You are on page 1of 7

KHÂU VẾT THƯƠNG LÁCH

I. ĐẠI CƯƠNG
Các tổn thương trong ổ bụng bởi hoả khí hay bạch khí cần được thăm dò ổ bụng bằng
phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi. Dấu hiệu và triệu chứng vết thương thấu bụng phụ thuộc
nhiều yếu tố trong đó có loại vũ khí gây nên thương tổn, vị trí vết thương và số vết thương.
Các vết thương hoả khí thường có năng lượng cao, tuỳ thuộc vào bị đạn bắn tầm gần hoặc xa
mà tổn thương có khác nhau và với năng lượng cao và sự cháy của thuốc nổ nên hình thái tổn
thương không xác định được cũng như các tổn thương thứ phát do các mảnh đạn và mảnh
xương gây nên. Với các vết thương do bạch khí thường có tổn thương xác định trên đường đi
nhưng đôi khi dễ bỏ sót các tổn thương gây hiệu quả nghiêm trọng. Tổn thương lách tuỳ
nguyên nhân có thể kèm theo đụng dập. Với những trường hợp tổn thương không vào cuống
lách và vết thương nông dưới 3 cm có thể khâu bảo tồn lách.
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết thương thấu bụng có tổn thương lách đơn thuần
- Tổn thương lách không vào cuống lách và đường rách sâu dưới 3 cm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có biến chứng thủng ruột và viêm phúc mạc, cần phải cắt ruột và có tình trạng viêm các
tạng.
- Huyết động không ổn định
- Phẫu thuật viên không được đào tạo về kỹ thuật này.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh:
- Người bệnh được hồi sức đảm bảo huyết động ổn định, làm các xét nghiệm cơ bản, chụp
XQ tim phổi,ổ bụng, siêu âm chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phục vụ cuộc mổ,
- Dùng kháng sinh dự phòng
- Phẫu thuật viên giải thích cho người bệnh về tình trạng bệnh,
2. Vô cảm:
- Gây mê toàn thân, đặt nội khí quản…
3. Phương tiện, trang thiết bị:
- Bộ dụng cụ đại phẫu mổ mở.
- Bộ dụng cụ khâu mạch máu
- Chỉ liền kim: prolen hoặc premilen 3/0
4. Tư thế người bệnh:
Người bệnh nằm ngửa, với tư thế đầu cao hay thấp, nghiêng phải hay trái tuỳ theo yêu cầu
khi mổ. Người bệnh cần được đặt ống thông đái, OTDD. Người bệnh được đặt một tấm độn
lưng ngang bờ dưới xương bả để dễ bộc lộ lách.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vị trí kíp mổ:
Phẫu thuật viên đứng bên phải của người bệnh, hai phụ bên trái người bệnh.
2. Kỹ thuật xử trí tổn thương
- Người bệnh được mở bụng đường trắng giữa trên rốn, kéo dài xuống dưới rốn.
- Số lượng dịch trong ổ bụng được ghi nhận.
- Chèn gạc vào vùng lách trong khi tiếp tục kiểm tra toàn bộ ổ bụng
- Các tạng trong ổ bụng được kiểm tra đánh giá mức độ tổn thương.
- Với tổn thương lách cần các bước:
+ Hạ đại tràng góc lách để bộc lộ vùng lách, hay cắt dây chằng lách đại tràng
+ Giải phóng mặt sau lách (cắt dây chằng lách thận và tổ chức liên kết giữa lách và thận sát
với cực trên và các nhánh vị ngắn).
+ Đưa lách ra gần vết mổ, tiến hành khâu cầm máu lách bằng những mũi chữ U dọc theo hai
mép của đường vỡ. Hoặc khâu ép bằng mạc nối lớn hoặc miệng pledget tepflon.
- Sau khi kiểm tra kỹ không còn chảy máu, tiến hành rửa sạch ổ bụng và đặt 1 tới 2 dẫn lưu ở
hố lách.
- Đóng bụng theo các lớp giải phẫu.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi gây mê hồi sức, hồi tỉnh và chống đau
- Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch đến khi có dấu hiệu an toàn phẫu thuật và
phục hồi tiêu hoá.
- Theo dõi các biến chứng phẫu thuật: chảy máu trong 48h đầu bằng theo dõi mạch, huyết áp
và tình trạng dẫn lưu ổ bụng.
2. Xử trí tai biến:
- Chủ yếu phát hiện biến chứng chảy máu sau mổ, nếu huyết động ổn định có thể chụp mạch
để xác định nguyên nhân chảy máu và thực hiện nút mạch.
- Nếu tình trạng huyết động không ổn định cần có chỉ định mổ lại kiểm tra, nếu không kiểm
soát được chảy máu trong mổ cần tiến hành cắt lách.

