You are on page 1of 17

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KÌ II – HÓA HỌC 10

TỔ HÓA HỌC NĂM HỌC: 2023 - 2024

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM


1. Phản ứng oxi hóa - khử
- Khái niệm số oxi hóa và các quy tắc xác định số oxi hóa.
- Xác định được số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất, hợp chất và ion.
- Khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.
- Xác định được số electron nhường, nhận trong các phản ứng oxi hóa - khử và viết được quá trình khử, quá
trình oxi hóa.
- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa - khử cụ thể.
- Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử (cân bằng theo phương pháp thăng bằng
electron).
- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn.
3. Năng lượng hóa học
- Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
- Nhận biết một số phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt trong thực tiễn.
- Khái niệm biến thiên enthapy của phản ứng, biến thiên enthapy chuẩn và ý nghĩa của biến thiên enthapy.
- Khái niệm phương trình nhiệt hóa học của phản ứng.
- Khái niệm nhiệt tạo thành và nhiệt tạo thành chuẩn của một chất.
- Tính biến thiên enthapy của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành và năng lượng liên kết.
3. Tốc độ phản ứng
- Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, tốc độ trung bình của phản ứng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc, chất xúc
tác.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản
ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
%
Mức độ nhận thức tổng
Tổng điểm

TT Nội Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Số CH
dung
Thời
kiến Thời Thời Thời Thời gian
Số Số Số Số
thức gian gian gian gian TN TL (phút)
CH CH CH CH
(phút) (phút) (phút) (phút)

Số oxi hóa 2 1,5 2

Chất khử, chất


oxi hóa, phản 3 2,25 2 2 5
Phản ứng oxi hóa- khử
1 ứng oxi 2 19,75 42,5%
hóa khử Lập phương
trình phản ứng 1 0,75 2 2 1 4,5 1 6,0 3
oxi hóa- khử

Phản ứng oxi


hóa- khử trong 1 0,75 1
thực tiễn

Biến Phản ứng tỏa


thiên nhiệt, phản ứng 2 1,5 1 1 3 11,5 30%
enthalpy thu nhiệt
2

trong Biến thiên


2 phản enthalpy của 1 0,75 1 1 2
ứng hóa phản ứng
học
Tính biến thiên
enthalpy của
phản ứng theo
1 0,75 2 2 1 4,5 3 1
nhiệt tạo thành
và theo năng
lượng liên kết

Tốc độ phản ứng


1 0,75 1 1 2
hóa học

Tốc độ Các yếu tố ảnh


phản hưởng đến tốc độ
3 3 2,25 2 2 1 6,0 5 1 13,75 27,5%
ứng hóa phản ứng hóa
học học
Một số ứng dụng
của việc thay đổi
1 0,75 1 1 2
tốc độ phản ứng
hóa học

Tổng 16 12 12 12 2 9 2 12 28 4 45

Tỉ lệ 40% 30% 20% 10%

Tỉ lệ chung 70% 30%

C. ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm


Câu 1: Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là …(1)… của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp
electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có …(2)... lớn hơn. Các chỗ trống được điền đúng là:
A. (1) điện tích, (2) độ âm điện. B. (1) độ âm điện, (2) điện tích.
C. (1) electron, (2) độ âm điện. D. (1) độ âm điện, (2) electron.
Câu 2: Số oxi hóa của nguyên tố S trong H2SO4 là
A. +4. B. +6. C. -6. D. +5.
Câu 3: Chất khử là chất
A. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 4: Sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử là dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa -
khử?
A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số mol.
Câu 5: Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử
A. nhận electron. B. nhường electron. C. nhận proton. D. nhường proton.
+5 +4
Câu 6: Cho quá trình: N + ne → N, giá trị của n là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 7: Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base.
Câu 8: Nhiệt tạo thành chuẩn đối với chất khí được xác định trong điều kiện áp suất là
A. 1 bar. B. 1 atm. C. 1 Pa. D. 760 mmHg.
3

