You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

MẠNG MÁY TÍNH – CO3094


BÀI TẬP LỚN 2

THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MẠNG MÁY TÍNH CHO MỘT


CÔNG TY

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Xuân Giang

ST Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên


T

1 Nguyễn Công Huy 2113499

2 Bùi Lê Văn 2115257

3 Đậu Đức Quân 2114531

4 Nguyễn Lê Phúc 2112048


Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2023
MỤC LỤC
1. TÌM HIỂU CẤU TRÚC MẠNG PHÙ HỢP CHO CÔNG TY.........................................1
1.1. Yêu cầu kiến trúc của hệ thống mạng..........................................................................1
1.2. Khảo sát khu vực có tải lớn trong công ty...................................................................2
1.3. Thiết kế cấu trúc mạng phù hợp...................................................................................2
2. DANH SÁCH CÁC THIẾT BỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH MÔ
PHỎNG MẠNG MÁY TÍNH...................................................................................................3
2.1. Router..............................................................................................................................3
2.2. Switch..............................................................................................................................3
2.3. Access point.....................................................................................................................3
3. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CHO HỆ THỐNG MẠNG............................................3
3.1. Tại trụ sở chính..............................................................................................................3
3.2. Tại các chi nhánh............................................................................................................4
4. THIẾT KẾ BẢN MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI CISCO PACKET TRACER
.....................................................................................................................................................4
4.1. Các bước thực hiện........................................................................................................4
4.2. Kết quả thiết kế hệ thống mạng....................................................................................5
5. KẾT QUẢ KIỂM THỬ KẾT NỐI HỆ THỐNG................................................................7
5.1. Kết nối giữa các PC trong cùng một VLAN................................................................7
5.3. Kết nối PC giữa trụ sở chính và các chi nhánh...........................................................9
5.4. Kết nối với server trong DMZ.......................................................................................9
5.5. Không có kết nối từ các thiết bị của khách hàng đến PC trong mạng LAN...........10
5.6. Kết nối Internet với Web Server.................................................................................11
6. ĐÁNH GIÁ LẠI HỆ THỐNG............................................................................................11
6.1. Độ tin cậy của hệ thống................................................................................................11
6.2. Dễ dàng nâng cấp hệ thống..........................................................................................11
6.3. Phần mềm hỗ trợ cho hệ thống...................................................................................11
6.4. Tính an toàn và bảo mật của hệ thống.......................................................................11
6.5. Những hạn chế còn vướng mắc...................................................................................12
6.6. Định hướng trong tương lai.........................................................................................13
1. TÌM HIỂU CẤU TRÚC MẠNG PHÙ HỢP CHO CÔNG TY
1.1. Yêu cầu kiến trúc của hệ thống mạng
1.1.1. Hệ thống mạng tại trụ sở chính
Các thông số quan trọng trong việc thiết lập mạng máy tính trong công ty như sau:
- Tòa nhà gồm 7 tầng, tầng 1 được trang bị được trang bị 1 phòng kỹ thuật mạng và 1
