You are on page 1of 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT - GIA LÂM

Tìm hiểu về ma túy và liên hệ địa


phương
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuyết Minh
Nhóm thực hiện: Tổ 2 (10A7)
1-Vũ Mạnh Cường
2-Lê Văn Dũng
3-Nguyễn Đức Duy
4-Lê Anh Dương
5-Đào Tiến Đạt
6-Nguyễn Hương Giang
7-Vũ Thị Thanh Hiền
8-Nguyễn Thái Hiển
9-Dương Công Huy
10-Nguyễn Nhật Huy
11-Nguyễn Quốc Huy

Hà Nội, tháng 5 năm 2022


Mục lục

I, Ma túy và những tác động của ma túy đối với con người
1. Thế nào là ma túy....................................................................... 3
2. Danh mục những chất ma túy bị cấm..................................4
3. Tác động của ma túy đối với người sử dụng....................7
4. Tác động của ma túy đối với gia đình và xã hội.............7
II, Liên hệ địa phương
5. Liên hệ trường lớp......................................................................9
6. Tỷ lệ số người nghiện ở địa phương....................................9
7. Biện pháp mà địa phương đã làm để giúp người nghiện ma túy
tái hòa nhập cộng đồng.............................................................10
8. Kết quả mà địa phương đã đạt được trong quá trình phòng
chống ma túy................................................................................11
I, Ma túy và những tác động của ma túy đối với con người
1. Thế nào là ma túy ?
Ma túy là gì ?
Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy là “Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng
hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”.
Cũng theo tổ chức y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thực thể hoá
học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi, để duy trì
một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh
học và có thể cả cấu trúc của vật”.
Phân loại ma túy
Dựa trên nguồn gốc, tác dụng trên hệ thần kinh, mức độ gây nghiện...người ta đưa ra
một số phân loại ma tuý như sau:
Phân loại theo nguồn gốc
Dựa vào nguồn gốc của ma tuý, người ta phân chia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc
tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.

Anh túc (cây thuốc phiện)


Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên, là alcaloid của một số
thực vật như cây thuốc phiện (anh túc), cây cần sa (cây gai dầu), cây coca (cocain).

Heroin là ma túy bán tổng hợp


Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được tổng hợp một phần từ một số loại ma
tuý có sẵn trong tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Morphin,
heroin.

Ma túy đá (Methamphetamine)
Ma túy tổng hợp: Là nhóm các chất ma túy không có trong tự nhiên. Ma túy tổng hợp
được tổng hợp nên từ các loại hóa chất (các hóa chất này được gọi là tiền chất): ví dụ:
Amphetamin, MDMA, ecstasy, ma túy đá...
Phân loại theo tác động lên thần kinh trung ương
Nhóm gây ức chế hệ thần kinh trung ương: Nhóm này khi sử dụng gây ra trạng thái
buồn ngủ, an thần, giảm nhịp tim, ức chế hô hấp. Nhóm này gồm thuốc phiện, nguồn
gốc thuốc phiện (morphin, heroin, cocain...), các thuốc an thần gây ngủ (seduxen,
phenobarbital)
Nhóm gây kích thích thần kinh trung ương: Nhóm này gồm amphetamin và các dẫn
xuất. Khi sử dụng gây tăng hoạt động, tăng sinh lực, tăng nhịp tim, tăng hô hấp...
Nhóm gây ảo giác: Nhóm này gây thay đổi về nhận thức và môi trường xung quanh,
nghe thấy những âm thanh không có thực. Bao gồm các loại như LSD (bùa lưỡi), thuốc
lắc, cần sa...
2. Danh mục những chất ma túy bị cấm
Một số loại ma túy bị cấm thường gặp như:
Thuốc phiện (Anh túc)

Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m,
mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh
có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống.
Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm
giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải
tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết
nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn. Hơn thế, ở người sử dụng ma tuý hút thuốc
phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai
dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm
và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo
xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
Ảnh: Thuốc phiện (Anh Túc)
Mooc phin (Morphin)
Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị
ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào
thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung
tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn,
co đồng tử, chậm nhịp tim...
Với liều điều trị Morphin làm tăng trí tưởng tượng, mất buồn rầu, mất sợ hãi, tạo trạng
thái lạc quan, nhìn màu sác thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói.
Liều cao Morphin làm hạ huyết áp, làm giảm dịch tiết, lại ra mồ hôi nhiều.
Phụ nữ có thai dùng Morphin rất nguy hiểm, gây tác hại lâu dài đến sự trưởng thành của
trẻ như đẻ non, suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, nôn, mất ngủ, đi lỏng... Morphin rất
nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi. Nó có thể dẫn đến trẻ bị gù, vẹo, thương tổn đầu sọ,
hen phế quản, bệnh và thận mãn tính...
Người sử dụng Morphin có mắt bị phù, móng tay và môi thâm tím; bị rối loạn tâm lý,
nói không thật, lười biếng, ít chú ý đến vệ sinh thân thể, thường hay ngáp vặt, co đồng
tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, nôn, vã mồ hôi, chảy nước
mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, thầm kinh bị kích thích. Sau khi tiêm vào cơ thể khoảng
24 giờ thì 85 - 90% lượng Morphin được thải ra từ cơ thể theo nước tiểu.

