You are on page 1of 64

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG ĐIỆN

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY
ĐIỆN MẶT TRỜI VÀO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Người hướng dẫn: TS. LƯU NGỌC AN


Sinh viên thực hiện: VÕ VĂN TÀI
Số thẻ sinh viên: 105130057
Lớp: 13D1

Đà Nẵng, tháng 5/2018


TÓM TẮT

Tên đề tài: Phân tích ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân
phối
Sinh viên thực hiện: VÕ VĂN TÀI
Số thẻ SV: 105130057
Lớp: 13D1
Nội dung tóm tắt:
Trong đồ án này, có 4 vấn đề chính được trình bày. Thứ nhất, tổng quan về năng
lượng tái tạo. Thứ hai, tổng quan về năng lượng mặt trời và hệ thống điện năng lượng
mặt trời. Thứ ba, mô hình toán học năng lượng mặt trời. Và phần thứ tư là phần trọng
tâm của đồ án này, phần mềm Matlab được sử dụng để mô phỏng năng lượng mặt trời
tích hợp vào lưới điện phân phối 22kv. Bao gồm mô phỏng quá trình phụ tải nhỏ nhất,
phụ tải lớn nhất, trường hợp làm việc khác thường
Kết quả mô phỏng trong phần mềm giúp phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của
năng lượng mặt trời tới các thông số của lưới điện như điện áp tại các nút nguồn, công
suất phát của nguồn và công suất tiêu thụ của phụ tải biến thiên như thế nào, sản lượng
điện năng mà hệ thống tạo ra cung cấp cho phụ tải và đưa lên lưới.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA ĐIỆN

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: VÕ VĂN TÀI Số thẻ sinh viên: 105130031


Lớp: 13D1 Khoa: Điện Ngành: Kỹ thuật điện - điện tử

1. Tên đề tài đồ án:


Sử dụng phần mềm Matlab/Simulink mô phỏng hệ thống điện 110kV tích hợp
năng lượng mặt trời.
2. Nội dung các phần thuyết minh:
 Chương 1: Tổng quan về năng lượng tái tạo
 Chương 2: Tổng quan về năng lượng mặt trời và hệ thống điện năng lượng mặt
trời
 Chương 3: Giới thiệu Matlab/Simulink và mô hình toán học năng lượng mặt
trời
 Chương 4: Mô phỏng và phân tích tình trạng của lưới điện khi có nguồn năng
lượng tái tạo
3. Họ tên người hướng dẫn: TS. LƯU NGỌC AN
4. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 09/02/2018
5. Ngày hoàn thành đồ án: 25/05/2018

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 05 năm 2018


Trưởng Bộ môn: Hệ thống điện Người hướng dẫn
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, với việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường: gây ra hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên,
môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thêm vào đó, lượng năng lượng hóa
thạch đang ngày càng cạn kiệt. Do vậy, việc phát triển và sử dụng các nguồn năng
lượng thay thế là một vấn đề rất lớn được đặt ra ở tất cả các nơi thế giới. Để tích hợp
sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo vào hệ thống điện, một khái niệm mới về
lưới điện được đưa ra: Lưới điện nhỏ (Microgrid). Tuy nhiên, để xây dựng mô hình và
công nghệ điều khiển cho lưới điện nhỏ với các nguồn phát điện phân tán, đồng thời
tích hợp chúng vào hệ thống điện sao cho hiệu quả vẫn là mục tiêu nghiên cứu của các
nhà quản lý. Việc phát triển lưới điện siêu nhỏ với các nguồn phát điện phân tán, là
mục tiêu nhằm hướng đến phát triển lưới điện thông minh với khả năng điều khiển nối
lưới linh hoạt.
Sau thời gian gần năm năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Bách Khoa
Đà Nẵng tôi đã được giao đề tài luận văn tốt nghiệp với nội dung: “phân tích ảnh
hưởng của nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối”. Với sự giúp đỡ ủng hộ
của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp cũng như nỗ lực của bản thân, đến nay tôi đã
hoàn thành luận văn với đầy đủ nội dung của đề tài.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức, tài liệu tham khảo và trình độ ngoại ngữ,
đồng thời thời gian nghiên cứu không dài cũng như đây là lĩnh vực còn tương đối mới
mẽ nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những ai quan tâm đến
vấn đề này để luận văn được hoàn chỉnh và có ý nghĩa hơn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Điện
thuộc Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và cảm
ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS. Lưu Ngọc An đã trang bị kiến thức, dẫn
dắt, động viên tôi trong suốt thời gian qua.

Đà Nẵng, ngày..... tháng.... năm 2018

Võ Văn Tài

i
CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong đồ án có
trích dẫn một số tài liệu chuyên ngành điện của Việt Nam và một số tổ chức khoa học
trên thế giới về thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới, hướng dẫn sử dụng
phần mềm Matlab để thiết kế, mô phỏng hệ thống 110kV tích hợp điện năng lượng
mặt trời.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ đồ án, luận văn nào khác.

ii
MỤC LỤC

i
TÓM TẮT
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN ii
LỜI NÓI ĐẦU iii
LỜI CAM ĐOAN iv
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH VẼ, BẢNG vi
DANH SÁCH VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU vii
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TẠI VIỆT NAM.....................................................................................................3
I. CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN THẾ GIỚI:.....................3
II. CÁC CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO........6
1. Công nghệ năng lượng mặt trời:..................................................................6
1.1. Nguồn năng lượng gió:...........................................................................8
1.2. Nguồn năng lượng sinh khối:................................................................9
1.3. Nguồn năng lượng thuỷ điện nhỏ:.........................................................9
1.4. Nguồn năng lượng địa nhiệt:...............................................................10
1.5. . Nguồn năng lượng đại dương............................................................10
III. . NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO Ở VIỆT NAM...............................11
1. Nguồn và tiềm năng.....................................................................................11
1.1. Năng lượng mặt trời.............................................................................11
1.2. Thuỷ điện nhỏ.......................................................................................12
1.3. Năng lượng gió......................................................................................13
1.4. Năng lượng sinh khối...........................................................................13
1.5. Khí sinh học (Biomass).........................................................................13
1.6. Năng lượng địa nhiệt............................................................................13
1.7. Năng lượng đại dương..........................................................................13

iii
2. Hiện trạng nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam:.........14
2.1. Triển vọng phát triển của năng lượng tái tạo....................................14
Chương II: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ HỆ
THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI...................................................17
I. Năng lượng mặt trời.........................................................................................17
1. Nguồn năng lượng mặt trời........................................................................17
1.1. Khái niệm..............................................................................................17
1.2. Năng lượng bức xạ mặt trời, thành phần bức xạ...............................17
1.3. Tính toán năng lượng mặt trời............................................................19
1.4. Khai thác năng lượng mặt trời............................................................22
2. Sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời..............................................22
2.1. Các phương pháp khai thác.................................................................22
2.2. Tình hình sản xuất điện từ pin quang điện các nước trên thế giới. .22
2.3. Nguyên lý hoạt động.............................................................................24
2.4. Tấm pin mặt trời ( Solar Module).......................................................26
II. MÔ HÌNH TOÁN HỌC NĂNG LƯỢNG PIN MẶT TRỜI.......................27
1. Model đơn.....................................................................................................27
2. Nhiều model kết nói với nhau.....................................................................28
3. Hệ thống pin quang điện.............................................................................29
3.1. Thành phần chính của hệ thống..........................................................29
3.2. Các dạng hệ thống điện mặt trời.........................................................30
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU MATLAB...........................................................31
I. Giới thiệu chức năng Simulink của phần mềm matlab................................32
II. Giới thiệu và mô tả các khối chức năng sử dụng trong simulinnk............32
1. Khối nguồn ba pha......................................................................................32
2. Khối máy biến áp.........................................................................................33
3. Khối do điện áp và dòng điện 3 pha...........................................................34
4. Khối phụ tải..................................................................................................35
5. Khối scope....................................................................................................36
6. Khối Động cơ không đồng bộ ba pha.........................................................36
7. Khối CB 3 pha..............................................................................................36
8. Khối đường dây............................................................................................36
9. Khối Powergui..............................................................................................37
CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG VÀ PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG LƯỚI ĐIỆN
KHI CÓ NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO..................................................38
iv
I. Xây dựng mô hình và mô phỏng trên matlab/simulink................................38
II. Kết quả mô phỏng..........................................................................................39
1. Trường hợp vận hành bình thường...........................................................39
1.1. Phụ tải lớn nhất.....................................................................................39
1.2. Phụ tải trung bình.................................................................................42
1.3. Phụ tải nhỏ nhất....................................................................................44
2. Trường hợp bất thường..............................................................................46
2.1. Giảm công suất mặt trời đột ngột.......................................................46
2.2. Trường hợp tăng tải đột ngột..............................................................47

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1

v
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sự tham gia nguồn phát năng lượng tái tạo ở 4 khu vực

Hình 1.2 Sự đóng góp của các nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện

Hình 1.3 Công suất lắp đặt của các nguồn năng lượng tái tạo tại Đức
Hình 1.4 Sự phát triển của nguồn năng lượng mặt trời lắp đặt tại Pháp

Hình 1.5 Giá thành PV được lắp đặt ở Hoa Kỳ

Hình 1.6 Giá thành PV được lắp đặt ở Đức

Hình 1.7 Sơ đồ hộp thu năng lượng mặt trời theo hiệu ứng nhà kính

Hình 1.8 Sơ đồ cấu tạo một pin mặt trời tinh thể Si
Hình 1.9 Xe dùng pin mặt trời
Hình 1.10 Đèn dùng pin mặt trời
Hình 1.11 Lắp pin mặt trời ở nhà

Hình 2.1 Góc nhìn Mặt trời.


Hình 2.2 Quá trình truyền năng lượng bức xạ mặt trời qua lớp khí quyển
trái đất.
Hình 2.3 Quan hệ các góc hình học của tia bức xạ mặt trời trên mặt phẳng
nghiêng.
Hình 2.4 Các thành phần bức xạ lên bề mặt nghiêng.
Hình 2.5 Biểu đồ tình hình lắp đặt hệ thống quang điện trên thế giới.
Hình 2.6 Cấu tạo của pin mặt trời.
Hình 2.7 Các vùng năng lượng.
Hình 2.8 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.
Hình 2.9 Cấu tạo của tấm pin mặt trời.

Hình 3.1 Đặc tính I-V diode cho model đơn


Hình 4.1.đồ thị công suất nguồn phát
Hình 4.2 Đồ thị P phụ tải
Hình 4.3 Đồ thị Q phụ tải
Hình 4.4 đồ thị tổng công suất P
vi
Hình 4.5 đồ thị tổn công suất Q
Hình 4.6 Điện áp tại các nút
Hình 4.7 Công suất P của nguồn phát
Hình 4.8 Đồ thị công suất P của phụ tải
Hình 4.10 Tổng công suất P
Hình 4.11 Tổng công suất Q của phụ
Hình 4.12 Điện áp tại các nút
Hình 4.13 Cống suất P nguồn phát
Hình 4.13 Công suất P của phụ tải
Hình 4.14 Công suất Q của phụ tải
Hình 4.15 Tổng công suất P
Hình 4.16 Tổng công suất Q
Hình 4.17 Điện áp tại cac bus
Hình 4.18 Công suất P của nguồn phát
Hình 4.19 Công suất P của phụ tải
Hình 4.20 Công suất Q của phụ tải
Hình 4.21 Điện áp tại các bus

vii
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay các nguồn năng lượng truyền thống như : dầu mỏ, khí đốt tự nhiên như
than đá đang ngày càng một cạn kiệt, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng
ta thêm 50-70 năm nữa. Vì vậy, cần phải tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thây thế.
Giải pháp hiện nay là nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo khá dồi dào, có khả
năng thau thế nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu tác động đến môi trường. Vì
vậy, tập trung nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo đang là hướng đi mới trong
năng lượng công nghiệp, nhấy là trong thời đại ngày nay vấn đề tiết kiệm năng lượng
đang được đặt lên hàng đầu. Việc khai thác năng lượng tái tạo có ý nghĩa quan trọng cả
về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng bền vững.
Nguôn năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng phong phú, xanh, sạch, thân
thiện với môi trường, nó có thể áp dụng ở bất cứ nơi nào miễn nơi đó có ánh sáng mặt
trời. Chi phí thực hiện nguồn năng lượng này đang được giảm nhanh chóng và dự kiến
sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo do đó nó thực sự là một năng lượng tương
lai đầy hứa hẹn cho cả khả năng phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Đồng thời,
nó cũng là nguồn gốc của các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, năng
lượng sinh khối, năng lượng các dòng song….
Trong những năm gần đây đã nghiên cứu, ứng dụng nhằm sản xuất và tích trữ
năng lượng mặt trời, tuy nhiên, việc sử dụng nguồn năng lượng này chủ yếu dừng lại ở
mức cục bộ (tức là khai thác và sử dụng tại chỗ), năng lượng dư thừa chưa hòa được
lên lưới điện quốc gia ( bán trở lại cho lưới điện thông qua đồng hồ đo để giả thiểu hóa
đơn tiền điện).
Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng sơ đồ hệ thống tích hợp các nguồn năng
lượng tái tạo để cung cấp cho phụ tải cục bộ đồng thời hòa nguồn năng lượng này lên
lưới điện quốc gia đang là một vấn đề cấp thiết.

