You are on page 1of 69

5 phút cho

LỜI CHÚA
tháng 10/2022

1
01/10/22 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 26 TN
Thánh Tê – rê - xa Hài Đồng Giê -
su
Mt 18,1-5
KHÁT KHAO CHÚA MÃI THÔI

Đức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào


giữa các ông và bảo: “Thầy bảo thật anh em:
nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ,
thì sẽ chẳng vào Nước Trời.” (Mt 18,2-3)

Suy niệm: Không có khát vọng, chẳng có nỗ lực


vươn lên. Khát vọng lớn nhất của thánh nữ Tê-rê-
xa Hài ĐỒNG không khác gì khát khao của những
trẻ nhỏ được thuật lại trong Tin Mừng hôm nay,
đó là khát khao được đến bên Chúa, được chiếm
lấy Chúa. Chị thánh tâm sự: “chỉ có Chúa Giê-su
mới làm cho con được thỏa mãn… con khao khát
rước Mình Thánh Chúa” (Tự Thuật). Với niềm
khát khao ấy, chị nỗ lực làm mọi việc để nên
thánh: từ ước muốn vào Dòng Kín đến nguyện
vọng đi xa thật xa

2
để truyền giáo, từ việc vui lòng đảm trách những
công việc tầm thường đến việc luôn bằng lòng mọi
sự Chúa gởi đến. Như chị thánh đã viết, Chúa đã
cho chị có chỗ trong trái tim Giáo Hội, chỗ đó là
tình yêu. Nói cách khác, niềm khát khao nên thánh
nơi chị chính là tình yêu của chị đối với Chúa và
Giáo Hội.
Mời Bạn: Xã hội thực dụng hôm nay đang rao
mời chúng ta mọi thứ, chỉ trừ mời gọi chúng ta
nên thánh. Vậy, khát khao đến gần Chúa của trẻ
nhỏ trong Tin Mừng và khát khao nên thánh của
chị thánh Tê-rê-xa có tác động gì đến tâm hồn và
hướng đi của bạn? Thánh nữ nhắc bạn: “Chỉ có
Chúa Giê-su mới làm cho con được thỏa mãn.”
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành vài phút chuyện
trò với Chúa và thưa với Ngài: “Lạy Chúa, chỉ có
Chúa mới làm cho con được thỏa mãn.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con muốn lặp lại
lời yêu thương của thánh nữ Tê-rê-xa với
Chúa: “Lạy Chúa, con ao ước được yêu Chúa như
chưa từng có ai.”

3
02/10/22 CHÚA NHẬT TUẦN 27 TN – C
Kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi
Lc 1,26-38
SIÊNG NĂNG LẦN HẠT MÂN CÔI

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui


lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng
bà.” (Lc 1,28)

Suy niệm: Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô I có


lần hỏi mọi người rằng anh chị em mang gì trong
túi, trong xách tay của anh chị em? Hẳn là chúng
ta sẽ trả lời với Đức Thánh Cha rằng, trong túi hay
trong xách tay của chúng ta không thiếu giấy tờ
tùy thân, tiền bạc, hộp quẹt để hút thuốc, gương
son trang điểm v.v, vì chúng rất cần thiết, không
thể thiếu. Nhưng rất có thể cỗ tràng hạt Mân Côi
lại không có trong túi xách của chúng ta. Có người
cho rằng kinh Mân Côi không còn cần thiết trong
thời đại này. Vậy hãy nghe lại lời của ĐTC Sít-tô
IV, phương pháp cầu nguyện này “làm tăng thêm
việc tôn vinh Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ,

4
đồng thời rất thích hợp trong việc phòng ngừa
những hiểm nguy đe dọa.” Có người cho rằng
kinh Mân Côi nghèo nàn và nhàm chán vì cứ lặp
đi lặp lại. Thử hỏi có ai nhàm chán trước những
lời yêu thương mà mỗi lần lặp lại thì càng làm tình
yêu thêm nồng nàn không? Thử hỏi, kinh Mân Côi
có nghèo nàn không, khi mà trong đó tín hữu đọc
kinh Lạy Cha như Chúa Giê-su dạy và được cùng
Ngài sống tình con thảo với Chúa Cha? Và có
nghèo nàn không khi kinh Kính Mừng là lời sứ
thần ca ngợi ân phúc nơi Mẹ Ma-ri-a? Có nghèo
nàn không khi tín hữu tuyên xưng và ngợi khen
mầu nhiệm sâu thẳm Thiên Chúa Ba Ngôi trong
kinh Sáng Danh? Có nghèo nàn chăng khi lần
chuỗi, bạn đồng thời chiêm ngắm các mầu nhiệm
Vui, Sáng, Thương, Mừng trong cuộc đời của
Chúa Giê-su?
Mời Bạn: Bạn sẵn sàng đưa tràng chuỗi Mân Côi
vào túi xách chưa?
Sống Lời Chúa: Lần chuỗi hằng ngày.
Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mừng

5
03/10/22 THỨ HAI TUẦN 27 TN
Lc 10,25-37
HÃY LÀM NHƯ VẬY
Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm.
Cứ làm như vậy là sẽ được sống... Ông hãy đi,
và cũng hãy làm như vậy.” (Lc 10,28.37)
Suy niệm: Năm 1859, chứng kiến trận chiến giữa
quân Pháp-Ý đánh với quân Áo-Hung ở Solferino,
cả hai bên đều có nhiều người bị thương nhưng
không được chăm sóc, Henry Dunant, một thương
gia Thuỵ Sĩ, cùng với bốn người bạn đã tự tổ chức
cứu thương cho những thương binh của cả hai
phía. Sau đó, nhờ sự vận động của ông, tổ chức
Chữ Thập Đỏ đầu tiên đã ra đời vào năm 1863 tại
Genève. Cho đến nay, tổ chức đó không chỉ giới
hạn trong nước Thuỵ Sĩ và với mục đích cấp cứu
các thương binh, mà nó đã mở rộng ra trên khắp
thế giới với mục đích cấp cứu cho bất cứ nạn nhân
nào, dù do thiên tai hay do nhân hoạ. Ông Henry
Dunant đã biết làm điều mà Chúa Giê-su đã yêu
cầu ông tiến sĩ luật làm trong bài Tin Mừng hôm
nay: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.

6
Mời Bạn: Việc người Sa-ma-ri làm được, bạn
cũng có thể làm được. Việc ông Dunant làm được
bạn cũng có thể làm được. Chỉ cần bạn có một
“tấm lòng” cùng với đôi “bàn tay” sẵn sàng giúp
đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, bạn sẽ là một
Sa-ma-ri của Tin Mừng Đức Giê-su.

Sống Lời Chúa: Nhắc lại Lời Chúa sau đây để


thực hành: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho
một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây,
là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt
25,40).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, đôi khi con cũng muốn


giúp đỡ cho anh em con, nhưng tính ngại ngùng,
ích kỷ làm con chùn bước. Xin giúp con không chỉ
muốn suông mà còn biết làm cho anh em con điều
Chúa dạy con qua mẫu gương người Sa-ma-ri
trong Tin Mừng hôm nay.

7
04/10/22 THỨ BA TUẦN 27 TN
Th. Phan-xi-cô Át-si-si
Lc 10,38-42
CHỌN PHẦN TỐT NHẤT
“Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị
lấy đi”. (Lc 21,25)

Suy niệm: Tiếp đón Chúa là làm cho Chúa cái gì


hay nhận gì nơi Chúa? Cô Mác-ta tỏ lòng hiếu
khách bằng cách lo cơm nước đãi khách. Còn cô
Ma-ri-a tỏ lòng hiếu khách bằng cách ngồi nghe
Chúa nói. Mác-ta chủ ý “cho” mà không chú ý
“nhận”. Thực ra, Mác-ta muốn cô em Ma-ri-a và
cả Thầy Giê-su nữa để mắt tới “công lao” của chị
khi chị nói: “Thưa Thầy, em con để mình con
phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao?" Còn Ma-
ri-a thì “quên” hết mọi sự chung quanh, “quên” cả
chính mình, chỉ chú tâm lắng nghe, đón nhận
“những lời bởi miệng Chúa phán ra” (x. Mt 4,4).
Cuối cùng Chúa đánh giá: Ma-ri-a đã chọn phần
tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.
8
Mời bạn: Chúa là Đấng ban phát hơn là người
nhận. Người đến nhà chị em Mác-ta và Ma-ri-a,
Mác-ta dọn cho Người lương thực vật chất, còn
Người trao cho Ma-ri-a lương thực thiêng liêng.
“Không phải cô Ma-ri-a chọn phần nhất: nghe
Chúa nói, để Lời Chúa thấm tận tâm can, lay
chuyển mình, làm việc trong mình. Có gì hoạt
động bằng sự lột xác, sự biến đổi ấy?” (HY
Ph.Xav. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, số
147). Chọn Chúa thì hơn chọn việc phục vụ Chúa.
Và khi đã có Chúa thì mình sẽ biết phục vụ Chúa
bằng việc gì.