CÁC PHẪU THUẬT LÁCH KHÁC


I. ĐẠI CƯƠNG
- Là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ lách để điều trị.
II. CHỈ ĐỊNH
Khi đã xác định có những bệnh lí cần cắt bỏ lách để điều trị:
- Ung thư lách.
- Lách to kiểu Banti.
- Hodgkin.
- Vàng da tan huyết…
- Xơ gan lách to.
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật là bác sĩ ngoại khoa chung hoặc ngoại khoa bụng (PTV và 2
phụ mổ).
2. Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật bụng (Bộ đại phẫu).
3. Người bệnh và hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung. Đặc biệt chú ý các xét nghiệm yếu
tố về máu, xét nghiệm đông máu và siêu âm gan, tĩnh mạch cửa.
* Dự kiến cuộc mổ: 90 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.
2. Kĩ thuật:
- Người bệnh nằm ngửa đầu hơi cao, hơi nghiêng về bên phải.
- Đặt ống thông dạ dày, hút.
- Đường rạch mở bụng: Thường rạch đường giữa trên rốn. Trường hợp lách to nhiều hoặc
trong bệnh Hoggkin cần thăm dò 2 buồng trứng (ở phụ nữ), có thể mở rộng xuống dưới rốn.
Ở người bệnh béo hoặc lách quá to, có thể rạch đường dưới sườn trái, nếu cần có thể mở rộng
sang dưới sườn phải hoặc mở ra phía sau đến góc sườn - thắt lưng.
- Cắt dây chằng dạ dày - lách và thắt động mạch lách ở bờ trên thân tụy.
- Cắt dây chằng lách - hoành.
- Cắt dây chằng lách - đại tràng.
- Cắt tĩnh mạch lách và động mạch lách ở cuống lách. Buộc 2 đầu tĩnh mạch lách và động
mạch lách bằng chỉ không tiêu.
Chú ý tìm những lách phụ, nhất là trong những bệnh về máu. Chú ý tìm ở vùng rốn lách, dọc
cuống lách, trong mạc nối lớn, trong dây chằng lách - đại tràng hoặc mạc treo ruột - cắt bỏ
những lách phụ này.
- Kiểm tra lại vùng mổ, cầm máu kỹ.
- Phủ phúc mạc vùng hố lách. Đưa đại tràng, mạc nối lớn đến vùng hố lách.
- Lau ổ bụng. và đóng thành bụng.
* Thay đổi kỹ thuật.
Trường hợp lách to hoặc có viêm quanh lách làm lách dính với xung quanh, không thể đưa
lách ra ngoài, dùng kĩ thuật cắt lách để lách tại chỗ:
Mở vào phần trái của dây chằng dạ dày - lách và dây chằng dạ dày - đại tràng vào hậu cung
mạc nối. Bộc lộ và thắt động mạch lách ở hậu cung mạc nối. Xác định đuôi tụy và mạc nối
tụy - lách trong đó có cuống lách. Phẫu tích, cặp và cắt dần từng mạch của cuống lách, bắt
đầu là động mạch rồi đến tĩnh mạch. Sau đó bóc tách giải phóng dần lách khỏi những chỗ
dính, giải phóng đến cực trên lách. Cắt lách khỏi cơ hoành. Trong trường hợp cần thiết và bắt
buộc có thể cắt đuôi tụy cùng với cắt lách.. Có thể cắt lách bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng.
V. THEO DÕI
- Toàn trạng, mạch, huyết áp, nhiệt độ, huyết sắc tố, hematocrit, tiểu cầu.
- ống dẫn lưu (nếu có).
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong phẫu thuật:
Chảy máu: Cần chú ý khi phẫu tích, cặp cắt và buộc các mạch máu. Cầm máu kĩ.
2. Sau phẫu thuật:
- Chảy máu: Bù máu và khối lượng tuần hoàn. Nếu chảy nhiều, phẫu thuật lại để cầm máu.
- Áp xe dưới hoành trái: chính dẫn lưu.
- Nhiễm khuẩn, viêm phổi, xẹp phổi trái.
- Tắc mạch, thường gặp tắc tĩnh mạch chi, tắc mạch phổi. Có thể gặp huyết khối tĩnh mạch
cửa, huyết khối tim.
- Rối loạn đông máu.
- Tăng tiểu cầu.