Câu 9: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng


A. hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. B. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
C. có sự trao đổi electron. D. có tạo thành chất khí hoặc kết tủa.
Câu 10: Chất nào dưới đây có nhiệt tạo thành chuẩn bằng không?
A. SO2(g). B. MgO(s). C. H2(g). D. H2O(l).
Câu 11: Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học được bổ sung thêm
A. trạng thái tồn tại của các chất.
B. trạng thái tồn tại của các chất và giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng.
C. giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng.
D. trạng thái tồn tại của các chất và điều kiện phản ứng.
Câu 12: Chẻ nhỏ củi khi đốt để cháy nhanh hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong trường hợp
này là
A. nhiệt độ. B. nồng độ. C. diện tích tiếp xúc. D. xúc tác.
Câu 13: Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất nào sau đây?
A. Chất khí. B. Chất khí và chất rắn. C. Chất rắn. D. Chất lỏng.
Câu 14: Khi tăng nồng độ chất tham gia phản ứng thì
A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm.
C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 15: Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng?
A. Sử dụng enzyme cho phản ứng. B. Hạ nhiệt độ của bình phản ứng.
C. Tăng nồng độ chất tham gia phản ứng. D. Nghiền nhỏ chất tham gia phản ứng.
Câu 16: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Thể tích.
Câu 17: Trong phản ứng hóa học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2, chất khử là
A. H2. B. NaOH. C. H2O. D. Na.
Câu 18: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S. B. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
C. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Câu 19: Quá trình nào sau đây không đúng?
−1 0 0 +3 +7 +2 −2 0
A. 2Cl + 2e → Cl2. B. Fe → Fe + 3e. C. Mn + 5e → Mn. D. S → S + 2e.
Câu 20: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
2+ 2+ 2+
A. sự khử Fe và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe và sự khử Cu .
2+
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu .
Câu 21: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g) ∆r Ho298 = -91,8kJ.
∆r Ho298 của phản ứng khi tạo thành một mol NH3 ở điều kiện chuẩn là
A. +45,9 kJ. B. –45,9 kJ. C. – 91,8 kJ D. +91,8 kJ.
Câu 22: Cho phản ứng hóa học sau: KNO3(s) → KNO2(s) + ½O2(g). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản
ứng bằng
A. ∆f Ho298 (KNO2(s)) − ½ ∆f Ho298(KNO3(s)). B. ∆f Ho298 (KNO2(s)) + ∆f Ho298 (KNO3(s)).
C. ∆f Ho298 (KNO3(s)) − ∆f Ho298 (KNO2(s)). D. ∆f Ho298 (KNO2(s)) − ∆f Ho298 (KNO3(s)).
Câu 23: Cho phản ứng hóa học sau: 4FeS(s) + 7O2(g) → 2Fe2O3(s) + 4SO2(g). Biết nhiệt tạo
thành ∆fH0298 của các chất FeS (s), Fe2O3(s) và SO2(g) lần lượt là –100,0 kJ/mol, –825,5 kJ/mol và –296,8
kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là
A. +3105,6 kJ. B. –3105,6 kJ. C. +2438,2 kJ. D. –2438,2 kJ.
Câu 24: Cho phản ứng hóa học sau: N2(g) + O2(g) → 2NO(g). Cho biết năng lượng liên kết trong các phân
tử O2, N2 và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng
trên là
A. +298 kJ. B. –298 kJ. C. +225 kJ. D. –225 kJ.
4

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hóa cơm nếp thành rượu.
B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
C. Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ sẽ nhanh cháy hơn.
D. Nhiệt độ của ngọn lửa acetylen cháy trong oxygen thấp hơn cháy trong không khí.
Câu 26: Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?
to
A. 2Al(s) + Fe2O3(s)   Al2O3(s) + Fe(s).
o
t
B. CaCO3(s)   CaO(s) + CO2(g).
o
t
C. 4NH3(g) + 5O2(g)   4NO(g) + 6H2O(l).
D. Ba(OH)2(aq) + H2SO4(aq)   BaSO4(s) + 2H2O(l).
Câu 27: Cho phản ứng hóa học sau: Zn(s) + H2SO4 (l)   ZnSO4 (l) + H2(g). Yếu tố nào sau đây không
ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích bề mặt Zn. B. Nồng độ dung dịch H2SO4.
C. Thể tích dung dịch H2SO4. D. Nhiệt độ của dung dịch H2SO4.
Câu 28: Than, củi cháy mạnh trong oxygen nguyên chất hơn so với cháy trong không khí. Yếu tố ảnh hưởng
đến tốc độ phản ứng trong trường hợp trên là
A. nhiệt độ. B. áp suất. C. nồng độ. D. chất xúc tác.
II. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm
Câu 29 (1,0 điểm): Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Cân bằng phản
ứng oxi hóa - khử trên theo phương pháp thăng bằng electron, xác định chất oxi hóa, chất khử.
o
t
Câu 30: (1,0 điểm) Cho phản ứng đốt cháy ethane: C2H6(g) + 7/2O2(g)   2CO2(g) + 3H2O(g)
- Nhiệt tạo thành chuẩn (kJ.mol ) của C2H6(g); CO2(g); H2O(g) lần lượt là -84,7; -393,5; -241,8.
-1

- Năng lượng liên kết (kJ.mol-1) của C−C; C−H; O=O; C=O; O−H lần lượt là 346; 418; 494; 732; 459.
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên theo 2 cách sau:
a) Dựa vào nhiệt tạo thành của các chất.
b) Dựa vào năng lượng liên kết.
Câu 31 (0,5 điểm): Cho m gam Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,958 lít khí (đkc)
và dung dịch X. Mặt khác, nếu cho m gam Fe trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư theo sơ đồ
phản ứng: Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thu được V lít khí SO2 (đkc). Tính V. (Cho: H=1, O=16,
S=32, Fe=56).
Câu 32 (0,5 điểm): Vận dụng lý thuyết về tốc độ phản ứng, hãy nêu và giải thích một biện pháp để bảo quản
hoặc chế biến thực phẩm hiệu quả.
---------- HẾT ----------
ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm


Câu 1: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng
A. điện tích ion. B. không.
C. số liên kết cộng hóa trị. D. số electron trong nguyên tử.
Câu 2: Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của nguyên tố hydrogen là
A. -1. B. -2. C. +2. D. +1.
Câu 3: Chất oxi hóa là chất
A. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 4: Trong phản ứng oxi hóa - khử, sự oxi hóa là quá trình
A. nhận electron. B. nhường electron. C. nhận proton. D. nhường proton.
5

