You are on page 1of 8

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: VẬT LÝ 10 CB(Đề thi có 30 câu)


Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian giao đề

Họ, tên học sinh: ……………………………………………….. Số báo danh: …………………..

Câu 1: Một lực có độ lớn F tác dụng lên vật thì vật nhận được một gia tốc có độ lớn a. Theo định luật II Niu-
tơn,
A. a tỉ lệ thuận với F. B. a tỉ lệ nghịch với F.
C. a tỉ lệ thuận với F2. D. a tỉ lệ nghịch với F2.
Câu 2: Trong trường hợp sau, trường hợp nào vật chuyển động được coi là chất điểm.
A. Viên bi–a va chạm nhau trên mặt bàn bọc dạ xanh lục.
B. Chiếc tàu đang vào sân ga.
C. Xe ôtô đang chuyển động vào ga-ra.
D. Máy bay đang bay từ TP Hồ Chí Minh đến Hà Nội.
Câu 3: Độ lớn của lực vạn vật hấp dẫn giữa hai chất điểm cách nhau một đoạn r
A. tỉ lệ thuận với r. B. tỉ lệ nghịch với r.
C. tỉ lệ thuận với r2. D. tỉ lệ nghịch với r2.
Câu 4: Khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt, độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và bề mặt đó
A. tỉ lệ nghịch với độ lớn áp lực. B. tỉ lệ thuận với độ lớn áp lực.
C. tỉ lệ thuận với diện tích tiếp xúc. D. tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc.
Câu 5: Một vật chuyển động thẳng đều trên trục Ox với vận tốc v. Tại thời điểm t = 0, vật có tọa độ x0.
Phương trình chuyển động của vật là
t v
A. x  . B. x  x0t  v . C. x  x0  vt . D. x  .
v t
Câu 6: Quĩ đạo của vật ném ngang từ một độ cao nào đó có hình dạng là
A. một đoạn thẳng. B. một cung tròn.
C. một nhánh parabol. D. một nhánh hyperbol.
Câu 7: Một vật chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính r với tốc độ v. Độ lớn gia tốc hướng tâm
an của vật được xác định bởi biểu thức

MÔN THI: VẬT LÝ 10 CB Mã đề thi: 001 trang 1/8


v v2
A. an  vr . B. an  . C. an  . D. an  v 2 r .
r r
Câu 8: Chỉ ra phát biểu đúng.
A. Sự rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
B. Trong sự rơi tự do, các vật nặng rơi nhanh hơn các vật nhẹ.
C. Sự rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.
D. Trong sự rơi tự do, các vật nhẹ rơi nhanh hơn các vật nặng.
Câu 9: Một vật đang chuyển động trên trục Ox. Trong khoảng thời gian t, vận tốc của vật biến thiên một
lượng v. Biểu thức tính gia tốc của vật là
t v
A. a  . B. a  v  t . C. a  . D. a  v  t .
v t
Câu 10: Trong 1 phút, một cánh quạt quay được 300 vòng. Chu kì quay của cánh quạt là bao nhiêu?
A. 5 s. B. 0,2 s. C. 2 s. D. 0,5 s.
Câu 11: Một xe ô tô đi được một quãng đường 10 km trong khoảng thời gian 0,3 giờ. Tốc độ trung bình của
xe ô tô trên quãng đường này là bao nhiêu?
A. 30,0 km/h. B. 9,7 km/h. C. 10,3 km/h. D. 33,3 km/h.
Câu 12: Hai ô-tô chuyển động cùng chiều trên một đường thẳng với tốc độ lần lượt là 60 km/h và 40 km/h.
Một người ngồi trên ô-tô thứ nhất sẽ thấy ô-tô thứ 2 chuyển động với tốc độ bao nhiêu?
A. 50 km/h. B. 100 km/h. C. 10 km/h. D. 20 km/h.
Câu 13: Một vật đang chuyển động thẳng đều trên trục Ox,
A. tọa độ của vật là hàm bậc hai theo thời gian.
B. tọa độ của vật là hàm bậc nhất theo thời gian.
C. vận tốc của vật là hàm bậc hai theo thời gian.
D. vận tốc của vật là hàm bậc nhất theo thời gian.
Câu 14: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 78,4 m tài nơi có g = 9,8 m/s2. Sau 2 s kể từ khi bắt đầu rơi, độ
cao của vật là bao nhiêu?
A. 58,8 m. B. 19,6 m. C. 39,2 m. D. 70,0 m.
Câu 15: Một xe ô tô đang chuyển động với tốc độ 20 m/s thì tài xế hãm phanh. Xe chuyển động chậm dần
đều. Độ lớn gia tốc xe là 2 m/s2. Tìm quãng đường xe đi được sau 2 s kể từ khi hãm phanh.
A. 44 m. B. 80 m. C. 36 m. D. 40 m.
Câu 16: Hai lực cùng tác dụng vào một chất điểm có độ lớn F1 = F2 =10 N. Góc giữa hai lực đó là 120o. Tính
độ lớn hợp lực.