2. Mục tiêu của đề tài


Tích hợp nguồn năng lượng tái tạo ( thủy điện nhỏ và năng lượng mặt trời) vào
lưới và phân tích những ảnh hưởng khi hòa năng lượng tái tạo vào lưới từ đó đưa ra kết
luận đánh giá 1 cách cụ thể
 Hệ thống phân phối.
Tìm hiểu các nguồn năng lượng tái tạo.
 Những ảnh hưởng khi kết nối nhiều nguồn năng lượng tái tạo vào
lưới điện.
 Những tiêu chuẩn để kết nối nguồn phân tán vào lưới điến
Các phương án để kết nối tối ưu nguồn phân tán vào lưới
phân phối

1
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

3.Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với mô phỏng trền phần mềm Matlap/simulink

2
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM

I. Các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới


Ngày nay và tương lai, hệ thống điện sẽ phát triển với sự tham gia của các
nguồn năng lượng tái tạo. Các nguồn năng lượng tái tạo tại bốn khu vực trên thế giới
được thể hiện trong hình 1.1. Từ biểu đồ này cho thấy có sự gia tăng không ngừng của
các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới từ năm 2010 đến năm 2050 với tốc độ phát
triển cao ở tất cả các vùng trên thế giới. Trong đó, ở châu Âu dẫn đầu trong việc phát
triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Hình 1.1 Sự tham gia nguồn phát năng lượng tái tạo ở 4 khu vực

(Nguồn: http://www.iea.org; Technology Roadmap: Energy Storage)

Công suất sử dụng của các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau ở các nước Châu
Âu được dự báo đến năm 2050, được thể hiện trong hình 1.2. Chúng ta có thể thấy
trong hình này, nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió được dự báo sẽ có công
suất đặt là lớn nhất trong các nguồn năng lượng tái tạo tính đến năm 2050. Trong đó,
nguồn năng lượng mặt trời có tốc độ phát triển về tăng trưởng công suất là lớn nhất từ
5GW năm 2007 tăng đến 340 vào năm 2050.

3
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 1.2 Sự đóng góp của các nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện

(Nguồn: http://www.greenpeace.org; Energy (R)evolution-Towards a fully renewable


energy supply in the EU 27)

Công suất lắp đặt của các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp cho phụ tải tại Đức
được thể hiện trong hình 1.3. Chúng ta có thể thấy từ biểu đồ này rằng, có rất nhiều
nguồn năng lượng tái tạo được sủ dụng để đáp ứng cho yêu cầu của phụ tải tại Đức,
trong đó nguồn năng lượng mặt trời đóng vai trò là lớn nhất với công suất được lắp đặt
lên sấp xỉ khoảng 37.5GW trong tháng 7 năm 2014, trong khi đó nguồn năng lượng gió
đóng góp khoảng 34.6GW.

Hình 1.3 Công suất lắp đặt của các nguồn năng lượng tái tạo tại Đức.

(Nguồn: http://www.ise.fraunhofer.de/en; B.Burger, Fraunhofer ISE, data :


Bundesnetzagentur)

Trong đó, công suất lắp đặt của nguồn mặt trời cung cấp cho phụ tải tại Pháp
được thể hiện trong hình 1.4 với giá trị khoảng 4.3GW

4
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 1.4 Sự phát triển của nguồn năng lượng mặt trời lắp đặt tại Pháp

(Nguồn: Bilan électrique français 2013, RTE, 23 Janvier 2014)

Giá thành lắp đặt của năng lượng mặt trời tại Hoa Kỳ được thể hiện rõ trong
hình 1.5. Chúng ta có thể thấy từ hình này, rằng các giá thành lắp đặt PV đã giảm mạnh
trong khoảng thời gian gần đây 2008-2013.

Hình 1.5 Giá thành PV được lắp đặt ở Hoa Kỳ

(Nguồn: http://www.emp.lbl.gov; Tracking the Sun VII: An Historical Summary of the


Installed Price of Photovoltaics in the United States from 1998 to 2013)

Giá thành trên một giá trị công suất lắp đặt ở nước Đức được thể hiện trên hình
1.6. Giá trị này sẽ được giảm liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2013-2030. Dự

5
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

đoán rằng giá thành lắp đặt PV trên 1kWh trung bình trong năm 2030 với khoảng sấp
xỉ 0.06euro/1kWh.

Hình I.6 Giá thành PV được lắp đặt ở Đức

(Nguồn: http://www.ise.fraunhofer.de/en/)

II. Các công nghệ sử dụng năng lượng mới và tái tạo
1. Công nghệ năng lượng mặt trời:
- Công nghệ nhiệt mặt trời:
+ Hiệu ứng nhà kính: hiệu ứng nhà kính là một trong những hiệu ứng quan trọng
nhất được ứng dụng để khai thác năng lượng mặt trời. Chúng ta thử khảo sát một hộp
thu nhiệt mặt trời như hình 1.7. Mặt trên hộp được đậy bằng tấm kính (1). Thành xung
quanh và đáy hộp có lớp vật liệu cách nhiệt dày (2). Đáy trong của hộp được làm bằng
tấm kim loại dẫn nhiệt tốt, mặt trên của nó phủ một lớp sơn đen hấp thụ nhiệt tốt và
được gọi là tấm hấp thụ (3)

6
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 1.7 Sơ đồ hộp thu năng lượng mặt trời theo hiệu ứng nhà kính

Các tia bức xạ mặt trời có bước sóng λ<0,7µm tới mặt bộ hấp thụ đi qua tấm
kính phủ trên (1) tới bề mặt hấp thụ (3). Tấm này hấp thu năng lượng bức xạ mặt trời
và chuyển hóa thành nhiệt làm cho tấm hấp thụ nóng lên, khi đó nó trở thành nguồn
bức xạ thứ cấp phát ra các tia bức xạ nhiệt có bước sóng λ<0,7µm hướng về mọi phía.
Các tia đi lên phía trên bị tấm kính ngăn lại không ra ngoài được. Nhờ vậy hộp liên tục
nhận bức xạ mặt trời nên tấm hấp thụ được nung nóng dần lên và có thể đạt nhiệt độ
hàng trăm độ. Như vậy năng lượng mặt trời bị giam trong hộp giống như một cái bẫy
nhiệt năng lượng vào nhưng không thể ra được. Đó là nguyên lý “hiệu ứng nhà kính”.
+ Bộ thu phẳng: bộ thu phẳng có hình khối hộp chữ nhật, trên cùng được đậy
bằng một hay vài lớp kính xây dựng trong suốt. Cũng có thể thay lớp kính này bằng
các tấm trong suốt khác như thủy tinh hữu cơ, polyester... Đối với vật liệu ngoài thủy
tinh tuy có độ bền cơ học cao hơn, nhưng độ già hóa lại nhanh, do đó hệ số truyền qua
sau khoảng 5 – 10 năm có thể giảm từ 5÷10%. Tấm hấp thụ là một tấm kim loại dẫn
nhiệt tốt, mặt trên có phủ một lớp sơn hấp thụ ánh sáng màu đen. Lớp hấp thụ cần có
hệ số hấp thụ càng cao càng tốt, ví dụ >85% thì hiệu suất bộ thu sẽ cao. Ngoài ra, tấm
hấp thụ bằng vật liệu kim loại còn để hàn các thành phần khác (ví dụ ống nước bằng
kim loại nếu bộ thu dùng để đun nước nóng) được dễ dàng hơn. Thành hộp xung quanh
và đáy hộp là lớp vật liệu cách nhiệt khá dày để giảm hao phí nhiệt từ tấm hấp thu ra
xung quanh. Vật liệu cách nhiệt thường dùng là “xốp bọt biển” màu trắng rất nhẹ được
sản xuất dưới dạng tấm hoặc hạt...cũng có thể dùng các vật liệu khác như bông thủy
tinh, mút,... Nếu cách nhiệt tốt thì trong những ngày nắng nhiệt độ tấm hấp thụ có thể
đạt đến 100÷1150C hoặc cao hơn
- Công nghệ điện mặt trời (ĐMT):
+ Công nghệ nhiệt điện mặt trời người ta sử dụng bộ thu hội tụ đi kèm bộ dõi
theo mặt trời (tracker) để hội tụ các tia mặt trời đúng diện tích cần thiết kế. Đối với các
bộ thu không yêu cầu độ hội tụ cao thì sự định hướng bộ thu có thể chỉ cần điều chỉnh
vài ba lần trong một ngày và có thể thực hiện bằng tay. Nhưng với các bộ thu yêu cầu
7
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

độ hội tụ cao thì cần phải điều chỉnh sự định hướng bộ thu một cách liên tục. Đa số các
bộ hội tụ này là các bộ hội tụ máng parabol, các tia sáng mặt trời được hội tụ lại trên
đường tiêu hội tụ, tại đường tiêu này nhiệt độ có thể đạt 4000C hay cao hơn.
- Công nghệ pin mặt trời (PMT):
Đây còn gọi là công nghệ pin quang điện, khác với công nghệ nhiệt điện mặt trời
là năng lượng mặt trời được hội tụ nhờ các hệ thống gương hội tụ để tập trung ánh sáng
mặt trời thành các nguồn nhiệt có mật độ năng lượng thì ở công nghệ pin mặt trời,
năng lượng mặt trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng nhờ các tế bào quang điện
bán dẫn được chế tạo từ các vật liệu bán dẫn điện. Các pin mặt trời sản xuất ra điện
năng một cách liên tục chừng nào còn bức xạ mặt trời tới nó.
Khi chiếu ánh sáng mặt trời vào mặt trên của pin, ánh sáng sẽ tạo ra trong các lớp
bán dẫn lân cận lớp tiếp xúc pn (4) các cặp điện tử – lỗ trống. Các cặp này là các hạt
dẫn điện mang điện tích âm (điện tử) và điện tích dương (lỗ trống). Do tính chất đặc
biệt của lớp tiếp xúc bán dẫn, nên tại lớp tiếp xúc (4) đã có sẵn một điện trường tiếp
xúc Etx. Điện trường này lập tức tách điện tử và lỗ trống trong các cặp điện tử, lỗ trống
vừa được ánh sáng tạo ra và bắt chúng chuyển động theo các chiều ngược nhau để tạo
thành dòng điện. Vì vậy nếu nối các điện cực trên và dưới bằng một dây dẫn có bóng
đèn (7) thì sẽ có một dòng điện qua bóng đèn và đèn sáng. Hiện tượng chiếu ánh sáng
vào lớp tiếp xúc bán dẫn pn ta thu được dòng điện ở mạch ngoài được gọi là hiệu ứng
Quang - Điện. Như vậy pin mặt trời hoạt động dựa trên hiệu ứng quang- điện để sản
xuất điện.

