You are on page 1of 8

Thực hành điển tích điển cố

I. Củng cố tổng quát


1, Những khái niệm cơ bản
a, Thành ngữ
- Khái niệm
“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể
giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.
- Đặc điểm
Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca
văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu
cảm cao.
- Phân loại
Thành ngữ có thể được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí, tùy thuộc mục đích
nghiên cứu tìm hiểu, tra nghĩa, giải nghĩa.
Theo nguồn gốc có thể chia thành hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ
gốc Hán (thành ngữ Hán Việt). Ví dụ thành ngữ thuần Việt như Ăn xổi ở thì, buôn
thúng bán mẹt..., thành ngữ Hán Việt như thâm căn cố đế, đồng bệnh tương liên...
Theo thủ pháp tu từ được sử dụng có thể chia thành loại: so sánh (ví dụ như nhát
như thỏ đế, cấm cảu như chó cắn ma,...), ẩn dụ (ví dụ như ruột để ngoài da, rán
sành ra mỡ,...), đối ngẫu (ví dụ như cao chạy xa bay, lên bờ xuống ruộng,...).
Theo số lượng từ có thể phân loại thành loại: 3 chữ như khỏe như vâm, thẳng ruột
ngựa, loại 4 chữ như một nắng hai sương, đá thúng đụng nia, loại năm chữ như vắt
cổ chày ra nước, dùi đục chấm mắm cáy,...
- Ví dụ
Một nắng hai sương
Rán sành ra mỡ
Đâm ba chẻ củ
2. Điển tích điển cố
- Khái niệm
Điển cố thường là kể về các tấm gương hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, các tấm gương
đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử, những câu thơ,
văn kinh điển trong các tác phẩm văn học có trước
- Đặc điểm
Tính liên tưởng
Điển cố thường gắn liền với các câu chuyện xưa nên cần có tri thức, hiểu biết nhất
định để có thể liên tưởng và hiểu trọn ý nghĩa.
Tính cô đọng, hàm súc
Điển cố thường có hình thức ngắn gọn, đôi khi chỉ gói gọn trong 2 từ nhưng lại
chứa đựng nội dung, ý nghĩa hàm súc, thâm thúy.
Tính linh hoạt
Đôi khi cùng một nội dung điển cố nhưng lại có nhiều hình thức thể hiện khác
nhau.
Tính khái quát
Điển cố thường dẫn dắt người đọc đến với thế giới cổ xưa, chứa đựng một ý nghĩa
chung, khái quát về hình ảnh đó. Thậm chí, một điển cố có thể mang nhiều ý nghĩa
khái quát cho nhiều tính chất, hình tượng khác nhau có mối quan hệ gần gũi.
Cách khai thác điển cố trong văn học: Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của điển cố.
Điển cố thường có 2 nghĩa cơ bản: Nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong đó, nghĩa bóng
là nghĩa thường được sử dụng, mang tính khái quát, trừu tượng, ám chỉ một sự vật,
tính chất, hành động. Để hiểu đầy đủ ý nghĩa của điển tích, người đọc phải tìm hiểu
rất kỹ về câu chuyện xưa và hiểu được ý nghĩa ẩn dụ trong đó
- Ví dụ
+ Điển cố đẽo cày giữa đường
II. Bài tập SGK
Câu 1

Thành ngữ trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương:


+ Một duyên hai nợ: hàm ý nói bà Tú lấy chồng cái duyên có một ít cái nợ, diễn tả
nỗi vất vả của bà Tú

+ Năm nắng mười mưa: chỉ sự vất vả, cực nhọc, dãi dầu mưa nắng

⇒ Sử dụng thành ngữ đơn giản, ngắn gọn, nhưng diễn đạt đầy đủ, sinh động, diễn tả
nhiều ý nghĩa khác nhau có giá trị biểu cảm cao

- Hai thành ngữ trên phối hợp với nhau theo các cụm từ có ý nghĩa gần giống thành
ngữ lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước được khắc họa hình ảnh bà Tú tần tảo, đảm
đang, tháo vát

Câu 2

- Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện tính hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn
cảnh gia đình Kiều bị oan

- Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, vẻ ngoài cuộc sống tỏ ra
hào nhoáng, hoa mĩ

- Đội trời đạp đất: biểu hiện lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc,
khuất phục trước uy quyền

Câu 3

- Điển tích trong bài Khóc Dương Khuê:

+ Giường kia: mượn câu chuyện Trần Phồn đời Hậu Hán có bạn tri kỉ là Tử Trĩ,
quý bạn tới mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn tới chơi hạ xuống, khi
về thì treo lên