Sống Lời Chúa: Yêu mến Lời Chúa bằng việc


hằng ngày dành thời gian đovj và suy niệm một
đoạn Tin Mừng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa mới là đối


tượng tuyệt đối và đáng cho chúng con yêu mến.
Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa bằng cách
lắng nghe Lời Chúa.
9
05/10/22 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 27 TN
Lc 11, 1-4
ĐỂ VINH DANH THIÊN CHÚA
“Lạy Cha, xin làm cho Danh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến.” (Lc 11, 2)
Suy niệm: “Hữu sự thì vái tứ phương, vô sự nén
hương chẳng mất”. Hoá ra làm các việc thờ
phượng với tâm thức thực dụng không phải là
chuyện mới có đây. Khi “hữu sự” người ta mới
“cầu Trời, khấn Phật”. Người ta đến các Đền,
Chùa, Nhà Thờ để cầu xin nhiều hơn là để cầu
nguyện. Ngay các ki-tô hữu cũng đưa ‘cơ chế xin-
cho’ vào mối tương quan giữa Thiên Chúa với
mình. Chúa Giê-su đã mặc khải cho chúng ta biết
Thiên Chúa là Cha và chúng ta phải sống với Ngài
trong tâm tình cha con. Người con hiếu thảo là
người con biết sống thế nào để làm rạng rỡ gia
phong. Là con cái Thiên Chúa, chúng ta càng phải
làm cho “danh Cha cả sáng” hơn nữa. Nếu chỉ
sống với Chúa bằng não trạng thực dụng: chỉ cầu
nguyện với Chúa để ‘xin xỏ’ cho được việc mình,
thì đó không phải là cách sống của người con
ngoan coi Thiên Chúa là Cha của mình.
10
Mời Bạn: Là ki-tô hữu, là con cái Thiên Chúa,
mối quan tâm duy nhất của chúng ta là làm cho
‘Danh Cha cả sáng, triều đại Cha mau đến’ bằng
lời cầu nguyện và những việc làm cụ thể hằng
ngày. Ngay khi cầu xin cho những nhu cầu của
mình cũng như của anh chị em, chúng ta cũng
hướng tới mục tiêu làm vinh danh Thiên Chúa.
Chia sẻ: Cùng nhau làm một việc ‘phi lợi nhuận’
để tôn vinh Chúa: chầu Thánh Thể, một hoạt động
bác ái xã hội.
Sống Lời Chúa: Tâm niệm và thực hành Lời
Chúa: “Dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì,
anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên
Chúa” (1Co 10,31).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn
làm mọi sự cho sáng danh Chúa cho dầu phải
chịu gian khổ và thiệt thòi. Amen.
11
06/10/22 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 27
TN
Th. Bru-nô, linh mục
Lc 11, 5-13

TIN TƯỞNG VÀO CHA TRÊN TRỜI


“Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy,
cứ gõ thì sẽ mở cho.” (Lc 11,13)
Suy niệm: Từ thế kỷ 20, khi chủ nghĩa thực dụng
lên ngôi, chỉ những gì có hiệu quả cụ thể, có lợi
ích thực tiễn mới được chập nhận, thì việc tin vào
lời Chúa nói hôm nay: “Anh em cứ xin thì sẽ
được,...” quả là điều viễn vông, khó có thể chấp
nhận. Thế mà đã có không ít người, sống ngay
trong thời hiện đại này, chứng minh bằng cả cuộc
sống của mình rằng đó là điều có thực và hoàn
toàn có thể thực hiện được. Cụ thể và gần đây nhất
là mẹ Têrêsa Calcutta, người vừa được Giáo Hội
tuyên hiển thánh, mẹ đã để cho Thiên Chúa thi thố
quyền năng qua cuộc đời của mẹ. Mẹ đã nói: từ
ban đầu cho tới nay, tôi không bao giừo nghi ngờ
đây không phải là

12
việc của Thiên Chúa. Do đó, nó phải thành công,
nhưng tôi không nghĩ nó phát triển rộng lớn như
vậy. Quả thật, mẹ đã để cho Cha trên trời chăm
sóc cuộc đời mẹ.
Mời bạn: Bạn sẽ cảm nhận gì khi nghe mẹ thánh
Têrêsa Calcutta tâm sự rằng, Mẹ tin vào Chúa
quan phòng, nên mẹ từ chối nhận tiền trợ cấp hằng
tháng từ các cộng đoàn của mẹ đang làm việc tại
Hoa Kỳ? Bạn có sẵn sàng ngưng lại lại công việc
đang làm, có thể là một công việc hái ra tiền, để
dành trọn vẹn ngày Chúa Nhật, “Ngày của Chúa”,
cho công việc thờ phượng Chúa và phục vụ tha
nhân không?
Sống Lời Chúa: Nài xin Cha trên trời một nhu
cầu nào đó của bạn cách kiên nhẫn và liên li.
Cầu nguyện: Lạy Chúa là Cha của chúng con.
Xin cho chúng con luôn tin tưởng vào lời quyền
năng của Cha, để chúng con có được cảm nghiệm
về niềm vui phó thác như mẹ thánh Têrêsa
Calcutta và niềm vui hạnh phúc vì có Chúa là Cha
của chúng con. Amen.

13
07/10/22 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 27 TN
Đức Mẹ Mân Côi
Lc1, 26-38
CHỈ CÓ CHÚA LÀ TOÀN NĂNG
“Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể
làm được.” (Lc a,37)
Suy niệm: Nhờ lý trí, con người đã đat được
những thành tựu kinh ngạc trong nhiều lĩnh vực
khoa học và công nghệ. Choáng ngợp trước khả
năng của chính mình, con người đầy tham vọng
muốn làm chủ nhân ông tất cả mọi thứ. Họ tin
rằng mình toàn năng, có thể làm được mọi sự
trong cuộc sống này. Nhưng nghĩ như thế là cố
tình nhắm mắt trước những giới hạn mà ngay
trong cuộc sống tự nhiên, từ ngàn đời nay con
người không thể vượt qua được. Huống chi là,
trước mạc khải của Thiên Chúa, con người càng
nhận ra mình bất lực không thể hiểu thấu mầu
nhiệm của Ngài. “Toàn năng” chẳng bao giờ là
thuộc tính của con người, mà là của Thiên Chúa.
Việc chọn một người nữ để làm Mẹ của Thiên
Chúa là điều không tưởng và không thể đối với
con người. Thế nhưng, Thiên Chúa đã

14
làm điều đó nơi Đức Ma-ri-a. Và Mẹ đã nhìn nhận
ra chân lý ấy và ca tụng: “Đấng Toàn Năng đã làm
cho tôi biết bao điều cao cả. Danh Người thật chí
thánh chí tôn” (Lc 1,49).

Mời Bạn: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là


không thể làm được,” lời sứ thần Gáp-ri-en khi
truyền tin cho Đức Ma-ri-a mời gọi chúng ta, một
lần nữa, xác tín về quyền năng vô biên của Thiên
Chúa. Ngài có thể thực hiện muôn điều kỳ diệu
cho thế giới và cho cuộc đời mỗi chúng ta, miễn là
chúng ta đặt hết niềm tin tưởng vào Ngài.

Chia sẻ: Bạn biết gì về ý nghĩa của ngày lễ Đức


Mẹ Mân Côi? Bạn thấy kinh Mân Côi có cần thiết
không?

Sống Lời Chúa: Quyết tâm lần chuỗi Mân Côi


mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a Mân Côi! Xin dạy
chúng con biết luôn tín thác vào Thiên Chúa toàn
năng. Amen.

15
08/10/22 THỨ BẢY TUẦN 27 TN
Lc 11, 27-28
AI LÀ NGƯỜI HẠNH PHÚC?
Có một phụ nữ lên tiếng thưa với Chúa Giê-su:
“Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy
bú mớm!” Nhưng Chsua Giê-su đáp lại: “Đúng
hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và
tuân giữ lời Thiên Chúa.” (Lc 11,27-28)
Suy niệm: Khi người phụ nữ lên tiếng ca ngợi Mẹ
Maria có phúc vì đã cưu mang Chúa Giê-su, Chúa
Giê-su không phủ nhận hồng phúc đó, một hồng
phúc được mẹ Mẹ luôn ghi nhớ: “Từ nay, hết mọi
thời sẽ khen tôi diễm phúc.” Chúa Giê-su còn dẫn
đưa mọi người thấu hiểu lý do Mẹ “lắng nghe và
tuân giữ lời Thiên Chúa.” Mẹ khiêm tốn tuân theo
chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa , đón
nhận Con Thiên Chúa làm người trong lòng với
lời thưa mẫu mực: “Nầy tôi là nữ tỳ của Chúa, xin
Chúa cứ làm cho tôi như lười sứ thần nói.” Mẹ
khiêm tốn vâng theo lời Chúa dạy và được Chúa
Giê-su xác nhận tính cách đích thực của Mẹ, là
nghe và giữ lời

16
Chúa. Không chỉ Mẹ, những người nghe và giữ lời
Chúa đều được diễm phúc như Mẹ và đều thuộc
về gia đình của Chúa, có mối tương quan mật thiết
với Mẹ và các thánh.
Mời bạn: Mối tương quan giữa bạn với Chúa và
với Mẹ Ma-ri-a có thể mất, một khi bạn không còn
nghe và giữ lời Chúa. Vậy, bạn đã bắt đầu đọc và
sống Lời Chúa hằng ngày chưa?
Sống Lời Chúa: Kiên trì giữ thói quen đọc và
sống lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a, xin dạy con sống
theo gương Mẹ, đọc lời Chúa và sống lời Chúa
hằng ngày, nhờ đó, mỗi ngày con sống là một
ngày tràn đầy niềm vui, vì được phúc sống với
Chúa và thuộc về Chúa. Xin Mẹ nâng đỡ những
yếu đuối của con, cho con bền lòng nghe và thực
thi lời Chúa dạy, như niềm khát khao vô tận của
đời con.

