You are on page 1of 6

Thuyết minh về tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá

Dàn ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về hiện tượng hâm mộ thần tượng thái quá của giới trẻ hiện
nay.
- Dẫn dắt vào bài viết.
II. Thân bài:
- Nêu khái niệm về thần tượng
 Những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận
động viên... thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy,
hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực
nhất.
- Nêu những biểu hiện về hâm mộ thái quá thần tượng
 Coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn
muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép...
 Ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám
đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì.
 Rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như
dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi hỏi.
- Hậu quả của tình trạng
 Ảnh hưởng đến cuộc sống: sinh hoạt, sức khỏe, học tập, gia đình.
 Ảnh hưởng tới chính thần tượng.
- Giải pháp
 Đặt cho mình một giới hạn nhất định.
 Bớt xem những chương trình thần tượng.
 Tiết kiệm tiền cho việc thiết thực.
III. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ cá nhân về vấn đề.
- Tuyên truyền và động viên mọi người hâm mộ thần tượng lành mạnh.

Thuyết minh về tình trạng “Flex” trên mạng xã hội


Dàn ý:
I. Mở bài
Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của sự vật, hiện
tượng trong đời sống xã hội.
II. Thân bài:
- Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
- Lí giải rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng.
- Trình bày tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con
người, có sử dụng các cứ liệu cụ thể.
- Nêu giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc hạn chế hiện tượng tiêu cực.
III. Kết bài:
Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

Thuyết minh về một lễ hội được tổ chức ở địa phương


Dàn ý:
I. Mở bài:
Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện
khí thế sôi nổi của thời đại.
II. Thân bài:
Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu
logic.
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:
+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).
+ Địa điểm tổ chức lễ hội.
+ Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay
thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho
việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).
+ Chuẩn bị về địa điểm…
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai
phần: phần lễ và phần hội.
+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu
lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách
thập phương.
+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý
nghĩa, cảm tưởng về lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành,
ca nhạc, các trò vui chơi,…)
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
III. Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

Thuyết minh về một món ăn dân tộc trong ngày tết


Dàn ý:
I. Mở bài: giới thiệu món ăn yêu thích
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét,
bánh giày, mứt,…. Những món ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. Một
món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. Một món ăn mà em rất
yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh
chưng.
II. Thân bài: thuyết minh về bánh chưng
1. Nguồn gốc bánh chưng:
Sự tích bánh chưng:
Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời
vua Hùng thứ 6
Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến
lúa nước.
Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
Bánh chưng tượng trưng cho trời
2. Nguyên liệu làm bánh:
Lá gói bánh
Lạt buộc
Gạo nếp
Đỗ xanh
Gia vị khác
Phụ màu
3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:
Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nhuyễn, trộn với thịt
Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4. Quy trình thực hiện:
– Gói bánh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cm x 25cm
– Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
– Sử dụng bánh
Bánh được dùng để cúng vào ngày tết
Bánh được dùng để đón tết
Bánh được dùng để biếu người thân
III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn em yêu thích
Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc

Thuyết minh về hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện


nay
Dàn ý:
I. Mở bài:
– Nói qua về cuộc sống hiện hiện là ngọn nguồn của căn bệnh vô cảm.
– Trong thế kỷ 21 này nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển trên tất cả các
lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích cho con người.
– Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế, khoa học công nghệ cũng khiến con người
dễ mắc bệnh một căn bệnh đó là bệnh vô cảm.
II. Thân bài:
– Giải thích bệnh vô cảm là gì? Bệnh vô cảm là thái độ sống thờ ơ, với những gì
xung quanh, những thứ không liên quan tới quyền lợi, hay lợi ích của mình thì
không quan tâm, không tham gia, không bận lòng.
– Bệnh vô cảm, không phải là bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Nhưng nó làm con người trở nên chai lì, mất đi cảm xúc tâm hồn, thờ ơ với thời
cuộc.
– Lâu dần căn bệnh này sẽ thành mãn tính khó chữa, là cho con người sống
trong xã hội không còn tinh thần đoàn kết, yêu thương , chia sẻ.
– Mở rộng lấy một số ví dụ về bệnh vô cảm hay gặp trong cuộc sống như: Khi ta
thấy một người bị tai nạn giao thông đang bất tỉnh, rất nhiều người sẽ dừng xe
lại để xem người đó vì tò mò. Nhưng rất ít người giúp đỡ hoặc gọi một cuộc
điện thoại cho xe cấp cứu.
– Hậu quả của bệnh vô cảm là? Chính những hành động thờ ơ, vô cảm này của
con người đã làm cho xã hội của chúng ta ngày càng phức tạp, hỗn loạn, thiếu
an toàn. Tội phạm thì ngày càng manh động chúng ra tay tàn ác hơn, còn người
tốt thì không dám lên tiếng vì nếu họ chỉ có một mình sẽ không làm gì được bọn
xấu.
– Chính thái độ vô cảm của chúng ta, khiến cho cái tốt ngày càng bị thui chột,
cái xấu ngày càng gia tăng. Chúng ta đang giết chết chúng ta bởi căn bệnh vô
cảm này.
– Những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại từ bao đời nay. Truyền
thống “lá lành đùm lá rách” “uống nước nhớ nguồn”…
III. Kết bài:
– Vô cảm sẽ trở thành căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa nếu như chúng ta
không lên tiếng ngăn chặn nó, loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống hiện tại của chúng
ta.
– Mỗi cá nhân cần phải tự rèn luyện đạo đức của mình biết phân biệt đúng, sai,
đạo lý, lễ nghĩa. Phải có tinh thần chống lại cái xấu cái ác, không im lặng, thờ ơ
để cho chúng phát triển.
- Chỉ khi con người chúng ta đoàn kết nhau lại thì căn bệnh vô cảm sẽ được loại
bỏ vĩnh viễn.

