You are on page 1of 30

BÀI 1:

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT
ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Câu 1. Hãy tìm câu trả lời sai: Một trong những thủ đoạn của chiến lược “Diễn
biến hoà bình” là
a. xâm nhập về văn hoá.
b. phát động chiến tranh hạt nhân. (GT trang 3)
c. chống phá về chính trị, tư tưởng.
d. vô hiệu hoá lực lượng vũ trang.
Câu 2. Tìm câu trả lời sai: Một trong những đặc trưng chủ yếu của bạo loạn lật
đổ là
a. hành động phá hoại của các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước.
b. hoạt động thuần túy quân sự. (GT trang 5,6)
c. nhằm lật đổ chính quyền để thiết lập chính quyền phản động ở địa phương hoặc
trung ương.
d. hoạt động vừa vũ trang, vừa phi vũ trang của các lực lượng phản động trong nước.
Câu 3. Tìm câu trả lời sai: Một trong những đặc điểm của hoạt động gây rối là
a. diễn ra tự phát do các phần tử chống đối trong xã hội kích động
b. có khi lôi kéo được một bộ phận quản chung tham gia
c. hoạt động biểu tình có tổ chức
d dễ bị địch lợi dụng để tập dượt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ
Câu 4. Tìm câu trả lời đúng: Mục tiêu của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là gì?
a. Tạo ra sự sụp đổ từ bên trong
b. Gây rối loạn trật tự trị an
c. Tạo điều kiện cho các lực lượng bên ngoài can thiệp
d. Tạo sự xâm lăng văn hoá
Câu 5. Mục đích của các thế lực thù địch khi tuyên truyền luận điệu “phi chính
trị hoá" lực lượng vũ trang là
a. phá hoại trật tự, an toàn xã hội.
b. gây rối loạn trật tự, trị an.
c. kích động bạo loạn chính trị ở quy mô lớn.
d. xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với lực lượng vũ trang.
Câu 6. Tìm câu trả lời sai: Một trong những nội dung chống phá về chính trị, tư
tưởng của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là
a. xóa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng.
b. phá vỡ hệ thống kinh tế nhà nước.
c. phá vỡ khối đại đoàn kết của toàn dân, của các tổ chức chính trị xã hội.
d. phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là nguyên tắc tập
trung dân chủ.
Câu 7. Tìm câu trả lời sai: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của
chiến lược “Diễn biến hoà bình” là
a. phá vỡ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
b. phá vỡ các thiết chế kinh tế.
c. phá vỡ phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục.
d. phá hoại kinh tế bằng các rào cản kĩ thuật.
Câu 8. Chọn câu trả lời sai: Một trong những nội dung chống phá về tôn giáo,
dân tộc của chiến lược “Diễn biến hoà bình” là
a. triệt để khai thác mâu thuẫn giữa các dân tộc để kích động, mua chuộc, xúi giục.
b. triệt để lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng để truyền bá tư tưởng phản động.
c. tạo dựng lực lượng đối trọng với nhà nước, tạo cơ hội nhen nhóm, cải cắm lực
lượng và xây dựng tổ chức phản động
d. xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Câu 9. Hãy tìm câu sai: Một trong những nội dung chống phá về văn hoá của
chiến lược
“Diễn biến hoà bình” là
a. truyền bá giá trị văn hoá ngoại lai.
b. phá hoại thuần phong mỹ tục.
c. tuyên truyền tư tưởng tiến bộ.
d áp đặt các giá trị văn hóa bên ngoài.
Câu 10. Tìm câu trả lời sai: Một trong những nội dung để vô hiệu hóa chiến lược
“Diễn biến hoà bình” đối với các lực lượng vũ trang là
a. phi chính trị hoá Quân đội và Công an.
b. xây dựng Quân đội và Công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
c. phá vỡ hệ thống chính trị, tư tưởng, tổ chức của các lực lượng này.
d. gây chia rẽ mất đoàn kết giữa hai lực lượng.
Câu 11. Tìm câu trả lời sai: Một trong những mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “Diễn biến hoà bình” đối với
Việt Nam là
a. xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam.
b. xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, lái nước ta theo con đường chủ nghĩa tư
bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.
c. làm tan rã sức mạnh và ý chí khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
d. giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 12. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng các vấn đề nhạy cảm
nào sau đây để chống phá cách mạng Việt Nam?
a. Dân tộc.
b. Tôn giáo
c. Nhân quyền
d. Cả 3 vấn đề trên.
Câu 13. Chiến lược “Diễn biến hòa bình” hình thành và phát triển qua mấy giai
đoạn?
a. Hai giai đoạn.
b. Ba giai đoạn.
c. Bốn giai đoạn.
d. Năm giai đoạn.
Câu 14. Tìm câu trả lời sai: Những thủ đoạn chống phá thâm độc của chiến lược
“Diễn biến hoà bình” gồm
a. thủ đoạn về kinh tế, chính trị.
b. thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá, trong lĩnh vực diễn biến, tôn giáo.
c. thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
d. thủ đoạn hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế.