17
09/10/22 CHÚA NHẬT TUẦN 28 TN_C
Lc17,11-19
TRỞ LẠI TẠ ƠN CHÚA

Một người trong bọn, thấy mình được khỏi,


liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên
Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giê-su
mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. (Lc
17,15-16)

Suy niệm: Khi lòng biết ơn chứng tỏ sự trưởng


thành nơi một con người, thì sự vô ơn bộc lộ tình
trạng ấu trĩ về nhân cách. Mười người phung cùi
được lành sạch, thế mà chỉ có một người trưởng
thành trở lại cám ơn Chúa. Khi hỏi “Còn chín
người kia đâu?” Chúa muốn nhắc nhở chúng ta
đừng dừng lại nơi quà tặng, mà còn phải biết vươn
xa hơn đến người tặng quà là chính Chúa, Đấng
ban ân sủng cho họ. Điều Chúa muốn chúng ta lưu
tâm hơn nữa, đó là lòng biết ơn của người Sa-ma-
ri là lòng biết ơn của người có đức tin. Anh ta trở
lại cám ơn Chúa Giê-su với một chi tiết được Tin
Mừng
18
lưu ý: “anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giê-su
mà tạ ơn.” Trong Thánh Kinh, sấp mình là cử chỉ
người ta chỉ làm trước mặt Thiên Chúa mà thôi.
Anh ta sấp mình tạ ơn Chúa bởi nhận ra Thiên
Chúa nơi con người Giê-su Na-da-rét. Người
phong cùi không tạ ơn Chúa Giê-su vì Ngài là một
thầy thuốc tài năng, anh còn nhận biết và tuyên
xưng Ngài chính là Thiên Chúa, Đấng có quyền
năng tha tội cho anh.

Mời Bạn: Bạn có muốn trưởng thành trong nhân


cách và trong đức tin không? Vậy bạn hãy tập cám
ơn Chúa mỗi ngày, trong mỗi biến cố.

Sống Lời Chúa: Đọc kinh Cám Ơn hoặc dâng lời


tạ ơn Chúa mỗi tối trước khi ngủ.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a, Mẹ đã cất lời ca
ngợi tạ ơn Thiên Chúa vì được Chúa ở cùng. Xin
cho chúng con theo gương của Mẹ, biết dâng lời
cảm tạ ơn Chúa hằng ngày, đặc biệt trong những
biến cố đời con.

19
10/10/22 THỨ HAI TUẦN 28 TN
Lc 11, 29-32
MAU MẮN TÌNH YÊU
“Ông Gio-na đã là một dấu lạ cho dân thành
Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một
dấu lạ cho thế hệ này như vậy.” (Lc 11,30)
Suy niệm: Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng ta
sống đức tin không dựa vào phép lạ. Đám đông
yêu cầu Chúa làm một phép lạ để họ tin vào Ngài,
nhưng Chúa Giêsu khẳng định, sẽ không có một
dấu lạ tiên tri Gio-na, Ngài dẫn lại câu chuyện ông
Gio-na ở trong bụng cá ba ngày để báo trước Ngài
cũng trải qua ba ngày trong cái chết trước khi sống
lại. Vả lại, Gio-na không muốn rao giảng ở Ni-ni-
vê, chẳng phải vì sợ người ta chống đối, mà chỉ sợ
người ta hồi tâm trở lại được Chúa thứ tha. Và
đúng như thế, Thiên Chúa mau mắn tha thứ cho
dân Ni-ni-vê khi họ mau mắn sám hối nghe lời rao
giảng – dù là miễn cưỡng – của Gio-na. Chúa Giê-
su nhấn mạnh, ở đây Ngài còn lớn hơn Gio-na.
Ngài không chỉ là người rao giảng, mà còn là
Thiên

20
Chúa làm người nữa. Và ngài chứng tỏ câu chuyện
Gio-na thực sự ứng nghiệm vào Ngài, là vị Thiên
Chúa mau mắn tha thứ khi con người mau mắn
sám hối ăn năn.
Mời bạn: Đức tin của bạn đang dựa vào Chúa
Giêsu và lời của Ngài hay đang như đám đông xưa
đòi phải dấu lạ, phép lạ? Đức tin của bạn vững
vàng qua thử thách hay lệ thuộc vào sự hài lòng
của bạn? Sự trở lại của dân Ni-ni-vê sau khi nghe
lời kêu gọi trở về Chúa hy vọng làm bạn mau biến
đổi theo lời Chúa dạy và tin vào Chúa hơn.
Sống Lời Chúa: Trong mọi hoàn cảnh, dâng một
lời cầu nguyện tín thác vào lòng Chúa thương xót.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, Mẹ vững tin vào lời
Chúa trong mọi hoàn cảnh. Xin cho con sống tin
yêu Chúa như Mẹ, dù lúc u sầu hay gian nguy.

21
11/10/22 THỨ BA TUẦN 28 TN
Th. Gio-an XXIII, giáo hoàng
Lc 11,37-41
TỐT GỖ HƠN TỐT NƯỚC SƠN

Đức Giê-su nói tiếp: “Tốt hơn hãy bố thí những


gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên
trong sạch cho các người.” (Lc 11,41)
Suy niệm: Người Việt Nam chúng ta chê trách
thói đạo đức giả của những người “miệng nam
mô, bụng bồ dao găm,” và ngược lại, đánh giá cao
những ai có phẩm chất “tốt gỗ hơn tốt nước sơn.”
Chúa Giê-su đã nặng lời khiển trách nhóm Pha-ri-
sêu thời đó vì họ đã phủ lên mình lớp sơn đạo đức
giả với óc nệ luật, vụ hình thức. Đối với Chúa,
chất gỗ quý thực sự giá trị chính là tấm lòng chân
thành và một cuộc sống thực thi “lẽ công bằng và
lòng yêu mến Thiên Chúa” (Lc 11,42).

Mời Bạn: Tình yêu và sự chân thật là điều kiện


cần thiết cho cuộc sống chung, là những viên đá
nền tảng xây dựng một cộng đoàn hài hoà hợp
nhất. Không có điều kiện thiết yếu này, thì

22
những đồng phục, nghi thức, lễ hội sẽ chỉ là những
nước sơn sạch sẽ lớp vỏ bên ngoài, mà thực chất
là rỗng tuếch bên trong. Chúa dạy phải đem
“những gì ở bên trong” đó là “công lý, lòng nhân
và thành tín” (Mt 23,23) để chia sẻ cho nhau thì
lớp áo bên ngoài mới thực sự lộng lẫy.

Chia sẻ: Cộng đoàn của bạn cần bồi bổ những


chất liệu nội tâm nào để những hoạt động bên
ngoài của cộng đoàn đem lại những hiệu quả thiết
thực cho việc laon báo Tin Mừng?

Sống Lời Chúa: Để bồi dưỡng nội tâm, bạn


chuyên cần suy niệm Lời Chúa mỗi ngày, và dành
ít phút cầu nguyện trước khi làm một việc gì.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn đầy


lòng yêu mến và cư xử với anh em bằng tất cả tấm
lòng, vì nếu không có đức mến, mọi công việc con
làm chỉ là tiếng phèng la inh ỏi mà thôi.

23
12/10/22 THỨ TƯ TUẦN 28 TN
Lc 11, 42-46
ĐỪNG GIẢ HÌNH!
“Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu!
Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân
hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công
bình và lòng yêu mến Thiên Chúa.” (Lc 11,42)
Suy niệm: Có những người chân tâm làm việc
thiện, nhưng cũng không thiếu những người hôm
nay đang đóng lại vai của những người Pha-ri-sêu
xưa, với đẳng cấp cao hơn nhiều! Họ mở những
chương trình từ thiện, phát triển con người, phát
triển kinh tế, họ rao bán những cuốn sách, những
sản phẩm với danh nghĩa giúp người nghèo, tàn
tật... Mãi sau thiên hạ mới vỡ lẽ ra rằng mục đích
sâu xa của những nhà “từ thiện” ấy là để lấy tiếng,
để quảng bá thương hiệu, hoặc tệ nhất là lợi dụng
lòng tốt của những người từ tâm để bòn rút trục
lợi. Chúa Giê-su lên án gắt gao thái độ giả hình
như thế. Ngài ví họ giống như mồ mả tô vôi, bên
ngoài trông đẹp đẽ nhưng bên trong toàn là xương
xẩu thối tha.

24
Chúa Giê-su không bác bỏ những việc tự bản chất
là tốt: “Nộp thuế về đủ thứ rau cỏ” hay nói cách
khác những công việc từ thiện, là “những việc
phải làm”. Tuy nhiên, làm gì thì làm, “không được
bỏ những điều kia”, đó là “lẽ công bình và lòng
yêu mến Thiên Chúa”.
Mời bạn: Khi làm những việc đạo đức, bác ái,
bạn có thật tâm yêu mến Chúa và giữ phép công
bằng không?
Chia sẻ: Có thể bảo rằng mình bác ái mà không
giữ đức công bình không?
Sống Lời Chúa: Dâng lời cảm tạ Chúa mỗi khi
làm xong một việc thiện.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn sống
chân thành với Chúa và thật tình với anh em con.
Thói giả hình gian trá, xin cho con lánh xa. Những
mưu ích cho tha nhân, xin cho con nhiệt tình thực
hiện với lòng mến yêu và kính sợ Chúa.

