You are on page 1of 5

Đọc hiểu Thơ văn Nguyễn Trãi

I.TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VỀ TÁC GIA NGUYỄN TRÃI:


Câu 1 : Nguyễn Trãi có hiệu là gì?
A. Thanh Hiên
B. Ức Trai
C. Yên Đỗ
D. Bạch Vân
Câu 2 : Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm nào?
A. 1385
B. 1390
C. 1395
D. 1400
Câu 3 : Nguyễn Trãi cùng cha ra làm quan dưới triều đại nào?
A. Nhà Lý
B. Nhà Trần
C. Nhà Hồ
D. Nhà Nguyễn
Câu 4 : Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi theo ai tham gia
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Lê Lợi
C. Nguyễn Huệ
D. Trần Nhân Tông
Câu 5 : Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn vào năm nào?
A. 1432
B. 1434
C. 1437
D. 1439
Câu 6 : Dòng nào sau đây nêu đúng năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi?
A. 1378 – 1440
B. 1380 – 1442
C. 1382 – 1440
D. 1382 – 1442
Câu 7 : Dòng nào sau đây khái quát không đúng về số phận, con người Nguyễn Trãi?
A. Đắc chí bao nhiêu thì bất đắc chí bấy nhiêu.
B. Đắc chí nhiều mà bất đắc chí cũng nhiều.
C. Vừa đắc chí vừa bất đắc chí.
D. Bất đắc chí nhiều hơn đắc chí.
Câu 8 : Bui một tấc lòng ưu ái cũ,/Ðêm ngày cuồn cuộn nước triều đông . Hai câu thơ
trên trích trong bài thơ nào dưới đây?
A. Thuật hứng – bài 5
B. Tự thán – bài 40
C. Bảo kính cảnh giới – bài 42.
D. Tự thuật – bài 9
Câu 9 : Lí do trực tiếp làm cho Nguyễn Trãi phải cáo quan về ở ẩn và chịu oan sai,
không thực hiện được hoài bão của mình là gì?
A. Vì chế độ quân chủ không dung nạp được những người sống quá nhân nghĩa và ngay
thẳng như Nguyễn Trãi.
B. Vì cuộc đời của người anh hùng thời nào cũng thường phải chịu nhiều thử thách và
lắm bi kịch.
C. Vì tài năng, nhân cách của Nguyễn Trãi vượt quá khuôn khổ xã hội và chế độ quân
chủ thường thù nghịch với người tài.
D. Vì bọn triều thần gian nịnh đố kị, ghen ghét tài năng, nhân cách của Nguyễn
Trãi, đã tìm mọi cách để gièm pha giá họa cho ông.
Câu 10 : Nhận xét nào không đúng về Nguyễn Trãi?
A. Là một bậc đại anh hùng dân tộc.
B. Là một nhân vật toàn tài hiếm có.
C. Là người đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
D. Là một nhà văn có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài.
II. ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Ngôn chí – bài 10
(Nguyễn Trãi)
“Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này”
(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Chú thích:
(1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây
(2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.
(4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.
(5) Năng: có thể, hay.
Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi?
A. Văn chính luận
B. Thơ chữ Hán
C. Thơ Nôm
D. Thơ tự thuật
Câu 2: Văn bản Ngôn chí 10 thuộc thể thơ nào? Vì sao?
A. Thể thơ tự do, vì các dòng không theo quy luật
B. Thể thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ
C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng
D. Thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 chữ
Câu 3: Đối tượng trữ tình của bài thơ là?
A. Cảnh chùa
B. Đêm trăng
C. Ao cá
D. Cuộc sống điền viên nơi thôn quê
Câu 4: Dòng nào gợi lên bức “chân dung” của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
A. Gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã, yêu và hòa hợp với thiên nhiên
B. Quyết tránh xa vòng danh lợi để vui thú điền viên
C. Lòng thanh tịnh như nhà tu hành
D. Tận hưởng thú vui tao nhã
Câu 5: Hình ảnh thơ trong Ngôn chí 10 có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Hình ảnh thơ tươi sáng
B. Hình ảnh xưa cũ
C. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc
D. Hình ảnh tưởng tượng
Câu 6: Nội dung hai câu đề là?
A. Sức sống nơi làng quê
B. Thú vui tao nhã
C. Cảnh vật, lòng người
D. Ít vướng bận, vui sống
Câu 7: Nghệ thuật đối thể hiện ở hai dòng thơ nào?
A. Hai câu đề, hai câu luận
B. Hai câu luận, hai câu kết
C. Hai câu kết, hai câu thực
D. Hai câu thực, hai câu luận
Câu 8: Dòng nào sau đây nói lên cách đối trong hai câu luận của bài thơ?
A. Ngôn đối: là đối bằng lời suông
B. Sự đối: đối bằng điển cố
C. Chính đối: mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý
D. Phản đối: nêu hai sự việc trái ngược nhau
Câu 9: Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện
qua hai câu thực của bài thơ (1đ)
Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ
Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng) (1đ)
Đáp án: Phần trắc nghiệm
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8