Câu 15. Tìm quan điểm không đúng: Quan điểm của Đảng ta chỉ đạo phòng,
chống “Diễn biến hoà bình” hiện nay là gì?
a. Đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình" là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân
tộc gay go, quyết liệt và phức tạp trên mọi lĩnh vực

b. Chống "Diễn biến hoà bình” là cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh hiện nay để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

c. Sử dụng sức mạnh bạo lực đập tan âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” của các
thế lực thù địch

d. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính
trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh chống Diễn biến
hòa bình"
Câu 16. Bạo loạn lật đổ chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực nào?
a. Kinh tế
b. Văn hoá.
c. Ngoại giao.
d. Chính trị.
Câu 17. Chiến lược “Diễn biến hoà bình” được thực hiện theo phương châm
nào?
a. Đánh nhanh – thắng nhanh.
b. Cơ bản – lâu dài
c. Mềm – ngầm - sâu
d. Đánh chậm – tiến chắc
Câu 18. Thủ đoạn về kinh tế trong chiến lược “Diễn biển hoà bình” của địch
được coi là
gì?
a. Mũi nhọn.
b. Hàng đầu.
c. Ngòi nổ
d. Hậu thuẫn
Câu 19. Thế lực thù địch thường tập trung thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà
bình”, bạo loạn lật đổ ở đâu?
a. Nơi yếu kém về mọi mặt
b. Nơi trung tâm kinh tế.
c. Nơi trung tâm văn hoá.
d. Trung tâm văn hoá - chính trị.
Câu 20. Sự giống nhau giữa chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là
gì?
a. Bản chất, mục tiêu, quy mô
b. Mục tiêu, chủ thể, biện pháp
c. Bản chất, mục tiêu, chủ thể
d. Bản chất, biện pháp, hình thức
Bài 2:
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO, ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC,
TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Câu 1. Quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra phức tạp ở
a. châu Phi và châu Mỹ Latinh.
b. châu Á và châu Âu.
c. các nước xã hội chủ nghĩa.
d. các quốc gia, khu vực và trên quốc tế.
Câu 2. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề dân tộc
a. vừa là quan điểm, vừa là phương châm của Nhà nước vô sản.
b. vừa là nhiệm vụ, vừa là phương thức của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
c. vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
d. vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Một trong những nội dung giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của
Lênin là
a. các dân tộc phải phân chia đẳng cấp rõ ràng.
b. các dân tộc hoàn toàn bình đăng
c. các dân tộc phải tự trị ly khai.
d. các dân tộc phải có nền văn hoá chung.
Câu 4. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung giải quyết vấn đề dân tộc như thế
nào?
a. Phải toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng
b. Phải xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam.
c. Phải xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên
thế giới.
d. Phải bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ cùng phát triển.
Câu 5. Một trong những đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam là
a. các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú du canh, du cư
b. các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú tập trung.
c các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú ở rừng núi.
d các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phản tin và xen kẽ
Câu 6. Nhận định nào sau đây là chính xác?
a. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển cao.
b. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển còn hạn chế.
c. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều.
d. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát trien đồng đều
Câu 7. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan,
theo
a. trào lưu của xã hội, phù hợp với tư tưởng, tình cảm, niềm tin của con người.
b. quy luật phát triển của đời sống xã hội, được mọi người tin tưởng tham gia.
c. quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con người.
d. chuẩn mực đạo đức, truyền thống được con người tiếp nhận, tin theo.
Câu 8. Tôn giáo có nguồn gốc từ các yếu tố
a. kinh tế - xã hội, ý thức và hành vi,
b. chính trị - xã hội, tinh thần và tâm lý
c. kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. (GT trang 13)
d. chính trị - xã hội, kinh tế và tinh thần
Câu 9. Tôn giáo có những tính chất gì?
a. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị. (GT Trang 14)
b. Tính kế thừa, tỉnh phát triển, tinh hoàn thiện.
c. Tính chọn lọc, tỉnh bổ sung, tỉnh phát triển
d. Tính kế thừa tính xây dựng, tính phục vụ.
Câu 10. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa phải
a. quán triệt quan điểm tôn trọng luật pháp.
b. quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể (GT trang 15)
c. quán triệt quan điểm tôn trọng quần chúng.
d. quán triệt quan điểm tôn trọng giáo lý
Câu 11. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là gì?
a. Vận động quần chúng sống kính Chúa yêu nước
b. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc"
c. Vận động quần chúng sống "tốt đời, đẹp đạo”
d. Vận động quần chúng sống “từ bị, bác ái"
Câu 12. Để vô hiệu hoá sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam, giải
pháp chung cơ bản nhất là gì?
a. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
b. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội (GT trang 19,20)
c. Thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo
d. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa.