Hình 1.8 Sơ đồ cấu tạo một pin mặt trời tinh thể Si

1.1. Nguồn năng lượng gió:


Năng lượng gió (NLG) thường được khai thác từ các trạm đặt ở độ cao

8
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

(20- 70)m so với bề mặt trái đất. Trên độ cao lớn (8-12)km gọi là tầng đối lưu, có
gió thường xuyên hơn và gọi là dòng chảy luồng (hay luồng khí). Gió loại này có vận
tốc lớn (25-80)m/s, tiềm năng năng lượng của chúng lớn hơn nhiều. Đặc tính gió ở
tầng này khác nhiều so với đặc tính gió trên mặt đất. Song sử dụng gió ở độ cao này
gặp phải một số khó khăn rất lớn về mặt kỹ thuật khi chuyển tải điện từ độ cao lớn tới
mặt đất.
Đặc tính quan trọng nhất đánh giá động năng của gió là vận tốc. Dưới ảnh hưởng
của một loạt các yếu tố khí tượng (sự nhiễu loạn khí quyển, sự thay đổi tác động của
mặt trời và lượng năng lượng nhiệt truyền tới mặt đất...), đồng thời các điều kiện địa
hình tại chỗ, tốc độ gió thay đổi cả về giá trị và hướng.
Đặc trưng của năng lượng gió là tập hợp các dữ liệu cần thiết và đủ độ tin cậy
đặc trưng cho gió như là một nguồn năng lượng và cho phép làm rõ giá trị năng lượng
của nó. Đó cũng là một hệ thống các dữ liệu đặc trưng cho chế độ gió ở các vùng khác
nhau, trên cơ sở đó có thể tính toán các chế độ và thời gian làm việc của tổ máy với
công suất này hoặc khác, và năng lượng tổng cộng có thể khai thác được.
Đặc tính đặc trưng quan trọng nhất là mật độ phân bố các vận tốc gió khác nhau,
diễn biến các chu kỳ làm việc và sự lặng gió, các chế độ vận tốc cực đại (bão). Ngoài
ra cần phải kể đến là hàm quy luật thống kê tần số biến đổi vận tốc gió trong khoảng
thời gian xác định. Khi biết quy luật xác định và thông số của hàm này và khi có các
đặc tính của các tổ máy năng lượng gió, có thể đánh giá được năng lượng sản ra, thời
gian dừng làm việc, hệ số sử dụng, công suất lắp đặt, hiệu quả kinh tế..
1.2. Nguồn năng lượng sinh khối:
- Các công nghệ nhiệt hoá: Công nghệ sinh hoá sử dụng các phản ứng lên men
sinh khối như lên men rượu, lên men kỵ khí nhờ các chủng loại vi sinh để biến đổi sinh
khối ở áp suất và nhiệt độ thấp thành các loại nhiên liệu khí (khí sinh học) hoặc lỏng
(ethanol, methanol…).
- Các công nghệ biến đổi sinh hoá: ngược lại công nghệ nhiệt hoá sử dụng các
quá trình nhiệt độ cao để biến đổi sinh khối nhờ các quá trình đốt cháy, nhiệt phân, khí
hoá, chất lỏng.
1.3. Nguồn năng lượng thuỷ điện nhỏ:
- Phương pháp tập trung năng lượng bằng đập ngăn: phương pháp này là đắp đập
tạo nên độ chênh mực nước giữa thượng lưu và hạ lưu. Đập có nhiều loại: đập đất, đập
đá và đập bêtông. Còn trạm thuỷ điện có thể bố trí sau đập hay trong lòng đập. Trạm
thuỷ điện này gọi là trạm thuỷ điện sau đập hay trạm thuỷ điện trong lòng đập. Vì độ
cao đập hạn chế nên phương pháp này được sử dụng chỉ cho các đoạn sông suối có độ
dốc nhỏ. Cột nước toàn phần của trạm thuỷ điện được xác định bằng hiệu mực nước
thượng lưu và hạ lưu.
- Phương pháp tập trung năng lượng bằng đường dẫn: phương pháp này sử dụng
đường dẫn để tạo độ chênh mực nước giữa thượng lưu và hạ lưu. Trạm thuỷ điện này
gọi là trạm thuỷ điện đường dẫn. Đường dẫn có thể bằng đường ống hoặc kênh dẫn.
Trạm thuỷ điện dạng này thích hợp với các con sông, suối có độ dốc lớn hay có bậc
thác.
9
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

- Phương pháp tổng hợp tập trung năng lượng dòng chảy: phương pháp này tạo
độ chênh mực nước bằng đập ngăn và bằng đường dẫn đối với đoạn sông có độ dốc
khác nhau. Độ chênh mực nước của trạm bằng tổng độ chênh mực nước đập tạo nên và
độ chênh của đường dẫn. Trạm thuỷ điện dạng này gọi là trạm thuỷ điện tổng hợp. Cột
áp toàn phần được xác định bằng tổng cột áp do đập và đường dẫn tạo nên.
1.4. Nguồn năng lượng địa nhiệt:
- Địa nhiệt là nguồn năng lượng nhiệt tự nhiên ở trong lòng quả đất. Có 4 loại
nguồn địa nhiệt. Đó là: nguồn nước nóng, nguồn áp suất địa nhiệt, nguồn đá nóng khô,
các núi lửa hoạt động và magma.
- Nguồn nước nóng là nguồn nước bị nung nóng dưới áp suất cao, các nguồn hơi
nước hay hỗn hợp của chúng ở trong các tầng đá xốp rỗ, hoặc ở trong các khe nứt gãy
của đá, nó bị giữ lại bởi một lớp đá khác đặc kín và không thấm.
- Nguồn áp suất địa nhiệt là các nguồn chứa nước muối có nhiệt độ trung bình
và chứa khí metan hoà tan. Các nguồn này bị vỏ quả đất nén lại dưới áp suất cao
dưới các tầng trầm tích sâu và bị bao bọc bởi các lớp đất sét và trầm tích không
thấm nước.
- Các nguồn đá nóng khô bao gồm các khối đá ở nhiệt độ cao từ 900C đến
6500C. Các nguồn đá này có thể bị nứt gãy nên có thể chứa một ít hoặc không có nước
nóng. Để khai thác nguồn địa nhiệt này người ta khoan sâu đến tầng đá, tạo ra các nứt
gãy nhân tạo, sau đó sử dụng một chất lỏng nào đó làm chất vận chuyển nhiệt bơm qua
tầng đá đã bị nứt gãy để thu nhiệt.

- Năng lượng địa nhiệt ở các lỗ hổng núi lửa đang hoạt động. Magma là đá nóng
chảy có nhiệt độ nóng chảy từ 7000C đến 16000C. Khi còn nằm dưới vỏ quả đất đá
nóng chảy là một phần của vỏ quả đất có độ dày khoảng từ 24km đến 48km. Các
nguồn Magma chứa một nguồn năng lượng khổng lồ, lớn nhất trong các nguồn địa
nhiệt, nhưng nó ít khi ở gần mặt đất nên việc khai thác rất khó khăn.

1.5. . Nguồn năng lượng đại dương


- Năng lượng thuỷ triều: năng lượng thuỷ triều có tính chu kỳ, có thể là nửa ngày,
nửa năm hoặc dài hơn. Các chu kỳ này ảnh hưởng đến độ chênh lệch của thuỷ triều.
Biên độ của các chu kỳ thuỷ triều tăng lên một cách rất đáng kể, ở một số vùng biển có
địa hình đặc biệt như ở các cửa sông, ở các vịnh dạng hình phễu, ở các khu vực có các
đảo hay các doi đất chia mặt biển thành từng ngăn tạo ra sự phản xạ và cộng hưởng
sóng biển.

10
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

- Năng lượng nhiệt đại dương: có thể xem như một nhà máy nhiệt hoạt động với
nguồn nóng trên bề mặt và nguồn lạnh dưới tầng sâu tương tự các máy nhiệt trong các
nhà máy nhiệt điện, nhưng máy nhiệt đại dương lại không cần dùng một loại nhiên liệu
nào cả.
- Năng lượng sóng biển: đây cũng là một nguồn năng lượng rất lớn và hấp dẫn.
Tiềm năng năng lượng sóng biển phụ thuộc vào vị trí địa lý, thậm chí ngay ở một vị trí
đã cho năng lượng sóng biển cũng biến đổi theo thời gian từng giờ, từng ngày và từng
mùa. Tuỳ theo nguyên lý hoạt động mà các thiết bị khai thác sóng biển được nghiên
cứu, thiết kế và chế tạo theo từng loại khác nhau.

III. Năng lượng mới và tái tạo Việt Nam


1. Nguồn và tiềm năng
- Việt Nam được thiên nhiên ban tặng cho một tài nguyên năng lượng tái tạo
(NLTT) rất đa dạng và khá dồi dào. Chúng ta có gần như tất cả các loại nguồn năng
lượng tái tạo như nguồn năng lượng mặt trời, thuỷ điện nhỏ, gió, địa nhiệt, sinh khối,
thuỷ triều, sóng biển và nhiệt đại dương với trữ lượng khá lớn.
1.1. Năng lượng mặt trời
- Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới có vĩ độ từ 8 đến 23 độ Bắc nên có năng
lượng bức xạ mặt trời (NLMT) khá lớn. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên
mà năng lượng mặt trời có sự biến đổi từ vùng này sang vùng khác.
- Vùng Đông Bắc là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc
lạnh và ẩm nên năng lượng mặt trời thấp nhất cả nước. Mật độ năng lượng mặt trời
biến đổi trong khoảng từ 250 đến 400 cal/cm2. ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm
trong khoảng 1600 đến 1900 giờ.
- Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai,... và vùng Bắc Trung
Bộ có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng
từ 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1800 đến 2100
giờ. Đặc điểm chung của bức xạ mặt trời ở miền Bắc là có sự thay đổi rất rõ rệt giữa
mùa Đông (tháng 12, 1, 2) và mùa Hè (tháng 5, 6, 7, 8). Năng lượng mặt trời về mùa
hè nói chung lớn gấp 1,5 đến 2 lần so với mùa đông.
- Từ Đà nẵng trở vào năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hoà
trong suốt cả năm. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng từ 350 đến 500
cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là
khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.
Ứng dụng pin mặt trời

- Pin mặt trời là phương pháp sản xuất điện trực tiếp từ năng lượng mặt trời qua
thiết bị biến đổi quang điện. Pin mặt trời có ưu
điểm là gọn nhẹ có thể lắp đặt bất kỳ ở đâu có ánh
sáng mặt trời, đặc biệt là trong lĩnh vực tàu vũ trụ.
Ứng dụng năng lượng mặt trời dưới dạng này được
11
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

phát triển với tốc độ rất nhanh, nhất là ở các nước phát triển. Ngày nay con người đã
ứng dụng pin mặt trời trong rất nhiều dụng cụ cá nhân như: máy tính, đồng hồ và các
đồ dùng dùng hàng ngày. Pin mặt trời còn dùng để chạy xe ô tô thay thế dần nguồn
năng lượng truyền thống, dùng thắp sáng đèn đường, đèn sân vườn và sử dụng trong
từng hộ gia đình. Trong công nghiệp người ta cũng bắt đàu lắp đặt các hệ thống điện
dùng pin mặt trời có công suất lớn.
- Hiện nay giá thành pin mặt trời còn khá cao, trung bình hiện nay khá cao nên ở
các nước đang phát triển pin mặt trời hiện mới chỉ
có khả năng duy nhất là cung cấp năng lượng điện
sử dụng cho các vùng sâu, xa nơi mà đường điện
quốc gia chưa có.
- Ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của một số tổ
chức quốc tế đã thực hiện công việc xây dựng các
trạm dùng pin mặt trời có công suất khác nhau phục
vụ nhu cầu sinh hoạt và văn hóa của các địa
phương vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng đồng bằng
sông Cửu Long và Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện
nay pin mặt trời vẫn còn là món hàng xa xỉ đối với nước nghèo như chúng ta.
Hình 1.11 Lắp pin mặt trời ở
- Trên thế giới người ta bắt đầu xây dựng các nhànhàmáy quang điện mặt trời với
công suất lớn.
1.2. Thuỷ điện nhỏ
- Thuỷ điện nhỏ được hiểu là các trạm thuỷ điện có công suất dưới 10 MW. Do
không cần phải xây dựng các hồ chứa nước lớn dẫn đến sự huỷ hoại môi trường cảnh
quan nên thuỷ điện nhỏ được xếp vào năng lượng tái tạo. Việt Nam có nguồn tài
nguyên thuỷ điện nhỏ rất lớn, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và biên giới phía
Tây. Tổng tiềm năng thuỷ điện nhỏ được xác định khoảng 1800 đến 2000 MW, trong
đó:
- Loại có công suất 100 đến 10.000 MW có 500 trạm với tổng công suất 1400 đến
1800 MW, chiếm hơn 90% tổng tiềm năng thuỷ điện nhỏ .
- Loại có công suất dưới 100 KW có khoảng 2500 trạm với tổng công suất 100
đến 200 MW, chiếm 7 đến 10% tổng công suất thuỷ điện nhỏ .
- Đặc biệt các thuỷ điện cực nhỏ, dưới 5 KW đã được khai thác sử dụng rất rộng
rãi để cấp điện sinh hoạt cho các hộ gia đình miền núi.

