You are on page 1of 7

2.

3 Thực trạng bội chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2021:
2.3.1.Phân tích bội chi ngân sách Nhà nước 2016-2021:
Trong giai đoạn 2016-2021, thể chế quản lý cân đối ngân sách, bội chi dần được
hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và thông lệ; NSNN được cân đối theo nguyên tắc
tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên; quy định bội
chi NSNN gồm bội chi NSTW và bội chi NSĐP, không bao gồm chi trả nợ gốc; vay
bù đắp bội chi NSNN chỉ cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên;
quy định các giới hạn dư nợ vay của NSĐP gắn với thu NSĐP được hưởng theo phân
cấp, với khả năng trả nợ của địa phương...
Bội chi NSNN được điều hành chặt chẽ, bình quân các năm 2016-2021, bội chi
NSNN ở mức 3,6% GDP, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 5,4%GDP. Riêng
năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã làm giảm thu ngân sách,
trong khi phải tăng chi để phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội, mức bội chi
NSNN bằng 3,9% GDP, cao hơn dự toán (3,44% GDP). Năm 2021, nhờ việc điều
chỉnh kịp thời chính sách tài khóa, tiền tệ ứng phó với đại dịch Covid 19, kết quả thu
chi khả quan hơn so với dự toán của Chính phủ, dẫn đến bội chi NSNN khoảng 286,5
nghìn tỷ đồng, bằng 3,41% GDP thực hiện, giảm 57,2 nghìn tỷ đồng so dự toán.
Bội chi NSNN giảm mạnh đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện cơ cấu lại
nợ công theo hướng bền vững. Quy mô nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối
năm 2016 xuống 55,2% GDP vào cuối năm 2020, các chỉ tiêu dư nợ Chính phủ, dư nợ
nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.