QUY TRÌNH PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT LÁCH


Lách là tạng nằm sâu trong vòm hoành bên trái, bản chất nhu mô lách rất giòn, dễ chảy máu
và mỗi khi đã chảy máu thì rất khó cầm máu. Cắt lách nội soi được thực hiện lần đầu tiên trên
thế giới bởi Delaitre B vào năm 1991. Đến nay phẫu thuật cắt lách nội soi đã được thực hiện
rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước cho hầu hết các bệnh lý của lách.

1. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Bệnh lý cường lách.
- Thiếu máu huyết tán.
- U nang hoặc áp xe lách.
- Chứng phình động mạch trong động mạch lách.
- Cục máu đông trong mạch máu của lách.
- Ngoài ra còn có một số trường hợp bệnh lý ác tính nhưng chỉ định hạn chế:
Bệnh bạch cầu hay một số loại U lymphoma có thể ảnh hưởng đến các tế bào giúp cơ thể
chống lại các bệnh nhiễm trùng.

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


- Các trường hợp chống chỉ định phẫu thuật nội soi nói chung.
- Lách có kích thước quá lớn (độ IV).
- Tăng áp tĩnh mạch cửa.
- Lách lớn trong các trường hợp rối loạn tăng sinh tủy xương.
- Chấn thương lách mức độ nặng.

3. CHUẨN BỊ
a. Người thực hiện quy trình kỹ thuật: cần được thực hiện bởi các phẫu thuật viên có kinh
nghiệm trong lĩnh vực nội soi.
b. Phương tiện:
- Hệ thống nội soi của hãng Kart Storz cùng với các dụng cụ nội soi chuyên dụng.
- Các endo GIA stappler
- Dao điện đơn cực
- Dao siêu âm
- Dao hàn mạch
c. Người bệnh:
- Chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm trước phẫu thuật bao gồm các xét nghiệm sinh hóa, huyết
học, ECG, siêu âm tim, siêu âm bụng, CT scan bụng.
- Điều chỉnh các rối loạn về điện giải, các rối loạn do tình trạng thiếu máu, rối loạn đông máu
- cầm máu (đặc biệt là số lượng tiểu cầu), thiếu dinh dưỡng, suy chức năng gan.
- Tiêm ngừa các bệnh nhiễm trùng dễ xảy ra đối với người bệnh chuẩn bị cắt lách: vaccine
ngừa các loại nhiễm trùng nặng như pneumococcus, eningococcus, hemophilus influenza
cũng rất cần thiết.
- Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ và nhịn ăn 8h trước phẫu thuật.
- Thụt tháo nhẹ trước phẫu thuật.
- Kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3: 1g x 1 lọ TMC trước phẫu thuật.
d. Hồ sơ bệnh án:
Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định: bệnh án chi tiết, biên bản hội chẩn, biên
bản khám trước khi gây mê, giấy cam đoan đồng ý phẫu thuật.