25
13/10/22 THỨ NĂM TUẦN 28 TN
Lc 11, 47-54
KHIÊM TỐN TÌM CHÚA
“Các người đã cất giấu chìa khoá của sự hiểu
biết: các người đã không vào, mà những kẻ
muốn vào, các người lại ngăn cản.” (Lc 11,52)
Suy niệm: Chúa Giê-su gọi những người thông
luật là “người giữ chìa khoá của sự hiểu biết” bởi
vì họ thông thạo Thánh Kinh, nắm rõ lịch sử. Thế
nhưng họ đã không tin Ngài là Đấng mà các ngôn
sứ tiên báo, và lịch sử cứu độ quy hướng quy
hướng về. Đã vậy, họ không tin thì cũng đành;
đằng này, họ lại còn xuyên tạc, ngăn cản dân
chúng đến với Ngài. Không dừng lại ở đó, lòng
căm giận còn thúc đẩy họ đi đến chỗ gài bẫy, bắt
bẻ và cuối cùng loại trừ Ngài bằng bản án đóng
đinh Ngài vào thập giá.
Mời bạn: Khổng Tử dạy rằng: “Tri chi vi tri chi,
bất tri vi bất tri, thị tri dã” nghĩa là: “Biết thì nói là
biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật
là biết” (Luân Ngữ). Điều này thật

26
đúng khi nói về thái độ phải có đối với những
chân lý đức tin. Những chân lý đức tin là những
mầu nhiệm sâu xa vượt quá tầm trí hiểu của con
người. Nếu khiêm tốn nhìn nhận mình không hiểu
thấu và cầu xin ơn Chúa soi sáng, Chúa sẽ ban ơn
giúp sức cho chúng ta. Còn ai kiêu căng, tự mãn,
cho mình biết tất cả, không cần ơn Chúa dạy dỗ
thì người đó sẽ sống mãi trong tăm tối mù loà của
mình mà thôi.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày tôi dành ít nhất năm
phút cho Lời Chúa. Tôi chọn một câu lời Chúa dể
suy niệm rồi từ đó rút ra điều Chúa muốn dạy bảo,
và muốn tôi đem ra thực hành.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa là nguồn
bình an, là niềm hạnh phúc cho tâm hồn. Xin
Chúa cho chúng ta biết say mê tìm kiếm Chúa,
biết dùng những khả năng Chúa ban để phụng sự
Chúa và hăng say làm cho nhiều người khác hiểu
biết và yêu mến Chúa.

27
14/10/22 THỨ SÁU TUẦN 28 TN
Th. Ca-lít-tô I, giáo hoàng, tử đạo
Lc 12,1-7
MÌNH CÒN “CÓ GIÁ”
“Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn
muôn vàn chim sẻ.” (Lc 12,5.7)
Suy niệm: Với tinh thần lạc quan hài hước, cha
ông ta thường “chế” những người hay “lo bò trắng
răng” rằng: “Một mình lo bảy lo ba, Lo cau trổ
muộn lo già kém duyên.” Thế nhưng vẫn phải thú
nhận rằng trong cuộc sống có biết bao điều không
lo không được. Có những nỗi lo không biết hôm
nay ăn gì mặc gì, và và rồi ngày mai sẽ ra sao! Vì
thế, để tìm sự an toàn và tồn tại cho bản thân và
gia đình, người ta dễ dàng phóng mình vào trong
lối sống thỏa hiệp với sự ác: gian dối, chà đạp lên
quyền lợi và cả sự sống của người khác… Thực
ra, lo lắng như vậy là vì chúng ta còn “sợ những
kẻ giết được thân xác” mình, như thể họ có thể
bảo đảm được cho cuộc sống của ta. Chúa dạy ta
vượt trên nỗi lo bằng cách nhận ra rằng trước ánh
mắt nhân từ thương
28
xót của Chúa ta không chỉ là con số vô danh, mất
hút trong số hơn 7 tỷ người trên hành tinh này,
nhưng là một cá nhân độc đáo, được Chúa biết
đến, quan tâm và yêu thương vô vàn.”Mình còn có
giá” lắm chứ! Những tạo vật bé nhỏ, những con
chim bé bỏng… còn được Chúa chăm sóc, huống
chi là ta!

Mời Bạn: Chỉ với lòng tin tưởng phó thác tuyệt
đối vào lòng thương xót của Chúa, ta mới có thể
vượt qua mọi thử thách: cuộc sống gian khổ,
không làm ta lạc đường; tha nhân chê cười đe dọa,
không làm ta nản chí nao núng.
Sống Lời Chúa: Một lần nữa, chúng ta được kêu
gọi “nhìn ngắm Lòng Thương Xót của Chúa cách
chăm chú hơn, để có thể trở nên dấu chỉ hữu hiệu
cho hành động của Thiên Chúa.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con trông cậy,


con tín thác vào Chúa, vì ngoài Lòng Chúa xót
thương, không còn niềm hy vọng nào khác cho
chúng con.

29
15/10/22 THỨ BẢY TUẦN 28 TN
Th. Tê-rê-sa Giê-su, trinh nữ, tiến sĩ HT
Lc 12, 8-12
SỨC MẠNH CỦA TRUYỀN THÔNG
“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên
hạ thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người
ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.”
(Lc 12,8)
Suy niệm: Mới đây, chỉ mới đây thôi, người ta
mới nhận ra rằng văn hoá cũng là một lãnh vực
làm ăn có lời mà có khi lời rất “đậm”. Bằng chứng
là tại nước ta các điểm kinh doanh về văn hoá (nhà
sách, mạng xã hội...) vẫn đua nhau mọc lên. Quả
thật, không ai chối cãi sức mạnh của văn hoá qua
các phương tiện truyền thông như sách vở, báo
chí, phim ảnh, truyền hình, truyền thanh, internet,
v.v... một sức mạnh xây dựng cũng nhiều mà huỷ
diệt cũng khủng khiếp. Hơn lúc nào hết, sứ mạng
tuyên xưng danh Chúa “trước mặt thiên hạ” phải
được đẩy mạnh bằng các phương tiện truyền
thông hiện đại. Lời Chúa nghe được “trong phòng
kín” có thể được
30
chuyển ngay thành “lời rao giảng trên mái nhà”
mà ở mọi xó xỉnh trên thế giới đều có thể tiếp cận,
truy cập được.
Mời bạn: Người Ki-tô hữu tuyên xưng niềm tin
bằng chính cuộc sống của mình, điều đó đúng!
Nhưng bạn đừng quên rằng nếu bạn không “nói”
gì và không dùng những phương tiện truyền thông
hiện đại để “nói” lên lời tuyên xưng của bạn, thì
bạn đang bỏ lỡ một cơ hội bằng vàng để loan báo
Tin Mừng. Tệ hại hơn, bạn đang bỏ ngỏ cửa nhà
bạn để những ảnh hưởng xấu ùa vào tác hại trên
chính người thân của bạn.
Chia sẻ: Bạn có sáng kiến nào để phổ biến cho
nhau cách nhanh nhất và hiệu quả nhất những
chứng từ loan báo Tin Mừng không?
Sống Lời Chúa: Gọi điện thoại, gửi email, lên
facebook,... để chia sẻ cho một người bạn một
chứng từ sống đức tin mà bạn nhận được.
Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha.

31
16/10/22 CHÚA NHẬT TUẦN 29 TN – C
Lc 18, 1-8
CHÚA SẼ ĐÁP LỜI
“Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau
chóng minh xét cho họ.” (Lc 18,8)
Suy niệm: Ba bài hát “Hòn Vọng Phu” đầy cảm
xúc của nhạc sĩ Lê Thương cảm hứng từ truyền
thuyết gán cho khối đá giống hình tượng “mẹ
bồng con” trên một số đỉnh núi cao mà nổi tiếng
nhất là truyền thuyết về nàng Tô Thị bế con lên
núi ngóng trông chồng đến nỗi hoá thành tượng
đá. “Hòn Vọng Phu” biểu tượng của sự chờ đợi
ròng rã, kiên trì, vẫn đang còn đó, đề cao hình ảnh
thuỷ chung của người vợ ngày đêm trông ngóng
chồng mình trở về. Song buồn thay! Mòn mỏi
mong đợi bao năm tháng vẫn chỉ là “tượng đá cô
đơn”.
Đời sống đức tin của người tín hữu được diễn tả
qua việc cầu nguyện cũng là một sự chờ đợi, trông
mong được Chúa đáp lời. Thế nhưng, sự chờ đợi
của người tín hữu không bị hoá đá, trái lại thật
hạnh phúc vì họ đã được Thiên Chúa
32
đáp lời. Điều quan trọng chính là người tín hữu
phải biết cầu nguyện liên lỉ, không được nản chí.
Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự, chắc chắn
sẽ đáp lời.
Mời bạn: Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương đồng
hành và lắng nghe những lời cầu nguyện tha thiết
của bạn và tôi. Và Ngài sẵn sàng đáp lời chúng ta
biết cầu nguyện không ngừng, cầu nguyện hoài,
cầu nguyện mãi, không sờn lòng nản chí.
Chia sẻ: Bạn có thấy việc cầu nguyện là cần thiết
không? Mời bạn chia sẻ kinh nghiệm cầu nguyện
của bạn.
Sống Lời Chúa: Quyết tâm hằng ngày cầu
nguyện với Chúa mỗi sáng thức dậy và trước khi
đi ngủ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho
chúng con, để chúng con kiên trì cầu nguyện và
gắn bó với Chúa trong mọi việc chúng con làm vì
biết rằng chắc chắn Chúa sẽ đáp lời chúng con.