Cabling Central Local (phòng chứa các dây mạng và patch panels).
- Công ty có quy mô dạng Medium – scale: 120 workstations, 5 servers, 12 network
devices (hoặc nhiều hơn dành cho các thiết bị bảo mật mạng cụ thể).
- Sử dụng new technology cho hạ tầng mạng, bao gồm kết nối có dây, không dây và cáp
quang.
- Tổ chức hệ thống mạng theo cấu trúc VLAN và sử dụng Ethernet loại GigaEthernet
1GbE/10GbE.
- Kết nối với bên ngoài bằng 2 Leased line và 2 DSL, cùng cơ chế Load – balancing.
- Dùng kết hợp giữa Licensed và Open source Softwares, ứng dụng office, ứng dụng client
– server, multimedia, database.
- Yêu cầu tính bảo mật cao, an toàn khi xảy ra sự cố, dễ dàng nâng cấp hệ thống.
- Kết nối với 2 chi nhánh khác ở Hà Nội và Đà Nẵng.
1.1.2. Hệ thống mạng tại chi nhánh Hà Nội và Đà Nẵng
Mỗi chi nhánh cũng được thiết kế tương tự như ở Trụ sở chính nhưng có quy mô nhỏ hơn.
- Tòa nhà bao gồm 2 tầng, tầng 1 được trang bị 1 phòng kỹ thuật mạng và 1 Cabling
Central Local.
- Các chi nhánh có quy mô dạng small - scale: 30 workstation, 3 server, 5 hoặc nhiều hơn
network devices.
1.1.3. Thông lượng và tải của hệ thống
Các thông số về thông lượng và tải của hệ thống (tập trung khoảng 80% vào giờ cao điểm
9 – 11 giờ và 15 – 16 giờ) có thể dùng chung cho trụ sở chính và các chi nhánh như sau:
- Server dùng cho updates, web access, database access,... Tổng dung lượng download
khoảng 1000 MB/ngày và upload khoảng 2000 MB/ngày.
- Mỗi workstation dùng cho duyệt web, tải tài liệu,... Dung lượng upload khoảng 100
MB/ngày và dung lượng download khoảng 500 MB/ngày.
- Thiết bị kết nối WIFI dùng cho truy xuất của khách hàng khoảng 500 MB/ngày.
1.1.4. Quy mô phát triển của hệ thống
Hệ thống mạng máy tính của công ty được ước tính tỉ lệ cho mức độ phát triển khoảng
20% trong 5 năm (về số lượng người dùng, tải trọng mạng, mở rộng thêm các chi nhánh,...).
1
1.2. Khảo sát khu vực có tải lớn trong công ty
- Network Load Balancing:
+ Network Load Balancing là một trong những tính năng rất quan trọng với những nhà
phát triển và lập trình mạng. Là việc phân bố đồng đều lưu lượng truy cập giữa hai hay nhiều
các server có cùng chức năng trong cùng một hệ thống.
+ Bằng việc sử dụng Network Load Balancing, hệ thống sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng một
server bị quá tải và ngưng hoạt động. Hoặc khi có một server gặp sự cố, cân bằng tải sẽ chỉ
đạo phân phối công việc của server đó cho các server còn lại, đẩy thời gian uptime của hệ
thống lên cao nhất và cải thiện năng suất hoạt động tổng thể. Điều này đảm bảo tính khả dụng
và độ tin cậy của hệ thống, có thể dễ dàng thêm vào hoặc loại bớt các server theo yêu cầu
nâng cấp trong tương lai một cách linh hoạt.
- Về kỹ thuật, hệ thống server cho phép người dùng Internet có thể tìm kiếm thông tin, trao
đổi thông tin với các bộ phận được cấp phép trong công ty. Do vậy, cần phải đảm bảo về tốc
độ truy cập và tính ổn định.
- Nhận thấy, các tầng cơ sở tại trung tâm có sự truy cập liên tục từ các thiết bị bên dưới
(máy tính, máy in,...) nên phải đảm bảo tới cân bằng tải tại đây, để giữ cho sự truy cập thông
tin tại đây được ổn định và trơn tru.
1.3. Thiết kế cấu trúc mạng phù hợp
- Thiết kế hệ thống mạng theo mô hình client – server.
- Hệ thống được bố trí hỗn hợp chia theo các chi nhánh, gồm các switch 100/1000 Mbps.
- Hệ thống server được đặt tại các phòng kỹ thuật bao gồm:
+ Web server là server mà tại đó cài đặt phần mềm phục vụ cho việc giao tiếp trong công
ty, gửi thông báo,...
+ FTP (File Transfer Protocol) server được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền
thông, sử dụng giao thức TCP/IP (ví dụ như Internet – mạng ngoại bộ hoặc Intranet – mạng
nội bộ).
+ DNS (Domain Name System) server là máy chủ phân giải tên miền, được sử dụng để
ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.
- Trong hệ thống mạng sử dụng multi layer switch để kết nối với hệ thống server và
workstation thông qua các switch layer và router. Có 7 switch layer ở trụ sở chính và 2 switch
layer ở từng chi nhánh kết nối vào multi layer switch. Đường kết nối từ switch layer và access
point đến switch layer 3 bằng cáp quang để đảm bảo chất lượng và tốc độ đường truyền.
- Kết nối từ thiết bị bên ngoài đi vào hệ thống công ty qua leased line và đường dây DSL.