Ảnh: Morphin
Heroin
Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là " Heroin
4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là "
Heroin 3" dùng để hút, hít.
Dùng Heroin lần đầu sẽ có cảm giác mơ màng, khoan khoái, quên mọi khổ đau, sầu
não, bi thương... Nhưng khi cơn nghiện đến mà không có Heroin người sẽ bị đau co
thắt. Nếu dùng quá liều Heroin thì người sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và có thể chết
sau vài phút. Nghiện Heroin làm cho con người thay đổi về tính cách, trở nên cô độc,
thù ghét đồng loại, mất khả năng sinh dục; dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật.

Ảnh: Heroin
Cần sa
Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà... Trong y hoc, Cần sa còn có
tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút cần sa thường có những thay đổi tâm
lý đột ngột như: cười to lên hoặc khóc than vãn, hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa khác.
Cần sa còn làm cho con người ta có những ảo giác khác thường và cả những cơn ác
mộng. Sau những ảo giác, ác mộng đó là sự mệt mỏi, buồn ngủ nhưng giấc ngủ chập
chờn và cũng đầy ác mộng. Do vậy nếu sử dụng lâu, người sẽ trở nên gầy gò ốm yếu, ủ
dột, có thể loạn thần kinh...

Ảnh : Cần Sa
Ma tuý tổng hợp
Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá
chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine. Nhìn chung, các chất ma tuý
tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán
tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây
hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy chúng còn gọi là "các chất loạn thần", "ma
tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma
tuý nguy hiểm nhất.
Ảnh: Ma túy tổng hợp
3. Những tác động của ma túy đối với người sử dụng và đối với gia
đình, xã hội
Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe của người sử dụng mà còn ảnh hưởng tới gia đình
và cộng đồng, gia tăng hành vi tội phạm, mất an ninh trật tự.
Ma túy được đưa vào cơ thể qua các đường: Hút, hít, tiêm chích, nhai, nuốt... gây ra
trạng thái nhiễm độc, lú lẫn tâm trí, các phản ứng loạn tâm thần, gây nên những trạng
thái tâm lý không bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có của cơ thể,
tạo thành những ảo giác, kích động hoặc làm giảm cơn đau. Nếu sử dụng lâu sẽ gây ra
sự lệ thuộc hay còn gọi là nghiện, khi ngừng hay không sử dụng tiếp, người nghiện sẽ bị
các rối loạn hay còn gọi là “hội chứng cai thuốc” gây cơn vật vã dữ dội như: Tiêu chảy,
nôn, đau nhức cơ xương, mất ngủ, chán ăn, sụt cân nhanh chóng... làm cho người
nghiện đau đớn, khổ sở không chịu được buộc phải tiếp tục sử dụng ma túy. Có thể nói,
người sử dụng ma túy sức khỏe bị hủy hoại, làm mất khả năng lao động, học tập, mất
khả năng tự chủ cuộc sống...

Ảnh: Tác hại của ma túy đối với người sử dụng


Ma túy là chất độc, chỉ cần dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, do cách sử dụng
mà người nghiện ma túy còn rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, mắc các bệnh truyền
qua đường máu. Đối với người tiêm chích ma túy dễ bị lây nhiễm viêm gan vi-rút B, C
và HIV do sử dụng chung bơm kim tiêm hoăc sử dụng bơm kim tiêm không được tiệt
trùng đúng cách. Người nghiện hút, hít ma túy dễ bị bệnh viêm mũi, viêm nhiễm đường
hô hấp... đồng thời do chỉ quan tâm đến sử dụng ma túy để đạt khoái cảm, người nghiện
không thiết đến ăn uống và tình trạng này thường kéo dài nên người nghiện bị suy kiệt,
từ đó dễ bị mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Ma tuý còn gây tác hại lâu dài đến hệ thống
sinh sản, làm giảm khả năng tình dục, làm suy yếu nòi giống. Phụ nữ mang thai nghiện
ma túy sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, dị dạng thai nhi, nhiễm
độc thai nghén...
Ma túy không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân người sử dụng mà còn tác động
đến gia đình và xã hội. Trong gia đình có người nghiện ma túy thì cuộc sống của mọi
người đều bị ảnh hưởng do hàng ngày người nghiện đều cần một số tiền không nhỏ để
mua ma túy, tình cảm bị rạn nứt. Không những thế, sử dụng ma túy khiến cho người
nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa
lánh người thân bạn bè tốt. Khi đã bị lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất của người
nghiện là ma túy, do đó họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp
giật,...miễn là có tiền mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện.
Ma túy ảnh hưởng đến gia đình

Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý
của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 -
2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền
của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình,
hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc
thậm chí giết người, cướp của.