Thuyết minh về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội


hiện nay
Dàn ý:
I. Mở bài:
- Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, thờ tự là những giá trị tinh thần truyền thống tốt
đẹp và đặc sắc của dân tộc cần được lưu giữ và trân trọng.
- Thế nhưng cho đến ngày hôm nay, những nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp ấy
dần bị bóp méo, làm sai lệch, xấu xí bởi một bộ phận những con người thiếu
hiểu biết, mê tín quá đà, điều này ta có thể thấy rõ ràng thông qua các lễ hội
chùa chiền hằng năm.
II. Thân bài:
*Giải thích về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, thờ tự của người Việt:
- Là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân
Việt Nam. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở thái độ tôn kính, trân trọng các vị
thần, phật nhằm đem lại cảm giác yên tâm, tin tưởng về một cuộc sống
yên bình.
- Thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc bề trên, các vị anh hùng, thể
hiện vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn người Việt Nam.
* Thực trạng mê tín quá đà ngày nay tại các lễ hội:
- Văn hóa tâm linh ở các lễ hội chùa chiền dần bị "biến dạng" làm xấu đi
hình ảnh chốn linh thiêng, hủy hoại đi những nét đẹp truyền thống của
dân tộc.
- Điều đó xuất phát từ những hành động mê tín quá đà của một bộ phận
những con người thiếu cả ý thức lẫn đạo đức, trở thành vấn nạn chung cho
toàn xã hội, là vấn đề cần phải giải quyết và ngăn chặn cấp bách.
- Cho rằng cứ phải mâm cao cỗ đầy, rượu thịt các loại, hương khói nghi
ngút mới là tỏ lòng thành kính.
- Lúc khấn vái thì ra điệu bộ thành kính nhưng toàn cầu những điều dung
tục tầm thường, như mong được giàu có, được thuận lợi trong đường công
danh,...
- Người người chen lấn xô đẩy, chỉ để tranh lộc, nhét tiền vào tay, chân
Phật, xoa tiền vào chuông đồng, rồi thì tranh nhau rải tiền, rải gạo khắp
nơi, để chốn liêng thiêng thành một nơi lộn xộn đầy rác thải.
- Cãi vã, xô xát, những tiếng chửi rủa, tục tĩu được vô tư phát ra ngay dưới
mắt Phật mà họ không hề thấy xấu hổ, sám hối hay ngượng miệng.
- Vô tư cười đùa, xả rác, chơi bài, đánh bạc, viết vẽ bậy trong khuôn viên
chùa.
- Bỏ công bỏ việc, bỏ nhà bỏ cửa chỉ để hối hả, chen lấn, lặn lội đến một
ngôi chùa nào đó mà nghe nói là rất "thiêng", để tiếp tục cầu nguyện khấn
vái cho lòng tham hư vinh, vật chất của mình.
* Bàn luận:
- Hành động mê tín quá đà như rải tiền, rải gạo, chen lấn xô đẩy dâng
hương không đem lại của cải vật chất mà chỉ chứng minh lòng tham vô
đáy của con người.
- Cuộc sống là một chuỗi những quy luật nhân quả và do chính bản thân
chúng ta nắm bắt và quyết định.
- Sống lương thiện, chăm chỉ làm ăn thì ắt nhận được những đền đáp xứng
đáng.
- Chăm chỉ chùa chiền lễ phật nhưng lười biếng, ăn ở thất đức thì ắt gặp
quả báo, mạt vận.
* Liên hệ bản thân:
- Nhận thức được những điều mê tín dị đoan quá đà, tránh phạm phải
- Ra sức tuyên truyền cho bạn bè người thân cùng biết.
III. Kết bài:
- Suy cho cùng, việc mê tín quá đà ở một bộ phận người dân đã gây ra những tác
động tiêu cực trong nhận thức, làm xấu đi hình ảnh chốn liêng thiêng, là vấn nạn
chung khó giải quyết của toàn xã hội.
- Là công dân Việt Nam, chúng ta cần cố gắng tu dưỡng đạo đức, học tập thật
giỏi, có nhận thức đúng đắn về các hoạt động văn hóa tâm linh, có ý thức giữ
gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời ngăn chặn các
hành động vô ý thức, xấu xí làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội,
đất nước.

You might also like