2
2. DANH SÁCH CÁC THIẾT BỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH MÔ
PHỎNG MẠNG MÁY TÍNH
2.1. Router
- Router là thiết bị định tuyến, xác định một số thông tin như là thông tin của người gửi,
kiểu dữ liệu, kích thước dữ liệu nhưng quan trọng nhất là địa chỉ IP đích để nó thực hiện
nhiệm vụ là xác định đường đi tốt nhất cho thông tin gửi đi. Ta chọn Router CISCO 1941/K9
vì router này cung cấp dịch vụ bảo mật dữ liệu cao, tính di động cao và các dịch vụ ứng dụng.
2.2. Switch
- Switch layer 2: hoạt động trên tầng 2 của mô hình OSI tức là tầng data link được dùng để
gửi các frame đến cổng đích sử dụng địa chỉ MAC thông qua bảng lưu trữ địa chỉ MAC của
thiết bị được liên kết với cổng đó. Ta chọn CISCO WS-C2960+24TT-L.
- Switch layer 3: Với 24 port nó kết nối các switch lại với nhau, làm cho chúng có thể hoạt
động song song cùng lúc với nhau nhằm mục đích đạt được tốc độ cao khi xử lý dữ liệu.
Switch layer 3 hoạt động trên tầng network của mô hình OSI, được gắn thêm bảng định tuyến
IP, đóng vai trò giống như một router nhưng không có cổng WAN có chức năng định tuyến
các gói tin bằng cách sử dụng địa chỉ IP, được sử dụng rộng rãi để chia VLAN. Ta chọn Cisco
WS-C3650-24PS-S.
2.3. Access point
- Access point được sử dụng cho trụ sở chính, phục vụ cho nhu cầu truy xuất thông tin của
nhân viên. Ưu điểm của nó là đảm bảo tính tiện lợi khi truy cập mạng mà không thông qua hệ
thống dây mạng. Ta chọn Cisco-Linksys WRT300N Wireless-N Broadband Router.
3. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CHO HỆ THỐNG MẠNG
3.1. Tại trụ sở chính
Các thông số về lưu lượng và tải của hệ thống tập trung khoảng 80% vào giờ cao điểm 9 –
11 giờ và 15 – 16 giờ (3 giờ).
- Dung lượng upload là 2000 MB/ngày và dung lượng download là 1000 MB/ngày cho mỗi
Server. Ở trụ sở chính chúng ta có 5 Server, tổng dung lượng upload và download: 5*(2000 +
1000) = 15000 (MB/ngày).
- Với mỗi Workstations có dung lượng upload là 100 MB/ngày và dung lượng download là
500 MB/ngày. Chúng ta có 120 Workstations, tổng dung lượng cần đáp ứng cho các
Workstations: 120*(500 + 100) = 72000 (MB/ngày).
- Với mạng không dây: mỗi thiết bị của khách hàng truy cập tải về khoảng 500 MB/ngày.
Giả sử trụ sở có khoảng 200 thiết bị mạng truy cập mỗi ngày. Tổng dung lượng cho mạng
Wireless: 500*200 = 100000 (MB/ngày).
Tại các giờ cao điểm, đường truyền mạng hoạt động hết công suất, và thông lượng tại các
thời điểm này có giá trị cao nhất và đây cũng là giá trị gần với băng thông của mạng nhất, lưu