Bên cạnh đó, sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc cảm,
ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện) . Gây tổn thất về
tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không
ai chăm sóc...)
Ma túy ảnh hưởng đến xã hội
Bên cạnh gia đình, người nghiện ma túy còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an
toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng
nhóm... Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút
sức lao động sản xuất trong xã hội.

Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các
hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền
đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có
trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý

Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ
thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá
trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá,
dẫn tới suy yếu nòi giống.
Ảnh: Tác hại của ma túy đối với gia đình và xã hội

II. Liên hệ địa phương


1. Liên hệ trường lớp
Nguyên nhân những học sinh trường THPT Cao Bá Quát không có ca nghiện nguyên do
sự giáo dục sát sao từ phía nhà trường và gia đình và một phần do ý thức của học sinh
trường THPT Cao Bá Quát ý thức rõ ràng về tác hại của các chất gây nghiện đối với
người sử dụng và đối với gia đình và xã hội. Học sinh trường THPT cũng đã tích cực
tham gia những phong trào phòng chống ma túy do nhà trường tổ ch
Học sinh trường THPT Cao Bá Quát đã hưởng ứng tham gia những hoạt động cụ thể
góp phần thực hiện phòng chống ma túy tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa
phương phát động đồng thời học sinh cũng ký cam kết không vi phạm phát luật, tránh
xa những tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy
2. Tỷ lệ người nghiện ở địa phương
Theo số liệu thống kê mới nhất của Sở LĐTB&XH Hà Nội, hiện có hơn 13.400 người
nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố có hồ sơ quản lý, tăng 600 người so với cuối năm
2018. Trong đó, 57% (khoảng 7.650 người) sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá”. Song
theo các chuyên gia, thực tế số người nghiện ma tuý, sử dụng ma tuý còn cao hơn rất
nhiều nhưng do có nhiều khó khăn, bất cập theo quy định của pháp luật nên chưa thể
thống kê được toàn bộ.
H.V.L., ở thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm (Hà Nội) là trường hợp cụ thể, với hơn 10 năm
ròng rã vướng vào vòng luẩn quẩn nghiện ngập, trộm cắp, vào trung tâm cai nghiện, tái
nghiện và lại trộm cắp.
“Tôi đã mất hơn 10 năm, với hai lần đi cai nghiện ở Trung tâm nhưng đều thất bại khi
trở về. Sau mỗi lần cai nghiện thành công, trở về nhà nhưng không công ăn việc làm,
bạn bè rủ rê, không cưỡng lại được nên lại sa vào con đường nghiện ngập. Để có tiền
hút chích lại đi trộm cắp”, H.V.L. nói.
Đến giờ, khi kinh tế gia đình không còn, người nhà quay lưng, H.V.L. thực sự hối hận.
Để khắc phục sai lầm, L. quyết định tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại
cộng đồng bằng biện pháp uống thuốc điều trị Methadone. “Điều hối hận lớn nhất đó là
trong lúc mình sa vào con đường nghiện ngập, bố mẹ uất ức mà ốm đau. Ngày bố mất,
bản thân tôi không lo được gì mà chỉ có 3 ngày về chịu tang bố”, H.V.L. cho biết.
Theo bà Đặng Thị Thu Thủy, Phó Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Gia Lâm, tính đến
tháng 6/2019, trên địa bàn huyện có 352 người nghiện có hồ sơ quản lý. Số người
nghiện tăng lên hàng tháng, nhưng cơ sở vật chất, điều kiện nhân lực của cơ sở cai
nghiện hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu.
3. Biện pháp mà địa phương đã làm để giúp người nghiện ma túy tái
hòa nhập cộng đồng
- Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng nhằm định hướng,
khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị,
phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù; nâng cao nhận thức, ý thức
chấp hành pháp luật, phòng ngừa việc tái phạm tội, vi phạm pháp luật của người chấp
hành xong hình phạt tù.
- Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng:
+ Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng
đối với người chấp hành xong hình phạt tù;
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong hình
phạt tù được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật;
+ Biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong quản lý, giáo dục, giúp
đỡ, đấu tranh xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong
hình phạt tù;
+ Nhân tố tích cực tham gia thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng và
những gương hoàn lương, tiến bộ tiêu biểu;
+ Các nội dung khác có liên quan đến việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chấp hành xong hình phạt tù.
- Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục:
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, mạng
internet, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên
quan;
+ Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;
+ Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng, tư vấn, giáo dục cá
biệt do báo cáo viên, tuyên truyền viên, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa
phương tổ chức;
+ Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học,
nghệ thuật;
+ Các hình thức thông tin, truyền thông giáo dục khác.
Trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý
- Trợ giúp về tâm lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù xây dựng
niềm tin, nghị lực, ý chí phấn đấu tái hòa nhập cộng đồng và phòng tránh các hành vi
tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nội dung trợ giúp về tâm lý gồm: tư vấn xóa bỏ mặc cảm tự
ti; rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng; nâng cao khả năng tự giải
quyết những khó khăn, vướng mắc trong các quan hệ xã hội. Trợ giúp về tâm lý được
thực hiện ngay khi người chấp hành xong hình phạt tù trở về nơi cư trú, thông qua các
hình thức sau:
+ Tổ chức tư vấn riêng, tư vấn nhóm;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu trên cơ sở nhu cầu cần được trợ giúp của người chấp hành
xong hình phạt tù;
+ Thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt cộng đồng, diễn đàn với chủ đề về các nội
dung người chấp hành xong hình phạt tù cần được trợ giúp;
+ Tư vấn thông qua mạng xã hội, trang thông tin điện tử, email, điện thoại và các
phương tiện thông tin, truyền thông khác.
- Người chấp hành xong hình phạt tù được hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần
thiết khi là người tham gia tố tụng hình sự; là đương sự tham gia tố tụng dân sự, hành
chính; khi thực hiện các giao kết hợp đồng dân sự; làm thủ tục đề nghị Tòa án ra quyết
định xóa án tích, đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp và thực hiện các thủ tục hành chính
khác theo quy định của pháp luật.