A. 10 N. B. 20 3 N. C. 10 3 N. D. 20 N.

MÔN THI: VẬT LÝ 10 CB Mã đề thi: 001 trang 2/8


Câu 17: Một lò xo có độ cứng 50 N/m khi bị dãn 2 cm thì độ lớn lực đàn hồi của nó là bao nhiêu?
A. 100 N. B. 1 N. C. 50 N. D. 2 N.
Câu 18: Một vật được ném ngang từ một tháp cao 19,6 m với tốc độ ban đầu 15 m/s. Biết gia tốc trọng trường
tại nơi ném vật là g = 9,8 m/s2. Tìm tầm ném xa của vật.
A. 25,0 m. B. 21,2 m. C. 39,6 m. D. 30,0 m.
Câu 19: Một ô tô khối lượng 800 kg đang chuyển động trên một đường tròn bán kính 50 m với tốc độ 20 m/s.
Tìm độ lớn lực hướng tâm của ô tô.
A. 2000 N. B. 8520 N. C. 6400 N. D. 320 N.
Câu 20: Khối lượng của Sao Hỏa là 6, 5.1023 kg; khối lượng của Mặt Trời là 2, 0.1030 kg; khoảng cách giữa
 N.m 2 
chúng là 225.106 km . Biết hằng số hấp dẫn là G  6, 67.10 11  2 
. Tìm độ lớn lực hấp dẫn giữa Mặt Trời
 kg 
và Sao Hỏa.
A. 3,9.1032 N . B. 3, 9.1035 N . C. 1, 7.1027 N . D. 1, 7.1021 N .

Câu 21: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật khối lượng 2 kg thì truyền cho vật đó một gia tốc có độ
lớn bao nhiêu?
A. 5 m/s2. B. 0,2 m/s2. C. 12 m/s2. D. 8 m/s2.
Câu 22: Một quả bóng khối lượng 350 g bay theo phương ngang đến đập vào tường với tốc độ 35 m/s. Sau
khi va chạm với tường, quả bóng bật lại theo phương cũ với tốc độ 15 m/s. Tìm độ lớn của lực do tường tác
dụng lên quả bóng, biết rằng thời gian va chạm là 0,2 s.
A. 70,0 N. B. 35,0 N. C. 43,8 N. D. 87,5 N.
Câu 23: Một vật chuyển động thẳng đều trên trục Ox có đồ thị
tọa độ thời gian như hình vẽ. Tốc độ của vật là bao nhiêu?

A. 160 km/h. B. 100 km/h. C. 60 km/h. D. 220 m/s.


Câu 24: Một lò xo được treo như hình vẽ. Nếu treo vào đầu dưới của lò xo
một vật nặng khối lượng 150 g, thì khi cân bằng, chiều dài lò xo là 35 cm.
Nếu treo vào đầu dưới của lò xo một vật nặng khối lượng 250 g, thì khi cân
bằng, lò xo dài 37 cm. Biết g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo.

A. 50 N/m. B. 100 N/m. C. 25 N/m. D. 75 N/m.


Câu 25: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Tìm thời gian vật
rơi 1 m cuối cùng trước khi chạm đất.

