao dịch thành công!

Happy Tradings!
---------------------------------------------------------

BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:

You might also like