33
17/10/22 THỨ HAI TUẦN 29 TN
Th. I-nha-xi-ô An-ti-ô-khi-a, giám mục, tử đạo
Lc 12, 13-21
COI CHỪNG MỌI THỨ THAM LAM
“Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi
mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà
mạng sống con người được bảo đảm nhờ của
cải đâu. “ (Lc 12,15)
Suy niệm: Cách đây ít lâu, hiệu trưởng của một
trường điểm tại một thành phố lớn bị đình chỉ
công tác vì đã nhận tiền của một số phụ huynh khi
họ múôn chạy cho con hon vào học tại trường này.
Báo chí còn phanh phui bà nhận được 600 đô cho
mỗi vụ chạy trường này. Vụ việc tạo ra một dư
luận ầm ĩ vào thời điểm đó, thế nhưng lại chẳng là
“cái đinh gì” so với những vụ lum xùm tham
nhũng, lừa đảo lên tới hàng vạn, thậm chí hằng
triệu đô-la ngày nay. Sống trong xã hội chạy theo
chủ nghĩa hưởng thụ, nhiều người lầm tưởng rằng
tiền bạc có giá trị tối cao, nên đã dùng bất cứ thủ
đoạn nào để tìm kiếm nó, hưởng thụ nó, bám vào
nó như chỗ
34
dựa an toàn, bảo đảm cho hạnh phúc của họ. Họ
đã suy nghĩ và hành động chẳng khác gì ông phú
hộ trong dụ ngôn Tin Mừng.
Mời bạn: Người ta thường nói đồng hành với
chúng ta có ba thứ là bà con, bạc tiền và việc
lành phúc đức. Giwò chết đến, bà con họ hàng bỏ
tôi tại cửa mồ giữa trời đất. Tiền bạc còn phũ
phàng hơn bỏ tôi ngay tại giường chết. Chỉ có việc
lành phúc đức tôi đã làm mới cùng tôi qua bên kia
thế giới. Lời Chúa hôm nay cảnh báo bạn cũng
chân lý đó: hãy coi chừng mọi thứ tham lam, vì
của cải không phải là chỗ dựa bảo đảm an toàn
cho bạn mãi đâu.
Sống Lời Chúa: Tâm niệm Lời Chúa: “Người nào
được cả thế giới mà phải đánh mất chính mìng hay
là thiệt thân, thì nào có lợi gì? “ (Lc 9,26)
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa biết rõ chúng con.
Xin đừng để chúng con vì quá đam mê của cải mà
quên lo cho phần rỗi đời đời của mình.

35
18/10/22 THỨ BA TUẦN 29 TN
Th. Lu-ca, tác giả sách Tin Mừng
Lc 10, 1-9
NGƯỜI TÔNG ĐỒ CỦA CHÚA
“Anh em hãy ra đi, này Thầy sai anh em đi như
chiên đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi
tiền, bao bị, giày dép... Vào bất cứ nhà nào,
trước tiên hãy nói: Bình an cho này.” (Lc 10, 3-
5)
Suy niệm: H.Y Ph.Xav. Nguyễn Văn Thuận đã
cảm nghiệm sâu xa thân phận của người môn đệ
Đức Ki-tô được sai đi đơn côi “như chiên đi vào
giữa bầy sói”, không thể bám víu vào bất một sự
hỗ trợ thông thường nào người ta có thể có: không
“túi tiền, bao bị, giày dép... “ Thế nhưng lời nói
đầu tiên và luôn luôn ở trên môi miệng người môn
đệ bao giờ cũng là lời nói đem lại bình an. Chính
vì thế, Ngài đã chia sẻ: “Bị nhục mạ, bắt bộ, đuổi
từ thành này sang thành khác là dấu Chúa thương
con, Chúa chọn con làm môn đệ không hơn Thầy.
Họ đối xử với Thầy thế nào thì họ cũng sẽ đối xử
với các con như vậy” (Đường Hy Vong).
36
Mời bạn: Không phải chỉ các linh mục, tu sĩ, mà
mọi tín hữu, qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức,
đều là môn đệ và được sai đi với sứ mạng loan báo
Tin Mừng bằng chính đời sống đơn sơ, khó nghèo
và yêu thương, tha thứ. Bạn thử nhìn lại mình xem
đã thể hiện được đến mức nào hình ảnh người
môn đệ “không túi tiền, bao bị, giày dép” mà
miệng luôn tươi cười nói lời chúc bình an?
Sống Lời Chúa: Danh ít phút suy niệm câu:
“Phúc thay anh em vì Thầy mà bị người ta sỉ vả
bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy
vui mừng hớn hở vì phần thưởng dành cho anh em
ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12)
Cầu nguyện: Lấy Chúa Giê-su, xin dạy con biết
yêu mến và thực hành đức đơn sơ vì nhân đức này
giúp con sống khiêm nhường đưa con lại gần tinh
thầnh Chúa hơn để con lôi kéo cứu vớt các linh
hồn.
(Th. Gioan XXIII)

37
19/10/22 THỨ TƯ TUẦN 29 TN
Th. Phao-lô Tháng giá, linh mục
Lc 12, 39-48
CHO NHIỀU, ĐÒI LẠI NHIỀU
“Hễ ai được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai
được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi nhiều hơn. “
(Lc 12, 48)
Suy niệm: Tại Paralympic Rio 2016, thế giới lại
có dịp sững sờ ngưỡng mộ những “dị nhân” thi
đấu bất chấp thân phận khuyết tật của họ: một
Ibrahim Hamato (Ai Cập) mất cả hay tay vẫn chơi
bóng bàn, miệng ngậm vợt, tung bóng bằng chân;
hay đô cử Lê Văn Công, đôi chân bị liệt không
ngăn nổi anh đoạt huy chương vàng và phá kỷ lục
thế giới môn cử tạ. Không chỉ có thế, biết bao
nhiêu anh chị em khuyết tật ở khắp nơi trên thế
giới, đã không đầu hàng số phận: dù hòan cảnh
khó khăn, khả năng ít ỏi, họ đã nỗ lực vươn lên,
sống vui, làm nhiều điều hữu ích cho đời. Có ít mà
họ đã làm ra được nhiều, hơn cả những người có
nhiều hơn họ. Có hay không có tấm huy chương,
họ vẫn là những anh hùng
38
khuyết tật, những tấm gương sáng cho chúng ta
soi chung. Lời Chúa dạy chúng ta: Chúng ta chỉ là
người quản lý những khả năng mà Chúa ban cho.
Ngài đòi hỏi chúng ta phát triển những gì Ngài đac
ban: “được giao phó nhiều thì cũng được đòi hỏi
nhiều hơn. “
Mời bạn: Đôi khu chúng ta phàn nàn về những
thiếu thốn của mình. Nhưng hãy nhìn lại những gì
mình có và tự hỏi chúng ta đã phát huy hết các
tiêm năng có sẵn của mình chưa? Hay lại phung
phí, làm hư hỏng những khả năng ấy? Phá hại môi
trường, nhậu nhẹt, cờ bạc, ma túy và bao tệ nạn
khác đều là không quản lý tốt ân huệ của Chúa.
Sống Lời Chúa: Quyết tâm sửa chữa khuyết điểm
của mình mắc phải.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa vì
biết bao ân huệ Chúa ban xuống cho con. Xin cho
con biết phát triển những khả năng Chúa ban và
dùng chúng để phục vụ tha nhân.

