You are on page 1of 1

NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT VÀ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

Câu I:
1. Hạt nhân Fe-56 là một hạt nhân cực kì bền vững. Hãy tính năng lượng liên kết hát nhân trên với mỗi
nucleon của hạt nhân Fe-56 và so sánh nó với giá trị tương ứng với C-12. Cho biết khối lượng của
nguyên tử 56Fe = 55,934939 amu, 12C = 12,000000 amu, 1H = 1,007825 amu và khối lượng neutron là
1,008665 amu.
2. Cho phản ứng sau: α + 147N → X + 11H có ∆E = -1,118 MeV (năng lượng giải phóng từ độ hụt khối
lượng).
a) Xác định hạt nhân X và tính khối lượng của X (theo u).
b) Để phản ứng trên xảy ra, động năng (KE) của hạt α dùng để bắn phá 147N đứng yên phải thỏa mãn
điều kiện sau:

KE ≥ |∆E| (1+ )
mN
Trong đó, mα và mN lần lượt là khối lượng của hạt α và 147N.
Tính tốc độ (theo m.s-1) tối thiểu của hạt α để phản ứng trên xảy ra.
c) Các hạt α năng lượng thấp (không gây phản ứng hạt nhân khi va chạm với nguyên tử) vẫn gây nguy
hiểm với sinh vật sống. Giải thích nguy hiểm của hạt α trong trường hợp này.
Cho biết: Khối lượng các hạt nhân: 11H = 1,0081 u, α = 4,0039 u, 147N = 14,0075 u.
Câu II:
Sự biến đổi của hạt nhân 67Ga (với chu kì bán rã là 3,26 ngày) thành hạt nhân 67Zn xảy ra khi hạt nhân
67
Ga bắt một electron thuộc lớp K của vỏ electron bao xung quanh hạt nhân. Quá trình này không phát
xạ β+.
a) Viết phương trình hạt nhân xảy ra trong quá trình trên và cho biết chùm tia nào phát ra khi 67Ga
phân rã.
b) 10,25 mg kim loại gallium (M = 69,7g/mol) được làm giàu đồng vì 67Ga được dùng để tổng hợp m
gam dược chất phóng xạ gallium citrate (GaC6H5O6.3H2O). Hoạt độ phóng xạ của mẫu (m gam dược
chất) là 1,09.108 Bq. Tính khối lượng đồng vị 67Ga trong m gam dược chất và hoạt độ phóng xạ riêng
của dược chất gali xitrat theo Bq.g-1. Chấp nhận quá trình tổng hợp có hiệu suất chuyển hóa Ga là
100%.
Câu III:
60
Đồng vị 6027Co (t1/2 = 5,27 năm) được dùng trong y tế. Đồng vị này phân rã thành đồng vị 28Ni. Cho biết
khối lượng nguyên tử các đồng vị 60Co = 59,93382; 60Ni = 59,93079 và e = 5,486.10-4 u.
a) Viết phương trình phân rã hạt nhân và tính năng lượng của phản ứng hạt nhân theo kJ.mol-1, lấy 1
u = 931,5 MeV/c2.
b) Tính khối lượng của mẫu 60 27Co để có hoạt độ là 10 Ci.
c) Sau một khoảng thời gian t (năm), mẫu phóng xạ có tỉ lệ khối lượng của 60Ni so với 60Co là 0,9.
Tính t.
Câu IV:
Hai đồng vị 32P và 33P đều phóng xạ 𝛽 – với thời gian bán hủy lần lượt là 14,3 ngày và 25,3 ngày.
Đồng vị 32
P 33
P 32
S 33
S
amu 31,97390 32,97172 31,97207 32,97145
a) Viết phương trình các phản ứng hạt nhân cho quá trình phân rã hạt nhân P và P và tính năng
32 33

lượng cực đại của các hạt 𝛽 – phát ra theo MeV.


b) Một mẫu phóng xạ đồng thời chứa 32P và 33P có tổng hoạt độ phóng xạ ban đầu là 9136,2 Ci. Tính
phần trăm khối lượng mỗi đồng vị ban đầu biết sau 14,3 ngày, tổng hoạt độ phóng xạ còn lại là 4569,7
Ci.

You might also like