MÔN THI: VẬT LÝ 10 CB Mã đề thi: 001 trang 3/8


A. 451 ms. B. 105 ms. C. 52 ms. D. 2000 ms.
Câu 26: Kim giây của một đồng hồ treo tường dài 20 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ dài của đầu kim giây
lớn gấp bao nhiêu lần tốc độ dài của đầu kim phút?
A. 60 lần. B. 80 lần. C. 300 lần. D. 45 lần.
Câu 27: Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m tại nơi có g = 10 m/s2. Tốc độ ban đầu của vật là 30 m/s. Tìm
tốc độ của vật lúc sắp chạm đất.
A. 52,9 m/s. B. 50,0 m/s. C. 85,0 m/s. D. 42,4 m/s.
Câu 28: Vật có khối lượng m = 20 kg được kéo bằng một lực có độ lớn là F và hợp với phương ngang một
góc 300. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang 0,1. Biết g =
10 m/s2. Tìm F.
A. 43,7 N. B. 46,2 N. C. 40,0 N. D. 50,0 N.
Câu 29: Chuyển động của một vệ tinh quanh Trái Đất ở độ cao h được xem là chuyển động tròn đều với tâm
quĩ đạo là tâm Trái Đất. Tốc độ góc của một vệ tinh bằng tốc độ góc của Trái Đất trong chuyển động tự quay
quanh trục của nó. Biết gia tốc rơi tự do ở sát đất là 9,8 m/s 2; bán kính Trái Đất là 6400 km và chu kì tự quay
quanh trục của Trái Đất là 24 giờ. Tìm h.
A. 12 800 km . B. 35 900 km . C. 42 300 km . D. 6 400 km .

Câu 30: Một lực kế lò xo một đầu được treo vào trần một thang máy, đầu còn lại treo một vật nặng. Khi thang
máy đứng yên, lực kế chỉ 8 N, khi thang máy chuyển động lên nhanh dần, lực kế chỉ 10 N. Tỉ số giữa độ lớn
gia tốc a của thang máy và gia tốc rơi tự do g là bao nhiêu?
a a a a
A.  0, 2. B.  0,8. C.  1, 25. D.  0, 25.
g g g g

---------- HẾT ----------

MÔN THI: VẬT LÝ 10 CB Mã đề thi: 001 trang 4/8


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (2019 – 2020)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA Tên môn: Vật lý 10 CB (Đề gồm 30 câu)
Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian giao đề
Mã đề thi: 101

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Cho biết: + hằng số hấp dẫn G = 6,67.10–11 N.m2/kg2;


+ độ lớn gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái Đất g = 9,8 m/s2.

Câu 1: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì có độ lớn tỉ lệ nghịch với
A. tích hai khối lượng của chúng. B. khoảng cách giữa chúng.
C. bình phương khoảng cách giữa chúng. D. tổng hai khối lượng của chúng.
Câu 2: Một vật chuyển động thẳng đều trên trục Ox với phương trình x  x0  vt , trong đó x0 là
A. tọa độ của vật tại thời điểm t. B. quãng đường của vật tại thời điểm t.
C. tọa độ của vật tại thời điểm t = 0. D. quãng đường của vật tại thời điểm t = 0.
Câu 3: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo
A. tỉ lệ thuận với độ biến dạng của nó. B. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của nó.
C. tỉ lệ thuận với bình phương độ biến dạng của nó.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương độ biến dạng của nó.
Câu 4: Độ lớn của lực ma sát trượt tỉ lệ với
A. bình phương của độ lớn áp lực. B. độ lớn áp lực.
C. diện tích mặt tiếp xúc. D. bình phương diện tích mặt tiếp xúc.
Câu 5: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc của vật
A. bằng 0. B. là hàm bậc nhất theo thời gian.
C. là hàm bậc hai theo thời gian. D. không đổi.
Câu 6: Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì hai lực đó phải
A. cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. B. cùng giá, cùng độ lớn, cùng chiều.
C. cùng phương, cùng độ lớn và cùng chiều. D. cùng phương, cùng độ lớn và ngược chiều.
Câu 7: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật
đang chuyển động sẽ
A. chuyển động chậm dần đều. B. chuyển động thẳng đều.
C. ngừng lại. D. chuyển động nhanh dần đều.
Câu 8: Một vật chuyển động tròn đều trên một đường tròn với tốc độ góc là  . Chu kì của vật được tính bằng
biểu thức nào sau dây.
2   
A. . B. . C. . D. .
  2 
Câu 9: Trong khoảng thời gian t , vận tốc của một vật chuyển động thẳng biến thiên một lượng v , gia tốc
của vật được xác định bằng biểu thức nào sau đây.
t v
A. . B. v  t . C. . D. v  t .
v t