Bội chi NSNN 2016-2021


400

350 343.67

300
248.728
250 237.8
Tỷ đồng

200
153.11 161.49
150 136.962

100

50

0
2016 2017 2018 2019 2020 2021
Bội chi NSNN 2016-2021(%GDP)
6
5.52

4 3.6
3.41

3 2.74 2.8 2.67

0
2016 2017 2018 2019 2020 2021

Theo biểu đồ trên, ta thấy bội chi NSNN giảm mạnh từ 5,53% năm 2016 xuống còn
2,74% năm 2017, giảm 2,78%. Đến năm 2018, 2019 có sự tăng giảm nhẹ không đáng
kể: từ 2,8% năm 2018 giảm 0,13% xuống còn 2,67% năm 2019. Năm 2020,bội chi
tăng rõ rệt từ 2,67% năm 2019 lên 3,6%, tăng 0,93%. Sang năm 2021, bội chi lại tiếp
tục giảm nhẹ giảm 0,19% xuống còn 3,41%.
2.3.2.Những ưu điểm và hạn chế trong quản lý bội chi ngân sách Nhà nước:
a. Ưu điểm và kết quả:
Quản lý bội chi ngân sách trong thời gian qua đã đáp ứng được nhu cầu điều
hành vĩ mô, góp phần ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia. Mức độ bội chi
ngân sách luôn được kiềm chế ở mức độ hợp lý trên tổng GDP đã góp phần quan
trọng trong việc giúp Nhà nước kiểm soát tốt hơn công việc thu chi của mình. Nhà
nước đã có những chính sách hiệu quả trong việc quản lý ngân sách, giảm thiểu một
cách đáng kể tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước. Bằng việc tiến hành mở rộng
thêm nguồn thu hơn nữa, thu hút được nhiều hơn những nguồn vốn đầu tư trong nước
và cả nước ngoài, kích thích hoạt động sản xuất ngày càng được mở rộng hơn nữa.
Trong lĩnh vực chi thì Nhà nước đã đầu tư có trọng điểm hơn, kiểm tra giám sát hoạt
động chi thường xuyên của mình, giảm thiểu một cách tối đa sự thất thoát lãng phí
trong xây dựng cơ bản, tiến hành đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải không
có mục đích rõ ràng. Tất cả những biện pháp ấy đã góp phần tích cực trong việc giúp
Nhà nước quản lý nền kinh tế một cách có hiệu quả hơn; cùng với những quan điểm
cụ thể về quản lý bội chi ngân sách Nhà nước trong luật ngân sách đã góp phần quan
trọng trong điều hành thực tế, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà
nước đã từng bước cơ cấu lại theo hướng giảm thiểu tối đa tình trạng bao cấp tràn lan:
Nhà nước chỉ quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô chứ không can thiệp, trợ cấp cho doanh
nghiệp; đồng thời có chính sách ưu tiên phát triển một số lĩnh vực như giáo dục, y tế
toàn dân, bảo vệ môi trường,...
Việc quản lý tốt bội chi ngân sách cũng góp phần tích cực đẩy lùi lạm phát. Bởi giảm
bội chi Nhà nước sẽ không phải bù đắp các khoản thâm hụt bằng cách đi vay trong
dân chúng, tăng thuế, phát hành tiền,...
b. Hạn chế và thách thức:
Nguồn thu ngân sách của chúng ta không thực sự vững chắc, bị động, một số nguồn
thu lớn lại phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới thu từ dầu thô, thuế xuất nhập
khẩu...Tình trạng thất thu, trốn thuế, kiểm soát nguồn thu thiếu chặt chẽ, buông lỏng
trong công tác giám sát kiểm tra, giám sát việc thu chi ngân là những tác nhân ảnh
hưởng xấu đến bội chi ngân sách nhà nước. Lãi xuất vay trong thời gian qua còn cao,
thời gian vay còn ngắn, ít có khoản vay dài hạn, trong khi đó nhiều khoản vay được
dùng để xây dựng đầu tư cơ bản với thời gian thu hồi vốn lâu gây khó khăn cho công
tác thu ngân sách. Mặt khác còn nhiều dự án đầu tư không mang lại hiệu quả, nhiều
chủ dự án không có khả năng trả tợ, tình trạng tham ô, tham những nhiều cấp, nhiều
lĩnh vực còn diễn ra phổ biến gây thất thoát lãng phí trong việc sử dụng nguồn ngân
sách Nhà nước. Vấn đề phương thức cân đối ngân sách, tình trạng ngân sách trung
ương còn cân đối hộ ngân sách địa phương. Chính điều này đã làm mất tính sáng tạo
chủ động trong hoạt động thu chi của các địa phương, luôn rập khuôn, máy móc.
2.3.3.Nguyên nhân của bội chi NSNN:
a. Do tác động của chu kỳ kinh tế ( hay còn gọi là bội chi chu kỳ bởi vì nó phụ thuộc
vào giai đoạn của nền kinh tế đó)
Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phồn thịnh thì thu ngân sách Nhà nước sẽ
tăng lên, trong khi chi Ngân sách Nhà nước không phải tăng tương ứng. Điều đó làm
giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Và ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai
