You are on page 1of 4

Bài báo cáo nhóm 1

 ND3: Đưa ra MỘT ứng dụng trong đời sống áp dụng hiện tượng
cảm ứng điện từ. Dùng các định luật cảm ứng điện từ giải thích cơ
chế hoạt động của ứng dụng đó.
 Định luật cảm ứng điện từ là sự xuất hiện dòng điện cảm ứng
trong mạch kín khi có từ thông qua mạch đó biến thiên. Suất
điện động sinh sẽ ra dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín
chính là suất điện động cảm ứng

II. Ứng dụng của định luật cảm ứng điện từ


 Thiết bị gia dụng
Điện từ đóng vai trò là nguyên tắc làm việc cơ bản của rất nhiều thiết bị
gia dụng như điều hòa không khí đèn, thiết bị nhà bếp , vv
 Bếp từ
 Bếp từ làm nóng nồi
nấu bằng định luật cảm ứng
từ, thay vì dẫn nhiệt từ lửa,
hay bộ phận làm nóng bằng
điện. Do dòng điện cảm ứng
trực tiếp làm nóng dụng cụ
nấu bếp, nhiệt độ có thể tăng
lên rất nhanh.
 Trong một bếp từ,
một cuộn dây đồng sẽ được
đặt dưới một vật liệu cách
nhiệt (thường là mặt bếp bằng thủy tinh hay gốm), một dòng điện xoay
chiều được truyền qua cuộn dây đồng này.
 Từ trường dao động tạo ra một từ thông liên tục từ hóa nồi, ngay lúc
này nồi đóng vai trò như lõi từ của máy biến áp. Điều này đã tạo ra
dòng điện xoáy (chúng ta còn gọi là dòng điện Fu-cô) lớn ở trong nồi. Vì
có tác dụng của dòng Fu-cô, nồi nấu chịu tác dụng của lực hãm điện từ
gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun – Lenxơ và làm nóng đáy nồi dẫn đến làm
nóng thức ănbêntrong.
 Đèn huỳnh quang
Các hệ thống chiếu
sáng được sử dụng phổ
biến nhất trong các tòa
nhà thương mại và gia
đình chính là hệ thống
chiếu sáng bằng đèn
huỳnh quang.

 Chấn lưu được


sử dụng trong
đèn huỳnh
quang hoạt
động dựa trên
nguyên lý điện từ, tại thời điểm bật đèn, nó tạo ra một điện áp cao
trên 2 đầu đèn rồi sau đó phóng điện qua đèn.
 Dòng điện qua đèn tạo thành ion tác động lên bột huỳnh quang
làm bột huỳnh quang phát sáng (sau khi đèn sáng, điện áp trên 2
đầu đèn giảm đi, dòng điện qua đèn bị hạn chế bởi điện cảm của
tăng phô)
 Quạt điện

 Quạt điện và các hệ thống


làm mát khác thì sử dụng
động cơ điện. Những động
cơ này hoạt động cũng dựa
trên nguyên lý cảm ứng điện
từ. Trong bất kỳ thiết bị điện
nào thì động cơ điện hoạt
động bởi từ trường được tạo
ra bởi dòng điện theo định lý
Lo-ren-xơ (Lorentz). Những
động cơ này chỉ khác nhau
về chi phí dựa trên ứng dụng và kích thước.
 Ngoài ra, còn rất nhiều ứng dụng của định luật cảm ứng điện
từ trong thiết bị gia dụng như: lò nướng, chuông cửa, lò vi sóng, máy
xay, loa, …
 – Máy phát điện
 Máy phát điện sẽ sử dụng năng lượng cơ học để tạo ra điện. “Cốt
lõi” của máy phát điện là một cuộn dây trong từ trường. Nguyên lý
hoạt động của máy phát điện này đó chính là cuộn dây điện sẽ
được quay trong từ trường với tốc độ không đổi và tạo ra điện
xoay chiều.
 Ngoài sử dụng một cuộn dây quay trong từ trường không đổi, ta
có một cách khác để sử dụng cảm ứng điện từ đó chính là giữ
cho cuộn dây đứng yên và sau đó làm quay nam châm vĩnh cữu
(cung cấp từ trường và từ thông) xung quanh cuộn dây trên.
 Tàu điện từ

 Đây là một trong những công nghệ hiện đại của các hệ thống giao
thông sử dụng định luật cảm ứng điện từ. Tàu đệm từ sử dụng nam
châm điện mạnh giúp tăng tốc độ của tàu lên một mức đáng kể
 Y học
 Ngày nay, trường điện từ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong
các thiết bị y tế tiên tiến như các phương pháp điều trị tăng thân
nhiệt trong bệnh ung thư, cấy ghép và chụp cộng hưởng từ (MRI)
 Định luật cảm ứng điện từ là một định lý cực kỳ hữu ích với rất
nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Điện từ đã tạo ra một cuộc cách
mạng rất lớn trong lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật. Ngoài ra, nó còn tác
động lớn đến các lĩnh vực khác như y tế, công nghiệp, không gian…

You might also like