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng về phản ứng oxi hóa - khử?
A. Luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
C. Trong phản ứng có sự nhường, nhận electron giữa các chất.
D. Có sự tăng và giảm số oxi hóa của một hay một số nguyên tố hóa học.
+6 +4
Câu 6: Quá trình S + 2e → S là quá trình
+6 +4 +6 0
A. oxi hóa S . B. khử S . C. khử S . D. oxi hóa S.
Câu 7: Trong phản ứng đốt cháy than
A. carbon là chất oxi hóa. B. oxygen là chất oxi hóa.
C. carbon bị khử. D. oxygen bị oxi hóa.
Câu 8: Phản ứng thu nhiệt ở 25 C có
o

A. ∆rHo298 > 0. B. ∆rHo298 < 0. C. ∆rHo298 ≥ 0. D. ∆rHo298 ≤ 0.


Câu 9: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng
A. giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
C. hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D. giải phóng ion dưới dạng nhiệt.
Câu 10: Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn là
A. ∆f Ho298 . B. ∆f H.. C. ∆r Ho298 . D. ∆r H.
o
Câu 11: Biểu thức tính biến thiên enthalpy của một phản ứng hóa học ∆r H298 theo nhiệt tạo thành là
A. ∆r Ho298 = ∑ ∆f Ho298 (cđ) - ∑ ∆f Ho298 (sp). B. ∆r Ho298 = ∑ Eb (sp)- ∑ Eb (cđ) .
C. ∆r Ho298 = ∑ Eb (cđ)- ∑ Eb (sp). D. ∆r Ho298 = ∑ ∆f Ho298 (sp) - ∑ ∆f Ho298 (cđ).
Câu 12: Tốc độ phản ứng cho biết
A. biến thiên enthapy của phản ứng.
B. ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất đến phản ứng hóa học.
C. phản ứng hóa học tỏa hay thu nhiệt.
D. mức độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học.
Câu 13: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Thời điểm xảy ra phản ứng. D. Chất xúc tác.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng về chất xúc tác?
A. Làm tăng tốc độ phản ứng. B. Thành phần và bản chất không đổi sau phản ứng.
C. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng. D. Không tham gia vào quá trình phản ứng.
Câu 15: Đối với phản ứng hóa học của các chất rắn, yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng?
A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Áp suất. D. Diện tích bề mặt.
Câu 16: Tủ lạnh để bảo quản thức ăn là ứng dụng yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?
A. Chất xúc tác. B. Nồng độ. C. Nhiệt độ. D. Diện tích tiếp xúc.
Câu 17: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O B. Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
C. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
o
t
Câu 18: Cho phản ứng hóa học: 4HCl + MnO2   MnCl2 + Cl2 + 2H2O. Trong phản ứng này
A. HCl bị khử. B. MnO2 bị oxi hóa. C. MnO2 là chất khử. D. HCl bị oxi hóa.
Câu 19: Quá trình nào sau đây không đúng?
-2 0 0 3 7 4 1
A. S  S + 2e. B. Al  Al + 3e. C. Mn  Mn + 3e. D. 2Cl  Cl2 + 2e.
Câu 20: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Fe2O3 + CO → Fe + CO2. Tổng hệ số (số nguyên tối
giản) của Fe và CO2 sau khi cân bằng là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
6