1.3. Năng lượng gió


- Tiềm năng năng lượng gió (NLG) của Việt Nam chỉ vào loại trung bình. Hầu
hết các khu vực trên đất liền có NLG thấp, khai thác không hiệu quả. Chỉ có một vài
nơi, do có địa hình đặc biệt nên gió tương đối khá. Tuy nhiên công suất lại không lớn.
Chỉ dọc theo bờ biển và trên các hải đảo năng lượng gió tốt hơn. Nơi có gió tốt nhất là
đảo Bạch Long Vĩ, tốc độ gió trung bình năm đạt 7,1 đến 7,3 m/s. Tiếp đến là các khu
vực các đảo Trường Sa, Phú Quý, Côn Đảo,...vv có tốc độ gió trung bình khoảng 4,0
đến 6,5 m/s. Cần nhấn mạnh rằng tiềm năng năng lượng gió ở nước ta chưa được điều
12
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

tra đánh giá đầy đủ vì phần lớn số liệu về năng lượng gió chủ yếu chỉ thu thập qua các
trạm khí tượng - thuỷ văn, tức là chỉ đo được ở độ cao 10 đến 12m trên mặt đất. Hiện
nay đang có khoảng 10 cột đo gió ở độ cao từ 30 đến 50m.
1.4. Năng lượng sinh khối
- Nước ta có diện tích rừng rất lớn lại là nước nông nghiệp nên có tiềm năng năng
lượng sinh khối khá lớn. Sinh khối vẫn còn là nguồn năng lượng chính của nông thôn
Việt Nam, nó chiếm khoảng 60 đến 70% tổng tiêu thụ năng lượng khu vực nông thôn.
Tổng khả năng cung cấp sinh khối thực tế cho khu vực nông thôn, miền núi nước ta
năm 2000 là 77 triệu tấn gỗ tương đương (Số liệu Viện Năng Lượng), trong đó sinh
khối có nguồn gốc từ gỗ là 24,5 triệu tấn còn lại là phế thải nông, công nghiệp là 52,5
triệu tấn. Tính theo nhiệt năng, tỷ trọng của năng lượng từ gỗ củi là 38,5%, rơm rạ là
35,5%, vỏ trấu là 9,4%, bã mía là 3,6% và phế thải công nghiệp là 13%.
- Có hai nguồn sinh khối khá lớn là vỏ trấu và bã mía. Nếu tận dụng để sản xuất
điện có thể cung cấp 75 – 100MW. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chỉ có một lượng trấu
rất nhỏ được sử dụng để sản xuất gạch, ngói, gốm sứ và đun nấu trong gia đình. Ngoài
ra chúng ta còn có 43 nhà máy mía đường, hàng năm thải ra 4,5 triệu tấn bã mía. Tiềm
năng sản xuất điện từ bã mía là 200 – 250MW. Đến nay khoảng 70 đến 80 % lượng bã
mía đã được sử dụng để sản xuất điện.
1.5. Khí sinh học (Biomass)
- Nguyên liệu cho sản xuất khí sinh học là các phế thải của người và gia súc, gia
cầm (phân người, trâu, bò, gà, vịt...) và các phế thải hữu cơ công, nông, lâm nghiệp.
Tổng tiềm năng được tính toán là khoảng 10.000 triệu m3/năm, trong đó từ người là
624 triệu (6,3%), gia súc 3062 triệu (31%) và từ phế phẩm khác là 6.269 triệu m3/năm
(63%) (Số liệu Viện Năng Lượng). Công nghệ khí sinh học hiện đang rất phát triển ở
nước ta.
1.6. Năng lượng địa nhiệt
- Theo kết quả đã biết thì nước ta có khoảng 300 nguồn nước nóng có nhiệt độ từ
30 đến 1100C, trong đó khu vực Tây - Bắc có 78 nguồn (26%), Nam Trung Bộ có 61
nguồn (20%). Tuy nhiên phần lớn các nguồn có nhiệt độ cao lại nằm ở khu vực Nam
Trung Bộ, chiếm 61% tổng số nguồn nhiệt độ cao trên cả nước. Tiềm năng năng lượng
địa nhiệt nước ta dự tính khoảng 200 – 250 MW.
1.7. Năng lượng đại dương
- Năng lượng đại dương bao gồm năng lượng thuỷ triều, sóng biển và nhiệt đại
dương. Mặc dù nước ta có bờ biển dài trên 3000km và vùng biển rộng lớn, nhưng cho
đến nay chưa có đánh giá về tiềm năng nguồn năng lượng to lớn này. Nhưng trong
tương lai đây là nguồn năng lượng quan trọng cần nghiên cứu và khai thác.

2. Hiện trạng nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam:
- Mặc dù một số công nghệ năng lượng tái tạo đã được nghiên cứu ứng dụng ở
nước ta từ những thập kỷ 60 (chủ yếu là thuỷ điện nhỏ) nhưng cho đến nay vẫn chưa có

13
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

bước phát triển đáng kể. Tất cả các nghiên cứu ứng dụng đều mang tính tự phát, manh
mún, qui mô nhỏ. Phần lớn các dự án năng lượng tái tạo thực hiện được là nhờ các
nguồn tài trợ quốc tế. Các dự án từ nguồn kinh phí chính phủ Việt Nam là rất ít và rất
nhỏ. Về mặt vĩ mô, cho đến nay nước ta vẫn chưa có một chính sách rõ ràng nào về
năng lượng tái tạo và đó là nguyên nhân của tính tản mạn, cảm tính và tự phát của các
hoạt động nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo ở nước ta. Trong vài chục năm qua
một số nhóm hoạt động trên lĩnh vực năng lượng, nhờ sự vận động của mình đã triển
khai một số dự án về điện mặt trời, về thiết bị nhiệt mặt trời, thuỷ điện nhỏ, khí sinh
học và điện gió, ...
2.1. Triển vọng phát triển của năng lượng tái tạo
2.1.1. Nhu cầu tiêu dùng năng lượng của nhân loại tăng nhanh chóng
- Do dân số trên thế giới tăng không ngừng. Hiện nay là 6 tỉ người và còn tăng lên
nữa. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng năng lượng của con người cũng tăng cao. Trung bình
một người hiện nay tiêu thụ gấp 15 lần so với một người cách đây 100 năm. Năm 2000
thế giới tiêu thụ 423x1012MJ. Tổng tiêu thụ năng lượng hiện nay trên toàn thế giới
tăng 16 lần so với đầu thế kỷ 19. Hơn nữa càng vào các giai đoạn sau sự tiêu thụ năng
lượng càng lớn. Chỉ trong khoảng thời gian từ 1970 đến năm 2000, tiêu thụ năng lượng
thế giới đã tăng 2 lần. Xu hướng này vẫn tiếp tục mạnh mẽ mà chưa có dấu hiệu nào
chậm lại.
2.1.2. Nguồn năng lượng hoá thạch cạn kiện
- Có đến 80% tổng năng lượng sử dụng hiện nay là các nguồn năng lượng hoá
thạch (than, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên ). Do mức tiêu thụ quá lớn và tăng quá nhanh như
đã nói ở trên, nên nguồn năng lượng này đang cạn kiệt nhanh chóng . Hãy hình dung
rằng, để hình thành được lượng than, dầu, khí đốt như thế giới chúng ta có, thiên nhiên
cần một thời gian hàng 100 triệu năm. Nhưng để khai thác nó con người chỉ cần vài
trăm năm.
- Theo số liệu công bố tại hội nghị quốc tế về năng lượng tại Bon, cộng hòa liên
bang Đức tháng 10 – 2003, thì trữ lượng năng lượng hoá thạch của thế giới chỉ còn 34
triệu tỉ MJ (34x1012MJ), trong đó than chiếm khoảng 60% (19630x1012MJ), dấu các
loại khoảng 22% (9185x1012MJ) và khí đốt còn 5110x1012MJ. Với mức tiêu thụ như
năm 2000 (423x1012MJ/năm) thì nguồn năng lượng hoá thạch còn lại chỉ đủ cho thế
giới chúng ta sử dụng thêm khoảng 80 năm, trong đó than 200 năm, dầu khoảng 48
năm, khí đốt khoảng 15 năm và uranium còn 40 năm.
- Do nguồn cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng lại ngày càng tăng, nên giá
năng lượng sẽ tăng cao. Đối với dầu, chỉ trong vòng 10 đến 20 năm nữa, số lượng còn
lại chỉ bằng một nửa lượng có hiện nay, và khi đó giá dầu sẽ tăng lên gấp nhiều lần so
với giá dầu hiện nay. Ngoài ra hơn 70% dự trữ dầu, 65 % khí đốt còn lại tập trung vào
một số nước trong “elip chiến lược” gồm Arập-xêut, Irac, Iran và Nga. “Thế giới
phương tây” gồm nhiều nước công nghiệp phát triển lại thuộc về khu vực “đói năng
lượng”. Đây chính là nguy cơ dẫn đến các bất ổn về chính trị và có thể dẫn tới các cuộc
chiến tranh.

14
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

- Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng cạn kiệt nguồn năng lượng hoá thạch
như đã nói ở trên. Theo dự báo thì chỉ sau 15 đến 20 năm nữa thì ta phải nhập than, dầu
và khí đốt cũng chỉ còn khai thác được khoảng 40 đến 60 năm nữa.
2.1.3. Khí hậu toàn cầu đã trở nên mất cân bằng
- Như đã biết kinh tế - xã hội - môi trường có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ.
Sử dụng năng lượng hoá thạch làm phát thải vào môi trường rất nhiều khí và chất độc
hại. Các khí như SO2, NO gây ra mưa axít, làm hư hại các công trình văn hoá kiến
trúc, kinh tế xã hội. Khí CO2 tạo ra loại bụi bồ hóng độc hại. Đặc biệt CO2 là một khí
gây hiệu ứng nhà kính làm khí quyển của quả đất nóng lên. Hiện nay, mỗi năm các
hoạt động sản xuất tiêu dùng năng lượng hoá thạch làm phát thải vào môi trường 23,5
tỉ tấn CO2. Tổng khối lượng CO2 tích tụ trong khí quyển quả đất đến nay đạt con số
khổng lồ là 1000 tỉ tấn, trong đó 50% do phát khí trong vòng 50 năm cuối thế kỷ 20.
Mặc dù CO2 không phải là khí nhà kính duy nhất, nhưng sự đóng góp của nó là 50%.
Theo tính toán thì với tốc độ phát thải như hiện nay đến năm 2100 nhiệt độ khí quyển
mặt đất sẽ tăng lên từ 1,5 đến 5,80C kéo theo sự thay đổi hàng loạt về khí hậu trên
hành tinh của chúng ta, trong đó có các biến đổi chưa lường hết được. Nói riêng, sự
tăng nhiệt độ, làm cho băng ở 2 cực sẽ tan ra, nước biển vào cuối thế kỷ này có thể
dâng lên cao hơn 13cm làm ngập chìm nhiều lãnh thổ của các quốc gia, nhiều quốc đảo
sẽ bị biến mất. Sự tăng nhiệt độ của khí quyển còn dẫn đến sự biến đổi và sự phân bố
lượng mưa, làm thay đổi các vùng khí hậu và thảm thực vật, làm xuất hiện các điều
kiện thời tiết bất thường, đất đai sẽ suy giảm chất lượng, sa mạc hoá thế giới sẽ lâm
vào nạn đói lương thực, ...vv.
- Như vậy, con người muốn tiếp tục tồn tại và phát triển trên hành tinh này thì
không còn cách nào khác là ngay từ bây giờ phải hợp tác cùng nhau tìm cách hạn chế
các phế thải do sử dụng năng lượng hoá thạch nói chung và CO2 nói riêng.
2.1.4. Năng lượng hạt nhân, không phát thải CO2, nhưng “lợi bất cập hại”
- Có thể nói, năng lượng hạt nhân là nguồn không gây ra phát thải CO2 và các khí
nhà kính khác. Tuy nhiên các rủi ro do các nhà máy hạt nhân gây ra thì thật khó lường
ngay cả ở trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến hiện nay. Những hiểm họa cho loài
người từ nhà máy năng lượng hạt nhân có nguồn gốc rất đa dạng, từ những hạn chế về
kỹ thuật, công nghệ, trình độ, con người, nước sử dụng, đến các vấn đề chính trị, xã
hội. Những rủi ro có nguồn gốc từ sự không hoàn thiện của việc thiết kế và xây dựng
nhà máy năng lượng hạt nhân. Các rủi ro loại này gây ra những ảnh hưởng rất lớn và ở
phạm vi rộng tới sức khoẻ con người. Các ảnh hưởng này có thể gây ra từ từ, lâu dài
nên rất khó nhận biết.
- Tất cả các khâu công nghệ trong một nhà máy năng lượng hạt nhân đều tạo ra
các vật liệu phóng xạ, trong đó có một số trực tiếp bức xạ các chất phóng xạ vào môi
trường. Sự bảo vệ các vật liệu này mặc dù đã rất được chú ý song vẫn không thể triệt
để và rủi ro có thể xảy ra bất cứ thời gian nào, công nghệ nào, ... Sự bảo vệ tuyệt đối,
sự lạm dụng nguyên liệu hạt nhân là không thể. Mỗi khi các nhiên liệu hạt nhân nguy
hiểm này rơi vào tay kẻ khủng bố, hay một quốc gia, hay một nhóm quốc gia “phía bên
kia” thì hậu quả là không thể lường được. Tất cả các rủi ro nói trên không còn là “lý
thuyết” mà trong thực tế, ở nơi này nơi kia và ở mức độ này hay mức độ khác, đã từng
15
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

xảy ra. Tóm lại, nếu nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về năng lượng hạt nhân chúng ta
có thể nói rằng, sử dụng năng lượng hạt nhân thì “lợi bất cập hại”.
2.1.5. Năng lượng tái tạo
- Là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô
cùng lớn do tính tái tạo của nó. Mặc dù hiện nay một số công nghệ năng lượng tái tạo
còn đòi hỏi chi phí cao. Nhưng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thì công
nghệ năng lượng tái tạo sẽ nhanh chóng được hoàn thiện và giá năng lượng tái tạo do
đó sẽ giảm xuống nhanh chóng. Ngoài ra do cạn kiệt nên giá năng lượng hoá thạch sẽ
ngày càng tăng cao nên cơ hội cạnh tranh của năng lượng tái tạo là một hiện thực.
- Tóm lại có thể nói rằng năng lượng tái tạo là sự lựa chọn đúng đắn cho tương
lai. Kết luận này cũng đúng đắn với Việt Nam chúng ta.