3
lượng qua mạng tại những thời điểm này chiếm 80% toàn bộ dung lượng qua mạng trong
ngày.
- Bandwidth: ((15000 + 72000 + 100000) * 0.8)/(3*3600) = 13.8519 (MB/s) = 110.8148
(Mbps)
- Throughput: (15000 + 72000 + 100000)/(24*3600) = 2.1644 (MB/s) = 17.3148 (Mbps)
3.2. Tại các chi nhánh
Các thông số về lưu lượng và tải của hệ thống tập trung khoảng 80% vào giờ cao điểm 9 –
11 giờ và 15 – 16 giờ (3 giờ).
- Dung lượng upload là 2000 MB/ngày và dung lượng download là 1000 MB/ngày cho mỗi
Server. Ở mỗi chi nhánh chúng ta có 3 Server, tổng dung lượng upload và download: 3*(2000
+ 1000) = 9000 (MB/ngày).
- Với mỗi Workstations có dung lượng upload là 100 MB/ngày và dung lượng download là
500 MB/ngày. Chúng ta có 30 Workstations, tổng dung lượng cần đáp ứng cho các
Workstations: 30*(500 + 100) = 18000 (MB/ngày).
- Với mạng không dây: mỗi thiết bị của khách hàng truy cập tải về khoảng 500 MB/ngày.
Giả sử trụ sở có khoảng 100 thiết bị mạng truy cập mỗi ngày. Tổng dung lượng cho mạng
Wireless: 500*100 = 50000 (MB/ngày).
Tại các giờ cao điểm, đường truyền mạng hoạt động hết công suất, và thông lượng tại các
thời điểm này có giá trị cao nhất và đây cũng là giá trị gần với băng thông của mạng nhất, lưu
lượng qua mạng tại những thời điểm này chiếm 80% toàn bộ dung lượng qua mạng trong
ngày.
- Bandwidth: ((9000 + 18000 + 50000) * 0.8)/(3*3600) = 5.7037 (MB/s) = 45.6296
(Mbps)
- Throughput: (9000 + 18000 + 50000)/(24*3600) = 0.8912 (MB/s) = 7.1296 (Mbps)
4. THIẾT KẾ BẢN MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MẠNG VỚI CISCO PACKET
TRACER
4.1. Các bước thực hiện
- Giả lập mô hình kết nối trụ sở và các chi nhánh.
- Tiến hành chia VLAN trong trụ sở và các chi nhánh.
- Tiến hành cấu hình DHCP tại core router để cấp phát IP cho các máy ở trụ sở và chi
nhánh.
- Giả lập mạng internet để mô phỏng kết nối giữa trụ sở và chi nhánh.
- Tiến hành Routing mô hình giả lập.
- Tiến hành kiểm tra bằng cách ping, traceroute và chế độ simulation có sẵn.

4
4.2. Kết quả thiết kế hệ thống mạng
4.2.1. Toàn bộ hệ thống

4.2.2. Trụ sở chính

4.2.3. Chi nhánh Hà Nội

5
4.2.4. Chi nhánh Đà Nẵng

6
5. KẾT QUẢ KIỂM THỬ KẾT NỐI HỆ THỐNG
5.1. Kết nối giữa các PC trong cùng một VLAN

7
5.2. Kết nối PC giữa các VLAN

8
5.3. Kết nối PC giữa trụ sở chính và các chi nhánh

5.4. Kết nối với server trong DMZ

9
5.5. Không có kết nối từ các thiết bị của khách hàng đến PC trong mạng LAN

10
5.6. Kết nối Internet với Web Server

6. ĐÁNH GIÁ LẠI HỆ THỐNG


6.1. Độ tin cậy của hệ thống
Hệ thống có thể đáp ứng các yêu cầu về lưu lượng dữ liệu mà hệ thống cần đáp ứng. Các
thiết bị trong mạng LAN có thể kết nối, giao tiếp với nhau trong mạng cục bộ.
6.2. Dễ dàng nâng cấp hệ thống
Trong thời kỳ công nghệ không ngừng phát triển, hệ thống mạng được thiết kế cần đảm
bảo có thể nâng cấp khi cần thiết. Chẳng hạn như tăng nhân sự, tăng chi nhánh hay tăng số
lượng Server khi lượng khách hàng và nhu cầu của họ tăng lên.
6.3. Phần mềm hỗ trợ cho hệ thống
Sử dụng các thiết bị mạng của công ty Cisco, chúng ta được sử dụng các thiết bị ổn định
với kỹ thuật tốt các có tích hợp các phần mềm công nghệ mới nhất tối ưu nhất, phù hợp với
yêu cầu sử dụng và cũng như có nhiều sự lựa chọn khi nâng cấp thiết bị mới.
6.4. Tính an toàn và bảo mật của hệ thống
6.4.1. Yêu cầu hệ thống
- Hệ thống ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin dữ liệu nghiệp vụ quan trọng.