Câu 21: Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao xảy ra phản ứng: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g). Phản ứng này
A. tỏa nhiệt, có ∆rH < 0. B. thu nhiệt, có ∆rH > 0. C. tỏa nhiệt, có ∆rH > 0. D. thu nhiệt, có ∆rH < 0.
Câu 22: Phương trình hóa học nào sau đây biểu thị enthapy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) của
NO(g)?
A. N2(g) + O2(g) → 2NO(g). B. NH3(g) + 2O2(g) → NO(g) + 3H2O(l).
C. ½N2(g) + ½O2(g) → NO(g). D. NO(g) + ½ O2(g) → NO2(g).
Câu 23: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: CO(g) + ½ O2(g) → CO2(g) ∆r Ho298 = -283,0 kJ. Biết nhiệt
tạo thành chuẩn của CO2(g) là –393,5 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO(g) là
A. –110,5 kJ/mol. B. +110,5 kJ/mol. C. –141,5 kJ/mol. D. –221,0 kJ/mol.
Câu 24: Cho phản ứng đốt cháy các chất: C(s), CH3OH(l), CH4(g), C2H2(g) như sau:
(1) C(s) + O2(g) → CO2(g) ∆r Ho298 = -393,5 kJ/mol
(2) CH3OH(l) + 3/2O2(g) → CO2(g) ∆𝑟 H𝑜298 = -726 kJ/mol
(3) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) ∆𝑟 H𝑜298 = -890,36 kJ/mol
(4) C2H2(g) + 5/2O2(g) → 2CO2(g) + H2O (l) ∆𝑟 H𝑜298 = -1299,58 kJ/mol
Đốt cháy lần lượt 1 mol các chất trên, phản ứng tỏa ra lượng nhiệt nhiều nhất là
A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).
Câu 25: Đối với phản ứng phân hủy H2O2 trong dung dịch, khi thay đổi yếu tố nào sau đây, tốc độ phản ứng
không thay đổi?
A. Thêm xúc tác MnO2 vào phản ứng. B. Tăng nồng độ H2O2.
C. Đun nóng bình phản ứng. D. Tăng áp suất.
Câu 26: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Thổi không khí khô. B. Xếp củi chặt khít. C. Đốt trong lò kín. D. Thổi hơi nước.
Câu 27: Hiện tượng tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất thể hiện ảnh hưởng của yếu
tố nào sau đây đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Diện tích tiếp xúc. D. Chất xúc tác.
Câu 28: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?
A. Thanh củi được chẻ nhỏ sẽ cháy nhanh hơn. B. Quạt gió vào bếp than để than cháy nhanh hơn.
C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh. D. Enzyme thúc đẩy phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
II. Tự luận: 3,0 điểm
Câu 29 (1,0 điểm): Cho sơ đồ phản ứng sau: K2Cr2O7 + HCl → KCl + Cl2 + CrCl3 + H2O. Cân bằng phản
ứng oxi hóa - khử trên theo phương pháp thăng bằng electron, xác định chất khử, chất oxi hóa.
Câu 30 (1,0 điểm): Biết nhiệt tạo thành chuẩn của Al2O3(s) là -1676 kJ/mol.
a) Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng tạo thành 1 mol Al2O3(s) từ các đơn chất bền vững nhất.
b) Khi thể tích khí O2 phản ứng là 7,437 lít (đkc) thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng là bao
nhiêu?
Câu 31 (0,5 điểm): Cho một iron oxide tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 2,479 lít
(đkc) khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Phần dung dịch cô cạn thu được 72,6 gam Fe(NO3)3. Xác định
công thức của iron oxide.
Câu 32 (0,5 điểm): Phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ khác nhau phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng.
Hãy cho 2 ví dụ minh họa về trường hợp này trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.
---------- HẾT ----------
ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm


Câu 1: Số oxi hóa thường gặp của nguyên tố oxygen trong hợp chất là
A. +2. B. 0. C. -1. D. -2.
Câu 2: Số oxi hóa của N trong NH3 là
A. 3. B. 0. C. +3. D. -3.
Câu 3: Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất khử là chất
7

A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhận proton. D. nhường proton.


Câu 4: Trong phản ứng oxi hóa - khử, sự khử là quá trình
A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhận proton. D. nhường proton.
Câu 5: Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation.
Câu 6: Để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử, bước đầu tiên là:
A. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
B. Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử.
C. Điền hệ số cho các chất oxi hóa, chất khử và cân bằng phương trình.
D. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hóa và chất khử.
Câu 7: Trong phản ứng oxi hóa - khử xảy ra kèm theo sự cháy than, alcohol, sự han gỉ kim loại thì chất oxi
hóa thường là chất nào dưới đây?
A. Carbon. B. Oxygen. C. Kim loại. D. Alcohol.
Câu 8: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học
A. có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
B. kèm theo sự hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
C. không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
D. kèm theo sự giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 9: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi được gọi là
A. biến thiên enthalpy của phản ứng. B. tốc độ phản ứng.
C. năng lượng liên kết. D. năng lượng hoạt hóa.
Câu 10: Nhiệt tạo thành chuẩn của chất nào dưới đây bằng không?
A. HCl(g). B. Cl2(g). C. H2O(l). D. CaCO3(s).
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Biến thiên enthalpy của phản ứng càng dương phản ứng thu nhiệt càng mạnh.
B. Với phản ứng thu nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng có giá trị dương thì phản ứng tỏa nhiệt.
D. Biến thiên enthalpy của phản ứng có giá trị dương thì phản ứng thu nhiệt.
Câu 12: Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học?
A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hóa học. C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác.
Câu 13: Trong quá trình xảy ra phản ứng hóa học, tốc độ phản ứng sẽ
A. không đổi cho đến khi kết thúc. B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
C. giảm dần cho đến khi kết thúc. D. giảm dần sau đó tăng dần.
Câu 14: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Thể tích.
Câu 15: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi cho men vào tinh bột đã được
nấu chín để ủ rượu?
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Áp suất.
Câu 16: Chẻ nhỏ than củi khi đốt sẽ cháy nhanh hơn là vận dụng yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng nào sau
đây?
A. Nồng độ. B. Áp suất.
C. Diện tích bề mặt tiếp xúc. D. Nhiệt độ.
Câu 17: SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng nào dưới đây?
A. SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr.
B. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
C. 2SO2 + O2   2SO3.
o
t

