You are on page 1of 1

Các bạn ở đây có thể mong đợi được biết, được nghe giới thiệu câu chuyện về các

vị thần trong thần


thoại Việt Nam và cụ thể hơn là thần gió, về hình dạng, hoạt động cũng như mục đích tồn tại của vị thần
này, nhưng, không chỉ vậy, nhóm em còn muốn đào sâu hơn về vấn đề này, về hình tượng, quan niệm,
nhận thức cũng như khát vọng của người dân xưa cũ muốn gửi gắm trong nhân vật thần thoại.
Trước hết ta cần phải tìm hiểu sơ bộ câu chuyện về thần gió. Thần gió là một vị thần có hình dạng kỳ
quặc, không đầu, sở hữu cho mình chiếc quạt màu nhiệm với nhiệm vụ làm gió nhỏ hay bão lớn. Thần có
đứa con nghịch ngợm một lần đứa con của thằng đã làm đổ bát cơm của người mất mùa đói khổ, bị Ngọc
Hoàng trách phạt đi chăn trâu và hóa thành cây ngải gió, đó là bước ngoặt quan trọng trong truyện để giải
thích cho sự hình thành của cây ngải gió.
Trong câu chuyện, ta có thể dễ dàng thấy thần gió xuất hiện trong khoảng thời gian phiếm định, không
cụ thể, không gian là thiên đình, hạ giới với đặc điểm nổi bật của thần là tính khí thất thường.
Sự tưởng tượng về các vị thần được hình thành dựa trên sức mạnh, sự ảnh hưởng của mỗi vị thần đối
với cuộc sống, thần gió có hình dạng kỳ quặc bởi ta không thể nhìn thấy hình dạng cụ thể của gió.
Bản chất của thần thoại là ý niệm, biểu tượng của người xưa về thế giới, phản ánh, lý giải cũng như
mong muốn của người dân trong thời cổ. Câu chuyện “Thần gió” đã cho ta thấy nhận thức của người xưa
về hiện tượng gió về sự hình thành của cây ngải gió. Ngoài ra hình tượng thần gió còn phản ánh sự sùng
bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên mà ở đó thế giới thần linh tồn tại chi phối và điều
khiển mọi thứ của người xưa. Mỗi hiện tượng tự nhiên đều do một vị thần nào đó tạo ra, điều này phản
ánh nhận thức chưa thực sự đúng đắn đầy đủ và chính xác về tự nhiên, tuy nhiên qua đó ta thấy được khát
vọng, ước mơ chinh phục tự nhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo.

You might also like