Câu 13. Một trong những giải pháp cơ bản đấu tranh phòng, chống lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo là
a. tạo mọi điều kiện cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo thực hiện tốt nghĩa vụ của
mình đối với đất nước.
b. chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bảo các dân tộc, các tôn
giáo (GT trang 19)
c. chú trọng công tác giáo dục, thuyết phục đối với các già làng, trưởng bản, chức sắc
tôn giáo.
d. kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đối phó có hiệu quả đối với những lực lượng phản
động.
Câu 14. Đạo Hồi ra đời vào thế kỷ VII ở bản đảo Ả Rập, đến nay đã trở thành
một tôn giáo lớn với số lượng tín đồ hàng đầu thế giới, có tầm ảnh hưởng toản
cầu, điều đó thể hiện
a. tính lịch sử của tôn giáo.
b. tính quần chúng của tôn giáo.
c. tính chính trị của tôn giáo.
d. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 15. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cần
a. tuyệt đối không được bỏ qua vấn đề tôn giáo.
b. tuyệt đối không được đưa một tôn giáo trở thành quốc giáo.
c. tuyệt đối không được thỏa hiệp, bắt tay với các tôn giáo.
d. tuyệt đối không được sử dụng mệnh lệnh hành chính cưỡng chế tuyên chiến, xoá bỏ
tôn giáo
Câu 16. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có bao nhiêu chương, điều?
a. 8 chương, 68 điều.
b. 8 chương, 86 điều.
c. 9 chương, 68 điều (GT trang 19)
d. 9 chương, 86 điều
Câu 17. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày
nào?
a. 18-11-2016. (GT trang 17)
b. 19-11-2016.
c. 18-12-2016.
d. 19-12-2016
Câu 18. Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu sau: “Đoàn kết thống nhất đã trở
thành giá trị ... truyền thống quý báu của dân tộc, là ... dễ dân tộc ta tiếp tục xây
dựng và phát
triển đất nước,
a. tinh thần, sức mạnh (GT trang 12)
b. văn hoá, sức mạnh
c. tinh thần; động lực
d. văn hoá, động lực
Câu 19. Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở đào tạo tôn giáo phải giảng dạy
môn học nào trong chương trình?
a. Pháp luật Việt Nam.
b. Lịch sử Việt Nam.
c. Cả 2 môn học trên.
d. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 20. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “... là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ
Việt Nam có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong
phạm vi cả nước.”
a. Ủy ban đoàn kết dân tộc
b. Hội liên hiệp các dân tộc
c. Hội đồng Dân tộc
d . Ủy ban Dân tộc
Bài 3:
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Bảo vệ môi trường với phương châm lấy những yếu tố nào làm nguyên tắc
chủ đạo?
a. Đây mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường.
b. Phát huy năng lực nội sinh.
c. Tăng cường phát hiện, tố giác hành vi vi phạm.
d. Phòng ngừa và ngăn chặn.
Câu 2. Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường thể hiện ở khía
cạnh nào?
a. Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường (GT trang 22)
b. Xác định rõ các mặt khách quan của tội phạm.
c. Xác định rõ các mặt chủ quan của tội phạm.
d. Giải quyết những tranh chấp giữa các chủ thể trong báo vệ môi trường.
Câu 3. Đâu là một trong những biện pháp xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường
a. Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
b. Pháp lệnh quy định về công tác bảo vệ môi trường.
c. Xử lý trách nhiệm dân sự trong bảo vệ môi trường. (GT trang 23)
d. Các văn bản hướng dẫn của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Câu 4. Pháp luật về tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường được quy
định trong
a. xử lý hình sự.
b. Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (GT trang
22)
c. xử lý vi phạm hành chính về môi trường
d. xử lý trách nhiệm dân sự trong bảo vệ môi trường
Câu 5. Tội phạm về môi trường được quy định tại văn bản pháp quy nào?
a. Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
b. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
c. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). (GT trang 23)
d. Pháp lệnh quy định về môi trường.
Câu 6. Một trong những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm về môi trường
được thể hiện dưới yếu tố nào?
a. Mặt chủ quan của tội phạm. (GT trang 24)
b. Yếu tố môi trường
c. Mặt ý thức của cá nhân, pháp nhân thương mại.
d. Mặt khách quan của chủ thể.
Câu 7. Tội phạm về môi trường được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt là đối tượng
nào?
a. Pháp nhân thương mại. (GT trang 24)
b. Người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của Bộ
luật Hình sự.
c. Người có chức vụ, quyền hạn
d. Các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Câu 8. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với ... của con người và sinh vật,
a. sự sinh tồn
b. sự ổn định và phát triển
c. sự tồn tại và phát triển (GT trang 21)
d. sự tồn tại và phát triển bền vững
Câu 9. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân, điều kiện khách quan của vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường?
a. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế.
b. Hệ thống văn bản pháp luật thiếu và chưa đồng bộ.
c. Áp lực tăng trưởng kinh tế ở các địa phương
d. Nhận thức chưa cao về bảo vệ môi trường của một số bộ phận cơ quan quản lý nhà
nước.