11
- Yêu cầu bảo mật bao gồm việc ngăn chặn truy cập từ đối tượng bên ngoài, kiểm soát truy
cập người sử dụng, và đảm bảo an toàn cho dữ liệu.
6.4.2. Tài nguyên cần bảo vệ
- Phân hệ Server, chứa dữ liệu quan trọng về khách hàng và các giao dịch, là một tài
nguyên chính cần bảo vệ để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khách hàng và hoạt động của
ngân hàng.
6.4.3. Mối đe dọa
- Hacker có thể sử dụng công cụ và mã độc để đánh cắp thông tin khách hàng và kiểm soát
máy tính trong ngân hàng.
- Người sử dụng trong mạng LAN cũng đại diện cho mối đe dọa khi có ý định tấn công hệ
thống, tạo ra nguy cơ khó kiểm soát.
6.4.4. Biện pháp khắc phục
- Sử dụng tường lửa để kiểm soát gói tin và ngăn chặn cả nguy cơ từ bên trong và bên
ngoài hệ thống.
- Bảo trì và cập nhật định kỳ hệ điều hành và ứng dụng để phát hiện và khắc phục lỗ hổng
bảo mật.
- Sao lưu, bảo trì, và nâng cấp thường xuyên để đảm bảo an toàn và hiệu suất hệ thống.
- Bảo mật các thiết bị mạng trong hệ thống.
6.4.5. Yêu cầu khi gặp sự cố
- Ngắt kết nối Internet để ngăn chặn kết nối trái phép.
- Sử dụng backup Server để sao lưu dữ liệu và có phòng ban quản lý sự cố.
- Xây dựng biện pháp dự phòng và chuẩn bị đối mặt với rủi ro khi chúng xảy ra.
6.5. Những hạn chế còn vướng mắc
Những thách thức liên quan đến bảo mật luôn đặt ra những rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống
ngân hàng. Mặc dù các biện pháp bảo mật đã được triển khai, tuy nhiên, những vụ tấn công
vẫn không ngừng diễn ra hàng năm. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống bảo mật với mức độ an
toàn và tối ưu nhất vẫn là một thách thức lớn cho các dự án.
Trong lĩnh vực thiết kế hệ thống mạng máy tính, việc chọn lựa các thiết bị mạng phù hợp
cũng là một công việc phức tạp. Trên thị trường, có nhiều loại thiết bị mạng với đa dạng về kỹ
thuật và công nghệ mới. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự đáp ứng đối với lưu lượng dữ liệu
mà còn phải xem xét kỹ lưỡng về giá cả, công nghệ bảo mật, và hiệu suất.
Mặc dù các hệ thống ngân hàng đã đặt ra những biện pháp an toàn cao cấp, nhưng việc duy
trì và nâng cao hệ thống bảo mật là một quá trình không ngừng. Sự thay đổi liên tục trong môi
trường an ninh mạng đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng để đối mặt với những thách thức mới.

12
6.6. Định hướng trong tương lai
Cải thiện khả năng bảo mật của hệ thống đòi hỏi sự đầu tư liên tục. Thay mới thiết bị
mạng, cập nhật phần mềm, nâng cấp hệ thống, và chuẩn bị cho tương lai là những bước quan
trọng. Đồng thời, đào tạo nhân viên, kiểm tra định kỳ, và đánh giá rủi ro giúp duy trì và nâng
cao mức độ an toàn, đồng thời đảm bảo sự linh hoạt và ứng phó với thách thức an ninh ngày
càng phức tạp.

13

You might also like