You are on page 1of 10

RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

RIPV1 & RIPV2

I. Mục tiêu :
Bài hướng dẫn giúp sinh viên có thể:

• Hiểu được hoạt động hai giao thức định tuyến RIPv1 và RIPv2
• Cấu hình và quản trị hoạt động của RIPv1 và RIPv2 trên Router Cisco

II. Nội dung


1. Nhắc lại một số kiến thức quan trọng
a. Cách thức lưu và phục hồi cấu hình
Để lưu cấu hình của các Router (Sau khi cấu hình làm việc) ra đĩa, nhằm mục
đích Backup cấu hình hoặc xem lại khi cần thiệt, ta cần phải thực hiện lệnh
"copy running_config startup_config" trên tất cả các Router:

VD: R1# copy run start

Sau đó ra ngoài cửa sổ GNS3, vào menu File => Import/Export =>
extracting to a directory

Để phục hồi cấu hình của các Router, trước tiên cần mở file .net của mô hình, start
các Router. Sau khi MỌI Router đã Start xong, ta vào menu File =>
Import/Export => importing to a directory

b. Interface Loopback
Interface loopback là một logical interface, chỉ tồn tại khi người quản trị mạng
cấu hình nó. Interface loopback luôn luôn up khi đã được config.
Int loopback hoạt động giống như những interface bình thường khác. Có thể
gán địa chỉ IP, ping, .... Khi bạn gởi dữ liệu qua loopback interface, dữ liệu sẽ
được loop back trở lại.
Người quản trị mạng thường sử dụng loopback int để đơn giản hóa việc quản
Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 1
RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

trị và để một số feature hoạt động dựa trên tình trạng up, down của interface
hoạt động ổn định hơn (vd: ip unnumbered, OSPF Router ID).
Có thể dùng loopback interface rất nhiều ở trên router để mô phỏng các mạng
lớn, có nhiều subnets để test và học routing.

Để cấu hình int loopback: (thường viết tắt là int Lo)

Router(config)# interface loopback {0/1/2/….}


Router(config-if)#............. Bạn cấu hình như các interface bình thường khác

Ví dụ: Ta thêm 1 interface loopback thứ tự 0

Router(config)# interface loopback 0


Router(config-if)#ip address 100.100.100.1 255.255.255.0

c. Kết nối Serial


Có hai loại thiết bị liên lạc qua một interface serial là DTE và DCE.
- DCE cung cấp một kết nối vật lý tới mạng và chuyển lưu lượng.
- DTE kết nối với một mạng thông qua thiết bị DCE.
Một thiết bị DTE được nối với thiết bị DCE trong mạng.

Về chức năng: Đầu DCE: Cổng serial đòi hỏi phải có tín hiệu clock để điều
khiển thời gian để truyền thông tin. Trong mọi môi trường, thiết bị DCE như
CSU sẽ cung cấp clock. Nói cách khác phải cấu hình Clockrate ở cổng
DCE

Đầu DTE: Nhận Clock do cổng DCE thiết lập

Cách thiết lập Clock Rate:

Ví dụ ta thiết lập Clock Rate cho cổng S0/0 của Router1:

Router1(config)#interface serial 0/0


Router1(config-if)#clock rate 64000
Router1(config-if)#no shut

Mặc định, GNS3 không quy định thiết lập cứng cho cả 2 đầu của liên kết đều
nên bạn có thể đặt lệnh Clock Rate trên đầu nào của liên kết cũng được.

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 2


RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

Ví dụ trong mô hình trên, bạn có thể đặt Clock Rate tại cổng s0/0 của R1 hay R2
đều được.

2. Thuật toán Routing RIPv1


a. Giới thiệu RIPv1
Thuật toán Ripv1 có đặc điểm là thuật toán dạng Classfull, các
gói tin quảng bá về đường mạng không mang kèm subnet mask.
Metric trong thuật toán Rip sử dụng là "hop count", thực chất là
số router trung gian cần đi qua để đến được một đường mạng nào
đó.
b. Cấu hình RIPv1
Để cấu hình Ripv1 trên một Router, ta thực hiện các bước sau:
Router(config)# router rip
Router(config)# network A1.B1.C1.D1
.......
Router(config)# network An.Bn.Cn.Dn
Trong đó An.Bn.Cn.Dn là các đường mạng nối với Router mà ta
đang cấu hình. Làm lại lệnh này cho tất cả các đường mạng.