16
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Chương II: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ HỆ


THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

I. Năng lượng mặt trời


1. Nguồn năng lượng mặt trời
1.1. Khái niệm
- Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt
Trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ
ngôi sao này. Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng nhiệt hạch
trong Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
1.2. Năng lượng bức xạ mặt trời, thành phần bức xạ
- Đặc trưng của bức xạ mặt trời truyền trong không gian bên ngoài Mặt trời là
một phổ rộng trong đó cực đại của bức xạ nằm trong dải 10-1 - 10 µm và hầu như một
nửa tổng năng lượng mặt trời tập trung trong khoảng bước sóng 0,38 – 0,78 µm đó là
vùng nhìn thấy của phổ.
- Chùm tia truyền thẳng từ Mặt trời gọi là bức xạ trực xạ. Tổng hợp các tia trực
xạ và tán xạ gọi là tổng xạ. Mật độ dòng bức xạ trực xạ ở ngoài lớp khí quyển, tính đối
với 1m2 bề mặt đặt vuông góc với tia bức xạ, được tính theo công thức:
q = φD_T .C0.(T/100)4 (2.1)
Ở đây: φD_T là hệ số góc bức xạ giữa Trái đất và Mặt trời.
φD_T = β2/ (2.2)
β là góc nhìn mặt trời và β ≈ 32’ như hình 2.1
C0 = 5,67 W/m2.K4 – hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối.
T ≈ 5762 oK – nhiệt độ bề mặt Mặt trời (xem như vật đen tuyệt đối).

( )
2
2.3 , 14.32
Vậy 360.60
q= .5 , 67.¿
4
- Do khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời thay đổi theo mùa trong năm nên β
cũng thay đổi, do đó q cũng thay đổi nhưng độ thay đổi này không lớn lắm nên có thể
xem q là không đổi và được gọi là hằng số mặt trời. (Xem hình 2.1)
- Yếu tố cơ bản xác định cường độ của bức xạ mặt trời ở một điểm nào đó trên
trái đất là quãng đường nó đi qua. Sự mất mát năng lượng trên quãng đường đó gắn
liền với sự tán xạ, hấp thụ bức xạ và phụ thuộc vào thời gian trong ngày, mùa, vị trí địa
lý.

17
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 2.1 Góc nhìn Mặt trời.


- Khi truyền qua lớp khí quyển bao quanh Trái đất, các chùm tia bức xạ bị hấp thụ
và tán xạ bởi tầng ozôn, hơi nước và bụi trong khí quyển, chỉ một phần năng lượng
được truyền xuống Trái đất.
- Phần năng lượng bức xạ mặt trời truyền tới bề mặt Trái đất trong những ngày
quang đãng (không có mây) ở thời điểm cao nhất vào khoảng 1000W/m2 .(Hình 2.2).

Hình 2.2 Quá trình truyền năng lượng bức xạ mặt trời qua lớp khí quyển trái đất.
- Các mùa hình thành là do sự nghiêng của trục trái đất đối với mặt phẳng quỹ
đạo của nó quanh mặt trời gây ra. Góc nghiêng vào khoảng 66,5o và thực tế xem như
không đổi trong không gian. Sự định hướng như vậy của trục quay trái đất trong
chuyển động của nó đối với mặt trời gây ra những sự dao động quan trọng về độ dài
ngày đêm trong năm.[5]

18
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

1.3. Tính toán năng lượng mặt trời


- Cường độ bức xạ mặt trời trên mặt đất chủ yếu phụ thuộc 2 yếu tố: góc nghiêng
của các tia sáng đối với mặt phẳng bề mặt tại điểm đã cho và độ dài đường đi của tia
sáng trong khí quyển hay nói chung là phụ thuộc vào độ cao của mặt trời ( góc giữa
phương từ điểm quan sát đến mặt trời và mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm đó).
- Quan hệ giữa bức xạ mặt trời ngoài khí quyển và thời gian trong năm có thể xác
định theo phương trình sau:
360 n
Eng = Eo(1+0,033cos ), W/m2 (2.3)
365
Trong đó, Eng là bức xạ ngoài khí quyển được đo trên mặt phẳng vuông góc với
tia bức xạ vào ngày thứ n trong năm.
Tính toán góc tới của bức xạ trực xạ và bức xạ mặt trời ngoài khí quyển lên mặt
phẳng nằm ngang:
Trong quá trình tính toán cần định nghĩa một số khái niệm như sau:
Trực xạ là bức xạ mặt trời nhận được khi không bị bầu khí quyển phát tán.
Tán xạ là bức xạ mặt trời nhận được sau khi hướng của nó đã bị thay đổi do sự
phát tán của bầu khí quyển.
Tổng xạ là tổng của trực xạ và tán xạ trên một bề mặt ( phổ biến nhất là tổng xạ
trên một bề mặt nằm ngang, thường gọi là bức xạ cầu trên bề mặt).
Cường độ bức xạ (W/m2) là cường độ năng lượng bức xạ mặt trời đến một bề mặt
tương ứng với một đơn vị diện tích của bề mặt.
Năng lượng bức xạ ( J/m2) là năng lượng bức xạ mặt trời truyền tới một đơn vị
diện tích bề mặt trong một khoảng thời gian, như vậy năng lượng bằng tích phân của
cường độ bức xạ trong một khoảng thời gian.
Giờ mặt trời là thời gian dựa trên chuyển động biểu kiến của mặt trời trên bầu
trời, với quy ước giờ mặt trời chính ngọ là thời điểm mặt trời đi qua thiên đỉnh của
người quan sát. Giờ mặt trời là thời gian được sử dụng trong quan hệ về góc mặt trời,
nó không đồng nghĩa với giờ trong đồng hồ.
Quan hệ hình học giữa một mặt phẳng bố trí bất kỳ trên mặt đất và bức xạ của
mặt trời truyền tới, tức là vị trí của mặt trời so với mặt phẳng đó có thể được xác định
theo các góc đặc trưng như (Hình 2.3).

19
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 2.3 Quan hệ các góc hình học của tia bức xạ mặt trời trên mặt phẳng
nghiêng.
Góc vĩ độ Φ là vị trí góc tương ứng với vĩ độ về phía bắc hoặc về phía nam đường
đường xích đạo trái đất, với hướng bắc là hướng dương.
-90o ≤ Ф ≤ 90o
Góc nghiêng β là góc giữa mặt phẳng của bề mặt tính toán và phương nằm
ngang.
0 ≤ β ≤ 90o
Góc phương vị của bề mặt γ là góc lệch của hình chiếu pháp tuyến bề mặt trên
mặt phẳng nằm ngang so với đường kinh tuyến. Góc γ = 0 nếu bề mặt quay về hướng
chính nam, γ lấy dấu (+) nếu nếu bề mặt quay về hướng tây và lấy dấu (-) nếu bề mặt
quay về phía đông.
-180o ≤ γ ≤ 180o
Góc giờ ω là góc chuyển động của vị trí mặt trời về phía đông hoặc phía tây của
kinh tuyến địa phương do quá trình quay của trái đất quanh trục của nó và lấy giá trị
15o cho 1 giờ đồng hồ, buổi sáng lấy dấu (-), buổi chiều lấy dấu (+).
Góc tới θ là góc giữa tia bức xạ truyền tới bề mặt và pháp tuyến của bề mặt đó.
Góc thiên đỉnh θz là góc giữa phương thẳng đứng (thiên đỉnh) và tia bức xạ tới.
Trong trường hợp bề mặt nằm ngang thì góc thiên đỉnh chính là góc tới θ.
Góc cao mặt trời α là góc giữa phương nằm ngang và tia bức xạ truyền tới, tức là
góc phụ của góc thiên đỉnh.
Góc phương vị mặt trời γz là góc lệch so với phương nam của hình chiếu tia bức
xạ mặt trời truyền tới trên mặt phẳng nằm ngang.

20
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Góc lệch δ là vị trí góc của mặt trời tương ứng với giờ mặt trời là 12 giờ (tức là
khi mặt trời đi qua kinh tuyến địa phương) so với mặt phẳng của xích đạo trái đất, với
hướng phía bắc là hướng dương.
Quan hệ giữa các loại góc đặc trưng ở trên có thể biểu diễn bằng phương trình
giữa góc tới và góc khác:
cosθ = cosθz.cosβ + sinθz.sinβ.cos(γz- γ) (2.4)
Năng lượng bức xạ mặt trời trên mặt phẳng nằm ngang trong một giờ được xác
định:
E0.gio

Tổng cường độ bức xạ mặt trời lên bề mặt trên trái đất:
Tổng bức xạ mặt trời lên một bề mặt đặt trên mặt đất bao gồm hai thành phần
chính đó là trực xạ và tán xạ. Tán xạ tổng hợp từ 3 thành phần:
Thành phần tán xạ đẳng hướng: phần tán xạ nhận được đồng đều từ toàn bộ vòm
trời.
Thành phần tán xạ xung quanh tia: phần tán xạ bị phát tán của bức xạ mặt trời
xung quanh tia mặt trời.
Thành phần tán xạ chân trời: phần tán xạ tập trung gần đường chân trời.
Góc khuếch tán ở mức độ nhất định phụ thuộc độ phản xạ R g (còn gọi là albedo –
suất phân chiếu) của mặt đất.

Hình 2.4 Các thành phần bức xạ lên bề mặt nghiêng.


- Như vậy bức xạ mặt trời truyền đến một bề mặt nghiêng là tổng của các dòng
bức xạ bao gồm: trực xạ Eb, 3 thành phần tán xạ Ed1, Ed2, Ed3 và bức xạ phản xạ từ bề
mặt khác lân cận Er:
E∑ = Eb + Ed1 + Ed2 + Ed3 + Er (2.6)

21
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

- Trong tính toán kỹ thuật, có thể coi cường độ bức xạ tới mặt đất là hàm của thời
gian τ, tính từ lúc mặt trời mọc τ =0 đến khi mặt trời lặn τ = τ n/2, với τn=24h =
24.3600s như sau:
E(τ) = En.sinφ(τ) (2.7)
φ(τ) = ω. τ là góc nghiêng tia nắng so với mặt đất,
2π 2π
ω= = =7,72.10-5 rad/s là tốc độ góc tự xoay của trái đất,
τn 24.3600

En[W/m2] là cường độ bức xạ cực đại trong ngày, lấy trị trung bình cả năm theo số
liệu đo lường thực tế tại vĩ độ cần xét.[5]
1.4. Khai thác năng lượng mặt trời
Khai thác trực tiếp nhiệt năng từ năng lượng mặt trời:
+ Bếp nấu dùng năng lượng mặt trời.
+ Hệ thống cung cấp nước nóng dùng năng lượng mặt trời.
+ Hệ thống sấy dùng năng lượng mặt trời.
+ Hệ thống chưng cất nước dùng năng lượng mặt trời.
+ Động cơ stirling dùng năng lượng mặt trời.
+ Thiết bị lạnh dùng năng lượng mặt trời. + Nhà máy nhiệt điện mặt trời.
Khai thác trực tiếp điện năng từ năng lượng mặt trời: + Sử dụng hệ thống pin
quang điện.
2. Sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời
2.1. Các phương pháp khai thác
- Hiện nay việc sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời tập trung chủ yếu vào 2
phương pháp sau :
Điện mặt trời tập trung :
- Các hệ thống điện mặt trời tập trung (CSP-Concentrated Solar Power) sử dụng
ống kính, gương và các hệ thống theo dõi để tập trung một khu vực rộng lớn của ánh
sáng mặt trời vào một chùm nhỏ. Nhiệt tập trung sau đó được sử dụng như một nguồn
năng lượng cho một nhà máy nhiệt điện thông thường.
Pin quang điện :
- Là thiết bị chuyển đổi trực tiếp năng lượng mặt trời sang điện năng bằng cách sử
dụng hiệu ứng quang điện.
2.2. Tình hình sản xuất điện từ pin quang điện các nước trên thế giới
- Trong năm 2015, công suất lắp đặt của hệ thống pin quang điện tăng 25% so với
năm 2014, hơn 50 GW được bổ sung đưa công suất lắp đặt trên toàn cầu lên khoảng
227 GW. Châu Á đã nắm toàn bộ thị trường, chiếm 60% số lượng bổ sung toàn cầu.
Các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ là ba thị trường hàng đầu. Tiếp đó là
vương quốc Anh, các nước thuộc Top 10 bổ sung sản xuất năng lượng mặt trời là Ấn

22
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Độ, Đức, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Canada. Đến cuối năm 2015, mọi châu lục ( trừ Châu
Nam Cực) đã lắp đặt ít nhất 1 GW, có 22 nước có công suất lắp đặt lớn hơn 1 GW.[6]

Hình 2.5 Biểu đồ tình hình lắp đặt hệ thống quang điện trên thế giới.
(Nguồn: http://www.ren21.net/ ; Renewables 2016: Global Status Report).