đoạn khủng hoảng thì sẽ làm cho thu nhập của Nhà nước giảm đi, nhưng nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước lại tăng lên do giải quyết những khó khăn mới của nền kinh tế và
xã hội.
Trong giai đoạn 2016-2021, chúng ta thấy rằng từ năm 2016 – 2017 bội chi NSNN
giảm mạnh (từ 248.728 tỷ đồng xuống 136.962 tỷ đồng) thể hiện rằng nền kinh tế
nước ta đang trong giai đoạn khá phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng được mở
rộng; còn từ năm 2017-2021 bội chi NSNN tăng dần theo từng năm (từ 136.962 tỷ
đồng lên 343.670 tỷ đồng) thể hiện rằng có thể nhà nước đang tăng cường đầu tư phát
triển kinh tế từ năm 2017 – 2018 ( do tăng không đáng kể), còn từ năm 2019- 2021
nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn , do những năm 2019- 2021 nước ta chịu
tác động tiêu cực của đại dịch COVID 19, tăng trưởng kinh tế sụt giảm cộng thêm
việc triển khai các biện pháp miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu hỗ trợ nền kinh tế,
đồng thời tăng chi để phòng, chống, hỗ trợ người dân có thu nhập bị giảm sâu và đảm
bảo an ninh xã hội.
b. Do tác động của chính sách cơ cấu thu chi NSNN. ( hay còn gọi là bội chi cơ cấu)
Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm
tăng mức bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và
tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt chính sách cơ
cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích
thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm
đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do
tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác phân thành chủ quan và khách quan:
 Về mặt khách quan gồm:
+Do kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ: Kinh tế suy thoái thì sẽ làm cho nguồn thu
ngân sách nhà nước sút giảm, nhu cầu chi tiêu gia tăng (trợ cấp xã hội, những khoản
chi để phục hồi nền kinh tế), kết quả ngân sách nhà nước có thể bị bội chi. Ở giai đoạn
kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương
ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh
doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
+Thiên tai, tình hình bất ổn của an ninh thế giới như vấn đề khủng hoảng nợ công ở
một số nước, sự kiện Brexit, cạnh tranh địa chính trị, kinh tế, thương mại giữa một số
nền kinh tế lớn; sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ; căng
thẳng ở Biển Đông và gần đây là đại dịch Covid-19: Năm 2021 là một năm rất khó
khăn đối với nền kinh tế, khi cả nước phải đối diện với những tác động nặng nề của
đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống xã
hội của người dân, đồng thời tác động tiêu cực tới thực hiện dự toán ngân sách khi
một số nguồn thu sụt giảm. Trong suốt hai năm chịu tác động của dịch COVID-19, Bộ
Tài chính vừa phải phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm
được Quốc hội quyết định, vừa lo các khoản chi cho chống dịch và hỗ trợ về thuế, phí
và lệ phí cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Chỉ tính
riêng năm 2021, Bộ Tài chính dự kiến miễn, giảm, giãn gần 140.000 tỷ đồng tiền thuế,
phí, lệ phí và tiền thuế đất. Đây là gói hỗ trợ rất lớn trong bối cảnh thu ngân sách gặp
khó khăn trong khi nhu cầu chi lại nhiều lên với nhiều khoản chi không có trong dự
toán. Dịch COVID-19 đã đảo lộn nguyên tắc ngân sách thu không đủ bù chi, mọi
khoản chi phải có trong dự toán và không ban hành bất cứ một chính sách nào làm
tăng chi ngân sách. Cụ thể, ngân sách Nhà nước phải tăng chi lớn cho phòng chống
dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh với con số ước tới hơn 60.000 tỷ
đồng.
Đại dịch Covid cùng với thiên tai, biến đổi khí hậu, môi trường,...tác động tiêu cực tới
kinh tế, thương mại và ổn định chính trị, xã hội ở các nước. Điều này đã dẫn đến
nguồn thu luôn bị đe dọa thiếu hụt. Do đó làm gia tăng nhu cầu chi cho quốc phòng
và an ninh trật tự xã hội, gia tăng nhu cầu chi ngân sách nhà nước để khắc phục hậu
quả của thiên tai. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu
chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội.
 Về mặt chủ quan gồm:
+ Do quản lý và điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý. Quản lý và điều hành ngân
sách nhà nước bất hợp lý được thể hiện qua việc đánh giá và khai thác nguồn thu chưa
