You are on page 1of 8

I.

Lý thuyết
Câu 1: Mạng TTCN là gì? Nêu đặc điểm của mạng TTCN so với mạng viễn thông và
mạng máy tính? Phân loại Mạng TTCN?
Câu 2: Nêu các khái niệm cơ bản và thuật ngữ thông dụng trong mạng TTCN?
- Thông tin,
- Dữ liệu.
- Lượng thông tin.
- Tín hiệu.
Câu 3: Nêu các chế độ truyền tải trong mạng TTCN? So sánh:
- Truyền bit song song và truyền bit nối tiếp.
- Truyền đồng bộ và truyền không đồng bộ
- Truyền một chiều và hai chiều
- Truyền tải dải cơ sở, dải mang và dải mở rộng).
Câu 4: Thế nào là liên kết ? Trình bày cấu trúc mạng dạng Bus, mạng dạng vòng(tích
cực), cấu trúc mạng dạng sao và cấu trúc mạng dạng cây?
Câu 5: Trình bày các chuẩn vật lý:
RS-232.
RS-422.
RS-485.
Câu 6. Hãy trình bày: cấu tạo, phân loại, tính chất và ứng dụng của cáp đôi dây xoắn
được dùng trong mạng truyền thông công nghiệp?
Câu 7. Hãy trình bày: cấu tạo, phân loại, tính chất và ứng dụng của cáp đồng trục
được dùng trong mạng truyền thông công nghiệp?
Câu 8. Hãy trình bày: cấu tạo, phân loại, tính chất và ứng dụng của cáp cáp quang
được dùng trong mạng truyền thông công nghiệp?
Câu 9. Trình bày phương pháp ghép nối PLC, sơ đồ ghép nối giao diện bus cho PLC,
chức năng CPU để tích hợp cấu thành giao diện mạng; sơ đồ tích hợp giao diện
PROFIBUS-DP?
Câu 10. Hãy kể tên một số thiết bị liên kết mạng? Cho biết Router có ứng dụng gì?
Câu 11. Hãy kể tên một số thiết bị liên kết mạng? Cho biết bộ Hub mạng có ứng
dụng gì?
Câu 12. Hãy kể tên một số thiết bị liên kết mạng? Cho biết bộ Bộ nối (connector)
mạng có ứng dụng gì?
Câu 13 Hãy kể tên một số thiết bị liên kết mạng? Cho biết bộ Bộ chuyển mạch
(Switch) mạng có ứng dụng gì?
Câu 14. Nêu khái niệm về mạng PROFIBUS, kiến trúc giao thức mạng PROFIBUS?
Câu 15. Nêu khái niệm về mạng PROFIBUS-FMS, kiến trúc giao thức mạng FMS
trong mô hình OSI?
Câu 16. Nêu khái niệm về mạng PROFIBUS-DP, Cấu hình hệ thống và kiểu thiết bị?
Câu 17. Nêu khái niệm về mạng PROFIBUS-PA, Kiến trúc giao thức?
Câu 18. Nêu khái niệm về mạng MODBUS, trình bày tóm tắt về cơ chế giao tiếp
mạng MODBUS?
Câu 19. Nêu khái niệm và kiến trúc giao thức của mạng Can?
Câu 20: Hãy nêu các yêu cầu khi thiết kế hệ thống mạng trong hệ thống thông tin đo
lường công nghiệp? Trình bày các bước tiến hành để thiết kế một hệ thống mạng trong
hệ thống thông tin đo lường công nghiệp?

Câu 21: Hệ thống HTC tổng hợp là gì ? Hiện nay có những hệ thống HTC tổng hợp
nào? Trình bày chức năng của một hệ HTC tổng hợp?

Câu 22: Trình bày sơ đồ cấu trúc, chức năng và ưu nhược điểm của hệ thống
CAMAC ? tại sao lại nói hệ thống CAMAC lại là hệ thống chưa được thông minh
hóa?

Câu 23: Trình bày sơ đồ cấu trúc, chức năng và ưu nhược điểm của hệ thống
SCADA?

Câu 24: Trình bày sơ đồ cấu trúc, chức năng và ưu nhược điểm của hệ thống DCS?

Câu 25: Trình bày đặc điểm của hệ thống SCADA ? Hệ thống SCADA có những ưu
điểm gì so với hệ thống CAMAC ?