D. SO2 + 2H2S  3S + 2H2O.


8

Câu 18: Trong phản ứng: Zn + Cl2  ZnCl2, mỗi nguyên tử Zn đã


A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron.
Câu 19: Cho phản ứng hóa học sau: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Trong phản ứng trên, xảy ra quá trình oxi
hóa
A. NaBr. B. Cl2. C. NaCl. D. Br2.
Câu 20: Cho phản ứng: Fe + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của SO2 sau khi cân bằng
phản ứng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
1
Câu 21: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: CO(g) + O2(g)  CO2(g) r H0298 = –283,0 kJ. Đốt cháy
2
hoàn toàn 9,916 lít khí CO (đkc) thì nhiệt lượng tỏa ra là
A. 113,2 kJ. B. 283,0 kJ. C. 226,4 kJ. D. 141,5 kJ.
Câu 22: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt?
A. 2CO(g) + O2(g)  2CO2(g) r H298
o
 −566 kJ.
B. C(s) + H2O(g)  CO(g) + H2(g) r H298
o
 +131,25 kJ.
C. H2(g) + F2(g)  2HF(g) r H298
o
 −546 kJ.
D. CH4(g) + 2O2(g)   CO2(g) + 2H2O(l) Δr H0298 = −890 kJ.
o
t

Câu 23: Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng H2(g) + Cl2(g)  2HCl(g) theo năng lượng liên kết được
tính bằng
A. Eb(H–H) + Eb(Cl – Cl) - 2Eb(H–Cl). B. Eb(H–H) + Eb(Cl–Cl) - Eb(H–Cl).
C. 2Eb(H–Cl) - Eb(H–H) - Eb(Cl–Cl). D. Eb(H–Cl) - Eb(H–H) - Eb(Cl–Cl).
Câu 24: Biểu thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng 2H2S(g) + SO2(g) → 2H2O(g) + 3S(s) theo
nhiệt tạo thành của các chất bằng
A. f H0298 (H2O) - f H0298 (H2S) - f H0298 (SO2). B. 2 f H0298 (H2O) - 2 f H0298 (H2S).
C. 2 f H0298 (H2O) - 2 f H0298 (H2S) - f H0298 (SO2). D. f H0298 (H2O) - 2 f H0298 (H2S).
Câu 25: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí: 2X + 4Y  3Z. Tốc độ trung bình của phản ứng được biểu
diễn bằng biểu thức nào dưới đây?
1 C X 1 C Z 1 C Y 1 C X
A.  . B.  . C.  . D.  .
2 t 3 t 4 t 4 t
Câu 26: Xét các phản ứng sau:
(a) 2Al(s) + Fe2O3(s)  Al2O3(s) + 2Fe(s).
(b) 2H2(g) + O2(g)  2H2O(l).
(c) C(s) + O2(g)  CO2(g).
(d) CaCO3(s) + 2HCl(aq)  CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g).
Số phản ứng có tốc độ thay đổi khi tăng áp suất riêng phần của chất phản ứng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 27: Xét các biện pháp sau:
(a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
(b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
(c) Nghiền nguyên liệu trước khi nung trong sản xuất cement.
(d) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Số biện pháp được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 28: Ở 25 C, phản ứng giữa Fe và dung dịch HCl có nồng độ nào dưới đây xảy ra nhanh nhất?
o

A. 0,1M. B. 0,2M. C. 1M. D. 2M.


9

II. Tự luận: 3,0 điểm


Câu 29 (1,0 điểm): Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng
bằng electron:
a) P + HNO3  H3PO4 + NO2 + H2O.
b) NaCrO2 + Br2 + NaOH  Na2CrO4 + NaBr + H2O.
Câu 30 (1,0 điểm): Cho phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g) và các giá trị năng lượng liên kết
(Eb) sau:
Liên kết C–H O=O C=O O–H
Eb (kJ/mol) 418 494 732 459
a) Xác định biến thiên enthalpy chuẩn (r H0298 ) của phản ứng trên.
b) Cho biết phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt.
Câu 31 (0,5 điểm): Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, hãy giải thích các trường
hợp sau:
a) Than cháy trong khí oxygen nguyên chất nhanh hơn ngoài không khí.
b) Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn.
Câu 32 (0,5 điểm): Cho sơ đồ phản ứng: Cu + H2SO4  CuSO4 + SO2 + H2O. Nếu hoàn tan hoàn toàn
12,8 gam Cu thì thu được V lít khí SO2 (đkc). Tính V (Cho Cu = 64).
---------- HẾT ----------

ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm


Câu 1: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?
A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Khối lượng D. Số hiệu.
Câu 2: Số oxi hóa của nguyên tố bằng không trong
A. ion đơn nguyên tử. B. phân tử đơn chất. C. phân tử hợp chất. D. ion đa nguyên tử.
Câu 3: Chất oxi hóa là chất
A. bị oxi hóa. B. có tính khử. C. bị khử D. có số oxi hóa tăng.
Câu 4: Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng
A. có sự nhường, nhận proton giữa các chất phản ứng.
B. tồn tại đồng thời quá trình khử và quá trình oxi hóa.
C. trong đó chất khử nhận electron còn chất oxi hóa nhường electron.
D. không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Câu 5: Quá trình oxi hóa là quá trình
A. chất oxi hóa nhận electron. B. chất khử nhường electron.
C. chất oxi hóa nhường electron. D. chất khử nhận electron.
3+
Câu 6: Quá trình ion Fe nhận 1 electron gọi là sự
A. oxi hóa ion Fe3+. B. oxi hóa nguyên tử Fe. C. khử ion Fe3+. D. khử nguyên tử Fe.
Câu 7: Quá trình nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa - khử?
A. Đốt cháy than trong không khí. B. Hoà tan vôi sống vào nước.
C. Vật dụng kim loại bị han gỉ. D. Đốt cháy cồn.
Câu 8: Phản ứng nào sau đây thu nhiệt?
A. Phản ứng nung vôi. B. Phản ứng đốt cháy đường glucose bởi oxygen.
C. Phản ứng đốt than củi để sưởi ấm. D. Phản ứng tôi vôi.
Câu 9: Biến thiên enthalpy của phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện
A. áp suất không đổi. B. số mol không đổi. C. khối lượng không đổi. D. thể tích không đổi.
Câu 10: Nồng độ đối với chất tan trong dung dịch ở điều kiện chuẩn là
10