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 3


RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

Câu lệnh network quyết định các đường mạng nào sẽ tham gia
vào quá trình định tuyến. Thực chất một câu lệnh network có 3
tác dụng:
- Đưa thông tin về đường mạng đó vào các gói tin định tuyến, nói
cách khác là “quảng cáo” thông tin về đường mạng đó trong gói
tin RIP.
- Gửi gói tin update ra interface thuộc về đường mạng đó.
- Nhận gói tin update từ interface thuộc về đường mạng
Chú ý: Cấu hình Rip cho tất cả các Router còn lại với cách làm
tương tự như vậy
c. Cấu hình minh họa
Cho mô hình sau đây:

Lưu ý: Cả 3 Router đều kết nối thông qua cổng Serial và đều có cổng
Loopback 1 trên Router. Có thể chọn Router 3640 hay 7200 đều được.

Thiết lập Interface Serial cho cả 3 Router:

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 4


RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

Cấu hình R1

Cấu hình R2

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 5


RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

Cấu hình R3

d. Phân tích và giải thích kết quả


Kiểm tra bảng định tuyến của các Router:

Của R1

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 6


RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

Ta thấy R1 học đường mạng 172.29.0.0 từ R2, không phải là đường


172.29.1.0

=> Lí do 172.29.1.0 là đường mạng lớp B, nên bị Ripv1 tóm tắt thành
172.29.0.0

Tương tự 10.0.1.0 bị gom lại thành đường mạng lớp A là 10.0.0.0

Của R2

Ta thấy R2 học đường mạng 10.0.0.0, chứ không phải là các đường mạng
10.0.1.0 và 10.0.2.0 từ các Router R1 và R3, do đây là các đường mạng
thuộc lớp A nên Ripv1 đã tự tóm tắt chúng thành 10.0.0.0

=> Có nguy cơ xảy ra mất và lặp gói tin do có 2 đường đi tới mạng 10.0.0.0
(R2 không phân biệt được đường đi nào tới đúng mạng 10.0.2.0 và
10.0.1.0)

Của R3

Đường mạng bị tóm tắt và mang thông tin thiếu chính xác tương tự như của
R1 và R2

Lý giải nguyên do: Do đặc điểm về định tuyến của RIPv1.

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 7


RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

RIPv1 không mang subnet mask trong gói tin, do đó khi gặp trường hợp
mạng không liên tục sẽ tự tóm tắt đường đi.

Hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng mạng không liên tục (discontiguous
network), có sự ngăn cách giữa các major network với nhau.

e. Debug thông tin của RIP


Trên thiết bị có thể dùng câu lệnh debug ip rip để có thông tin về
hoạt động của giao thức RIP
R0# debug ip rip
hoặc
R0# debug ip rip events
muốn tắt debug ta dùng câu lệnh
R0#no debug all
f. Bắt gói tin và kiểm tra RIPv1 không mang Subnetmask
Nhấp chuột phải lên đường liên kết giữa R1 và R2, chọn capture, chúng ta
sẽ bắt gói tin trên cổng S0/0 của R1.

Sau đó Wireshark sẽ tự động bật lên, kiểm tra thông tin gói Rip Respone,
không có thông tin về Subnet Mask => chính xác

Cách giải quyết => sử dụng Rip version 2

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 8


RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

3. Thuật toán Routing RIPv2


a. Giới thiệu
RIPv2 mang các đặc điểm của RIPv1, tuy nhiên thuộc loại classless
routing. Trong gói tin update có mang theo subnet mask.

Chuyển từ RIPv1 sang RIPv2 bằng câu lệnh version 2 trong mode router
rip.

Mặc định RIPv2 vẫn tự động tóm tắt các đường đi khi gặp ranh giới major
network, ta có thể tắt chức năng tự động tóm tắt bằng câu lệnh “no auto-
summary”

b. Cấu hình cụ thể


Ta thực hiện trên tất cả các Router tham gia vào quá trình Rip:

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 9


RIPv1&RIPv2 CSC11004 – Mạng máy tính nâng cao

Kiểm tra bảng Route của R1 sau khi đã chuyển sang v2

Ta nhận thấy vấn đề đã được giải quyết. (SV tự so sánh 2 bảng Route)

Bộ môn MMT&VT | Khoa CNTT | ĐH KHTN TP HCM Trang 10

You might also like