39
20/10/22 THỨ NĂM TUẦN 29 TN
Lc 12, 49-53
NGỌN LỬA GIÊ-SU
“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy
những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên.”
(Lc 12,49)
Suy niệm: Cứ mỗi mùa Olympic, ngọn đuốc
Olympic lại được thắp lên từ quê hương của nó là
Olympia và được rước xuyên qua nhiều đất nước,
nhiều thành phố, để cuối cùng đến với nước chủ
nhà đăng cai. Suốt mấy tháng trời đi qua hàng
chục ngàn cây số, ngọn đúôc luôn được giữ cháy
sáng liên tục. Đặc biệt, tại lễ khai mạc của chính
Đại Hội Olympic, ngọn đuốc được rước lên chỗ
tranh trọng nhất của sân vận động trung tâm, được
làm cho cháy bùng lên và được tiếp tục giữ cháy
sáng như thế nhiều tuần lễ, cho đến khi bế mạc.
Hình ảnh đó thật đẹp giúp ta hình dung ngọn lửa
mà Thầy Giê-su đã đem đến, ném vào mặt đất. Và
nhất là, hình ảnh đấy giúp ta đồng cảm với nỗi
khát khao cháy bỏng của Thầy Giê-su: “Thầy
những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên.”
40
Mời bạn: Ngọn lửa mang tên Giê-su là lửa yêu
thương, lửa hòa bình. Thế nhưng, cuộc sống này
còn quá nhiều ghét ghen, đố kỵ. Người ta vẫn còn
tranh chấp, lọai trừ nhau - đôi khi ngỳa trong một
cộng đòan, một gia đình. Hôm nay, Thầy Giê-su
vẫn cháy bỏng nỗi khát khao “phải chi lửa ấy đã
bùng lên” trong Giáo Hội và trong thế giới này.
Chia sẻ: Ngọn lửa Giê-su nơi bạn hiện nay thế
nào? Ngọn lửa ấy đang bùng cháy mãnh liệt? Hay
đang chập chờn, lắt leo trước gió? Hay đã tắt
ngúm rồi?
Sống Lời Chúa: Ta cố gắng sống yêu thương mỗi
ngày, đó là cách ta khơi lên và làm tỏa lan ngọn
lửa Giê-su.
Cầu nguyện: Lấy Thầy Giê-su, Thầy đem lửa yêu
thương đến trần gian. Xin đốt nóng con, cho con
được tan chảy trong ngọn lửa yêu thương của
Thầy.
41
21/10/22 THỨ SÁU TÙÂN 29 TN
Lc 12, 54-59
TRỞ THÀNH DẤU CHỈ THỜI ĐẠI
“Cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét,
còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết
nhận xét?” (Lc 12,56)
Suy niệm: Cuông sống con người được đệt bằng
muôn ngàn dấu chỉ. Các thứ bảng hiệu, đèn xanh
đèn đỏ, là dấu chỉ; thậm chí tiền bạc, nụ hôn, bản
nhạc bùôn vui... Tất cả đều là dấu chỉ, nói lên
những sắc thái của đời sống xã hội, qua đó con
người giao tiếp, biểu cảm và xây dựng cộng đòan.
Chưa hết, con người rất thích những dấu chỉ lạ,
sẵn sàng bỏ tiền, bỏ thời giờ, dù có phải lặn lội
đường xa để đến xem cho kỳ được, chẳng hạn một
danh ca, một người mẫu nổi tiếng, một nhà trí
thức... Tuy nhiên, trước những dấu chỉ của thời đại
mời gọi con người nhận ra ý nghĩa siêu nhiên,
nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa thì con người
vẫn cứ lì lợm không chịu sám hối ăn năn bỏ đàng
tội lỗi. Đây là một thực tế đau lòng khiến Chúa
phải nhiều lần quở trách.
42
Mời bạn: Dấu chỉ thường đi liền với chứng nhân.
Chứng nhân làm tốt, dấu chỉ sẽ đẹp; ngược lại dấu
chỉ sẽ mờ đi hay dẫn tới nguy hiểm nếu chứng
nhân làm điều xấu. “Lời nói bay đi, gương bày lôi
kéo”. Khi bạn làm được một điều tốt, bạn nâng cả
thế giới lên (Émile Lesueur). Vì vậy ta phải thận
trọng trong cách ăn nết ở để không trở nên những
dấu chỉ phản cảm cho người khác.
Sống Lời Chúa: Khi bạn làm một việc thờ
phượng, một việc bác ái với tất cả sự trân trọng và
tấm lòng của bạn, lúc đó bạn đang là chứng nhân,
đang làm một dấu chỉ tốt cho tha nhân.
Cầu Nguyện: Lạy Chúa, thiên nhiên và cụôc sống
là hai trang sách Chúa mở sẵn cho con đọc và ghi
chú vào đó. Xin giúp con biết nhận ra ý Chúa và
sống sao cho đẹp lòng Chúa mỗi ngày. Amen.
43
22/10/16 THỨ BẢY TUẦN 29 TN
Th. Gio-an Phao-lô II, giáo hoàng
Lc 13,1-9
ĐỪNG TƯỞNG MÌNH VÔ TỘI
Đức Giê-su đáp: “Các ông tưởng mấy người
Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi
hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Tôi nói cho
các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu
các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ
chết hết như vậy.” (Lc 13,2-3)
Suy niệm: Không ai mà không có tội, và nói như
thánh Gio-an: “Ai bảo mình vô tội, thì tự lừa dối
mình, và sự thật không có nơi người đó” (1Ga
1,8). Nhưng rồi tình trạng an toàn dễ làm người ta
lãng quên tội lỗi. Nếu không được phản tỉnh bởi
câu hỏi của Chúa Giê-su: “Ai không có tội thì cứ
việc lấy đá mà ném trước đi”, thì những người Do-
thái đã ‘làm thịt’ người phụ nữ bị bắt quả tang
phạm tội ngoại tình (Ga 8,1-11). Nếu không được
ngôn sứ Na-than nhắc nhở, thì vua Đa-vít đâu ý
thức về hành vi đồi bại, là cướp vợ của viên tướng
U-ri-gia (2Sm 12,1-31). Nhân câu chuyện những
người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, hay bị
44
tháp Si-lô-ác ngã xuống đè, Chúa Giê-su muốn
nhắc nhở mọi người rằng: Đừng tưởng những
người bị nạn đó là vì họ tội lỗi, nhưng nếu chúng
ta không chịu sám hối thì cũng sẽ chết như vậy.
Mời Bạn: Những tai nạn thương tâm được cập
nhật hằng ngày qua truyền thông, nhưng không
phải ai cũng ‘giật mình’ trước các thông tin ấy.
Phải chăng vì thiếu ngôn sứ nhắc nhở, hay vì ‘lòng
chai dạ đá’ mà chúng ta chưa chịu sám hối?
Sống Lời Chúa: Mọi hiện tượng đều có thể trở
nên dấu chỉ để Thiên Chúa cảnh tỉnh chúng ta; vì
thế nên tự nhủ với lòng mình: Ngài nhắc nhở vì tôi
chưa hoàn thiện.
Cầu nguyện: Lạy Cha, xin cho con biết thức tỉnh
trước mọi biến cố xảy ra, để thời gian luôn là cơ
hội giúp con thay đổi, hầu trở nên hoàn thiện mỗi
ngày.

45
23/10/16 CHÚA NHẬT TUẦN 30 TN - C
Khánh Nhật Truyền Giáo
Lc 18,9-14
ĐỂ ĐƯỢC CHÚA XÓT THƯƠNG
“Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống…”
(Lc 18,14)
Suy niệm: Chúng ta không khó để nhận ra những
hình thức quảng cáo hiện nay qua những kỷ lục
như đòn bánh tét dài nhất hay những tô phở lớn
nhất… chỉ là sự khoa trương và thổi phồng sự
thật. Nếu quảng cáo là đem đến sự hiểu biết về
một sản phẩm, thì đa phần đang thổi phồng giá trị
và cả sự lừa dối bằng những hình thức bắt mắt và
những mối lợi tưởng dễ dàng. Con người chúng ta
thường bị cám dỗ kiêu ngạo và tự mãn bởi những
việc mình làm hay công đức mình nghĩ đã lập
được. Chúng ta quên mất thân phận thật của chính
mình: Thân phận con người nhiều giới hạn, yếu
đuối và tội lỗi. Những gì được ban cho là do bởi
Tình Yêu, sự thật chúng ta chỉ là tội nhân và cần
được lòng thương của Chúa cứu vớt.

46
Mời Bạn: Kiêu ngạo là một mối tội lớn của con
người, đã làm cắt đứt mối tương quan con người
với Thiên Chúa là Chủ trong thân phận của một
thụ tạo. Chúng ta được mời gọi luôn luôn có thái
độ khiêm tốn và thống hối để nhận ra thân phận
tội lỗi của mình, để nhờ đó nhận được lòng xót
thương của Thiên Chúa. Vì “Lời cầu nguyện trong
sự khiêm nhường sẽ nhận được lòng xót thương
của Thiên Chúa” (ĐTC Phanxicô).
Sống Lời Chúa: Xét mình để thấy hành vi nào
hôm nay mình đã sống khoe khoang, giả hình và
kiêu ngạo. Quyết tâm ăn năn dốc lòng chừa,
khiêm tốn xin Chúa tha thứ cho lỗi lầm ấy và đến
với Bí tích Hòa Giải.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết khiêm
tốn để nhận ra mình yếu đuối và tội lỗi. Con có là
gì hay làm được gì cũng do bởi Chúa, để con biết
mình luôn được yêu thương và sống xứng đáng
với tình yêu thương ấy.