A. 0,01 mol/l. B. 0,1 mol/l. C. 1,0 mol/l. D. 0,5 mol/l.


Câu 11: Chất nào sau đây có nhiệt tạo thành chuẩn khác không?
A. Ca(s). B. O2(g). C. Cl2(g). D. CH4(g).
Câu 12: Trong quá trình xảy ra phản ứng hoá học, nồng độ của chất phản ứng sẽ
A. không đổi cho đến khi kết thúc. B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
C. giảm dần cho đến khi kết thúc. D. giảm dần sau đó tăng dần.
Câu 13: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí: H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g). Biểu thức tốc độ trung bình của
phản ứng là
ΔCH2 ΔCCl2 ΔCHCl ΔCH2 ΔCCl2 -ΔCHCl
A. v = = = . B. v = = = .
Δt Δt Δt Δt Δt Δt
-ΔCH2 -ΔCCl2 ΔCHCl -ΔCH2 -ΔCCl2 ΔCHCl
C. v = = = . D. v = = = .
Δt Δt Δt Δt Δt 2Δt
Câu 14: Khi xào thịt người ta thường cho thêm các loại quả chua để thịt nhanh nhừ. Yếu tố làm tăng tốc độ
phản ứng trong trường hợp này là
A. nhiệt độ. B. áp suất. C. chất xúc tác. D. nồng độ.
Câu 15: Cho các yếu tố sau: nồng độ, áp suất, chất xúc tác, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc. Số yếu tố ảnh
hưởng đến tốc độ phản ứng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 16: Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc sản phẩm trong một đơn vị
A. nhiệt độ. B. nồng độ. C. thời gian. D. thể tích.
Câu 17: Trong phản ứng hóa học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2, chất oxi hoá là
A. H2. B. NaOH. C. Na. D. H2O.
Câu 18. Cho các phản ứng sau:
(1) CaOCl2 + 2HCl đặc  CaCl2 + Cl2 + H2O (2) NH4Cl  NH3 + HCl
(3) NH4NO3  N2O + 2H2O (4) FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S
Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 19: Trong phản ứng hóa học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã
A. nhận 1 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhường 2 electron.
Câu 20: Cho phản ứng sau: HI + H2SO4 → I2 + H2S + H2O. Tổng hệ số (số nguyên, tối giản) của tất cả các
chất trong phản ứng sau khi cân bằng là
A. 18. B. 20. C. 14. D. 16.
o
Câu 21: Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(k) → 2HCl ∆r H298 = -184,6 kJ. Phản ứng trên là phản ứng
A. phân hủy. B. thu nhiệt. C. trao đổi. D. tỏa nhiệt.
Câu 22: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
o
A. 2H2(g) + O2(g) 
t
 2H2O(l) ∆r Ho298 = -571,6 kJ.
o
B. Cu(OH)2(s) 
t
 CuO(s) + H2O(l) ∆r Ho298 = + 9,0 kJ.
o
C. C(graphite, s) + O2(g) 
t
 CO2(g) ∆r Ho298 = -393,5 kJ.
o
D. CH4(g) + 2O2(g)  t
 CO2(g) + 2H2O(l) ∆r Ho298 = −890,0 kJ.
Câu 23: Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g) có giá trị bằng
A. ∆f Ho298 [H2O(g)]. B. 2∆f Ho298 [H2O(g)]. C. ½ ∆f Ho298 [H2O(g)]. D. -2 ∆f Ho298 [H2O(g)].
Câu 24: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: 2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l) ∆r Ho298 = - 571,68 kJ. Khi cho 5
gam H2(g) phản ứng vừa đủ với 40 gam O2(g) tạo thành H2O(l) thì phản ứng
A. thu vào 1429,2 kJ nhiệt lượng. B. tỏa ra là 714,6 kJ nhiệt lượng.
C. thu vào là 714,6 kJ nhiệt lượng. D. tỏa ra là 1429,2 kJ nhiệt lượng.
Câu 25: Cho phản ứng thủy phân tinh bột có xúc tác là HCl. Phát biểu nào sau đây không đúng?
11

