You are on page 1of 6

ĐỌC HIỂU THUẬT HỨNG 24 – NGUYỄN TRÃI

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui* có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng** khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên,
2003, tr.87)
I. Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu tên thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận.
Câu 3. Hai câu kết cho thấy vẻ đẹp gì của Nguyễn Trãi?
Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 5. Nếu là người biên soạn, anh (chị) sẽ chú giải từ phong nguyệt như thế nào ?
Câu 6. Hình ảnh con người Nguyễn Trãi trong hai câu thơ sau:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Câu 7. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sống Nguyễn Trãi nói đến trong câu
thơ “Công danh đã được hợp về nhàn” không? Vì sao?
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Lục bát
Câu 2: Ý nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa của câu thơ thứ nhất?
A. Hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.
B. Nguyễn Trãi vẫn rất khao khát đối với việc lập công danh nhưng thời thế không
cho phép, bắt buộc ông phải về nhàn.
C. Đối với Nguyễn Trãi, nếu không còn công danh thì lựa chọn tốt nhất là lui về
nhàn.
D. Đối với Nguyễn Trãi, công danh chỉ là tạm bợ, thú nhàn là điều ông luôn hướng
tới.
Câu 3: Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực, hai câu luận
C. Hai câu luận, hai câu kết
D. Hai câu kết
Câu 4: Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào
làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san”
Phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
Câu 5: Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?
A. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong
phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
B. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về
nhàn.
C. Nối về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu
sang ngày còn làm quan của Nguyễn Trãi.
D. Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi
về một cuộc sống phóng túng.
Câu 6: “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê
nữa” suy nghĩ trên được thể hiện trong câu thơ nào?
A. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
B. Công danh đã được hợp về nhàn,
C. Mài chăng khuyết, nhuộm răng đen
D. Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Câu 7: Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối?
A. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi đối với cha mẹ.
B. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua.
C. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.
D. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.
Câu 8: Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Câu 9: Bài thơ trên thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.
III. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Thuật hứng (24)