tốt; phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, gây thất thoát, lãng phí
nguồn lực tài chính nhà nước; phân cấp quản lý ngân sách nhà nước chưa khuyến
khích địa phương nỗ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả. Kết
quả là thu ngân sách nhà nước không đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu.
+ Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi như một công cụ của chính sách tài khóa để
kích cầu, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
- Bội chi NSNN những năm gần đây tuy được kiểm soát theo kế hoạch nhưng vẫn ở
mức cao, trong đó, năm 2016 là 5,52% GDP và bình quân năm 2017-2018 vào khoảng
3,54% GDP (theo cách tính mới của Luật NSNN năm 2015). Giai đoạn này, bội chi
NSNN biến động do chịu ảnh hưởng nhiều từ thu và chi NSNN như: năm 2018, tỷ
trọng các khoản thu khác ngoài thuế và phí (như thu từ thoái vốn, thu từ cổ tức, thu
tiền sử dụng đất…) chiếm khoảng 20% tổng thu NSNN, trong đó, thu từ giao quyền
sử dụng đất chiếm khoảng 8,7% tổng thu NSNN, các khoản thu khác chiếm khoảng
11,5%. Thu từ tiền sử dụng đất dự báo giảm trong trung và dài hạn do nguồn cung về
đất là hữu hạn. Cùng với đó là áp lực về chi NSNN vẫn ở mức cao, nhất là chi cho đầu
tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện các mục tiêu về
phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, tỷ lệ chi thường xuyên có giảm xuống
nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn 10 năm trước. Mức độ tiết kiệm từ NSNN cho
đầu tư phát triển vẫn còn ở mức thấp. Quá trình thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công còn chậm so với tiến độ đề ra. Cùng với đó, việc tuân
thủ “nguyên tắc vàng” trong cân đối ngân sách cũng đang phải đối mặt với nhiều
thách thức nếu Việt Nam không kịp thời có các biện pháp củng cố các nguồn thu
thường xuyên từ thuế, phí.
+Do cách đo lường bội chi.
- Năm 2019, bội chi ngân sách Nhà nước bằng 2,67% GDP, tương đương hơn 161.490
tỷ đồng, giảm 60.509 tỷ (1% GDP) so với dự toán. Ngoài nỗ lực của Chính phủ trong
kiểm soát bội chi, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách
cũng chỉ ra, bội chi giảm còn do giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhất là giải ngân
vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, và còn do dự toán bội chi chưa sát, nhiều địa
phương không bội chi như dự toán giao. Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng
nêu nhiều tồn tại trong thu - chi ngân sách, lập dự toán ngân sách 2019. Một trong số
hạn chế vẫn "lặp lại nhiều năm" là thực hiện thu chênh lệch lớn, tăng hơn 10% so với
dự toán, thể hiện chất lượng dự báo, xây dựng dự toán hạn chế. Việc giao kế hoạch
vốn đầu tư chưa sát với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân nên tỷ lệ giải ngân
thấp…
- Bội chi NSNN năm 2020 được kiểm soát chặt chẽ. Nhờ thu NSNN khả quan hơn và
triệt để tiết kiệm các khoản chi, nên bội chi NSNN ước khoảng 265 nghìn tỷ đồng
(tăng 30,3 nghìn tỷ đồng so với dự toán), tương ứng khoảng 4,2% GDP ước thực hiện,
trong phạm vi Quốc hội cho phép điều chỉnh (dưới 4,5% GDP). Tăng bội chi
NSTƯ 133,500 tỷ đồng để bảo đảm dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020.
Đồng thời, giao Chính phủ phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để giảm bội chi
ngân sách nhà nước, thực hiện huy động vay bù đắp bội chi phù hợp với tiến độ thu và
dự kiến giải ngân ngân sách trung ương năm 2020. Đến cuối năm 2020, dư nợ công
khoảng 55,9% GDP (năm 2019 là 55% GDP), nợ Chính phủ khoảng 49,7% GDP (năm
2019 là 48% GDP), trong phạm vi giới hạn cho phép. Cũng trong năm 2020, toàn
ngành Tài chính cũng đã tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, với trên 86
nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (trong đó riêng cơ quan Thuế thực hiện
79,6 nghìn cuộc); tiến hành kiểm tra 737 nghìn hồ sơ kê khai thuế; điều tra chống
buôn lậu; bắt giữ, xử lý gần 15 nghìn vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan. Qua đó,
kiến nghị xử lý tài chính trên 76 nghìn tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nộp NSNN trên