2.1.3. Tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam
- Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn,
đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 8 o27’ Bắc đến 23o23’ Bắc, Việt Nam
nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. (Xem Phụ lục 2)
Bảng 2.1 Số liệu bức xạ các ở các khu vực nước ta. (Nguồn: http://www.solarpower.vn/ )
Giờ nắng trong Cường độ bức xạ
Vùng Ứng dụng
năm (giờ) (kWh/m2, ngày)
Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1 Trung bình
Tây Bắc 1750 – 1800 4,1 – 4,9 Trung bình
Bắc Trung Bộ 1700 – 2000 4,6 – 5,2 Tốt
Tây Nguyên, Nam Trung Bộ 2000 – 2600 4,9 – 5,7 Rất tốt
Nam Bộ 2200 – 2500 4,3 – 4,9 Rất tốt
Trung bình cả nước 1700 – 2500 4,6 Tốt
2.2. Hệ thống pin mặt trời
2.2.1. Pin mặt trời.( Solar Cell)
2.2.1.1. Cấu tạo, phân loại
- Cấu tạo pin mặt trời: gồm hai thành phần chính là lớp bán dẫn và điện cực kim
loại, giữa lớp bán dẫn P-N gọi là lớp tiếp xúc nơi di chuyển các điện tích tự do. Chúng
được liên kết thành từng lớp mỏng xếp chồng lên nhau, và còn được gọi là tế bào
quang điện (Photovoltaic cells).

23
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 2.6 Cấu tạo của pin mặt trời.

 Phân loại: Vật liệu chủ yếu chế tạo pin năng lượng mặt trời đều là silic dạng
tinh thể. Chia thành 3 loại như sau:
- Pin năng lượng mặt trời mono đơn tinh thể hay còn gọi là Monocrystalline.
Chúng được cắt từ các thỏi silic hình ống, các tấm đơn tinh thể này có các mặt trống ở
góc nối các module. Một tinh thể hay tinh thể đơn (module) sản xuất dựa trên quá trình
Czochralski. Đó là quy trình điều chế silic đơn tinh thể. Silic là một nguyên liệu quan
trọng trong việc chế tạo các vi mạch bán dẫn. Đơn tinh thể loại này có hiệu suất tới cao
nên chúng thường rất đắt tiền.
- Pin năng lượng mặt trời poly đa tinh thể hay còn gọi là polycrystalline. Loại
Poly được làm từ các thỏi đúc – đúc từ silic nung chảy cẩn thận được làm nguội và
làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất kém hơn.
Pin năng lượng mặt trời dạng phim mỏng hay còn gọi là thin film. Là dải silic tạo
từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh thể. Loại này thường
có hiệu suất thấp nhất. Tuy nhiên loại này rẻ nhất trong các loại vì không cần phải cắt
từ thỏi silicon.
2.3. Nguyên lý hoạt động
Hiệu ứng quang điện trong là hiện tượng khi vật rắn nhận tia bức xạ mặt trời, điện
tử ở vùng hóa trị hấp thụ năng lượng photon hυ và chuyển lên vùng dẫn tạo ra cặp hạt
dẫn điện tử – lỗ trống e- - h+, tức là tạo ra một hiệu điện thế. [5]
Vùng hóa trị là vùng năng lượng thấp bị các điện tử chiếm đầy khi ở trạng thái
cân bằng, mà mặt trên của nó có mức năng lượng là Ev.
Vùng dẫn là vùng phía trên tiếp đó hoàn toàn trống hoặc chỉ chiếm một phần, mặt
dưới của vùng năng lượng là Ec.

24
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Vùng cấm là vùng cách ly giữa 2 vùng hóa trị và vùng dẫn, vùng có cấp độ rộng
với năng lượng là Eg, trong đó không có mức năng lượng cho phép nào của điện tử.

Hình 2.7 Các vùng năng lượng.


- Khi nhận bức xạ mặt trời, photon có năng lượng hυ tới hệ thống và bị điện tử ở
vùng hóa trị hấp thu và nó có thể chuyển lên vùng dẫn để trở thành điện tích tự do e -,
để lại ở vùng hóa trị một lỗ trống có thể coi như hạt mang điện dương, ký hiệu là h+.
Lỗ trống di chuyển và tham gia vào quá trình dẫn điện.
Hiệu ứng lượng tử của quá trình hấp thụ photon có thể mô tả bằng phương trình :
Ev +hυ → e- + h+ (2.8)
Điều kiện để điện tử có thể hấp thu năng lượng photon và chuyển từ vùng hóa trị
lên vùng dẫn, tạo ra cặp điện tử – lỗ trống là hv = ≥ Eg = Ec - Ev. Suy ra bước sóng tới
hạn λc của ánh sáng để có thể tạo ra cặp e- - h+ :
[µm] (2.9)
Ec-Ev Eg Eg

- Các hạt dẫn bị kích thích e- và h+ đều tự phát tham gia vào quá trình phục hồi,
chuyển động đến mặt của các vùng năng lượng: điện tử e - giải phóng năng lượng để
chuyển đến mặt của vùng Ec, còn lỗ trống sẽ chuyển đến mặt Ev, chu kỳ phục hồi là 10-
12
→ 10-1 giây.

25
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 2.8 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời. [5]
2.4. Tấm pin mặt trời ( Solar Module)
- Được cấu tạo từ các pin mặt trời hay còn gọi là tế bào quang điện và một số phụ
kiện đi kèm. Mục đích để phù hợp với điều kiện về dòng điện và điện áp định mức của
thiết bị đầu ra của nguồn, điều kiện môi trường và một số tiêu chuẩn kỹ thuật khác.

Hình 2.9 Cấu tạo của tấm pin mặt trờ

26
STTH: Võ Văn Tài GVHD:TS Lưu Ngọc An
II. MÔ HÌNH TOÁN HỌC NĂNG LƯỢNG PIN MẶT TRỜI

1. Model đơn

Hình 3.1 Đặc tính I-V diode cho model đơn

- Pin mặt trời PV (Photovoltaic cell) gồm các lớp bán dẫn chịu tác dụng của quang
học để biến đổi các năng lượng phôton bức xạ mặt trời thành năng lượng điện. Theo
quan điểm năng lượng điện tử, pin mặt trời có thể được coi là những nguồn dòng biểu
diễn mối quan hệ phi tuyến I-V
Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

- Hiệu suất của tấm pin mặt trời sẽ lớn nhất khi pin mặt trời cung cấp cho ta công
suất cực đại. Theo đặc tính phi tuyến trên hình , nó sẽ xảy ra khi P-V là cực đại, tức là P-
V = Pmax tại thời điểm (Imax,Vmax) được gọi là điểm cực đại MPP
(Maximum Point Power)
- Phương trình điều khiển cho mạch tương đương được xây dựng bằng cách sử
dụng luật hiện tại của Kirchoff cho dòng điên I:

Trong đó:
+ IL : dòng điện sinh ra do ánh sáng trong cell mặt trời
+ ID : represents the voltage-dependent current lost to recombination
+ Ish : Đặc trưng cho tổn thất do điện trở shunt
- ID được mô hình bằng cách sử dụng phương trình Shockley:

+ n là yếu tố lý tưởng của diode ( từ 1 đến 2)


+ I0 : Độ bảo hòa
+VT : điện áp do nhiệt độ :

với K hằng số Boltzann : 1.381x 10-23 J/K, q= 1.602x10-9 C


- Dòng điện Ish :

- Phương trình hoàn chỉnh:

+ trong đó:
IL: Dòng điện quang (A)
I0: Dòng điện bão hòa trong diode (A)
Rs: Điện trở của pin(Ω)
Rsh:Điện trở shunt (Ω)

2. Nhiều model kết nói với nhau

- Khi đó:

- Phương trình điều khiển:

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 28


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

3. Hệ thống pin quang điện


3.1. Thành phần chính của hệ thống
Mảng pin mặt trời ( Array Solar Panels)
+ Là hệ thống gồm các tấm pin mặt trời được nối nối tiếp hoặc nối song song tùy
thuộc vào yêu cầu kỹ thuật ở phía đầu ra.
+ Công thức tính toán tuân theo định luật Ôm.
Mạch nối tiếp: Int=I1=I2=…=In (2.13)
n
Unt= k=1 Uk (2.14)
n
Mạch song song: Iss= I
k=1 k (2.15)
Uss=U1=U2=…=Un (2.16)
+ Chức năng: Cung cấp điện áp và công suất phù hợp cho bộ chuyển đổi DC-DC
hoặc DC-AC để làm việc đúng với đặc tính kỹ thuật.
Bộ chuyển đổi DC –DC (Converter)
+ Là thiết bị biến đổi nguồn điện một chiều để có điện áp phù hợp cung cấp cho tải
một chiều hoặc nạp vào bộ trữ điện.
+ Nguyên lý cấu tạo: điều khiển bằng xung đến các IGBT, MOSFET hoặc linh kiện
bán dẫn có chức năng tương tự thông qua các PIC vi xử lý để cung cấp điện áp và dòng
điện đầu ra phù hợp.
Bộ trữ điện BESS (Battery Energy Storage System)
+ Là thiết bị lưu trữ điện năng để cung cấp cho tải khi cần thiết hoặc dự trữ một
phần điện năng dư thừa tức thời.
+ Cấu tạo: Gồm có các ắc-quy được nối nối tiếp hoặc nối song song tùy thuộc vào
đặc tính làm việc tải phía đầu ra và nguồn nạp đầu vào.

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 29


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 2.13 Sơ đồ nguyên lý của bộ chuyển đổi DC-DC nạp ac-quy . - Bộ biến tần
( Inverter)

Hình 2.14 Sơ đồ nguyên lý của bộ biến tần 3 pha hệ thống mặt trời nối lưới.[9] +
Biến tần là thiết bị biến đổi nguồn một chiều thành nguồn xoay chiều. +Nguyên lý cấu
tạo: điều khiển đóng mở, thay đổi độ rộng xung đến các MOSFET, IGBT hoặc các linh
kiện bán dẫn có chức năng tương tự thông qua các PIC vi xử lý và được điều chỉnh điện
áp phù hợp với tải. Biến tần pin quang điện còn có tích hợp bộ MPPT.( Xem hình 2.14)
3.2. Các dạng hệ thống điện mặt trời
Hệ thống điện mặt trời độc lập (off-grid)
- Một hệ thống năng lượng mặt trời độc lập được sử dụng để thay thế hoặc bổ sung
cho các nguồn năng lượng truyền thống. Hệ thống này thường được sử dụng ở nhưng
nơi vùng sâu, vùng xa nơi mà không có điện lưới. Hệ thống độc lập sử dụng năng lượng
mặt trời có thể cung cấp trực tiếp cho các tải một chiều DC, hoặc tải xoay chiều AC
thông qua bộ chuyển đổi (inverter); hoặc hệ thống có thể sử dụng thêm bộ dự trữ để tích
lũy sử dụng trong những thời điểm không có mặt trời hoặc lúc điện năng dư thừa. Hệ
thống này có thể chỉ bao gồm một PV module, bộ lưu điện, bộ biến đổi điện áp 1 chiều