Câu 10. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân, điều kiện chủ quan của vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường
a. Công tác phối hợp giữa các lực lượng phòng, chống tội phạm về môi trường chưa
chặt chẽ, chưa đồng bộ.
b. Ý thức bảo vệ môi trường của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân còn kém.
c. Lực lượng trực tiếp phòng, chống chưa quản lý tốt địa bàn, lĩnh vực trọng điểm
d. Nhiều chính sách ưu đãi được ban hành tập trung cho lợi ích kinh tế, không quan
tâm đến bảo vệ môi trường.
Câu 11. Hình thức xử lý hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gồm
những hình thức nào?
a. Phạt tiền, cảnh cáo, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (GT trang 25)
b. Khiển trách, cảnh cáo, giri thông báo vi phạm về cơ quan hoặc địa phương.
c. Phạt tiền và thu giữ tang vật vi phạm.
d. Cảnh cáo và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
Câu 12. Nguyên nhân thuộc về phía đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường là gì?
a. Giải quyết “mâu thuẫn” giữa phát triển kinh tế và đảm bảo việc làm, an sinh xã hội
b. Cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân chưa tự giác trong bảo vệ môi trường
c. Hệ thống văn bản về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ và đồng bộ.
d. Ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ cương. (GT trang 27)
Câu 13. Một trong những nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường là gì?
a. Xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường (GT trang 28)
b. Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về bảo vệ môi trường
c. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các hoạt động tuyên truyền
d. Giáo dục các đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường
Câu 14. Một trong những biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường là gì?
a. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật
của các đối tượng
b. Biện pháp tổ chức - hành chính. (GT trang 28)
c. Xây dựng các kế hoạch chủ động hạn chế các nguyên nhân, khắc phục các điều kiện
d. Tổ chức lực lượng thực hiện các hoạt động khắc phục nguyên nhân của tội phạm về
môi trường
Câu 15. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp phòng, chống chung vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
a. Biện pháp kinh tế
b. Biện pháp khoa học - công nghệ
c. Biện pháp điều tra, xử lý.
d. Biện pháp pháp luật
Câu 16. Những chủ thể nào là cơ sở chính trị vững chắc của Nhà nước trong công
tác bảo môi trường?
a. Các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân.
b. Viện kiểm sát
c. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
d. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Câu 17. Một trong những đặc điểm của phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường là
a. các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm
b. chủ thể tham gia rất đa dạng (GT Trang 27)
c. trang bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh chưa
được đảm bảo.
d. đội ngũ cán bộ, chiến sĩ chưa đủ biên chế ở các cấp Công an.
Câu 18. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi vi phạm hành chính về môi
trường?
a. Hành vi hủy hoại rừng.
b. Hành vi vi phạm về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên.
c. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước.
d. Hành vi vi phạm các quy định về khắc phục sự cố môi trường.
Câu 19. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đang tồn tại một số bất
cập trong khía cạnh nào?
a. Quản lý nhà nước đối với hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.
b. Quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng về môi trường
c. Quản lý nhà nước đối với nước thải
d. Quản lý nhà nước đối với lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Câu 20. Trách nhiệm trong phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường của
sinh viên là
a hình thành ý thức, trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường
b. nghiên cứu, điều tra và xử lý tội phạm về môi trường.
c. sử dụng các cơ quan chuyên trách tiến hành hoạt động phòng, chống
d. hướng dẫn, thanh tra công tác bảo vệ môi trường.
Bài 4:
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG
Câu 1. Bị xử phạt vi phạm vì vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông thuộc loại vi
phạm nào dưới đây?
a Vi phạm dân sự.
b. Vi phạm hình sự.
c. Vi phạm hành chính.
d. Cả a và c
Câu 2. Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông nào?
a. Giao thông đường thủy
b. Giao thông đường bộ và đường sắt.
c. Giao thông đường bộ
d. Đường hàng không
Câu 3. Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông được ký ban hành ngày, tháng, năm nào?
a. 30-12-2017.
b. 30-12-2018.
c. 30-12-2019.
d. 30-12-2020.
Câu 4. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là ý chí của
a. Nhà nước để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
b. Đảng để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
c. Công an nhân dân để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông.
d. Mặt trận Tổ quốc để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông
Câu 5. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá mức quy định cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm nào sau đây?
a. Vì phạm hành chính.
b. Vi phạm hình sự.
c Vi phạm dân sự.
d. Cả 3 đáp ăn trên
Câu 6. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến
200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi nào sau đây?
a. Bản hàng rong trên tàu, dưới ga
b. Ném đắt, đủ hoặc vật khác từ trên tàu xuống
c. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
d. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Câu 7. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối
với các hành vi vi phạm thì lực lượng nào sau đây được phép xử phạt vi phạm?
a. Cảnh sát giao thông
b. Cảnh sát trật tự.
c. Cảnh sát cơ động
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông do ai ký ban hành?
a. Tổng Bí thư.
b. Chủ tịch Quốc hội.
c. Thủ tướng.
d Chủ tịch nước.
