You are on page 1of 2

ĐỀ KHẢO SÁT NÂNG CAO HÓA 9 LẦN 3

Câu 1
Đốt cháy hoàn toàn muối sunfua của một kim loại có công thức MS trong khí O2 dư thu được
oxit kim loại. Hoà tan oxit này vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng 29,4% thu được
dung dịch muối sunfat nồng độ 34,483%. Tìm công thức của MS?
Câu 2
Cho m gam hỗn hợp NaBr, NaI phản ứng axit H2SO4 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí A (gồm
2 khí). Ở điều kiện thích hợp, các chất trong hỗn hợp A phản ứng đủ với nhau tạo ra chất rắn
màu vàng và một chất lỏng không làm đổi màu quỳ tím. Cho Na lấy dư vào chất lỏng được
dung dịch B. dung dịch B hấp thụ vừa đủ với 2,24 lít CO2 tạo 9,5 gam muối. Tìm m?
Câu 3
Dùng phương pháp sunfat điều chế được những chất nào trong số các chất sau đây; HF, HCl,
HBr, HI? Giải thích? Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu
có)?
Câu 4
Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít
H2 ở đktc. Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2 ở đktc. Xác định
khối lượng mỗi kim loại trong 20,4 gam hỗn hợp X?
Câu 5
1. Cho hçn hîp A gåm Zn, Fe vµo dung dÞch (dd) B gåm Cu(NO3)2, AgNO3. L¾c ®Òu cho ph¶n øng
xong thu ®­îc hçn hîp r¾n C gåm 3 kim lo¹i vµ dung dÞch D gåm 2 muèi. Tr×nh bµy ph­¬ng ph¸p
t¸ch tõng kim lo¹i ra khái hçn hîp C vµ t¸ch riªng tõng muèi ra khái dung dÞch D. Viết các phương
trình hóa học (PTHH) của các phản ứng xảy ra.
2. Cho hỗn hợp chất rắn gồm FeS, CuS, K2O. Chỉ được dùng thêm nước và các điều kiện cần
thiết (nhiệt độ, xúc tác, ...) hãy trình bày phương pháp và viết các PTHH của các phản ứng xảy ra để
điều chế FeSO4, Cu(OH)2.
3. Có 3 kim loại riêng biệt là kẽm, sắt, bạc. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng
kim loại (các dụng cụ hoá chất coi như có đủ). Viết PTHH của các phản ứng.
4. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 3 dd không màu đựng trong 3 lọ riêng biệt không
nhãn: dd axit clohiđric, dd natri cacbonat, dd kali clorua mà không được dùng thêm thuốc thử nào
khác. Viết các PTHH của các phản ứng.
Câu 6
1. Cho 9,34 gam hỗn hợp A gồm 3 muối MgCl2, NaBr, KI tác dụng với 700 ml dung dịch
AgNO3 có nồng độ 0,2 mol/lít (M) thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 2,24 gam
bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl dư tạo ra 0,448
lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn (ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa,
nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,4 gam chất rắn (giả sử các phản
ứng xảy ra hoàn toàn).
a) Tính khối lượng kết tủa B.
b) Hòa tan 46,7 gam hỗn hợp A trên vào nước tạo ra dung dịch X. Dẫn V lít Cl2 vào dung dịch
X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 33,1 gam muối. Tính V(ở đktc)?
2. Hỗn hợp A gồm dung dịch chứa các chất kali clorua, magie hiđrocacbonat, canxi clorua ,
magie sunfat , kali sunfat . Làm thế nào để thu được muối kaliclorua tinh khiết từ hỗn hợp trên?
Câu 7
1. Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị II tác dụng hết với khí clo tạo thành 42,75 gam muối
clorua.
a. Xác định kim loại M
b. Tính khối lượng MnO2 và thể tích dung dịch HCl 1 M cần dung để điều chế lượng clo
nói trên. Cho hiệu suất phản ứng đạt 100%.
2. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Khi Fe tan hết thu được dung dịch A chỉ chứa
1 chất tan và 6,72 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
a. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan.
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 2 M đã dùng
Câu 8
Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với
dung dịch HCl dư thu được V1 lít hỗn hợp khí C. Tỷ khối của C so với hidro bằng 10,6. Nếu đốt cháy
hoàn toàn B thành Fe2O3 và SO2 cần V2 lít khí oxi.
1 Tìm tương quan giá trị V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện)
2 Tính hàm lượng phần trăm các chất trong B theo V1 và V2.
3 Hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung trên là bao nhiêu phần trăm.
4 Nếu hiệu suất của phản ứng nung trên là 75%, tính hàm lượng phần trăm các chất trong hỗn hợp B.
Câu 9
Hòa tan 115,3 (g) hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500ml dung dịch H2SO4
loãng, thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48(l) CO2 ( đktc ) . Cô cạn dung dịch A thì thu
được 12(g) muối khan . Mặt khác , đem nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu
được 11,2 ( l ) CO2 ( đktc ) và chất rắn B1 .
a) Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng .
b) Tính khối lượng của B và B1 .
c) Tính khối lượng nguyên tử của R biết trong hỗn hợp đầu số mol của RCO3 gấp 2,5
lần số mol của MgCO3 .
Câu 10:
1. Giải thích vì sao không trộn chung phân đạm amoni với vôi hoặc tro bếp?
2. Viết phương trình phản ứng khi cho Zn3P2 vào nước và cho biết ý nghĩa thực tiễn của phản ứng
này?
3. Cho dung dịch A gồm Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 đều có nồng độ 0,1M.
(a) Nếu cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch A cho đến dư thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải
thích và viết phương trình phản ứng?
(b) Cho 1,60 gam đồng và 40mL dung dịch HCl 1M vào 500mL dung dịch A thu được khí không
màu hóa nâu trong không khí và dung dịch B.Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở dạng
ion thu gọn. Tính thể tích khí thu được ở đktc và khối lượng muối thu được sau khi cô cạn
dung dịch B?
………….HẾT………

You might also like