47
24/10/16 THỨ HAI TUẦN 30 TN
Th. An-tôn Ma-ri-a Cla-rét, giám mục
Lc 13,10-17
“VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA LÀ
CON NGƯỜI SỐNG”
Chúa đáp: “Những kẻ đạo đức giả kia! Thế
ngày sa-bát, ai trong các người lại không cởi
dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước?” (Lc
13,15)
Suy niệm: Khi ông chủ tịch hội đường viện dẫn
luật truyền thống để ‘mắng’ những người đến xin
Chúa Giê-su chữa bệnh trong ngày sa-bát ngay
trong hội đường do ông quản lý, ông đã muốn
chứng tỏ quyền hành của mình. Thế nhưng khi
Chúa Giê-su ‘lật tẩy’ ông bằng cách giả sử một
trường hợp đụng đến quyền lợi của ông, ông đã
làm thinh ‘né’ câu chất vấn của Ngài: “Thế ngày
sa-bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò
lừa đi uống nước?” Thật mỉa mai thay, người ta
nhân danh ‘truyền thống’ để lớn tiếng hạch sách
người khác, nhưng khi đụng đến quyền lợi của
mình thì lại
48
‘chống chế’ cốt sao mình không bị thiệt thòi
đến… nửa cái móng tay! Chính thái độ đó đã trói
buộc các 'nhân linh ư vạn vật' cứ mãi phải 'còng
lưng' không thể 'đứng thẳng' lên được.
Mời Bạn: Việc 'kiêng việc xác' ngày Chúa Nhật
có giúp bạn thật sự thánh hóa ngày của Chúa
không, hay bạn viện lý do cuộc sống còn 'nhiều
khó khăn' nên bạn không 'kiêng' vì sợ bị 'thua
thiệt'? Hay có chăng, bạn dành cho Chúa một chút
thì giờ khít khao cho việc 'đi lễ' để gọi là có…
Còn lại bạn chủ yếu dành cho việc làm ăn, việc
giải trí?
Sống Lời Chúa: Suy nghĩ câu nói của thánh I-rê-
nê: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người
sống.” Ngày Chúa Nhật bạn chọn làm một việc ý
nghĩa đích thực để làm vinh danh Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa dành cả
cuộc đời tại thế để đem lại ơn ích cho con người.
Xin cho chúng con biết dành nhiều thời gian hơn
nữa cho công việc của Nước Trời. Amen.

49
25/10/16 THỨ BA TUẦN 30 TN
Lc 13,18-21
NHỎ BÉ MÀ MẠNH MẼ
“Nước Thiên Chúa giống như chuyện hạt cải,…
nắm men…” (Lc 13,19.20)
Suy niệm: Một hạt cải nhỏ bé được vùi trong lòng
đất, nảy mầm, rồi trở thành cây lớn. Một nắm men
được vùi trong đấu bột, làm cả đấu bột dậy men.
Cả hai đều bé nhỏ, mỏng manh lúc ban đầu, nhưng
một khi phát triển tiềm năng vốn có, sẽ đem lại kết
quả tốt đẹp bất ngờ. Phải là hạt cải tốt để có thể
nảy mầm trong các điều kiện thuận tiện; phải là
men chất lượng cao để khi khi hòa tan trong khối
bột, làm khối bột ấy dậy men. Nước Trời khởi đầu
từ một nhóm nhỏ môn đệ tựa như hạt cải âm thầm
triển nở, hay như nắm men kín đáo tác động, để
rồi ngày qua ngày trở thành một sức mạnh có sức
biến đổi cả thế giới này. Cây đức tin, đức cậy, đức
mến cũng như men công bằng, bác ái là dấu chỉ sự
hiện diện của Nước Trời trong thế giới, mỗi khi
Ki-tô hữu sống trọn ân sủng và sứ mạng của mình.
50
Mời Bạn: “Hãy cho tôi một điểm tựa và tôi sẽ
nhấc bổng quả đất lên” (Archimedes). Điểm tựa
Giêsu vẫn có đó, khi bạn gặp gỡ Ngài trong đời
sống của Giáo Hội. Ước gì mỗi ngày bạn vun đắp
cho cây đời bạn sinh nhiều bông hạt tốt, để tiếp
tay cùng Thiên Chúa gieo vãi tình yêu thương cho
những người xung quanh. Ước gì nắm men Tin
Mừng bạn đã lãnh nhận, ngày thêm hiệu năng để
làm dậy lên khối bột tình mến trong môi trường
của bạn.
Sống Lời Chúa: Tận dụng và sắp xếp thời giờ để
gặp gỡ Chúa qua các bí tích, Lời Chúa, cầu
nguyện,… để hạt giống, nắm men Kitô hữu trong
bạn luôn được bảo tồn và triển nở.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, vì con muốn làm men,
muốn làm muối ướp cho mặn đời. Vì con muốn
liều thân đem Tin Mừng đi khắp nơi. (Bài hát Vì
Con Muốn)
51
26/10/16 THỨ TƯ TUẦN 30 TN
Lc 13,22-30
CỬA HẸP LÀ HY SINH, TỪ BỎ
Người bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa
hẹp mà vào.” (Lc 13,24)
Suy niệm: Khi nói về ngày giờ “Con Người sẽ
đến,” Chúa Giê-su không cho biết ngày nào giờ
nào mà ra chỉ thị “hãy sẵn sàng” (Lc 12,40); cũng
vậy khi được hỏi về số lượng những người được
cứu thoát, Ngài dùng hình ảnh “cửa hẹp” với yêu
cầu “Hãy chiến đấu!” “Cửa” dẫn đến hạnh phúc
thì “hẹp” vì để đi tới đó chỉ có một Con Đường là
Chúa Giê-su, Đấng Cứu Độ duy nhất (x. Cv 4,12)
và vì con đường Chúa đã đi qua để cứu độ nhân
loại chính là con đường thập giá. Đi con đường
thập giá với Chúa Ki-tô chắc chắn không phải là
một cuộc dạo chơi, mà là một cuộc chiến đấu,
cuộc chiến đến giọt máu cuối cùng.

52
Mời Bạn: Đường vào Nước Trời không rộng
thênh thang để người ta tha hồ thoả mãn những
đam mê tội lỗi. Trái lại đó là cả một cuộc chiến
đấu thiêng liêng chống lại cái tôi kiêu ngạo, ích
kỷ, tham lam. Để đạt chiến thắng cuối cùng trong
ngày cánh chung, phải chiến đấu từ bây giờ trong
cuộc sống hiện sinh này. Nếu không, cánh cửa sẽ
đóng lại trước mắt chúng ta với lời tuyên án khủng
khiếp: “Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những
quân làm điều bất chính.”
Sống Lời Chúa: Hãy lấy Lời Chúa làm vũ khí để
chiến đấu chống lại ma quỷ: “…binh giáp vũ khí
của Thiên Chúa,… lưng thắt đai là chân lý,…
mang áo giáp là sự công chính,.. chân đi giày là
lòng hăng say loan báo Tin Mừng,… cầm khiên
mộc là đức tin,… đội mũ chiến là ơn cứu độ,…
tay cầm gươm của Thần Khi, tức là Lời Thiên
Chúa” (x. Ep 6,10-17).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết nỗ lực
chiến đấu không ngừng để quyết đi qua cửa hẹp là
hy sinh, thương xót, phục vụ và sẻ chia hầu đem
lại cho con hạnh phúc, bình an và Nước Chúa
ngay đời này và đời sau. Amen.
53
27/10/16 THỨ NĂM TUẦN 30 TN
Lc 13,31-35
TÌNH YÊU BỊ PHẢN BỘI
"Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại,
như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các
ngươi không chịu..." (Lc 13,34)
Suy niệm: Khước từ một hành động yêu thương
chính đáng là sự phản bội nặng nề, và làm tan nát
trái tim đối với người dâng hiến tình yêu ấy cho ta.
Kinh nghiệm này có thể ta học được khi tình nghĩa
vợ chồng bị đổ vỡ, bạn bè lừa lọc nhau, con cái
không nghe lời cha mẹ… Nhờ kinh nghiệm đó,
chúng ta có thể hiểu phần nào tâm tình của Chúa
khi Ngài thốt lên: “Đã bao lần Ta muốn tập hợp
con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới
cánh, mà các ngươi không chịu…” Trong tình yêu
những suy nghĩ lựa chọn hơn thiệt nhiều quá cũng
dễ làm mất đi tính vô vị lợi, dẫn đến chỗ không
còn tin tưởng nhau nữa. Chúa đã không áp dụng
kiểu yêu thương này nên Ngài lúc nào cũng bị
thua thiệt và bị phản bội.

54
Mời Bạn: Còn chưa đầy một tháng nữa chúng ta
kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa.
Chúng ta cần suy nghĩ xem Đức Ki-tô và Giáo hội
đau khổ thế nào khi chúng ta là tín hữu không
chấp nhận sống theo qui luật Chúa và Giáo Hội
dạy dỗ… Chúng ta đã và sẽ phải làm gì để tình
Chúa yêu ta và ta yêu Chúa không bị suy suyển vì
sự ngoan cố “không chịu” để cho Ngài liên kết ta
dưới bóng cánh của Ngài.
Sống Lời Chúa: Bạn hãy suy nghĩ lời ngôn sứ
Mi-kha: “Ta đã làm gì khiến người phiền lòng?…
Có chi phải làm mà Ta đã không làm cho ngươi?”
Bạn dâng lên Chúa một lời tâm sự thống hối để
đền bù, vì đã thờ ơ, vô tâm với Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết sống
quảng đại hơn với Chúa và với tha nhân bằng
những việc làm vô vị lợi như Chúa đối xử với con.
Amen.