Câu 26: Trình bày đặc điểm của hệ thống DCS ? Tại sao hệ thống DCS có những đặc
điểm ưu việt so với hệ thống SCADA nhưng hiện nay ở nước ta nó vẫn chưa được sử
dụng phổ biến?

Câu 27: Hãy so sánh ưu,nhược điểm của hai hệ thống SCADA và DCS ? Hãy cho
biết hệ thống nào phù hợp nhất, và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam ? Tại sao?

Câu 28: Hãy so sánh hai hệ thống mạng truyền thông công nghiệp điển hình PCS7 và
ABB? (phần cứng, phần mềm và phạm vi ứng dụng?)

II. Bài tập:

Bài 1: Hãy mã hóa đoạn mã X theo phương thức NRZ, RZ, Manchester và FSK:
X1=1011.1101.1110.1010

X2=0010.1000.0101.1101

Lưu ý: Mã FSK mã hóa theo tỷ lệ bít 0:1=1/2.

Bài 2: Cho đoạn mã sau: X= 01T.10T.1011.T11

Hãy sử dụng kiến thức để mã hóa đoạn mã trên với yêu cầu :

a. Khả năng đồng tải nguồn.


b. Khả năng truyền tốt (tốc độ truyền).
T là 2 số cuối mã số sinh viên( Với 1:chẵn;0:lẻ)

Bài 3: Cho sơ đồ hệ thống cung cấp điện như hình vẽ. Khoảng cách giữa trạm 1 tới trạm 2 và trạm
3 là bằng nhau và bằng 2km. Khoảng cách giữa trạm 2 và trạm 3 là 1km. Khoảng cách giữa phòng đặt
máy cắt trạm 1 và nhà điều hành là 50m. Hãy tính toán thiết kế cấu hình phần cứng và vẽ sơ đồ kết
nối phần cứng của hệ SCADA cho vận hành và giám sát tập trung ba trạm điện này. Biết rằng:

+ Trạm 1: Tín hiệu logic báo trạng thái máy cắt kiểu điện áp 24V (một tín hiệu báo trạng thái
đóng và một tín hiệu báo trạng thái cắt). Máy cắt nhận lệnh đóng và cắt bằng tín hiệu logic kiểu điện
áp 24V (một tín hiệu cho lệnh đóng và một tín hiệu cho lệnh cắt). Các biến áp có sẵn sensors và
transmitter cung cấp tín hiệu báo nhiệt độ, độ ẩm và áp suất dầu biến áp dưới dạng tín hiệu analog
kiểu 4.-20mA, tín hiệu logic kiểu điện áp 24V báo nhiệt độ quá cao và áp suất quá cao.

+ Trạm 2 và 3: Các máy cắt có thể cung cấp các thông tin về dòng, áp, công suất tác dụng,
công suất phản kháng, trạng thái, số lần cắt sự cố và nhận lệnh đóng cắt thông qua giao diện truyền
thông Profibus-DP

+ Mạng truyền thông SCADA: sử dụng truyền thông Profibus-DP. Bộ liên kết cáp quang sử
dụng thiết bị OLM có hai cổng cáp quang và một cổng cáp đồng để thiết lập truyền thông giữa các
trạm và nhà điều hành theo kiểu mạng hình vòng.
Câu 4: Cho sơ đồ hệ thống cung cấp điện như hình vẽ. Khoảng cách giữa trạm 1 tới trạm 2 và trạm 3
là bằng nhau và bằng 1.5km. Khoảng cách giữa trạm 2 và trạm 3 là 1km. Khoảng cách giữa phòng đặt
máy cắt trạm 1 và nhà điều hành là 75m. Hãy tính toán thiết kế cấu hình phần cứng và vẽ sơ đồ kết
nối phần cứng của hệ SCADA cho vận hành và giám sát tập trung ba trạm điện này. Biết rằng:

+ Trạm 1: Tín hiệu logic báo trạng thái máy cắt kiểu điện áp 24V (một tín hiệu báo trạng thái
đóng và một tín hiệu báo trạng thái cắt). Máy cắt nhận lệnh đóng và cắt bằng tín hiệu logic kiểu điện
áp 24V (một tín hiệu cho lệnh đóng và một tín hiệu cho lệnh cắt). Các biến áp có sẵn sensors và
transmitter cung cấp tín hiệu báo nhiệt độ, độ ẩm và áp suất dầu biến áp dưới dạng tín hiệu analog
kiểu 4.-20mA, tín hiệu logic kiểu điện áp 24V báo nhiệt độ quá cao và áp suất quá cao.