Trước hết, nhà thơ đã bày tỏ suy nghĩ của mình về cái lợi công danh mà mọi người
hằng ao ước có được nó:
“Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Công danh là cái đích cũng là niềm mơ ước mà bao nhiêu nhà Nho xưa hướng đến,
tu luyện phẩm chất, chăm chỉ học hành để cống hiến tài năng và sức lực cho đất
nước, nhân dân, và cũng là để nhận được sự đánh giá và công nhận của bề trên.
Thời nào cũng vậy, việc nam nhi tử hán đặt công danh lên làm gánh nặng là lẽ
thường tình, kẻ không có công danh sự nghiệp, không làm trọn bổn phận của một
đấng nam nhi với đất nước, cũng chẳng đáng nhắc đến làm gì. Nói về vấn đề công
danh, nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong
trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Thế nhưng, Nguyễn Trãi lại thể hiện được
sự nhẹ nhõm, thanh nhàn khi trút bỏ được gánh nặng của công danh. Bỏ qua tất cả
cái ồn ào, đầy ghen tị của lũ tiểu nhân trong chốn quan trường, Nguyễn Trãi tìm về
một cuộc sống thanh nhàn, yên bình trong chính cái tâm của mình, rút khỏi những
cuộc đấu đá quyền lực, tranh giành vinh hoa hèn mọn, đyáng khinh bỉ bằng những
hành động ghê tởm “Lành dữ âu chi thế nghị khen”. Bao giờ cũng vậy, làm chức
quan trong triều đình cũng gặp rất nhiều cám dỗ, nếu xuôi theo bọn nịnh thần thì sẽ
có vinh hoa phú quý, nhưng lại vô tình đánh mất đi chính mình. Còn nếu sống
đúng với chính mình, trong sạch, liêm khiết như áo trắng chẳng vết nhơ thì lại
được cho rằng chống đối với cả một tập đoàn gian thần phía sau vỏ bọc tưởng
chừng đẹp đẽ, thánh thần của áo quan. Chúng luôn sống trong sự tung hô của
những kẻ hầu mọn thân cận, cậy quyền cậy thế làm càn, nhấn cuộc sống nhân dân
xuống bùn lầy nhơ nhớn, ngông cuồng tạo nên những nỗi đau bất hạnh cho chúng
sinh. Nguyễn Trãi là một vị quan liêm chính, có lối sống trong sạch quyết không
chịu đầu hàng cái xấu xa, luôn hết mình cống hiến và phò tá vua trị vì đất nước, vì
vậy ông là đối tượng mà bọn gian thần này muốn hãm hại, diệt trừ.
Giờ đây, ông đã trút bỏ được hết thứ hư danh ấy để về với cuộc sống bình dị, ông
sống cuộc sống như của một ẩn sĩ thực sự, vui với những thú vui giản dị:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Là một vị quan tài giỏi nhưng khi đã về ở ẩn thì cuộc sống của Nguyễn Trãi cũng
giản dị, mộc mạc như bao người Nho sĩ khác, sống bầu bạn với thiên nhiên, làm
những công việc dung dị, “vớt bèo” để cấy muống, đó là những loài thực vật trong
tự nhiên nhưng trong cuộc sống ở ẩn đấy thì nó lại là những nguồn thức ăn, nguồn
thực phẩm mà nhà thơ sử dụng nó hàng ngày. Cuộc sống nơi hoang dã không có
những sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, “ương sen”, nhưng cũng chỉ cần như vậy
thôi, cuộc sống cũng đã vô cùng ý nghĩa, mãn nguyện. Bởi cái nhà thơ có được là
sự thanh thản trong tâm hồn, được sống ở một môi trường trong sạch, không vướng
bụi trần. Đó chính là tinh thần nhập thế rất tích cực của các bậc đại ẩn. Thật khó có
thể tìm thấy dấu vết của lối sống quan trường cao sang trong những câu thơ như
vậy. Tuy nhiên, liệu ông trở về quê trồng rau muống, ương sen như một lão nông
tri điền đã đúng với tinh thần của bài thơ này? Phải đặt hai câu thơ đó vào trong
toàn bài thơ. Nguyễn Trãi chỉ nói “hợp về nhàn”, chứ tuyệt nhiên không nói đến
việc ông về quê hay về đâu. Cái sự công danh đã được rồi, nên về nhàn là cái nhàn
tư tưởng, cái nhàn đầu óc. Hai câu này như là một tuyên bố cách ứng xử của nhà
Nho, nhằm mục tiêu “chỉ có lòng trung hiếu mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”.
Đó là phương châm ứng xử, trong mọi trường hợp cũng mềm dẻo, linh hoạt để giữ
lại cái căn cốt, ở đây là trung và hiếu. Ao cạn thì không thất vọng mà bỏ, vẫn có
thể thành ruộng trồng rau muống. Đầm trong, không còn nuôi tôm cá được nữa thì
trồng sen. Đó là hai câu như là tục ngữ kinh nghiệm sống, dù hoàn cảnh nào thì
người nông dân vẫn tìm ra cách để làm cho ao đầm có ích, “giữ mầm sống” trường
tồn. Cái mầm sống muống và sen ấy, với Nguyễn Trãi muốn nói đến, chính là lòng
trung hiếu. Hai câu thơ này đặt trong toàn bài, truyền thông điệp tư tưởng, chứ
không phải dụng công tả cái hình tướng một cách thô mộc.
Về ở ẩn nơi quê nhà, tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà thơ càng được thể hiện rõ
nét, mang đậm màu sắc ước lệ cổ điển đầy thi vị:
“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vậy then”
Những câu thơ này thể hiện được lối sống thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Trãi khi
lấy “phong”, “nguyệt” tức gió trăng là người bầu bạn, cảm nhận nhịp sống nơi dân
dã, tâm hồn thanh bạch của con người vĩ đại này dường như đã được tỏa rạng. Đối
với ông thiên nhiên quả là báu vật, là nguồn của kho vô tận mà chỉ có ở những
người như ông – yêu thiên nhiên hết mực mới cảm nhận được cái tuyệt mĩ. hoàn
hảo của nó. “Một câu thơ đẹp, rất ảo, tràn đầy mỹ cảm, hình như chưa thấy ở đâu,
chưa thấy ai sáng tạo được như thế. Ức Trai quả thật là vị tiên trong thơ, từ trong
thơ mà lừng lững đi ra, rồi cùng với thơ đi vào bất tử”. Hình ảnh ở đây rất ảo diệu.
“Kho” là hữu hạn, thu vào gió trăng vô hạn. “Thuyền” là hữu hạn, chở khói sông là
vô hạn. Gió trăng dĩ nhiên đầy vượt qua nóc. Còn khói sông tưởng nhẹ mà nặng
vạy cả then thuyền. Điều tất nhiên đối với điều huyền ảo. Đây là 2 câu thơ thần
tình trong bài thơ này. Con người nhàn vượt lên thực tại, đó là cái chất trong tâm
trí, cái kỳ diệu, mầu nhiệm của phẩm chất trung hiếu. Dù cho hoàn cảnh thực tại
phải ứng xử như cấy muống, trồng sen, thì tâm hồn và trí tuệ vẫn là cái kho phong
nguyệt và thuyền yên hà kia. Tâm hồn trăng gió vẫn phóng khoáng vượt ra ngoài
mái kho sống. Trí tuệ khói sông thế mà còn nặng lẽ thuyền đời. Hai câu này bổ
sung và nâng đỡ, hiệp cùng hai câu trên, để nói về lòng trung hiếu. Thế mới là
“mài chăng khuyết, nhuộm chăng phai”.
Tuy đã lui về ở ẩn nhưng với tấm lòng của Nho sĩ yêu nước, luôn hướng về dân về
nước thì ông vẫn mang nặng nỗi lòng về vận sự của đất nước:
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Nguyễn Trãi được biết đến là người luôn đau đáu trong lòng về vận sự đất nước, về
đời sống của nhân dân. Nếu như nhân dân còn khổ cực thì Nguyễn Trãi cũng chẳng
thể ngồi yên mà hưởng “nhàn” nơi vùng quê thanh vắng, bầu bạn cùng thiên nhiên.
Con người Nguyễn Trãi là thế, luôn mang trong mình trách nhiệm lo cho dân cho
nước, răn mình phải tìm mọi cách khiến cho thái bình thịnh trị, vận nước an yên,
nhân dân no đủ. Một người “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi
lạc” thì làm sao có thể thản nhiên hưởng “nhàn” trong khi đất nước đang loạn lạc,
công thần sa đọa như thế.
Hai câu kết khép lại những suy tư cảm xúc về lạc thú thanh nhàn và nhìn lại định
hưởng cho cả một đời người, ở đây, tự đáy lòng nhà thơ, vượt lên trên cái thú
“phong nguyệt, yên hủ” vẫn tâm niệm “một lòng trung lẫn hiếu”. Niềm trung hiếu
này thể hiện một quan niệm sống của một con người có nhân cách vĩ đại, tiết tháo
cao cả: trung hiếu với vua, với nước, với dân. Đó là khao khát sâu kín và cháy
bỏng suốt một đời của Nguyễn Trãi. Tấm lòng Nguyễn Trãi lúc nào cũng đau đáu
hướng về đất nước, nhân đân. Ông gọi đó là lòng ưu ái, lòng trung hiếu không lúc
nào phôi phai được. Quả là một nhà ái quốc vĩ đại.

You might also like