22 nghìn tỷ đồng (đã thu nộp 13,5 nghìn tỷ đồng); giảm lỗ, giảm khấu trừ và xử lý tài
chính khác gần 50 nghìn tỷ đồng. Kết quả này vừa khẳng định nỗ lực của toàn ngành
trong việc giữ gìn kỷ cương, kỷ luật tài chính, vừa tạo môi trường thuận lợi, cạnh
tranh bình đẳng cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
-Báo cáo tại hội nghị, đại diện Bộ Tài chính cho biết, ngay từ đầu năm 2021, Bộ Tài
chính đã kiên định thực hiện quản lý, điều hành thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN)
chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; chủ động xây dựng và triển khai các
phương án điều hành đảm bảo cân đối NSNN các cấp, tập trung ưu tiên nguồn lực cho
phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Đồng thời, chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời có những điều chỉnh về chính
sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và người
dân. Năm 2021, bội chi NSNN khoảng 286,5 nghìn tỷ đồng, bằng 3,41% GDP thực
hiện, giảm 57,2 nghìn tỷ đồng so dự toán. Trong đó bội chi NSTW giảm 39,4 nghìn tỷ
đồng so dự toán, bội chi NSĐP giảm 17,7 nghìn tỷ đồng.Trong năm 2021, Bộ Tài
chính cũng đã kiểm soát chặt chẽ nợ công, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền
vững. Đến cuối năm 2021, nợ công khoảng 43,7% GDP, nợ Chính phủ khoảng 39,5%
GDP, dư nợ vay nước ngoài quốc gia khoảng 39% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của
Chính phủ dưới 23% tổng thu NSNN, trong phạm vi giới hạn an toàn cho phép. Cùng
với đó, năm 2021, Bộ Tài chính tăng cường quản lý giá cả, thị trường phù hợp với tình
hình thực tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát;
giá cả thị trường được giữ ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2021
chỉ tăng 1,84%, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra năm 2021
2.3.4.Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước đến nền KT-XH ở Việt Nam
Tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước có những ảnh hưởng hết sức rộng lớn trên
tất cả các lĩnh vực, các hoạt động kinh tế xã hội.Thâm hụt ngân sách Nhà nước với
một mức cao và triền miên sẽ làm cho Nhà nước phải tìm cách tăng các khoản thu,
điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, hơn nữa khi đó các nguồn
vốn trong các ngân hàng sẽ trở nên khan hiếm hơn điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lãi
suất tăng cao, điều này gây ra những trở ngại trong việc vay vốn của các nhà đầu
tư.Về lâu về dài thì sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư sẽ giảm sút nghiêm trọng, sẽ có nhiều
doanh nghiệp bị phá sản do không tìm được những khoản vay thích hợp, sản xuất
trong nước bị thu nhỏ lại từ đó sẽ toạ điều kiện thúc đẩy quá trình nhập siêu, cán cân
thương mại quốc tế mất cân bằng. Những điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày
càng gia tăng, thu nhập thực tế của người dân giảm sút và ngày càng gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống.
Mặt khác khi xảy ra tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước cũng là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến lạm phát cao. Bởi lẽ khi có thâm hụt ngân sách thì một biện pháp mà
chính phủ hay dùng là phát hành tiền để bù đắp ngân sách, mà khi tiền được tạo ra
một cách quá mức như thế thì sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao, mà nếu như Chính phủ
phát hành trái phiếu ra công chúng để thu hút vốn, bù đắp cho phần thiếu hụt thì trong
một thời gian dài sẽ làm cho cầu về vốn tăng, do đó lãi suất tăng và cung tiền tệ sẽ
tăng.
Hơn nữa khi mà hiện nay nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển,
rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của người dân trong nước cũng như bạn bè thế giới. Nếu
như mà chúng ta không biết cách quản lí nguồn vốn, nền tài chính cũng như ngân sách
quốc gia cho tốt thì dần dần sẽ gây mất lòng tin của người dân cũng như của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Họ đầu tư càng ngày càng ít hơn, dẫn đến nước ta đã thiếu
vốn để xây dựng đất nước nay lại càng thiếu hơn, những mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta
đã đề ra sẽ khó mà có thể trở thành hiện thực được.

You might also like