Câu 9. Luật Giao thông đường bộ hiện hành được ký ban hành năm nào?
a. Năm 2008.
b. Năm 2013.
c. Năm 2018
d. Năm 2019,
Câu 10. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì?
a. Tỉnh trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
b. Tỉnh nguy hiểm cho xã hội.
c. Tính không có lỗi.
d. Cả a và b.
Câu 11. Luật Giao thông đường bộ hiện hành do ai ký ban hành?
a. Tổng Bí thư
b. Chủ tịch Quốc hội
c. Thủ tướng
d. Chủ tịch nước
Câu 12. Đối tượng áp dụng của Nghị định 100/2019/NĐ CP
a cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường
sắt trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
c. cả nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d. cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 13. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là
các hành vi ... khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông”
a. văn hoá
b. đảm bảo
c. văn minh
d. ý thức
Câu 14. Điền từ còn thiếu vào câu sau:“Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông có … quyết định trong công tác đảm bảo trật tự
an toàn giao thông
a. vị trí
b. vai trò
c. ý nghĩa
d. đóng góp quan trọng
Câu 15. Trưởng ban Ban An toàn giao thông cấp tỉnh do ai đảm nhiệm?
a. Giám đốc Công an tỉnh.
b. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
d. Bí thư Tỉnh ủy.
Câu 16. Trưởng ban Ban An toàn giao thông cấp huyện, thành phố, thị xã do ai
đảm nhiệm?
a. Trưởng Công an cấp huyện.
b. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện
d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Câu 17. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
trong nhà trường là trách nhiệm của
a. nhà trường.
b. thầy, cô giáo
c. học sinh, sinh viên.
d. toàn dân.
Câu 18. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là ... của các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, tiến hành ... các biện pháp
theo quy định để chủ động nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp
luật.
a. hành động / phân tích
b. hoạt động / tổng hợp
c. hành động / tổng hợp
d. hoạt động phân tích
Câu 19. Tổ chức nào là chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tụ, an toàn giao thông”
a. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
b. Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản
c. Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 20. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện ... quản lý nhà nước
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông,
a. nhiệm vụ
b. chức năng
c. vai trò
d. trách nhiệm
Bài 5:
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN
PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC
Câu 1. Hoàn thành câu sau: “Bảo vệ con người trước hết là ... và tự do của họ.”
a. bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
b. bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe
c. bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
d. bảo vệ danh dự, nhân phẩm
Câu 2. Công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền con người là
a. hệ thống pháp luật
b. hệ thống chính trị.
c. chuẩn mực đạo đức.
d. phát triển kinh tế.
Câu 3. Danh dự, nhân phẩm của một con người có từ khi nào?
a. Từ khi ra đời
b. Từ khi trưởng thành.
c. Khi đã qua đời.
d. Từ khi đi học.
Câu 4. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Hành vi được coi là phạm tội xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác được thể hiện ở những hành vi ...”
a. có lỗi, gây nguy hiểm cho xã hội.
b. gây nguy hiểm cho xã hội.
c. có lỗi của con người.
d. sai trái.
Câu 5. Hoàn thành câu sau: “Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con
người là những hành vi có lỗi xâm phạm... và bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của
người khác."
a. quyền được tôn trọng
b. lợi ích được công nhận
c. nghĩa vụ được tôn trọng
d. quyền được công nhận
Câu 6. Nội dung: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.” được quy định trong văn
bản pháp lý nào?
a. Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
b. Điều 19 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
c. Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999
d. Điều 19 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.
Câu 7. Các tội xâm phạm của con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong
a. Bộ luật Hình sự
c. Bộ luật Hành chính.
b. Bộ luật Dân sự
d. Pháp lệnh Hình sự
Câu 8. Xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm và danh dự
là lỗi được thực hiện
a. cố ý hoặc vô ý.
b. cố ý.
c. vô ý nhưng hậu quả nghiêm trọng.
d. Cả b và c đều đúng.
Câu 9. Nhân phẩm của một con người cụ thể được hiểu là
a. phẩm chất, giá trị của con người.
b. phẩm chất, trình độ của con người.
c. phẩm chất, nhân cách của con người.
d. giá trị, năng lực của con người.
Câu 10. Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội dựa trên yếu tố gì?
a. Giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp của con người.
b. Giá trị vật chất, đạo đức tốt đẹp của con người.
c. Giá trị vật chất, tinh thần tốt đẹp của con người.
d. Tinh thần thượng tôn pháp luật.