MÔN THI: VẬT LÝ 10 CB Mã đề thi: 001 trang 5/8


Câu 10: Một vật chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kinh 20 cm với tốc độ góc 10 rad/s. Tốc độ
dài của vật là
A. 200 cm/s. B. 30 cm/s. C. 10 cm/s. D. 2 cm/s.
Câu 11: Một vật chuyển động thẳng đều trên trục Ox với phương trình: x  2  0, 5t (x tính bằng m và t tính
bằng s). Quãng đường vật đi được trong 2 giây là
A. 4 m. B. 2 m. C. 3 m. D. 1 m.
Câu 12: Lực có cường độ 15 N gây ra cho vật khối lượng 10 kg một gia tốc có độ lớn
A. 5 m/s2. B. 25 m/s2. C. 1,5 m/s2. D. 150 m/s2.
Câu 13: Một vật đang chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong khoảng thời gian 5 s, tốc độ của vật tăng từ 5
m/s đến 20 m/s. Gia tốc của vật có độ lớn là
A. 5 m/s2. B. 3 m/s2. C. 4 m/s2. D. 1 m/s2.
Câu 14: Một vật rơi tự do tại một nơi có độ cao h. Biết rằng khi sắp chạm đất, vật có tốc độ 29,4 m/s. Giá trị
của h là
A. 88,2 m. B. 44,1 m. C. 78,4 m. D. 39.2 m.
Câu 15: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 17 m/s và gia tốc có độ lớn 4,5 m/s 2.
Sau khi đi được một quãng đường s, tốc độ của vật chỉ còn 10 m/s. Giá trị của s là
A. 1,56 m. B. 42 m. C. 6 m. D. 21 m.
Câu 16: Tìm lực vạn vật hấp dẫn giữa sao Mộc và vệ tinh Callisto của nó. Biết rằng khoảng cách từ tâm sao
Mộc đến tâm vệ tinh này là 1,88.106 km; khối lượng sao Mộc là 1,9.1027 kg; khối lượng vệ tinh Callisto là
10,8.1022 kg.
A. 5,81.1037 N. B. 5,81.1031 N. C. 3,87.1027 N. D. 3,87.1021 N.
Câu 17: Một vật được ném ngang từ độ cao 19,6 m với tốc độ ban đầu 15 m/s. Tìm tầm ném xa của vật.
A. 30 m. B. 44,1 m. C. 15 m. D. 9,8 m.
Câu 18: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu v0 = 5 m/s và gia tốc có độ lớn 2 m/s2.
Tìm quãng đường vật đi được sau 2 s.
A. 4 m. B. 14 m. C. 10 m. D. 6 m.
Câu 19: Một vật khối lượng 5 kg đang chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính 2 m với tốc độ 6
m/s. Độ lớn của lực hướng tâm tác dụng lên vật là
A. 7,5 N. B. 90 N. C. 4,8 N. D. 15 N.
Câu 20: Một vật đang trượt trên một mặt phẳng. Tìm độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng đó. Biết
rằng áp lực của vật lên mặt phẳng là 2 N và hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng trên là 0,25.
A. 8 N. B. 0,5 N. C. 2,25 N. D. 0,125 N.
Câu 21: Lực đàn hồi của một lò xo có độ lớn là 10 N khi lò xo bị dãn ra 2 cm. Độ cứng của lò xo là
A. 500 N/m. B. 5 N/m. C. 7 N/m. D. 200 N/m.
Câu 22: Một vật được ném ngang từ độ cao 78,4 m. Biết rằng tầm ném xa của vật là 100 m. Tìm tốc độ của
vật khi vật sắp chạm đất.
A. 46,5 m/s. B. 39,2 m/s. C. 25,0 m/s. D. 64,2 m/s.
Câu 23: Một vật có trọng lượng 100 N được treo vào vòng nhẫn O (được coi là chất điểm), vòng nhẫn được
giữ đứng yên nhờ 2 dây OA và OB như hình vẽ. Biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc 150 o.
Độ lớn lực căng dây OB là