4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


a. Kiểm tra hồ sơ:
- Các biên bản: biên bản hội chẩn, cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền
phẫu và tiền mê.
b. Kiểm tra người bệnh: đúng người bệnh
c. Thực hiện kỹ thuật:
- Người bệnh cần được kiểm tra hồ sơ cũng như đo mạch, huyết áp, nhiệt độ trước khi được
tiến hành phẫu thuật.
- Người bệnh được gây mê nội khí quản.
- Tư thế người bệnh nằm ngửa, dạng hai chân, bàn phẫu thuật nghiêng phải 60 độ , đầu cao
chân thấp 450 - 60º, tay trái vắt cao, có độn ở vùng ngực.
- Phẫu thuật viên đứng giữa hai chân, người phụ đứng bên phải người bệnh cầm camera và
vén thuỳ trái của gan hoặc phẫu thuật viên và người phụ 1 đứng bên phải người bệnh, người
phụ 2 đứng bên trái người bệnh.
- Đặt 3 hoặc 4 trocar vào ổ bụng
- Trocar 10mm ở dưới rốn theo phương pháp mở Hasson cho ống kính, bơm hơi ổ bụng với
áp lực 10-12mmHg, đưa ống kính quan sát và đặt tiếp các trocar,
- Trocar 5 mm hoặc 10mm dưới hạ sườn trái Đường nách trước Tương ứng tay phải của phẫu
thuật viên dùng để phẫu tích.
- Trocar 5mm dưới hạ sườn trái gần Đường giữa Tương ứng với tay trái của phẫu thuật viên
dùng để kẹp và nâng tổ chức để phẫu tích.
- Trocar 5mm dưới mũi ức (nếu cần) dùng để vén thùy trái của gan và hút, súc rửa trong quá
trình phẫu thuật.
- Sau khi nội soi vào ổ bụng kiểm tra và đánh giá tình trạng của lách, tiếp theo đánh giá có
khả năng có thể thực hiện được phẫu thuật nội soi hay không sau đó tiến hành.
- Hạ đại tràng góc lách để bộc lộ rộng vùng lách hay cắt dây chằng lách đại tràng.
- Giải phóng cực dưới lách bằng đốt điện, phẫu tích và cắt các mạch máu của cực dưới lách
bằng hemalock hoặc có thể sử dụng dao siêu âm nếu có.
- Giải phóng mặt sau lách (cắt dây chằng lách thận và tổ chức liên kết giữa lách và thận, cắt
dây chằng hoành lách) sát với cực trên và các các nhánh phình vị của dạ dày, đốt các mạch
máu này nếu nhỏ.
- Tiếp theo sẽ giải phóng dây chằng vị - lách từ phía trước. Đến đây việc bộc lộ cuống lách
rất dễ dàng và có nhiều cách để kiểm soát bó mạch lách như buộc bằng chỉ, kẹp bằng clip
(thắt động mạch trước và tĩnh mạch sau), hoặc sử dụng endo GIA stapler.
- Cho lách vào túi, cắt thành các miếng nhỏ và đưa lách ra ngoài qua Đường mổ nhỏ ở trocar
rốn.
- Kiểm tra cầm máu kỹ và đặt dẫn lưu hố lách.
- Đóng các lỗ trocar.

5. THEO DÕI
- Người bệnh sau mổ theo dõi toàn trạng, tình trạng huyết động, tuần hoàn, hô hấp, tình trạng
ổ bụng, dịch dẫn lưu.
- Nuôi dưỡng Đường tĩnh mạch 1-2 ngày đầu sau mổ, bắt đầu cho ăn nhẹ sau khi người bệnh
có trung tiện.
- Sử dụng kháng sinh tĩnh mạch.
- Kiểm tra các xét nghiệm như công thức máu sau phẫu thuật.