A. Lượng HCl không đổi sau phản ứng.


B. Lượng HCl giảm sau phản ứng.
C. Khi không có HCl, phản ứng vẫn xảy ra nhưng tốc độ chậm.
D. HCl làm tăng tốc độ phản ứng.
Câu 26: Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng nào sau đây?
(1) 2Al(s) + Fe2O3(s) ⟶ Al2O3(s) + 2Fe(s) (2) 2H2(g) + O2(g) ⟶ 2H2O(l)
(3) C(s) + O2(g) ⟶ CO2(g) (4) CaCO3(s)+ 2HCl(aq)⟶CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)
A. Chỉ (3). B. Chỉ (2). C. (2) và (4). D. (2) và (3).
Câu 27: Thực hiện thí nghiệm trong hai cốc thủy tinh:
Cốc (1): 15 ml H2SO4 0,1M với 0,5 gam kẽm bột.
Cốc (2): 15 ml H2SO4 0,1M với 0,5 gam kẽm hạt.
Phản ứng ở cốc (1) xảy ra nhanh hơn ở cốc (2) là do yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Diện tích tiếp xúc. D. Thể tích dung dịch.
Câu 28: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?
A. Thanh củi được chẻ nhỏ sẽ cháy nhanh hơn.
B. Quạt gió vào bếp than để than cháy nhanh hơn.
C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh.
D. Các enzyme thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
II. Tự luận: 3,0 điểm
Câu 29: (1,0 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau bằng phương pháp thăng
bằng electron:
a) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
b) Mg+ HNO3 → Mg(NO3)2 + N2+ H2O
Câu 30: (1,0 điểm) Cho phản ứng sau: 2NaHCO3 (s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l). Biết nhiệt tạo thành
chuẩn ∆f Ho298 (kJ.mol-1) của NaHCO3(s), Na2CO3(s), CO2(g) và H2O(l) lần lượt là: -950,8, -1130,8, -393,5 và
-285,84.
a) Xác định giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng trên dựa vào bảng giá trị enthalpy tạo thành chuẩn
của các chất.
b) Phản ứng trên tỏa ra hay thu vào nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
c) Dự đoán phản ứng trên xảy ra thuận lợi hay không thuận lợi ở điều kiện thường?
Câu 31: (0,5 điểm) Cho sơ đồ phản ứng: R + HNO3 → R(NO3)n + NO + H2O. Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam
kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 0,1 mol khí NO là sản phẩm khử duy
nhất. Xác định R.
Câu 32: (0,5 điểm) Thực tế các viên than tổ ong có rất nhiều lỗ trống. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng, hãy giải thích vì sao phải đục nhiều lỗ trống đó?
---------- HẾT ----------
ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm


Câu 1: Trong đa số hợp chất, số oxi hóa của nguyên tố hydrogen và oxygen lần lượt là
A. +1 và -2. B. -2 và +1. C. +1 và +2. D. -1 và -2.
Câu 2: Trong phân tử CO2, số oxi hóa của nguyên tố O bằng
A. +1. B. -1. C. -2. D. +2.
Câu 3: Chất khử là chất
A. bị khử. B. bị oxi hoá. C. có số oxi hóa giảm. D. nhận electron.
Câu 4: Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng
A. đốt cháy. B. phân huỷ. C. trao đổi. D. oxi hoá – khử.
Câu 5: Chất oxi hoá còn gọi là chất
A. bị khử. B. bị oxy hoá. C. có tính khử. D. nhường electron.
12

Câu 6: Quá trình Fe2+ + 2e → Fe là quá trình


A. oxi hóa. B. nhận proton. C. cho electron. D. khử.
Câu 7: Trong các phản ứng oxi hóa - khử xảy ra trong đời sống như: đốt cháy than, đốt cháy cồn, han gỉ kim
loại thì chất oxi hóa là chất nào sau đây?
A. Carbon. B. Oxygen. C. Kim loại. D. Cồn.
Câu 8: Nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của một phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi được gọi là
A. biến thiên enthalpy của phản ứng. B. biến thiên nhiệt độ của phản ứng.
C. biến thiên số mol của phản ứng. D. biến thiên khối lượng của phản ứng.
Câu 9: Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định trong điều kiện chuẩn có nhiệt độ là
A. 25oC (273K). B. 0oC (273K). C. -25oC (298K). D. 25oC (298K).
Câu 10: Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là biến thiên enthapy của phản ứng
A. tạo thành 2 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.
B. tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất kém bền nhất ở điều kiện chuẩn.
C. tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.
D. tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện tiêu chuẩn.
o
Câu 11: Biểu thức tính biến thiên enthalpy của một phản ứng hóa học (∆r H298 ) theo năng lượng liên kết là
o o o
A. ∆r H298 = ∑ ∆f H298 (cđ) - ∑ ∆f H298 (sp). B. ∆r H298 = ∑ ∆f H298 (sp) - ∑ ∆f Ho298 (cđ).
o o