Câu 11. Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là
a. làm cho người đó bị xúc phạm, coi thường, khinh rẻ trong gia đình và ngoài xã hội.
b. làm cho người đó được coi trọng, tín nhiệm trong gia đình và ngoài xã hội.
c. làm cho người đó ít được coi trọng, tín nhiệm trong gia đình và ngoài xã hội.
d. làm cho người đó thường chỉ bị xúc phạm, coi thường. khinh rẻ trong cơ quan và
ngoài xã hội
Câu 12. Việc phòng ngừa có hiệu quả tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xác định chính xác
a nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội phạm.
b. tinh chất và mức độ của tình trạng tội phạm.
c. bối cảnh lịch sử cụ thể của từng loại tội phạm.
d. yếu tố chủ quan nhằm phát sinh tình trạng tội phạm.
Câu 13. Phòng ngừa tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là
việc của
a. cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.
b. cơ quan công quyền, các tổ chức tôn giáo và nhân dân.
c. cơ quan nhà nước, các tổ chức tự quản và toàn xã hội.
d. cơ quan nhà nước, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng
Câu 14. Phòng, chống tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
được tiến hành theo mấy hướng”
a. Hai hướng cơ bản
b. Ba hướng cơ bản
c. Bốn hướng cơ bản
d. Năm hưởng cơ bản.
Câu 15. Cơ quan nào chịu trách nhiệm chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật,
Nghị quyết về phòng, chống tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con
người?
a. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
b. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.
c. Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân
d. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 16. Cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể hoá các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng thành những văn bản pháp quy hướng dẫn, tổ chức các lực lượng về
phòng, chống tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người?
a. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.
b. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
c. Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân.
d. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 17. Lực lượng trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động về phòng, chống tội
phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là
a. Công an nhân dân.
b. Quân đội nhân dân.
c. Bộ đội biên phòng
d. Lực lượng Hải quân.
Câu 18. Cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát việc tuân theo pháp luật đối với
các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân
về phòng, chống tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người?
a. Viện kiểm sát nhân dân.
b. Công an nhân dân.
c. Quân đội nhân dân.
d. Bộ đội biên phòng
Câu 19. Cơ quan nào thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh,
đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để tham
mưu cho Chính phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ
xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người?
a. Tòa án nhân dân.
b. Công an nhân dân.
c. Quân đội nhân dân.
d. Viện kiểm sát nhân dân.
Câu 20. Một trong sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân là gì?
a. Đối với nhân dân, phải tôn trọng, lễ phép.
b. Đối với nhân dân, phải tôn trọng, bảo vệ
c. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
d. Đối với nhân dân, phải tôn trọng, bảo vệ.
Bài 6:
AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN
KHÔNG GIAN MẠNG
Câu 1. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân. Câu trên đề cập đến khái niệm về
a. an toàn thông tin mạng.
b. an ninh mạng.
c. an toàn thông tin
d. an ninh quốc gia.
Câu 2. Luật an ninh mạng hiện hành được Quốc hội thông qua vào thời gian
nào?
a. Ngày 12-06-2018.
b. Ngày 16-02-2018
c. Ngày 12-06-2019.
d. Ngày 16-02-2019,
Câu 3. Tội phạm công nghệ cao là gì?
a. Tội phạm quốc tế hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, sử dụng công nghệ
cao để phạm tội.
b. Tội phạm đặc biệt nguy hiểm hoạt động trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam,
sử dụng công nghệ cao để phạm tội.
c. Tội phạm được thực hiện bằng việc cổ ý sử dụng tri thức,kỹ năng, công cụ, phương
tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng về tình hình an toàn thông tin ở Việt Nam
trong năm 2019?
a. Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin Việt Nam có chiều hướng tăng
b. Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin Việt Nam có chiều hướng tăng
vào đầu năm, giảm cuối năm.
c. Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin Việt Nam có chiều hướng giảm
vào đầu năm, tăng vào cuối năm.
d. Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin Việt Nam có chiều hướng giảm.
Câu 5. Đâu không phải là hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
a. Gửi nhiều tin nhắn cùng lúc cho nhiều người khác nhau.
b. Đăng thông tin sai sự thật, phát tán dưới vỏ bọc tin tức,
c. Sử dụng lên tài khoản mạng xã hội của người khác
d. Đăng tin sai lệch về tình hình dịch bệnh Covid- 19.
Câu 6. Spam là gì?
a. Nhắn tin cùng lúc cho nhiều người, gây cảm giác bức xúc cho người nhận tin nhắn.
b. Gửi tin nhắn liên tục cho một người, gây phiền toái cho người nhận tin nhắn.
c. Những thông điệp vô nghĩa và gãy phiền toái cho người nhận, được gửi đến nhiều
người dùng với cùng một nội dung.
d. Gửi tin nhắn tự động trên nhiều kênh khác nhau.
Câu 7. Các đối tượng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội thông thường nhằm mục
đích gì?
a. Thực hiện âm mưu chính trị.
b. Thể hiện trình độ công nghệ thông tin.
c. Làm rối loạn an ninh quốc gia.
d. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, giải quyết thủ hằn cá nhân
Câu 8. Web gồm những trang không được đánh dấu chỉ mục và không thể tìm
kiếm được khi dùng các công cụ tìm kiếm thông thường được gọi là
a. Dark web.
b. Deep web.
c. World Wide Web.
d. Dark web và Deep web
Câu 9. Hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẽ thông tin giả mạo,
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử phạt như thế nào?
a. Cảnh cáo.
b. Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng
c. Giáo dục, cải tạo không giam giữ và phạt tiền.
d. Phạt 01 – 03 năm tử và phạt tiền.