+ Trạm 2 và 3: Các máy cắt có thể cung cấp các thông tin về dòng, áp, trạng thái, số lần cắt sự
cố và nhận lệnh đóng cắt thông qua giao diện truyền thông Profibus-DP

+ Mạng truyền thông SCADA: sử dụng truyền thông Profibus-DP. Bộ liên kết cáp quang sử
dụng thiết bị OLM có hai cổng cáp quang và một cổng cáp đồng để thiết lập truyền thông giữa các
trạm và nhà điều hành theo kiểu mạng hình vòng.

Bài 5: Cho cấu hình mạng Profibus – DP như hình:


Yêu cầu bài toán : Nhấn I0.0 (ON) ở S7-300 (Master) thì Đ1 (Q0.0) ở S7-200 (Slave
1) sẽ sáng . Sau khi Đ1 sáng được 10s thì Đ2 (Q0.0) ở S7-200 (Slave 2) sẽ sáng . Khi
nhấn I0.1 (OFF) ở S7-300 (Master) thì cả 2 đèn của 2 Slave đều tắt.
Hãy trình bày cách thức trao đổi dữ liệu giữa Master và các Slaves và viết chương
trình cho các PLC?
Bài 6: Cho cấu hình mạng Profibus – DP:
Yêu cầu bài toán: Nhấn ON1 (I0.1) trạm Master thì đèn Đ1 (Q0.0) của Slave 1 sáng.
Nhấn ON2 (I0.2) trạm Master thì đèn Đ2 (Q0.0) của Slave 2 sáng. Nhấn OFF (I0.0)
trạm Master tắt hai đèn
Hãy trình bày cách thức trao đổi dữ liệu giữa Master và các Slaves và viết chương
trình cho các PLC?

Bài 7: Cho cấu hình mạng Profibus – DP như hình:

Yêu cầu bài toán: Nhấn ON (I0.1) trạm Slave 1 thì đèn (Q0.0) của Slave 2 sáng. Nhấn
OFF (I0.0) trạm của trạm Slave 1 thì đèn (Q0.0) của Slave 2 tắt.
Hãy trình bày cách thức trao đổi dữ liệu giữa Master và các Slaves và viết chương
trình cho các PLC?
Bài 8: Cho cấu hình mạng Profibus – DP như hình:
Yêu cầu bài toán : Nhấn I0.0 (ON) ở S7-300 (Master) thì Đ1 (Q0.0) ở S7-200 (Slave
1) sẽ sáng . Sau khi Đ1 sáng được 20s thì Đ2 (Q0.0) ở S7-200 (Slave 2) sẽ sáng . Khi
nhấn I0.1 (OFF) ở S7-200 (Slave 2) thì cả 2 đèn của 2 Slave đều tắt.
Hãy trình bày cách thức trao đổi dữ liệu giữa Master và các Slaves và viết chương
trình cho các PLC?
Bài 9: Cho cấu hình mạng Profibus – DP như hình:
Yêu cầu bài toán : Nhấn I0.0 (ON) ở S7-300 (Master) thì Đ2 (Q0.0) ở S7-200
(Slave 2) sẽ sáng . Sau khi Đ2 sáng được 30s thì Đ1 (Q0.0) ở S7-200 (Slave 1)
sẽ sáng . Khi nhấn I0.1 (OFF) ở S7-200 (Slave 1) thì cả 2 đèn của 2 Slave đều
tắt.
Hãy trình bày cách thức trao đổi dữ liệu giữa Master và các Slaves và viết
chương trình cho các PLC?

Bài10:

Bài 11: Kiểm tra chất lượng truyền tín hiệu cho một thông tin cần truyền có dữ
liệu là: I = 100101với đa thức qui ước G = 1101?

Bài 12: Kiểm tra chất lượng truyền tín hiệu cho một thông tin cần truyền có dữ
liệu là: I = 01101011với đa thức qui ước G = 101?

You might also like