You are on page 1of 4

Câu 14: (2,5 điểm)

a/ Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em hãy
nêu 2 ví dụ.

b/ Em sẽ làm gì trong các tình huống sau để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi
người xung quanh?

1/ Trời nắng nóng, bố mới đi làm về, mồ hôi nhễ nhại.

2/ Bạn của em có chuyện buồn.

Câu 15: (2,0 điểm) Xử lí tình huống sau:

V và T cùng một nhám bạn đi dã ngoại và tình cờ phát hiện một hiện vật của nền văn hoá Ốc Eo.
Đó là một chiếc bát cổ. V cho rằng “Hình như chiếc bát này là cổ vật. Nếu mình bán sẽ kiếm
được nhiều tiền”

Nếu là em thì em sẽ làm gì?

Câu 16: (1,0 điểm) Em hãy kể 4 di sản văn hoá mà em biết.

Câu Đáp án
a/ + Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi, gắn bó với nhau hơn.
+ Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn,
thử thách trong cuộc sống.
Ví dụ: - Nam thường quyên góp đồ dùng học tập để giúp đỡ những bạn nghèo trong lớp.
Việc làm đó làm cho Nam và các bạn gần guĩ, gắn bó với nhau hơn.
Câu 14 - Khi bạn gặp chuyện buồn mình quan tâm, sẻ chia nổi buồn cùng bạn sẽ giúp bạn đó sẽ
vượt qua khó khăn để vui vẻ trở lại.
b/ - Thể hiện được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bố bằng lời nói, thái độ và việc
làm.
- Thể hiện được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nỗi buồn của bạn bằng sự động
viên, an ủi.
Nếu là V và T, em nên đem cổ vật đến cơ quan chức năng để giao nộp cổ vật đó chứ
Câu 15 không được mang về làm của riêng bởi vì đây là những vật có giá trị lịch sử lâu đời của
đất nước ta.
- Đờn ca tài tử Nam Bộ; - Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu 16
- Múa rối nước.; - Đền thờ Bác Hồ
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá
trong các trường hợp sau:

- Trường hợp 1. Khi đào móng làm nhà, ông H phát hiện ra một cặp bình cổ bằng đồng rất đẹp.

Ông rất vui, ngay lập tức gọi điện tìm người để bán cặp bình đó.

- Trường hợp 2. Nhà bà N nằm ngay sát khu di tích lịch sử. Vợ chồng bà đang xây nhà và tường
rào. Trong quá trình xây tường bao, ông bà đã xây lấn 50 cm đất sang đất của khu di tích.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy.
N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các
bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm
gì.

Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý
định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

Câu 1 (2,0 điểm):

- Trường hợp 1. Hành vi vi phạm: phát hiện cổ vật nhưng không trình báo, giao nộp cho cơ quan
chức năng; buôn bán trái phép cổ vật.

- Trường hợp 2. Hành vi vi phạm: lấn chiếm đất của khu du tích

Câu 2 (2,0 điểm):

- Tình huống a) Nếu là N, em sẽ:

+ Nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác
và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.

+ Nếu V không trả lại, em sẽ trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

- Tình huống b) Trong tình huống trên, em sẽ:

+ Giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến
những hậu quả xấu.

+ Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm
để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.
Câu 2. (2 điểm). Xử lí tình huống: Trên đường đi học về, Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy
trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói:" Việc đó
nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!" Nếu là Q, em sẽ làm gì?

- Nếu là Q, em vẫn:

+ Sẽ đi báo công an về hành vi ấy,


Câu 2
+ Và nói vơi H rằng: Việc trộm cắp cổ vật trong chùa là hành vi vi phạm pháp luật
cần phải ngăn chặn góp phần bảo vệ di sản văn hóa của địa phương.

Câu 2 (4 điểm):

Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di
sản văn hoá đó? Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích Lam Kinh thường khắc tên mình lên đá, lên
bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó?

* Học sinh nêu được ít nhất 4 di sản văn hóa của quê hương Ngọc Lặc hoặc của tỉnh
Thanh Hoá.
VD: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai thuộc xã Kiên Thọ, Hát xường, Lễ hội Pồn pôông,
Hang Bàn Bù,…
* Nêu được các giải pháp góp phần bảo vệ di sản văn hoá:
- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa.
Câu 2
- Giữ gìn các di sản văn hóa.
(4
- Tham gia các lễ hội ở địa phương mình.
điểm)
- Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.
* Không đồng tình với hành vi, việc làm của các bạn học sinh đó.
- Hành vi của các bạn là không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
- Cần khuyên ngăn các bạn không được thực hiện những hành vi như vậy, giải thích cho
các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
- Nếu các bạn không nghe cần báo ngay cán bộ, ban quản lý di sản văn hoá.
Câu 14. (3 điểm) Cho các di sản: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Văn
Miếu - Quốc Tử Giám, Khu Di tích Mỹ Sơn, Hát chèo, Nhã nhạc Cung đình Huế, Di tích lịch sử
Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh,
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Chùa Một Cột, Vọng cổ.
Hãy phân loại các di sản theo bảng gợi ý dưới đây:
Di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa phi vật thể
Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Văn Miếu - Đờn ca tài tử Nam Bộ, Hát chèo, Nhã nhạc
Quốc Tử Giám, Khu Di tích Mỹ Sơn, Di Cung đình Huế, Nghệ thuật Bài chòi Trung
tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Bộ, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Vọng cổ.
Nam, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,
Chùa Một Cột.

Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,... gây mất
mĩ quan. Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa
chỉ hoặc là các hình trái tim, hoa lá,.. Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản
mạng xã hội, … Không chỉ ở tên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân
cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mĩ quan.

a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?
b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

a, Em không đồng ý với việc làm trên

Bởi vì những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên các công trình di tích lịch sử chính là
hành vi phá hoại, xâm hại đến các di tích lịch sử đó, gây mất mĩ quan, làm hư hại công trình.

b, Nếu bắt gặp những người đang viết vẽ lên các công trình di tích lịch sử, em sẽ khuyên họ
không nên làm như vậy, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham
quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm,... thay vì khắc chữ, viết, vẽ vì làm như thế
là đang góp phần phá hoại, làm hư tổn và gây mất cảnh quan ở khu di tích.

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 15 SGK GDCD - Cánh diều

Giả sử trong quá trình đào móng, xây nhà bố em phát hiện có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đâu.
Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Em sẽ khuyên bố rằng hãy mang cổ vật đó giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết. Bởi vì nếu như giữ lại cổ vật đó trong nhà hoặc đem đi bán đều là hành vi vi phạm pháp
luật.

You might also like