Câu 10. Phishing là gì?
a. Hình thức chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội.
b. Hình thức tín dụng đen.
c. Hình thức chiếm quyền giám sát camera
d. Hình thức kinh doanh hàng cấm.
Câu 11. Lãnh thổ không gian mạng là
a. lãnh thổ chưa thể xác định.
b. một bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia.
c. lãnh thổ đang tranh chấp.
d. một bộ phận tách rời với chủ quyền quốc gia.
Câu 12. Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng: “... về
bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi chi và sự nguy hại đến từ không gian mạng.".
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu trên.
a. Bồi dưỡng cán bộ chủ chốt
b. Công khai chiến lược
c. Hợp tác quốc tế
d. Giáo dục nâng cao nhận thức
Câu 13. Trang web nào thường xuyên đang tải các thông tin xấu, độc hại, chia rẽ
đoàn kết giữa Đảng và Nhân dân?
a. Thông tấn xã Việt Nam.
b. Đại Đoàn Kết
c. Dân Luân.
d. Nhịp cầu tri thức,
Câu 14. Đâu là biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian
mạng?
a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian
mạng.
b. Tăng cường hướng dẫn sử dụng các trang mạng xã hội.
c. Hạn chế sử dụng các trang mạng xã hội, xây dựng trang mạng xã hội riêng ở Việt
Nam.
d. Tăng nặng các hình phạt khi có hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng
Câu 15. Cơ quan nào của Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyên trách vấn đề an
ninh mạng?
a. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
b. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
c. Bộ Tổng tham mưu,
d. Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng. công nghệ cao.
Câu 16. Nguyên tắc của Việt Nam trong vấn đề hợp tác quốc tế về an toàn thông
tin mạng là
a. không hợp tác vì có khả năng gây mất an toàn thông tin mạng
b. hợp tác rất hạn chế, tùy từng thời điểm nhất định.
c. hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
d. Cả hai đáp án b và c đều đúng.
Câu 17. Cơ sở pháp lý quy định cụ thể nhất về đảm bảo an toàn thông tin mạng

a. Hiến pháp năm 2013.
b. Luật An ninh quốc gia năm 2004.
c. Luật An toàn thông tin mạng năm 2015.
d. Luật An toàn thông tin mạng năm 2018.
Câu 18. Hành vi nào trên không gian mạng là hành vi vi phạm pháp luật?
a. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội.
b. Sử dụng cùng lúc nhiều tài khoản mạng xã hội.
c. Sử dụng tài khoản chưa xác thực
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19. Trách nhiệm của sinh viên trên không gian mạng là gì?
a. Tăng thời gian tương tác trên không gian mạng để năm bắt thông tin kịp thời.
b. Nhận thức đúng về an toàn thông tin, không thực hiện các hành vi vi phạm pháp
luật trên không gian mạng.
c. Tích cực học tập môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
d. Không sử dụng mạng xã hội.
Câu 20. Hoạt động nào sau đây thường thấy ở Dark web?
a. Kêu gọi biểu tình, mua bán người.
b. Quảng cáo, buôn bán hàng giả, bất động sản.
c. Truyền, phát trực tiếp trò chơi bạo lực.
d. Chợ đen, khủng bố, khiêu dâm, lừa đảo.
Bài 7:
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC
ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
Câu 1. Nội dung nào không phải là một vấn đề an ninh phi truyền thống
a. An ninh nguồn nước.
b. Tội phạm công nghệ cao
c. Khủng bố xuyên quốc gia.
d. Chiến tranh xâm lược
Câu 2. Thách thức an ninh phi truyền thống hàng đầu mà vùng Tây Nam Bộ của
Việt Nam đang phải đối diện là
a. an ninh mạng
b. an ninh năng lượng
c. biến đổi khí hậu và nước biển dâng
d. an ninh kinh tế.
Câu 3. Hãy chọn cụm từ đúng tương ứng vị trí (1) và (2) để làm rõ khái niệm
sau: “Nội dung của an ninh truyền thống hay an ninh quốc gia chính là ... (1), ..