6. XỬ TRÍ TAI BIẾN


- Tỉ lệ tai biến và biến chứng phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên, kích thước và
trọng lượng của lách, tuổi và cân nặng của người bệnh … các biến chứng bao gồm:
- Chảy máu: có thể theo dõi và truyền máu, trong một số trường hợp chảy máu nhiều cần phải
mổ lại để cầm máu.
- Áp xe tồn lưu hố lách: Điều trị kháng sinh tích cực, nếu kích thước to có thể chọc hút dưới
siêu âm.
- Nhiễm trùng các lỗ trocar: Điều trị kháng sinh tích cực, vệ sinh, thay băng vết mổ hàng
ngày.
- Viêm tụy: Điều trị theo hướng viêm tụy cấp.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Vận động và điều trị tiêu sợi huyết.
- Thương tổn các cơ quan kế cận như dạ dày, đại tràng hoặc tụy, cơ hoành. Tùy thuộc vào các
thương tổn của các co quan mà có thái độ xử trí thích hợp.
- Các biến chứng của phẫu thuật nội soi nói chung. Tùy thuộc vào các thương tổn và biến
chứng để có thái độ xử trí thích hợp.
PHẪU THUẬT CẮT LÁCH BỆNH LÝ, UNG THƯ, ÁP XE

Cắt lách là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ lách để điều trị. Có những trường hợp cắt lách do chấn
thương (phẫu thuật cấp cứu) hoặc được tiến hành theo kế hoạch (phẫu thuật chương trình).

I. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


- ASA 3 - 4 (ASA 2 cần xem xét: như chảy máu do giảm tiển cầu tự miễn vẫn có chỉ định)
- Rối loạn đông máu (trừ giảm tiểu cầu tự miễn gây chảy máu)

II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên tiêu hóa, gan mật: 1
- BS phụ mổ: 2
- Dụng cụ viên: 1
- Bác sĩ gây mê hồi sức: 1
- Phụ gây mê hồi sức: 1

2. Phương tiện:
- Phòng mổ vô trùng
- Dụng cụ: Bộ phẫu thuật đại phẫu
- Chỉ Vicryl 3.0 (2.0 ….)

3. Người bệnh:
- Được giải thích kỹ về chỉ định tai biến, biến chứng (cao thấp tùy thuộc vào chỉ định thể
trạng người bệnh) và kỹ thuật. Người bệnh (hoặc người đại diện) phải ký cam đoan mổ.