MÔN THI: VẬT LÝ 10 CB Mã đề thi: 001 trang 6/8


A. 173 N. B. 50 N. C. 200 N. D. 86,7 N.
Câu 24: PicoDragon, là vệ tinh nhân tạo của Việt Nam, chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao 400
km. Tìm thời gian vệ tinh này bay một vòng quanh Trái Đất, biết bán kính Trái Đất là 6400 km.
A. 1,54 h. B. 1,41 h. C. 7,23 h. D. 6,45 h.
Câu 25: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu 4 m/s. Biết rằng quãng đường vật đi
được trong giây thứ 3 là 9 m. Tìm gia tốc của vật.
A. 4 m/s2. B. 2,5 m/s2. C. 3 m/s2. D. 2 m/s2.
Câu 26: Giả sử sao hỏa là một khối cầu có bán kính 3 385 km. Biết gia tốc rơi tự do ở bề mặt sao hỏa là 3,71
m/s2. Tìm gia tốc rơi tự do ở độ cao 1 000 km (tính từ bề mặt sao hỏa).
A. 1,10 m/s2. B. 2,86 m/s2. C. 2,21 m/s2. D. 0,32 m/s2.
Câu 27: Một vật khối lượng 8 kg được đặt đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Người ta kéo vật bằng một
lực có độ lớn 24 N song song với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,25. Tìm
gia tốc của vật.
A. 0,55 m/s2. B. 2,45 m/s2. C. 1,25 m/s2. D. 3 m/s2.
Câu 28: Một miếng ván đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát, phía trên miếng ván có đặt một vật nhỏ
m khối lượng 500 g. Hệ số ma sát giữa miếng ván và vật là 0,25. Người ta kéo m bằng một lực song song với
miếng ván và có độ lớn là 4,9 N, vật trượt trên miếng ván. Biết rằng khối lượng miếng ván là 1 kg. Gia tốc của
miếng ván là bao nhiêu?

A. 7,35 m/s2. B. 2,45 m/s2. C. 0,82 m/s2. D. 1,23 m/s2.


Câu 29: Tại thời điểm t = 0 có 2 vật chuyển động cùng chiều trên một đường thẳng như hình vẽ. Vật thứ nhất
có tốc độ v01 = 5 m/s, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 0,5 m/s 2. Vật thứ 2 có tốc độ v02 = 3
m/s, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 1 m/s 2. Khoảng cách giữa hai vật vào lúc t = 0 là 5 m.
Tìm khoảng cách bé nhất của chúng trong suốt quá trình chuyển động.

A. 5 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 10 m.
Câu 30: Một lò xo được đặt thẳng đứng, một đầu cố định với sàn nằm ngang, đầu còn lại nối với một đĩa cân
như hình vẽ. Khi đĩa cân không đựng gì cả, chiều dài của lò xo là l0 = 30 cm. Đặt lên đĩa cân một vật nặng
khối lượng m. Khi hệ cân bằng, lò xo dài l = 26 cm. Người ta ấn vật m xuống theo phương thẳng đứng một
đoạn nhỏ rồi buông nhẹ. Tìm gia tốc của vật khi lò xo có chiều dài 25 cm.

MÔN THI: VẬT LÝ 10 CB Mã đề thi: 001 trang 7/8


A. 4,90 m/s2. B. 2,45 m/s2. C. 9,80 m/s2. D. 7,35 m/s2.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

MÔN THI: VẬT LÝ 10 CB Mã đề thi: 001 trang 8/8

You might also like