(2), an ninh xã hội.”
a. an ninh quốc gia (1), sức mạnh vũ trang (2)
b. tiềm lực vũ trang (1); an ninh quốc phòng (2)
c. an ninh chính trị (1); an ninh quân sự (2)
d. an ninh quốc phòng (1); thế trận quốc phòng (2)
Câu 3. Hãy chọn cụm từ đúng nhất tương ứng vị trí (1) và (2) để làm rõ khái
niệm sau: “Nội dung của an ninh truyền thống hay an ninh quốc gia chính là an
ninh chính trị, … (1),... (2)."
a. tiềm lực vũ trang (1), an ninh chính trị (2)
b. an ninh quân sự (1), tiềm lực vũ trang (2)
c. an ninh quân sự (1); an ninh xã hội (2)
d. tiềm lực quốc phòng (1); an ninh chính trị (2)
Câu 4. Một trong giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe doạ từ an ninh
phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay là
a. phối hợp chặt chẽ chống lực lượng gián điệp từ bên ngoài vào và lực lượng phản
động trong
b. tổ chức kiểm soát chặt chẽ biên giới quốc gia.
c. chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống
d. tổ chức lực lượng quần chúng rộng rãi xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân.
Câu 5. Tìm câu trả lời đúng: Thách thức và đe dọa từ an minh phi truyền thống
là gì?
a. Cản trở quá trình phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
b. Làm suy giảm tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước.
c. Làm suy giảm sức mạnh quốc phòng của đất nước
d. Làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
Câu 6. Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định thực hiện các cam kết quốc tế,
góp phần cùng cộng đồng quốc tế
a. tăng cường đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu.
b. thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu.
c. chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu
d. thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái toản cẩu
Câu 7. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng Cộng sản Việt Nam để
ra trong Đại hội XIII là
a. tập trung xử lý dứt điểm đại dịch Covid-19
b. tập trung không chế đại dịch Covid-19
c. tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19.
d. tập trung dập tắt đại dịch Covid-19.
Câu 8. Điền cụm từ phù hợp vào chỗ trống: “Nâng cao nhận thức về các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, để
phòng ngừa, ứng phó đối với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống”
a. hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
b. sức mạnh của lực lượng vũ trang
c. sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
d. an ninh quốc gia và an ninh nhân loại
Câu 9. Hoàn thiện câu sau: “... trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan đầu
ngành về công tác bảo đảm an ninh và an toàn mạng, và các biện pháp phòng
ngừa, phát hiện, điều tra xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao”
a. Tổng cục Cảnh sát
b. Tổng cục An ninh
c. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
d. Cục An ninh thông tin và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Câu 10. Quốc gia nào không phải là một thành viên của Ủy hội sông Mekong
(MRC)?
a. Việt Nam.
b. Lào
c. Thái Lan
d. Ấn Độ.
Câu 11. Giải pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các mối đe doạ an ninh phi
truyền thống là: “... và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa, kiểm soát và
ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.” Hãy chọn cụm từ còn
thiếu:
a. Thống nhất
b. Phát triển
c. Mở rộng
d. Đây mạnh
Câu 12. Một trong những giải pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống là: “Mở rộng và ... hợp tác quốc tế về phòng ngừa, kiểm
soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống". Hãy chọn cụm từ
còn thiếu:
a. tích cực
b. phát triển
c. đẩy mạnh
d. tăng cường
Câu 13. Một trong những giải pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các mối đe dọa
an ninh phi truyền thông là: Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng
ngừa, kiểm soát và ... với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. ". Hãy chọn
cụm từ còn thiếu:
a. phản ứng
b. xử lý
c. ứng phó
d. đối phó
Câu 14. Một trong những giải pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các mối đe doạ
an ninh phi truyền thống là: “Huy động nguồn lực ... bằng nhiều kênh khác nhau
để đầu tư cho hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, ứng phó các mối đe doạ an ninh
phi truyền thống." Hãy chọn cụm từ còn thiếu:
a. ngân sách
b. tài chính
c. tại chỗ
d. bên trong
Câu 15. Đơn vị có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon theo quy định
của pháp luật là
a. Cục Biến đổi Khí hậu
b. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu
c. Cục Bảo vệ Môi trường và Biến đổi Khí hậu.
d. Tổng cục Biển và Hải đảo,
Câu 16. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Quản lý chặt chẽ,
sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ
động tích cực triển khai các ... với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt.".
a. giải pháp đối phó
b. giải pháp khắc phục, giảm nhẹ
c. giải pháp thích ứng
d. giải pháp ứng phó
Câu 17. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của ... và
toàn xã hội trong quản trị và kiểm soát các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
a. các bộ, ban, ngành
b. các bộ, ban, ngành, đoàn thể
c. toàn dân tộc
d. hệ thống chính trị
Câu 18. Đại hội lần thứ XII của Đảng đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ sử
dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là
a. từ 95% đến 100%
b. từ 90% den 100%.
c. từ 92% đến 95%
d. từ 90% đến 95%
Câu 19. Nội dung nào không phải là một vấn đề an ninh phi truyền thống?
a. Tội phạm công nghệ cao.
b. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
c. An ninh năng lượng.
d. Đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Câu 20. Đại dịch Covid-19 là một vấn đề an ninh phí truyền thống ở quy mô
nào?
a. Quy mô khu vực
b. Quy mô châu lục.
c. Quy mô toàn cầu.
d. Cả ba đáp án trên đều sai

You might also like