4. Hồ sơ bệnh án:
- Theo qui định. Phải có biên bản hội chẩn và duyệt mổ.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Bác sĩ gây mê hồi sức kiểm tra hồ sơ bệnh án lần cuối và đối chiếu với tên người bệnh.
2. Thực hiện kỹ thuật:
Thì 1: Mổ bụng thăm dò
- Mổ bụng đường thẳng giữa trên rốn từ mũi ức tới ngang rốn. Trường hợp lách to số
3,4 nên mổ tiếp đường trắng xuống dưới rốn (có một số phẫu thuật viên mổ đường ngang
sang từ rốn (chữ L), một số khác dùng đường Kehr).
- Bọc đường mổ, thăm kehr dò ở bụng đặc biệt trong bệnh lý ác tính (Hogkin hay
không Hogkin, u Lymphoma) xơ gan lách to: đánh giá tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa,
các mạch nối ….
- Nếu xơ gan teo, tăng áp lực tĩnh mạch vừa r nên hội chẩn dừng cuộc mổ. Kiểm tra
xem lách có dính vào cơ hoành thành ngực trái và thành bụng sau hay không. Nếu có dính
không nên gỡ dính.
Thì 2: Cắt lách
Thắt động mạch và tĩnh mạch lách chủ động
Mở hậu cung mạc nối qua mạc nổi vị đại tràng. Thường qua vùng vồ mạch, kéo dạ dày lên
trên và ra trước như lật mặt sau dạ dày từ dưới lên bộc lộ thân và đuôi tụy. Phụ 1 dùng van
mềm vén dạ dày ra trước và lên trên bộc lộ rõ bờ trên tụy tạng.
Ở người bệnh gầy có thể nhìn thấy động mạch lách chạy sát bờ trên thân và đuôi tụy. Dùng
kéo phầu tích mở phúc mạc dọc bờ trên thân và đuôi tụy 2 - 3cm.
Nhìn rõ động mạch và sờ rõ động mạch đập giữa ngón cái và ngón trỏ bàn tay trái của phẫu
thuật viên. Qua chỗ mở phúc mạc dùng Disector phẫu tích và luồn chỉ quanh động mạch lách
(có thể dùng số OPerlon) thắt chặt.
Phía sau dưới động mạch lách ở phần thân đuôi tụy, nơi vừa thắt động mạch lách là tĩnh
mạch lách. Vẫn ngón chỏ và ngón cái bàn tay trái của phẫu thuật viên giữ tĩnh mạch lách ở
giữa, tay phải phẫu tích tĩnh mạch lách ra khỏi tổ chức tụy theo chiều dọc xuống rốn lách.
Dùng Disetor phẫu tích quanh chu vi tĩnh mạch lách (lưu ý: Tĩnh mạch lách rất mỏng, dễ bị
tổn thương khi phẫu tích, nếu bị rách, tĩnh mạch lách được kẹp ngay bởi ngón chỏ và ngón
cái tay trái phẫu thuật viên) luồn chỉ và thắt tĩnh mạch lách.
Sau khi thắt động mạch và tĩnh mạch lách như trên, lách nhỏ đi đáng kể và nhất là lách có
màu tím (chứng tỏ đã thắt đúng động mạch và tĩnh mạch lách)
Cắt lách: Phụ 1 kéo mạnh bụng vết mổ sang trái.
Tay phải phẫu thuật viên dùng cả bàn tay gỡ dính lách khỏi thành bụng, thành ngực bên, cơ
hoành, gỡ lách khỏi thành bụng sau. Sau khi gỡ dích cả lách và đuôi tụy tự do khỏi thành
bụng.
Tay trái phẫu thuật viên đỡ lách để lách nằm trên lòng bàn tay, cuống lách được khống chế
bởi phía sau là lòng bàn tay và phía trước là ngón cái. Lách được đưa ra ngoài ổ bụng.
Tiến hành cặp cắt giây chằng tỳ - đại tràng, giây chằng vị - tỳ và thắt cắt các động mạch ngắn
ngang (động mạch từ lách vào bờ cong dạ dày - phình vị). Phẫu tích đuôi tụy khỏi rốn lách,
cặp, cắt, thắt lần nữa các động mạch, tĩnh mạch lách sát đến rốn lách (nếu ung thư lách, vét
các hạch xung quanh đuôi tụy).
Thường mất máu không đáng kể khi đã thắt động mạch, tĩnh mạch lách chủ động. Kiểm tra
cầm máu vết mổ, đặc biệt chỗ lách dích vào cơ hoành và phúc mạc thành sau nơi lách tì đè
vào cực trên bao thận trái bằng các mũi chỉ Vicryl 3.0. Kiểm tra đại tràng góc lách (mổ như
trên hiếm khi đại tràng bị tổn thương) và phình vị.
Nếu cắt lách do bệnh chảy máu do bệnh giảm tiểu cầu tự miễn cần kiểm tra tìm lách phụ.
Lách phụ thường nhỏ (đường kính khoảng 1cm) có màu như màu lách, bình thường và ở giây
chằng vị - tỳ, tỳ - đại tràng đôi khi ở cả mạc nối lớn và đặc biệt ở vùng rốn lách chỗ tiếp giáp
với đuôi tụy, lách phụ được cặp, cắt thắt và lấy đi
Thì 3: Kiểm tra, đóng bụng (kiểm tra dụng cụ gạc, meche…) đóng bụng 2 lớp.

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN


Theo dõi
Ngoài việc theo dõi như sau mổ đại phẫu khác, sau cắt lách cần theo dõi chảy máu (ít gặp),
áp xe dư (do dẫn lưu không có hiệu quả)
Xử trí tai biến
Nếu mổ cắt lách do bệnh chảy máu tiểu cầu tự miễn tình trạng chảy máu thường được cả
thiện rõ ràng và thậm trí ngay lập tức. Đôi khi cắt lách trong trường hợp này gần như là chỉ
định cấp cứu.
Các bệnh lý khác như Hodgkin, Lymphoma ác tính không hodgkin… việc điều trị sau cắt
lách là bắt buộc và theo chuyên khoa.

You might also like