Ảnh: Sự kì thị đối với người nghiện ma túy


Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người vừa mới cai nghiện
- Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng,
trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú,
được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính
sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp
người chấp hành xong hình phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ
theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chính sách
hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng này.
- Người chấp hành xong hình phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ
quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy
định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Căn
cứ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối
hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng các nguồn
tín dụng khác để hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong cai nghiện để phát
triển sản xuất, tạo việc làm.
- Người chấp hành xong cai nghiện dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề và hỗ trợ
vay vốn để tạo việc làm; trẻ em chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện các biện
pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ nhu cầu của người chấp hành cai nghiện và thực tiễn thị trường lao động,
Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người chấp
hành xong hình phạt tù; theo dõi, báo cáo tình trạng việc làm của người chấp hành xong
hình phạt tù do trung tâm giới thiệu với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ việc làm.
Ảnh: Tạo việc làm cho người sau cai nghiện
Các biện pháp hỗ trợ khác
- Người chấp hành xong hình phạt tù được chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, giáo dục, giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng và phòng
ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
- Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các
hoạt động tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ
những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc
tiếp nhận người chấp hành xong hình phạt tù vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức,
cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp
hành xong hình phạt tù được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng của Nhà nước; được hưởng
các chế độ miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế có liên quan và văn bản
hướng dẫn thi hành.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, khả năng quỹ đất ở địa phương và các nguồn tài nguyên khác để giúp các tổ chức,
cá nhân trong hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
4. Kết quả mà địa phương đã đạt được trong quá trình phòng chống
ma túy
Kết quả kiểm sát tình hình người nghiện ma túy tại nơi giam, giữ:các Trại tạm giam
và tạm giữ thuộc Công an thành phố Hà Nội đều được phổ biến, học tập nội quy trại
giam và viết bản cam kết không sử dụng ma túy.
Các Trại tạm giam đã tổ chức cho hàng nghìn lượt đối tượng bị giam giữ học tập
chính sách pháp luật của Nhà nước trong đó có Luật phòng, chống ma túy; tổ chức mở
lớp cho các đối tượng bị giam giữ học tập với nội dung “Tố giác tội phạm”. Kết quả các
Trại đã nhận được nhiều nguồn tin có liên quan tới tội phạm ở ngoài xã hội, trong đó có
hơn 40 nguồn tin có liên quan đến số tội phạm ngoài xã hội.
Khi bị giam giữ tại các Trại tạm giam, 100% các đối tượng có tiền sử nghiện ma
túy cơ bản đã cắt được cơn nghiện, được giáo dục và an tâm cải tạo.
Kết phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và chính quyền địa
phương làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng vời người cai nghiện. Đưa người cai
nghiện vào môi trường lao động, sinh hoạt lành mạnh của cộng đồng dân cư phố
xóm.Tiến hành vận động người cai nghiện thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tái hòa nhập
cộng đồng, xây dựng xóm phố văn minh, sạch đẹp. Tim và hướng dẫn nhiều việc làm,
nghề truyền thống cho người cai nghiện có việc làm, từng bước có thu nhập, ổn định
được cuộc sống, cai nghiện thành công.

The end

You might also like