You are on page 1of 4

I.

Đọc 3 mẫu truyện cười sau và cho biết đã vi phạm Phương châm hội
thoại nào ? Vì sao ?
Trứng vịt muối
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn.
Người em hỏi anh:
- Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ ?
- Chú hỏi thế người ta cười cho đấy.
- Người anh bảo: Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
- Thế trứng vịt muối ở đâu ra ?
- Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:
- Chú mày kém thật ! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ
ra trứng vịt muối chứ sao.
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Chuyện vui
Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp.
Ðang đi, bỗng nhiên chàng thắng lại cái “ké…é….ét” ngay trước một quán chè
rồi quay ra sau hỏi:
- Ăn không tình yêu của anh ?
Người yêu liền đáp:
- Dạ! Ăn!
- Chàng sinh viên bèn đáp lại: bộ thắng này anh mới thay hồi sáng đó, sao
không ăn cho được !
- ???
Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi !
Mất rồi
Một người sắp đi chơi xa, dặn con :
- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố đi vắng nhé !
Sợ con mải chơi quên mất, lại cẩn thận lấy giấy bút viết vào tờ giấy rồi bảo :
- Có ai hỏi thì con cứ đưa ra tờ giấy này !
Con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, sẵn có ngọn
đèn, nó lấy giấy ra xem, vô ý thế nào lại để giấy cháy mất.
Hôm sau, có người đến chơi hỏi :
- Bố cháu có nhà không ?
Nó ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy liền nói :
- Mất rồi !
Khách giật mình hỏi :
- Mất bao giờ ?
- Tối hôm qua !
- Sao mà mất ?
- Cháy !!!
II. Có một chiến sĩ không may bị sa vào tay giặc. Bọn giặc bắt anh khai thật tất
cả những gì mình biết về đồng đội, đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công
của quân ta lần này. Nhưng người chiến sĩ đó đã nói sai sự thật.
Theo em, những lời nói của người chiến sĩ đã không tuân thủ phương châm hội
thoại nào ? Việc không tuân thủ phương châm hội thoại đó bắt nguồn từ
nguyên nhân nào ?
III. Khoanh vào câu đúng:
1. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, người nói cần làm gì?

A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp

B. Hiểu được nội dung mình định nói gì

C. Biết im lặng khi cần thiết

D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau

2. Nguyên nhân nào không phải trong các trường hợp người nói không tuân thủ
các phương châm hội thoại

A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp

B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu
khác quan trọng hơn.

C. Người nói hiểu rõ được hoàn cảnh giao tiếp


D. Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một
hàm ý nào đó.

3. Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình
huống giao tiếp?

A. Nói khi nào?

B. Nói ở đâu?

C. Có nên nói quá không?

D. Nói với ai?

4. Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm quan hệ

B. Phương châm về chất

C. Phương châm về lượng

D. Phương châm cách thức

5.Câu “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?

A. Phương châm lịch sự

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm về lượng

6.Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm lịch sự


7.Thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Người khôn nói ít, làm nhiều.
Không như người dại nói nhiều nhàm tai.
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm lịch sự.
8.Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A. Ăn không nói có
B. Ăn đơm nói đặt
C. Mồm loa mép giải
D. Nói có sách, mách có chứng
9.Trong những câu sau, câu nào không tuân thủ phương châm về lượng?
A. Thứ hai đầu tuần là lễ chào cờ của trường tôi.
B. Ăn ngũ cốc là giải pháp giảm nguy cơ béo phì.
C. Bài hát ấy anh hát bằng miệng rất hay.
D. Mèo mù vớ phải cá rán.
Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
10.Cô giáo: Em mở vở bài tập ra để cô kiểm tra.
Học sinh A: Thưa cô, hôm qua nhà em bị mất điện ạ.
Câu nói của học sinh A đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm lịch sự
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
11.Câu “Lan nghe thầy giảng bài bằng tai rất rõ.” vi phạm phương châm nào?
A. Phương châm lịch sự
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm về lượng
12.Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
Chồng: Em không thấy đói à?
Vợ: Em mua phở rồi đấy ạ!
Câu nói của người vợ đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm lịch sự

You might also like