You are on page 1of 2

I.

ÂM THANH VÀ THÍNH GIÁC


1. Định nghĩa
Âm thanh là các dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật
chất, lan truyền trong vật chất và đến tai người.
Sóng âm là những sóng cơ lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Các
sóng âm này tác động lên tai người và được đặc trưng bởi tần số và biên độ.
Phân loại sóng âm (Dựa vào tần số):
 Sóng âm nghe được: Là sóng âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz,
gây ra cảm giác thính giác, phạm vi thính giác nhạy cảm nhất của người bình
thường nằm trong khoảng từ 2000 đến 5000 Hz.
 Sóng siêu âm: Là sóng âm mà có tần số lớn hơn 20000Hz, không gây ra cảm
giác thính giác ở người.
 Sóng hạ âm: Là sóng âm mà có tần số nhỏ hơn 20Hz, không gây ra cảm giác
thính giác ở người.
Thính giác là giác quan cho phép cảm nhận âm thanh bằng cách phát hiện và tiếp nhận
những dao động của sóng âm. Sóng âm được tiếp nhận ở tai con người, cụ thể là trên
màng nhĩ có diện tích khoảng 55 mm.
2. Cấu tạo và sự cảm nhận âm thanh của thính giác

Hình : Cấu tạo của thính giác

Hệ thống thính giác bao gồm 3 phần : tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Tai ngoài : gồm vành tai và ống dẫn để định vị nguồn gốc âm thanh, hướng âm thanh
và tách âm thanh này với âm thanh khác. Vành tai có nhiệm vụ nhận và hứng âm
thanh vào ống tai. Ống tai là ống thính giác bên ngoài, nó kéo dài đến màng nhĩ. Phía
ngoài ống tai có chứa các sợi lông nhỏ, có tác dụng ngăn bụi và đẩy ráy tai và da bong
ra cửa tai. Ống tai có chức năng cộng hưởng âm thanh và dẫn âm thanh tới màng nhĩ.
Tai giữa : tai giữa là phần giới hạn từ màng nhĩ đến cửa sổ bầu dục. Tai giữa là ống
hình trụ có đường kích 1 cm, dài 4 – 5 cm, trong đó có 3 xương nhỏ : một xương búa
nối với màng nhĩ và xương đe nối với cửa sổ bầu dục qua xương bàn đạp. Hệ thống
này cho phép năng lượng âm học truyền từ mảng nhĩ tới cửa sổ bầu dục, chuyển đổi
năng lượng âm học từ màng nhĩ thành năng lượng cơ học trong chuỗi xương nhỏ và
tăng áp suất âm thanh.
Tai trong : ốc tai là phần cơ bản nhận và truyền thông tin lên não. Nó là một ống màng
cuộn hình ốc, chứa dịch. Ốc tai còn có các tế bào lông thụ cảm âm thanh nằm trên
màng đáy của ốc tai. Kích thích âm thanh truyền từ cửa sổ bầu dục đi vào ốc tai làm
rung động dịch trong ốc tai, các tế bào lông trên màng đáy chuyển động tạo nên tín
hiệu điện. Dây thần kinh thính giác mang những tín hiệu này tới não, tạo nên cảm giác
âm thanh.
3. Chức năng của thính giác
Tai là hệ thống tiền đình có chức năng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người. Đầu
tiên, phải kể đến khả năng lắng nghe của tai. Tất cả dựa trên sự kết hợp hài hoà của tai
giữa, tai trong, tai ngoài tác động lên hệ thần kinh thính giác giúp con người có thể
nhận biết được vô số các loại âm thanh khác nhau.
Tai với hệ thống tiền đình giúp con người giữ thăng bằng khi dịch chuyển. Hệ thống
này tác động lên các dây thần kinh của mắt và não bộ giúp ta đứng vững khi thực hiện
các hoạt động hàng ngày.

Tài liệu tham khảo:


[1] ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Bài giảng Đánh giá cảm quan thực phẩm, Trường
ĐH Công Thương TPHCM, 2019
[2] https://medlatec.vn/tin-tuc/cau-tao-cua-tai-va-co-che-hoat-dong

You might also like