C D D A C C D C

Câu 9: Nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu
thực
- Nghệ thuật đối- chính đối: Mỗi câu trình bày một sự việc ở thời điểm khác nhau nhưng
cùng nói lên một ý – lối sống thanh cao của cao nhân mặc khách diễn ra nơi thôn quê với
trăng gió, cây và hoa
+ Đêm trăng thanh uống rượu, nghiêng chén uống cả ánh trăng. Trăng soi bóng trong
chén, lắng vào hồn thi nhân… uống rượu thưởng trăng
+ Ngày ngắm hoa, chăm cây, tỉa cành…
Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ
Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng)
- HS tự cảm nhận bằng cảm xúc của riêng mình nhưng cần thể hiện các nét chính về bức
chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ
- Tham khảo một số ý chính sau:
+ Lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu, không vướng bận danh lợi
+Mở rộng tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật thôn quê: uống rượu ngắm trăng, hoa; chăm
cây cảnh; ngắm chim làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước
+Không quan tâm sự đời, thấy lòng thanh thản với thú vui đẹp…
Đề số 2:
Thuật hứng (Bài 24) - Nguyễn Trãi
Công danh đã được hợp (1) về nhàn,
Lành dữ âu chỉ thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.


Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.
Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen.
(Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr. 712)
Chú thích:
(1) Hợp: Đáng, nên
(2) Yên hà: Khói sông.
(3) Bui: Chỉ có
(4) Chăng: Chẳng
Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn trên.
Câu 3: Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối?
Đáp án:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 2: Những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ là: Ao, bèo, muống, đìa
cỏ, sen, phong nguyệt, yên hà.
Câu 3: Tác dụng của phép đối:
- Diễn tả sự phong phú, vô hạn của thiên nhiên và đời sống tâm hồn thanh cao, giàu đẹp,
chan hòa với tạo vật của Nguyễn Trãi.
- Giúp cho lời bài thơ hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.
Câu 4: Tấm lòng của Nguyễn Trãi gửi trong hai câu thơ cuối:
- Tấm lòng trung hiếu với trung hiếu với cha mẹ, với vua, với nước.
- Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi luôn bền vững, son sắt thủy chung
II.TỰ LUẬN
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Nhắc đến một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất lại mang trong mình tâm hồn văn thơ độc
đáo không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi
+ Bài thơ “Thuật hứng” thể hiện cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng của vùng quê nơi ông
sống
B. Thân bài
- Hai câu thơ đầu: Bỏ lại công danh trở về với cuộc sống thanh nhàn
+ Công danh: Ai cũng theo đuổi, đạt được và thấy được sự đối nghịch trong đó lại muốn
rời bỏ
+ Đối với Nguyễn Trãi: Bỏ công danh ở phía sau, trở về quê nhà, lấy thiên nhiên làm bạn,
hòa mình vào thiên nhiên với những thú vui
- Hai câu thơ tiếp theo: Những thú vui chốn quê nhà
+ Cuộc sống giản dị, khác so với những gì mà Nguyễn Trãi đã có, đã cống hiến, làm
những công việc của những người nông dân như vớt bèo, phát cỏ.
+ Ăn những món ăn giản dị, không có sơn hào hải vị: Rau muống, ương sen
– Bốn câu thơ cuối: Lối sống thanh bạch, nỗi lo cho đất nước
+ Lối sống yên bình, làm bạn với gió, trăng
+ Nỗi lo cho đất nước: Lo cho vận mệnh đất nước khi tồn tại bè lũ quan tham, no cho
dân, hướng về đất nước
+ Sự hối tiếc nhẹ khi không cống hiến toàn bộ tài năng của mình cho đất nước
C. Kết bài
- Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình cởi mở
- Bài thơ thể hiện tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi dành dân, cho nước, yêu thiên nhiên
cuộc sống

You might also like