- Đàn kia: mượn từ ý câu chuyện về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha
người đàn giỏi, Chung Tử Kì nghe tiếng đàn là hiểu được ý tưởng người đánh đàn.
Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha treo đàn lên không gảy nữa vì cho rằng không ai hiểu
được tiếng đàn của mình

⇒ Hai điển tích tô đậm cho tình bạn giữa mình và Dương Khuê thêm thắm thiết, tri
kỉ. Mất bạn, không ai hiểu được lòng mình

Câu 4
- Ba thu: điển cố lấy từ ý trong Kinh Thi nói về nỗi nhớ nhung da diết của con người.

⇒ Dùng điển cố với ý: Chàng Kim đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không gặp
cảm giác như ba năm không gặp

- Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ với con cái

⇒ Thúy Kiều nhớ tới cha mẹ, thương cha mẹ lo cho mình, còn mình thì biền biệt nơi
đất khách

- Liễu Chương Đài: gợi chuyện người đi làm quan ở xa viết thư dạy vợ “ Cây liễu ở
Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi

⇒ Dẫn đến điển tích Kiều mường tượng tới cảnh Kim Trọng trở lại Kiều đã thuộc về
người khác

- Mắt xanh: Chuyện kể rằng Nguyễn Tịch đời Tần quý ai thì tiếp bằng mắt xanh,
không ưa ai thì mắt trắng

⇒ Từ Hải muốn nói với Kiều rằng chàng biết Kiều ở chốn lầu xanh phải tiếp khách
làng chơi nhưng nàng chưa hề yêu ai

Câu 5

a, Có thể thay thế bằng từ bắt nạt người mới.

b, Có thể thay thế bằng cụm từ: qua loa.

⇒ Nếu thay thế bằng những từ ngữ tương đương thông thường thì mới chỉ đảm bảo
được phần nghĩa cơ bản mà không đảm bảo được hình tượng, sắc thái biểu cảm

Câu 6

- Nói với người không hiểu chẳng khác nào nước đổ đầu vịt.

- Mừng cho mẹ con nhà cô An mẹ tròn con vuông.

- Mẹ lúc nào cũng nói tớ trứng khôn hơn vịt.

- Nó nấu sử sôi kinh mấy năm, nay cũng tới lúc công thành danh toại.
- Sống trên đời cần rộng lượng, dĩ hòa vi quý.

- Nó đúng là con nhà lính, tính nhà quan.

- Ai gặp nó chẳng sấn tới, kiểu thấy người sang bắt quàng làm họ.

- Thời nay phú quý sinh lễ nghĩa.

Câu 7

- Dạo này nó nợ nần như chúa Chổm.

- Đã là con người ai cũng có gót chân A-sin của mình.

- Khổ thân con bé tự nhiên gặp phải thằng Sở Khanh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

1. Sưu tầm thành ngữ


1. Cày sâu cuốc bẫm
=>Chăm chỉ, cần cù làm việc trên ruộng đồng.
2. Kính thầy yêu bạn
=>Khuyên kính trọng thầy giáo dạy và yêu quý bạn bè của mình.
3. Cái răng cái tóc là góc con người
=> Ý muốn nói về tầm quan trọng của việc chăm chút vẻ đẹp bên ngoài. Đồng thời
cũng cho thấy tính cách, phẩm chất bên trong của một người.
4. Rán sành ra mỡ
=> Chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn, hà tiện, ý châm biếm, mỉa mai.
5. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư: (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
=>Tình nghĩa cao cả giữa thầy và trò.
6. Cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa.
=> Rất nhẹ nhàng, nâng niu, quý hoá.

7. Đứng núi này trông núi nọ.


=> Phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại trông núi khác thích hơn
8. Mưa to gió lớn.
=> Chỉ sự mâu thuẫn, xung đột to lớn đang xảy ra.
9. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
=> Nhắc nhở con người sống cần có lòng biết ơn. Khi được hưởng một thành quả
nào đó, cần phải trân trọng công lao của những người đã tạo ra nó, nhận được sự
giúp đỡ của người khác cần phải biết ơn.
10. Muốn ăn thì lăn vào bếp.
=> Muốn có ăn có mặc, muốn được hưởng ấm no sung sướng thì phải làm lụng vất
vả. Lười nhác, lừng khừng thì không thể sống yên thân, sung sướng được.
11. Một nắng hai sương
=> Nói về sự chịu đựng gian khổ làm việc từ sáng sớm đến chiều tối của những
người làm nghề nông.
12. Ngựa non háu đá.
=> Ý chỉ người trẻ tuổi hung hăng, hiếu thắng, không biết lượng sức mình.
13. Thương người như thể thương than
=> tinh thần nhân đạo cao cả trong truyền thống của dân tộc ta.
14. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng chưa?
=> Ý khuyên răn, nhắc nhở con người ta không nên chỉ vì một cái lợi nhỏ trước
mắt hoặc những thứ nhỏ bé, không đáng mà đánh đổi bằng thời gian, công sức,
tâm trí quý giá của chúng ta.
15. Đói cho sạch, rách cho thơm
=> Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân
cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
16. Gieo gió gặt bão
=> Những ai sống không tốt làm nhiều điều xấu thì sau này phải trả giá bằng cách
sẽ nhận lại những điều tồi tệ cho chính bản thân mình.
17. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
=> Các dân tộc trong một đất nước phải biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn
nhau.
18. Chín người mười ý
=> Tả tình trạng mỗi người một ý khác nhau nên rất khó thống nhất ý kiến
19. Đi đêm lắm có ngày gặp ma
=> Một lời khuyên răn, sống sao cho phải, đừng làm bậy kẻo hối hận thì đã quá
muộn.
20. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

=> Thành ngữ đề cao sức mạnh tập thể. Khuyên đoàn kết để tạo nên sức mạnh.
2. Sưu tầm điển tích điển cố
- Điển cố : Quạt nồng ấp lạnh
Tích “quạt nồng ấp lạnh” bắt nguồn từ trong sách “Nhị thập tứ hiếu” của Quách Cự
Nghiệp đời nhà Nguyên.
- Điển cố tựa cửa hôm mai
Lấy tích mẹ Vương Tôn Giả thời chiến quốc nói với con: “Mày đi buổi sớm, mẹ
tửa cửa mong, mầy đi buổi chiều, mẹ tựa cửa ngóng”
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
- Điển cố bể dâu
Điển cố này được lấy từ nguyên gốc câu chuyện “thương hải tang điền” nhằm ám
chỉ sự thay đổi của cuộc đời
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
III. Liên hệ tác giả, tác phẩm
- Thu vịnh là một ưong những bài thơ đặc sắc nhất về mùa thu đồng bằng Bắc Bộ
của thi hào ẩn dật
Nguyễn Khuyến:
Trời thu xanh ngắt may từng cao,
Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào?
Trong bài thơ này, thi hào Nguyễn Khuyến đã sử dụng hai điển: một là điển “hoa
năm ngoải” và hai là điển “ông Đào”. Trong hai điển được sử dụng, điển “ông
Đào” không có nhiều đặc sắc và được dùng với nghĩa gốc - nghĩa là để giúp người
đọc, người học hiểu về điển “ông Đào”, giáo viên chỉ cần cung cấp thông tin về
cuộc đời, con người, phẩm chất, đặc biệt là thông tin về sự lựa chọn cuộc sống ẩn
dật thanh cao của ông Đào (tức Đào Uyên Minh thời cổ đại Trung Hoa) là đã khá
đủ để học sinh hiểu ra nồi “thẹn” của thi hào Nguyễn Khuyến ở Thu vịnh là nỗi
thẹn gi, thẹn về điều gì và lí do thẹn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. Còn điển
“hoa năm ngoái” thì được sử dụng sáng tạo bởi điển này đã có quá trình biến đổi
ngữ nghĩa, thậm chí biến đổi sang một lượng ngữ nghĩa hoàn toàn mới, trong một
không gian và hoàn cành thân phận cá nhân nhà thơ cũng hoàn toàn mới. Xét về
tổng thể cấu trúc hình thức của bài thơ luật Đường (thất ngôn bát cú Đường luật)
thì câu thơ này là một trong hai câu luận cùa một bài Đường luật bát cú. Tạm thời
không nói tới hai câu kết thì hai câu luận luôn có một vai trò quan trọng hong việc
bộc lộ những tâm sự sâu kín, khó nói ra của thi nhân. Việc bóc tách từ ngữ, hình
tượng của câu thơ là việc làm có tính chất dẫn nhập để hiểu được nội dung tư
tưởng của nó. Vậy mà bao nhiêu năm nay, câu thơ vẫn chưa được hiểu một cách
chuẩn xác và thống nhất tương đối. Âu cũng là lồi của hậu sinh mà rồi đành ngậm
ngùi hổ thẹn và thương cảm cho người xưa, một nhân cách văn hóa lớn của thời
trung đại,...

You might also like