55
28/10/16 THỨ SÁU TUẦN 30 TN
Th. Si-mon và Giu-đa, tông đồ
Lc 6,12-19
HAI NHỊP CỦA TRÁI TIM TÔNG ĐỒ
"Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện và đã thức
suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa . Đến
sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười
hai ông và gọi là Tông Đồ." (Lc 6, 12-13)
Suy niệm: Trong cơ thể con người có một bộ
phận hoạt động liên lỉ từ khi thụ thai cho tới khi
lìa đời, đó là trái tim. Dẻo dai như vậy, nhưng để
vận chuyển máu đi khắp cơ thể, hoạt động của nó
thật đơn giản chỉ có hai nhịp: bóp vào và mở ra.
Các sách Tin Mừng cho biết cuộc sống của Chúa
Giê-su cũng diễn ra trong hai nhịp như vậy: cầu
nguyện và hoạt động; đan cử một ví dụ: Ngài đã
cầu nguyện suốt đêm trước khi chọn 12 Tông Đồ.
Và khi chọn các ông, Chúa Giê-su muốn họ chu
toàn một cuộc sống gồm hai nhịp: ở lại với Chúa
và ra đi loan báo Tin Mừng. Các động từ “ở lại”,
“ở trong,” “đi theo”

56
được các thánh sử dùng nhiều lần để diễn tả mối
hiệp thông phải có của các Tông Đồ đối với Chúa
Giê-su như mối thông hiệp Ngài có với Chúa Cha,
Đấng đã sai Ngài, sự hiệp thông cần thiết đến mức
trở nên ưu tiên trong các hoạt động của Ngài. Mặt
khác, “tông đồ” nghĩa là “người được sai đi”,
tham dự vào sứ mạng cứu độ của Chúa Giê-su. Ở
lại với Chúa và ra đi loan báo Tin Mừng là hai
nhịp của trái tim Tông Đồ, cần thiết và không thể
tách rời nhau.
Mời Bạn: Kiểm tra lại đời sống tông đồ của bạn.
Đời sống tông đồ của bạn vẫn đều đặn hai nhịp
đập đấy chứ?
Chia sẻ: Bạn có cho là tốn giờ vô ích khi dành
thời giờ cầu nguyện trước khi làm một công tác
tông đồ không?
Sống Lời Chúa: Thăm một gia đình gặp khó khăn
và cầu nguyện cho họ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa chọn gọi con tham
dự vào sứ mạng của Chúa. Xin cho con biết ở lại
trong Chúa và đam mê chia sẻ niềm vui này cho
tha nhân.

57
29/10/16 THỨ BẢY TUẦN 30 TN
Lc 14,1.7-11
BÀI HỌC KHIÊM TỐN
"Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai
hạ mình xuống sẽ được nâng lên." (Lc 14,11)
Suy niệm: Một cơn bão quét qua, những cây càng
to mà rễ càng trồi lên không ăn sâu dưới đất, thì
càng dễ bị tróc gốc; những ngôi nhà càng cao tầng
thì móng càng phải đào cho sâu thì mới vững chãi,
tránh được sự cố sụt lún mà có khi dẫn đến bị sụp
đổ bình địa. Quy luật về trọng lực cho biết trọng
tâm của một công trình càng ở vị trí thấp, công
trình đó càng vững chắc và có khả năng vươn cao.
Bằng một dụ ngôn, Chúa Giê-su dạy chúng ta
người biết hạ mình thì phẩm giá của họ lại được
tôn trọng. Hạ mình không có nghĩa là làm những
việc đồi bại xúc phạm đến nhân phẩm của mình,
nhưng là quên mình phục vụ tha nhân trong yêu
thương. Hạ mình như Ngôi Hai: từ bỏ địa vị ngang
hàng với Thiên Chúa, mặc lấy xác phàm, khiêm
tốn phục vụ, chịu chết trên thập giá để cứu chuộc
muôn người.
58
Mời Bạn: Chúa đã nêu gương hạ mình cho chúng
ta, còn chúng ta lại muốn ngoi lên “đè đầu cưỡi
cổ” người khác. Đành rằng mọi cộng đoàn nhân
loại đều cần có quyền bính nhưng là để phục vụ
chứ không phải để thống trị nhau. Nếu bạn muốn
phẩm giá mình được tôn trọng, nhất là được tôn
trọng trước mặt Chúa, thì càng ở địa vị cao, bạn
càng cần hạ “trọng tâm” của mình xuống.
Chia sẻ kinh nghiệm về một lần bạn nâng mình
lên chẳng may bị hạ xuống.

Sống Lời Chúa: Làm một cách chu đáo một việc
thật nhỏ phục vụ người khác mà lâu nay bạn
không làm vì cho rằng nó quá tầm thường.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su đáng mến, xin cho


con biết học gương khiêm nhường của Chúa, để
con biết khiêm tốn phục vụ anh chị em con.
59
30/10/16 CHÚA NHẬT 31 TN - C
Lc 19,1-10
CÓ MỘT NGƯỜI TÊN DA-KÊU…
Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang
qua thành phố ấy. Và kìa có một người tên là
Da-kêu… (Lc 19,1-2)
Suy niệm: Từ xa xưa cho tới thời Chúa Giê-su,
Giê-ri-khô vẫn luôn là một thành phố lớn, nhờ vị
trí nằm trên tuyến giao thông huyết mạch từ Giê-
ru-sa-lem đi qua đồng bằng sông Gio-đan trù phú,
nối với vùng bên kia sông, nơi tập trung mọi con
đường buôn bán của toàn thế giới cận đông thời
ấy. Giê-ri-khô, thành phố giàu có, buôn bán sầm
uất mà sử gia Joseph Flavius mô tả là “mập béo
nhất miền Pa-lét-tin.” Chúa Giê-su đang đi ngang
đó, giữa một đám đông cuồng nhiệt xô bồ. Thế mà
Chúa vẫn biết đấy! Chúa biết “có một người tên là
Da-kêu”, đang vắt vẻo trên một cành cây chờ Ngài
đi ngang qua, chỉ để nhìn thấy Ngài một chút
xíu… Ngài đã gọi đúng tên ông, và còn lưu lại nhà
ông nữa chứ. Thế là Ngài đã tìm lại được những gì
đã mất.

60
Mời Bạn: Ngày nay, tình trạng đô thị hoá đang nở
rộ với tốc độ phi mã. Đồng ruộng trước đây, nay
trở thành phố xá. Càng ngày sẽ càng hiếm cảnh
“nhà nàng ở cạnh nhà tôi; cách nhau cái dậu mùng
tơi xanh rờn”! Thay vào đó là những ngôi nhà kín
cổng cao tường. Ngay trong các chung cư, từ căn
hộ này sang căn hộ kia có khi là cả một thế giới
khác biệt. Da-kêu đại diện cho những người đang
bị chìm mất trong khung cảnh đô thị ngày nay:
những người đi học xa, những người ở quê nhập
cư lên thành phố làm việc… Bạn có nhận ra họ
không? Họ cần được nhận biết, cảm thông, hội
nhập…

Sống Lời Chúa: Bạn có người quen lên thành phố


làm việc? Bên cạnh bạn có người láng giềng ở quê
mới lên? Bạn làm một việc gì đó tốt đẹp cho họ đi
chứ.

Cầu nguyện: Đọc một kinh Lạy Cha cầu nguyện


cho những người nhập cư.

61
31/10/16 THỨ HAI TUẦN 31 TN
Lc 14,12-14
SỐNG VÔ VỊ LỢI
“Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo
khó, tàn tật, què quặt đui mù. Họ không có gì
đáp lễ, và như thế ông mới thật có phúc.” (Lc
14,13-14)
Suy niệm: Tục ngữ Việt Nam nói: “Có qua có lại,
mới toại lòng nhau.” Dẫu biết rằng có cái gì đó
không ổn nhưng thói đời vẫn thường đem luật
công bằng giao hoán đó để áp dụng vào tương
quan giữa người với người. Nhưng để sống trong
thế giới của “những người lành trong ngày sống
lại”, Chúa dạy ta phải vượt ra khỏi cái vòng luẩn
quẩn vay-trả trả-vay đó. Thế nên “đặt tiệc” mà
“mời những người nghèo khó,” những người
“không có gì đáp lễ” nghĩa là biết sống cách vô vị
lợi; cho đi mà không mong đền đáp; cho cách
quảng đại với tất cả tình thương mến và tôn trọng.

62
Mời Bạn: Phải chăng Lời Chúa dạy không thực
tế? Có thể lắm, nhưng vẫn có những người như bà
Roberta Langtry, giáo viên tiểu học ở Toronto,
phục vụ trẻ khuyết tật trong 55 năm, sống âm
thầm đạm bạc để sau khi lìa đời, tặng số tiền để
dành 3,8 triệu USD cho hội bảo tồn thiên nhiên
Canada. Borden, người thực hiện di chúc của bà
nói: “Lantry sống rất đạm bạc, nhưng sẵn sàng âm
thầm gửi ngân phiếu ‘nặng đô’ cho những người
bà nghĩ là đang rất cần tiền” (Báo Tuổi Trẻ
3/10/06).”Đặt tiệc” bằng cả cuộc đời cống hiến
cách vô vị lợi như bà quả là một gương sống Lời
Chúa thật đẹp phải không bạn? Vậy bạn hãy đưa
Lời Chúa vào cuộc sống của bạn đi.
Chia sẻ: Lời Chúa và gương sống đó đã khơi lên
trong bạn lòng trắc ẩn nào? Bạn sẽ làm gì trước lời
mời gọi này?
Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái một cách
âm thầm, vô vị lợi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết sống
đẹp và ý nghĩa qua việc sống quảng đại và vô vị
lợi với mọi người.

63
64

You might also like