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 30


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

và biến tần; nhưng cũng có thể là một hệ thống có công suất lớn phối hợp với thiết bị
điều khiển và các nguồn phát dự phòng(diesel). (Hình ảnh phụ lục 3.1)
Hệ thống điện mặt trời có kết lưới (on-grid)
- Khác với hệ thống cô lập là được thiết kế để thay thế cho nguồn điện lưới, hệ
thống kết lưới thường được sử dụng trong nhưng nơi luôn có sẵn lưới hệ thống nhưng
thay vi sử dụng các hệ thống lưu trữ để tích lũy năng lượng dư thừa từ mặt trời, thì
lượng thừa này sẽ bán ngược về lưới. Nói một cách khác, lưới điện có thể coi như là một
bộ dữ trữ lớn, khi công suất dư thừa có thể truyền ngược về cho lưới. Một ưu điểm lớn
của việc này đó là hệ thống này có thể không đủ lớn để cung cấp cho tải như trong hệ
thống cô lập. Phụ tải lúc này có thể được cung cấp từ hệ thống năng lượng mặt trời, hoặc
lưới, hoặc cả hai; điều này có nghĩa là hệ thống này có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo nhu
cầu. Thông thường hệ thống này bao gồm hệ thống pin mặt trời, bộ chuyển đổi và các
thiết bị đo lường. Ngoài ra, còn có một số thành phần như cáp, hộp ghép nối, thiết bị bảo
vệ, thiết bị chống sét..
Trong hệ thống năng lượng mặt trời có kết lưới, người ta còn chia ra thành 2 loại:
- Hệ thống năng lượng mặt trời tập trung, và hệ thống năng lượng mặt trời phân
tán. (Hình ảnh phụ lục 3.2).
Hệ thống điện mặt trời tập trung có kết lưới
- Hệ thống điện truyền thống bao gồm các nhà máy điện lớn như thủy điện, nhiệt
điên, … cung cấp cho tải thông qua các đường dây truyền tải và hệ thống phân phối.
Công suất được truyền từ các nhà máy điện cung cấp cho tải thông qua các đường dây
truyền tải và phân phối. Tương tự, hệ thống nhà máy điện mặt trời cũng hoạt đông như
vây, tức là công suất từ các nhà máy này cũng được truyền tải qua các đường dây đến hộ
thiêu thụ. Hệ thống này có thể nhỏ khoảng 50kWp cho đến lớn khoảng 60MWp. Ngoài
ra, còn có những nhà máy lớn hơn 1GWp có thể hoàn thành trong tương lai. (Hình ảnh
phụ lục 3.3).
Hệ thống điện mặt trời phân tán
Hệ thống này thường được chia thành 2 loại: thương mại và khu dân cư.
- Hệ thống thương mại thường lớn hơn 10kWp được bố trí trên các tòa nhà thương
mại, nhà máy, xí nghiệp, trung tâm mua sắm, văn phòng…Điện năng được tạo ra bởi hệ
thống này chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của tải trong tòa nhà, vì thế không có bán năng
lượng dư thừa về cho lưới.
- Hệ thống dành cho khu dân cư thường nhỏ hơn thương mại, khoảng từ 1 đến
5kWp. Điện năng được tạo ra cung cấp cho các hoạt động trong nhà nếu có dư thừa sẽ
chuyển về cho lưới để cung cấp cho nhà kế bên.

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 31


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU MATLAB

I. Giới thiệu chức năng Simulink của phần mềm matlab


- Matlab là chương trình phần mềm trợ giúp cho việc tính toán và hiển thị. Matlab
có thể chạy trên hầu hết các hệ máy tính từ máy tính cá nhân đến máy tính khổng lồ -
super computer.
- Matlab được điều khiển bởi tập các bộ lệnh, tương tác bằng bàn phím trên cửa sổ
điều khiển, đồng thời Matlab còn cho phép khả năng lập trình với cú pháp thông dịch
lệnh hay còn gọi là scrift file. Các lệnh, bộ lệnh của Matlab lên đến con số hàng trăm và
ngày càng được mở rộng bởi các toolbox trợ giúp hay các hàm ứng dụng tạo ra bởi
người sử dụng.
- Các lệnh của Matlab rất mạnh và hiệu quả cho phép giải các loại hình bài toán
khác nhau và đặc biệt hiệu quả cho hệ phương trình tuyến tính cũng như các thao tác
trên các bài toán ma trận. Không những thế Matlab còn rất hữu hiệu trong việc trợ giúp
thao tác và truy xuất đồ hoạ trong không gian 2D, 3D cũng như khả năng tạo hoạt cảnh
minh hoạ cho việc mô tả bài toán một cách sinh động.
- Cùng với trên 25 toolbox (thư viện trợ giúp) khác nhau Matlab đưa đến cho các
bạn sự lựa chọn hoàn chỉnh và phong phú về các công cụ trợ giúp đắc lực trong các lĩnh
vực khác nhau trên con đường nghiên cứu mà bạn đã chọn.

Sau đây là một số lĩnh vực mà Matlab đang giải quyết:


• Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp.
• Giảng dạy, nghiên cứu lập các chương trình ứng dụng trong giảng dạy cho các
môn như toán, lý, hoá, ... trong các trường phổ thông nhằm nâng cao khả năng tiếp thu
cũng như ý sáng tạo trong học sinh.
• Giảng dạy, nghiên cứu lập các chương trình về toán đặc biệt là các loại hình
nguyên lý cơ bản và các phương trình tuyến tính cho sinh viên cũng như học sinh các
trường kỹ thuật.
• Giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật và khoa học như: điện tử, lý
thuyết điều khiển, vật lý, đồ hoạ, xử lý ảnh, vật liệu, ...
• Giảng dạy và nghiên cứu trên mọi lĩnh vực có xuất hiện tính toán bao gồm toán
kinh tế, hoá, cơ học, sinh học, ...

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 32


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

II. Giới thiệu và mô tả các khối chức năng sử dụng trong simulinnk
1. Khối nguồn ba pha

- Khối nguồn ba pha mô phỏng một nguồn điện áp bap ha có tổng trở R-L nguồn
điện áp bap ha được nối theo dạn Y với điển trung tính có thể được nối đất sẵn bên trong
khối học được nối với khối khác. Ta có thể đặt giá trị của điện trở trong và điện cảm
trong trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách đánh dấu check vào ô Specify impedence using
short-circuit level

 Phase-to-phase rms voltage: nhập giá trị hiệu dụng của điện áp dây
 Phase angle of phase A: nhập góc pha của pha A.
 Frequency: nhập tần số của nguồn
 Iternal conection: chọng dạng đấu nối của trung tính nguồn.
+ Dạng Y: trung tính khối nối đất
+ Dạng Yn: trung tính được nối với các khối khác
+ Dạng Yg: trung tính được nối đất sẵn trong khối
 3-phase short –circuit level at base voltage: nhập công suất ngăn mạch 3 pha
cảm ứng Psc
 Base voltage: nhập giá trị điện áp cơ bản Vbase
2. Khối máy biến áp

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 33


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Khối này mô tả 1 máy biến áp ba pha 2 cuộn dây


Hai cuộn dây của máy biến áo có thể được đấu nối theo những các dưới đây

 Đấu nối dạn sao(y)


 Dạng Y có trung tính
 Dạng Y trung tính nối đất
 Dạn ▲-Y 1

Trong khối này ta nhập thông số

 Nominal power and Frequency: nhập công suất danh định (VA), tần số danh
định (HZ) cho máy biến áp
 Winding 1(ABC) connection: dạng dấu nối của cuộn dây sơ cấp
 Winding parameter nhập giá trị điện áp hiệu dụng, điện trở và tự cảm rò
 Magnetization Rm (Pu): nhập giá trị của điện trở từ hóa ( trong hệ đơn vị
tương đối)
 Magnetization reactance Lm(Pu): nhập giá trị của điện kháng từ hóa (trong
hệ đơn vị tương đối)

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 34


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

3. Khối do điện áp và dòng điện 3 pha

Khối này dùng như một thanh cái, động thời dùng để do điện áp và dòng trên
đường dây. Khí mắc nối tiếp với thiết bị ba pha, khối này sẽ đo điện áp ba pha hoặc điện
áp dây và đo dong điện ba pha.
Trong bảng thông số ta cài đặt
 Voltage Measurement
+ Chọn no nết không muốn đo điện áp 3 pha
+ Chọn phase –to-ground nếu muốn đo điện áp pha
+ Chọn Phase-to-phase nết muốn đo điện áp dây
 Use a label: nếu được chon thì điện áp(hay dòng điện) đo được sể thực hiện
theo tiens hiệu đã được gán. Nếu không chọn thì điện áp (dong điện) đo
được có giá trị bằng ngõ ra Vabc (Iab) của khối
 Singal lable : chọn tín hiệu để gán cho điện áp được đo
 Voltage in P.u: nếu chon thì điện áp đo ở được vị tương đối. Nếu không thì
đo bằng volt
 Current Measutenment: chọn yes để cho phép do dòng điện chạy qua khối
 Current in P.u: dòng điện do ở hệ đơn vị tương đối.Nếu không thì đo bằng
Ampe
 Base power(VA 3phase): đặt công suất ban đầu để chuyển công suất sang hệ
đơn vị tương đối.Mục này sẽ không hiện ra nếu không chọn Current in P.u
4. Khối phụ tải

Trong này, ta nhập các thông số sau

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 35


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

 Chọn phụ tải nối đất hay mắc nối tiếp với các thiết bị khác trong mục
Configuration
+ Nếu chon Y(grounded): trung tính được nối đất
+ Nếu chọn Y(floating): trung tính không ảnh hưởng đến phụ tải
+ Nếu chọn Y( neutrak): trung tính của phụ tải sẻ được nối với khối khác
+ Nếu chọn delta: bap ha của phụ tải được mắc dạng
 Điện áp danh định Pha-pha (Nomiral phase-to-phasse voltage)
 Tần số danh định (Nomiral Frequency)
 Công suất P và Q
5. Khối scope

Là khối dùng để quan sát tín hiệu của các dao động trên đường dây

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 36


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

6. Khối Động cơ không đồng bộ ba pha

Đây là khối mô phỏng một máy điện đồng bộ.Nó hoạt động như một máy phát hoặc
là động cơ.
7. Khối CB 3 pha

- Khối CB 3 pha dung để đóng cắt các thiết bị, Khối này cũng có 3 CB bên trong và
cũng hoạt động riêng rẻ với nhau .
Các thông số cần nhập:
 Trạng thái ban đâu(Initial status of breakers): thường đóng (closed) hay
thường mở (opened)
 Đống căt ở pha A hay B hay C hay cả bap ha
 Thời gian đóng cawcts CB(transition time)
 Điện trở trong của CB
8. Khối đường dây

Khối đường dây truyền tải mô phỏng đường dây truyền tải trên hệ thống

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 37


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

 Resistance per unit length: nhập giái trị điện trở trên 1 km.
 Iductance per unit length:Nhập giá trị điện cảm trên 1 km.
 Capacitance per unit length: nhập giá trị điện dug trên 1km
 Line length nhập chiều dài đương dây km
9. Khối Powergui

- Khối powergui cung cấp cho ta một công cụ tính toán mô phonhr của
simpowersystem
 Phương pháp liện tục (continuous method)
 Phương pháp rời rạc hóa mô hình diện
 Phương pháo Phasor
Trong đề tài này, ta dùng phương pháp Phasor

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 38


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

CHƯƠNG IV: MÔ PHỎNG VÀ PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG LƯỚI ĐIỆN


KHI CÓ NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

I. Xây dựng mô hình và mô phỏng trên matlab/simulink

Hình 4.1 Mô hình mô phỏng

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 39


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Hình 4.2 Mô hình pin mặt trời


II. Kết quả mô phỏng
1. Trường hợp vận hành bình thường
Công suất Pv farm P = 4MW, thủy điện P=15MW
1.1. Phụ tải lớn nhất
10 7

3 Đồ thị phụ tải P phụ tải W


Q phụ tải VAR

2.5

1.5

0.5

5 10 15 20 25

Hình 4.3 Đồ thị phụ tải

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 40


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

1.1.1. Công suất P của nguồn phát và công suất phụ tải
10 7

3 Đồ thị công suất P P lưới


P thủy điện
P PVfarm
2.5 Tổn công suất phụ tỉa

1.5

1
PW

0.5

-0.5

-1

-1.5

5 10 15 20 25
giờ

Hình 4.4.Đồ thị công suất P

Từ hình 4.4 ta nhận thấy rằng:


- Khi phụ tải cực đại thì: nhà máy thủy điện luôn phát hết công suất là 15MW nên
đô thị của công suất nhà máy luôn là 1 đường thẳng. Trong khi đó lưới điện đóng vai trò
điều chỉnh công suất.
- Từ 0h đến 6h: chưa có nắng hoặc nắng rất yếu dường như công suất của nguồn
năng lượng mặt trời gần như bằng 0 mà công suất của phụ tải lúc này lớn hơn công suất
phát của thủy điện nên nhu cầu của phụ tải sẻ được đáp ứng bởi thủy điện và lưới
- Từ 6h đến 18h thì hệ thông năng lượng mặt trời ( PV farm) bắt đầu hoạt động
cung cấp 1 lượng công suất từ tăng dần từ 0 đên 4MW ( từ 6h đền 12h) và giảm dần từ
4MW và 0MW ( từ 12h đến 18h), lúc này thì nhu cầu phụ tải vẫn lớn hơn tổng công
suất phát của thủy điện và năng lượng mặt trời nên phần công suất còn lại được cung cấp
từ lưới
- Từ 18h đền 24 công suất hệ năng lượng mặt trời bằng 0 MW nhu cầu của phụ tải
được đáp ứng bởi thủy điện và lưới

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 41


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

1.1.2. Tổng công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q của tải và nguồn
10 7

tổng P phát
Tổng P Tổng P phụ tải
3.5

2.5

1.5

0.5
5 10 15 20 25

Hình 4.5 Đồ thị tổng công suất P


VAR

106
18 tổng Q

16

14

12

10

2
tổng Q phát
0 tổng Q phụ tải

5 10 15 20 25
giờ

Hình 4.6 Đồ thị tổng công suất Q

- Từ hình 4.6 ta thấy: Tổng công suất P và Q của nguồn luôn đáp ứng được công
suất của phụ tải yêu cầu và công suất P, Q của nguồn phát luôn lớn hơn của phụ tải vì bị
tổn thất trên đường dây,máy biến áp….
1.1.3. Điện áp tại các nút

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 42


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

bus3
Điện áp tại các nut bus1,2
bus 4
1.05

0.95

0.9

0.85
5 10 15 20 25

Hình 4.7 Điện áp tại các nút

- Tại mọi thời điểm trong ngày thì mặc dù công suất của phụ tải thây đổi nhưng hệ
thông vẫn vận hành đảm bảo điện áp tại các nút thây đổi nằm trong giới hạn cho phép từ
0,9pu đến 1,1 pu
1.2. Phụ tải trung bình
10 7
2.5
Đồ thị phụ tải

1.5

0.5

5 10 15 20 25

Hình 4.8 Đồ thị phụ tải

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 43


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

1.2.1. Công suất P của nguồn phát và công suất phụ tải
107
2.5
Đồ thị công suất P P lưới
2 P thủy điện
P PVfarm
Tổng P phụ tải
1.5

0.5
PW

-0.5

-1

-1.5

-2
5 10 15 20 25 giờ

Hình 4.9 Công suất P


- Tương tự như khi phụ tải cực đại nhà máy thủy điện luôn phát hết công suất là
15MW nên đô thị của công suất nhà máy luôn là 1 đường thẳng và lưới điện đóng vai trò
điều chỉnh
- Từ 0h đền 6h: công suất nguồn năng lượng mặt trời bằng 0MW, công suất của
thủy điện là 15 MW nhưng vì nhu cầu của phụ tải nhỏ hơn so với công suất phát của
thủy điện nên phần công suất dư này được lên lưới do dó ta thấy P của lưới lúc này là
âm.
- Từ 6h đến 18h: công suất của năng lượng mặt trời tăng dần từ 0 MW đến lớn nhất
4MW ( từ 6h đền 12h) và giảm dần về 0 MW ( từ 12h đến 18h) tuy nhiên nhu cầu phụ
tải cũng tăng lớn hơn tổng công suất phát của thủy điện và mặt trời nên phần công suất
còn lại được lấy từ lưới
1.2.2. Tổng công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q của tải và nguồn

10 7
PW

2.5
Tổng P tổng P tải
tổng P phát

1.5

0.5

0
5 10 15 20 25 giờ

Hình 4.10 Đồ thị tổng công suất P

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 44


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

10 6
12
Tổng Q tong Q phát
tổng Q tải
10

6
VAR

-2
5 10 15 20 25 giờ

Hình 4.11 Đồ thị tổn công suất Q

- Từ hình 4.11 ta thấy: Tổng công suất P và Q của nguồn luôn đáp ứng được công
suất của phụ tải yêu cầu và công suất P, Q của nguồn phát luôn lớn hơn của phụ tải vì bị
tổn thất trên đường dây,máy biến áp….

1.2.3. Điện áp tại các bus


1.1

Điện áp tại cái nút bus3


bus1,2
1.05 bus4

0.95

0.9

0.85
5 10 15 20 25

Hình 4.12 Điện áp tại các nút

- Tại mọi thời điểm trong ngày thì mặc dù công suất của phụ tải thây đổi nhưng hệ
thông vẫn vận hành đảm bảo điện áp tại các nút thây đổi nằm trong giới hạn cho phép từ
0,9pu đến 1,1 pu

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 45


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

1.3. Phụ tải nhỏ nhất


10 6
16
Đồ thị phụ tải P phụ tải
Q phụ tải
14

12

10

5 10 15 20 25

Hình 4.13 Đồ thị phụ tải

1.3.1. Công suất P của nguồn phát và công suất phụ tải
10 7
2
Đồ thị công suất P P lưới
P thủy điện
1.5 P PVAfarm
tổng P phụ tải

0.5

-0.5

-1

-1.5

-2
5 10 15 20 25

Hình 4.14 Đồ thị công suất P

- Tương tự như khi phụ tải cực đại nhà máy thủy điện luôn phát hết công suất là
15MW nên đô thị của công suất nhà máy luôn là 1 đường thẳng và lưới điện đóng vai trò
điều chỉnh
- Từ 0h đền 6h: công suất nguồn năng lượng mặt trời bằng 0MW, công suất của
thủy điện là 15 MW nhưng vì nhu cầu của phụ tải nhỏ hơn so với công suất phát của
thủy điện nên phần công suất dư này được lên lưới do dó ta thấy P của lưới lúc này là
âm.

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 46


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

- Từ 6h đến 18h: công suất của năng lượng mặt trời tăng dần từ 0 MW đến lớn nhất
4MW ( từ 6h đền 12h) và giảm dần về 0 MW ( từ 12h đến 18h) nhu cầu phụ tải nhỏ hơn
công suất tổng của thủy điện và năng lượng mặt trời nền phần công suất dư sẻ được trả
về lưới
- Từ 18h đền 24h : công suất của năng lượng mặt trời bằng 0. Nhưng nhu cầu của
phụ tải vẫn nhỏ hơn so với công suất thủy điện nên phần công suất dư sẻ được phát trả
ngược về lưới, khi đó nhu cầu phụ tải chỉ do nhà máy thủy điện đáp ứng
1.3.2. Tổng công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q của tải và nguồn
10 7
1.8
tổng công suất P phát
Tổng P p phụ tải
1.6

1.4

1.2

0.8

0.6

0.4

5 10 15 20 25

Hình 4.15 Đồ thị tổng công suất P


10 6

tổng Q phát
Tổng Q
7 Tổng Q phụ tải

0
5 10 15 20 25

Hình 4.16 Đồ thị tổng công suất Q


- Từ hình 4.15 và 4.16 ta thấy: Tổng công suất P và Q của nguồn luôn đáp ứng
được công suất của phụ tải yêu cầu và công suất P, Q của nguồn phát luôn lớn hơn của
phụ tải vì bị tổn thất trên đường dây,máy biến áp….
1.3.3. Điện áp tại các bus

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 47


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

1.1

Điện áp tại cái nút bus3


bus1,2
1.05 bus4

0.95

0.9

0.85
5 10 15 20 25

Hình 4.17 Điện áp tại các nút


2. Trường hợp bất thường
2.1. Giảm công suất mặt trời đột ngột
Xét lúc công xuất mặt trời PV= 4MW, P thủy điện = 15 MW, P tải = 24MW,
7MVAR
2.1.1. Công suất P của nguồn phát và công suất phụ tải
10 7
2.5 P lưới
P thủy điện
P lưới
2 P phụ tải

1.5
PW

0.5

4 6 8 10 12 14 16 18 20 22
giây

Hình 4.18 Đồ thị công suất P

- Từ hình 4.18 ta thấy: tại lúc 1 thời điểm thì công suất của PV farm giảm xuống
đột ngột từ 4 MW xuống 1 MW ( giây 10 đến giây 14 ) thì công suất của lưới cũng ngay
lập tức tăng lên với 1 lượng công suất tương ứng để đáp ứng yêu cầu của phụ tải.
2.1.2. Điện áp tại các nút

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 48


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Điện áp tại các nút bus 1


bus 4
1.02
bus 3
bus 2

0.98

0.96

0.94

0.92

2 4 6 8 10 12 14 16 18

Hình 4.19 Điện áp tại các nút

- Từ hình 4.19 ta thấy: dù công suất của năng lượng mặt trời ( PV farm) có bị giảm
đột ngột thì do sự đáp ứng nhanh của lưới thì điện áp tại các nút vẫn nằm trong giới hạn
cho phép từ 0.9 pu đến 1.1 pu
2.2. Trường hợp tăng tải đột ngột
Xét trong khoảng thời gian ngắn tại thời điêm P Pvfarm = 4 MW, P thủy điện =
10MW
Lúc phụ tải bình thường P phụ tải = 24 MW, sau đó tăng tải đột ngột thêm 5 MW

2.2.1. Công suất P của nguồn phát và công suất phụ tải
10 7
3
P lưới
P thủy điện
P pv farm
2.5
P tải

1.5
PU

0.5

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
giây

Hình 4.20 Đồ thị công suất P


- Từ hình 4.20 ta thấy: khi tăng tải đột ngột t ở trương hợp này là 5MW thì lưới
cũng sẻ cung cấp ngây lập tức 1 lượng công suất tương ứng

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 49


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

2.2.2. Điện áp tại các nút

bus 3
1.05 bus 4
bus2
bus1

1
PU

0.95

0.9

0.85

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
giây

Hình 4.21 Điện áp tại các nút


- Từ hình 4.21 ta thấy: tại lúc tăng tải thì điện áp giảm xuống đột ngột vì công xuất
chưa đáp ứng kịp, tuy nhiên ngây lập tức thì điện áp sẻ tăng lên lại vẫn đảm bảo nằm
trong giới hạn cho phép từ 0.9pu đến 1.1pu

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 50


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu, vận dụng các kiến thức chuyên
ngành và tìm hiểu kiến thức bên ngoài thì nhiệm vụ đồ án đã được hoàn thành. Trong
đó bao gồm tổng quan về năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, tìm hiểu các hệ
thống điện năng lượng mặt trời và phân tích, đánh giá để đưa ra phương án mô phỏng
hợp lý, và đặc biệt là đã sử dụng thành công phần mềm Matlab/Simulik để mô phỏng
hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới phân phối 22kv
+ Với việc sử dụng phần mềm Matlab/Simulink để mô phỏng hệ thống điện
năng lượng mặt trời nối lưới điện phân phối 22kv ta có các kết luận sau:
+ Phần mềm đã mô phỏng được các vấn để về thông số kỹ thuật của một hệ
thống lưới điện khi có một nguồn năng lượng tái tạo, cụ thể ở đây là hệ thống điện
năng lượng mặt trời.
+ Dựa vào kết quả mô phỏng trong phần mềm ta có thể phân tích đánh giá các
thông số của hệ thống từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng và sản lượng
điện năng hệ thống.
+ Từ việc phân tích các thông số lưới điện, ta có cái nhìn khả quan về một dự
án trước khi đưa vào xay dựng cũng như vận hành.

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An 51


Phân tích ảnh hưởng nhà máy điện mặt trời vào lưới điện phân phối

Tài Liệu Tham Khảo

[1] U.S. Energy Information Administration - EIA - Independent Statistics and


Analysis, “EIA projects 48% increase in world energy consumption by 2040”,
May 5,
2016, Xem tại : https://www.eia.gov/todayinenergy/detail.php?id=26212. [Ngày
cập
nhật: 17/05/2017].
[2] BP, “BP Statistical Review of World Energy June 2016”, Xem tại:
https://www.bp.com/content/dam/bp/pdf/energy-economics/statistical-review-
2016/bp-statistical-review-of-world-energy-2016-full-report.pdf,
[Ngày cập nhật: 17/05/2017].
[3] Fpt Securities, “ Báo cáo ngành điện”, 07/2015, Xem tại:
http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2015/07/20/VietnamPowerReport2015(2).
pdf,
[Ngày cập nhật: 17/05/2017].
[4] Viện năng lượng Việt Nam, “Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng
lượng tái tạo ở Việt Nam” , Xem tại: http://www.ievn.com.vn/tin-tuc/Chinh-sach-
vagiai-phap-thuc-day-phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-Viet-Nam-5-1029.aspx,
[Ngày cập
nhật: 17/05/2017].
Quyết định số: 428/QĐ-TTg, “ Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030”, ngày 18/3/2016, Xem tại:
http://www.erav.vn/userfile/files/428_2016.pdf
[5] Hoàng Dương Hùng, “Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng”, Phần 1.
[6] The Renewable Energy Policy Network for the 21st Century, “Renewables
2016
Global Status Report”, Xem tại:
http://www.ren21.net/wpcontent/uploads/2016/05/GSR_2016_Full_Report_lowres
.Pdf
[7] Lưu Ngọc An, “Giáo trình năng lượng tái tạo”, Chương 1.
[8] Ryan Mayfield, “The Highs and Lows of Photovoltaic System Calculations”,
Xem tại: http://ecmweb.com/green-building/highs-and-lows-photovoltaic-
systemcalculations, [Ngày cập nhật: 05/07/2017].
[9] Electrical Engineering Software, “Three-Phase, Grid-Connected PV Inverter”,
Xem tại: https://www.plexim.com/support/application-examples/602,
[Ngày cập nhật: 05/17/2017].

STTH: Võ Văn Tài Hướng dẫn: TS. Lưu Ngọc An

You might also like