C. ∆r Ho298 = ∑ Eb (sp)- ∑ Eb (cđ). D. ∆r Ho298 = ∑ Eb (cđ)- ∑ Eb (sp).


Câu 12: Tốc độ phản ứng hóa học cho biết
A. sự thay đổi thành phần các chất phản ứng hoặc sản phẩm.
B. ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất đến phản ứng hóa học.
C. thời gian xảy ra phản ứng hóa học.
D. mức độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học.
Câu 13: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Thời gian xảy ra phản ứng.
B. Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
D. Chất xúc tác.
Câu 14: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do
A. Nồng độ của các chất khí tăng lên.
B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.
C. Diện tích tiếp xúc của các chất khí tăng lên.
D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi.
Câu 15: Cho phản ứng hóa học sau: C(s) + O2(g) → CO2(g). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc
độ phản ứng trên?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất O2.
C. Hàm lượng carbon. D. Diện tích bề mặt carbon.
MnO ,t o
Câu 16: Cho phản ứng: 2KClO3(s)  2
 2KCl(s) + 3O2(g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của
phản ứng trên là
A. kích thước tinh thể KClO3. B. áp suất.
C. chất xúc tác. D. nhiệt độ.
Câu 17: Trong phản ứng: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O, NH3 đóng vai trò
A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. vừa oxi hóa vừa khử. D. chất tạo môi trường.
Câu 18: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. 2Ca  O 2   2CaO . B. CaCO3   CaO  CO2 .
0 0
t t

C. CaO  H 2 O   Ca(OH) 2 . D. Ca(OH) 2  CO 2  CaCO 3  H 2O .


0
t
13

Câu 19: Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2 electron. B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2 electron.
C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2 electron. D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2 electron.
Câu 20: Cho phản ứng: 4HNO3 + Cu   Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng
vai trò
A. chỉ là chất oxi hóa. B. chỉ là chất khử.
C. chỉ là môi trường. D. vừa là chất oxi hóa vừa là môi trường.
Câu 21: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:
(a) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl (g) ΔrH0298 = –185,7 kJ
(b) 2HgO(s) → 2Hg(g) + O2(g) ΔrH0298 = +90 kJ
(c) 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) ΔrH0298 = –571,5 kJ
Các phản ứng tỏa nhiệt là:
A. (a), (b) và (c). B. (a) và (b). C. (a) và (c). D. (b).
Câu 22: Cho phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g) ΔrH 298. Biết nhiệt tạo thành chuẩn
0

(ΔfH0298) của CH4(g), CO2(g) và H2O(l) lần lượt là: -74,9 kJ/mol, - 393,5 kJ/mol, -285,8 kJ/mol. Biến thiên
enthalpy của phản ứng trên ở điều kiện chuẩn là
A. - 74,9 kJ. B. - 965,1 kJ. C. - 890,2 kJ. D. 1040 kJ.
Câu 23: Cho phản ứng: C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g) ΔrH 298. Biết Eb (H-H) = 436 kJ/mol, Eb (C-H) = 418
0

kJ/mol, Eb (C-C) = 346 kJ/mol, Eb (C=C) = 612 kJ/mol. Biến thiên enthalpy của phản ứng trên ở điều kiện
chuẩn là
A. -126 kJ. B. - 134 kJ. C. -215 kJ. D. - 206 kJ.
Câu 24: Trong quá trình xảy ra phản ứng: CH3COOH + C2H5OH ⟶ CH3COOC2H5 + H2O, phát biểu nào
sau đây không đúng?
A. Nồng độ CH3COOH giảm dần theo thời gian.
B. Thời điểm ban đầu, nồng độ CH3COOC2H5 bằng không.
C. Nồng độ C2H5OH tăng dần theo thời gian.
D. Nồng độ CH3COOC2H5 tăng dần theo thời gian.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xúc tác giúp làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
B. Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng.
C. Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng.
D. Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền.
Câu 26: Khi đốt cháy acetylene, nhiệt lượng giải phóng ra lớn nhất khi acetylene
A. cháy trong không khí. B. cháy trong hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic.
C. cháy trong hỗn hợp khí oxi và khí nitơ. D. cháy trong khí oxi nguyên chất.
Câu 27: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), có những
mô tả sau đây:
(1) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng.
(2) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng.
(3) Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
(4) Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng.
Mô tả đúng là
A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (4). D. (2) và (3).
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thổi không khí khô vào bếp than sẽ cháy nhanh hơn.
B. Dùng nồi áp suất hầm thịt nhanh nhừ hơn.
C. Chẻ củi nhỏ sẽ cháy nhanh hơn.
D. Dưa muối để trong tủ lạnh sẽ nhanh chua hơn để ở nhiệt độ phòng.
14

II. Tự luận: 3,0 điểm


Câu 29 (1,0 điểm): Cho phản ứng: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g). Biết nhiệt tạo thành ΔfH0298 của CaCO3(s),
CaO(s) và CO2(g) lần lượt là -1206,9 kJ/mol, -635,1 kJ/mol và - 393,5 kJ/mol.
a) Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng trên ở điều kiện chuẩn.
b) Phản ứng trên tỏa hay thu nhiệt?
Câu 30 (1,0 điểm): Lập phương trình phản ứng oxi hoá- khử xảy ra trong các trường hợp sau đây theo
phương pháp thăng bằng electron:
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O.
Câu 31 (0,5 điểm): Cho hỗn hợp khí X (đkc) gồm chlorine và oxygen tác dụng vừa đủ với 9,6 gam Mg và
16,2 gam Al. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 74,1 gam hỗn hợp muối chloride và oxide. Tính
phần trăm thể tích của chlorine trong X.
Câu 32 (0,5 điểm): Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác.
Phản ứng xảy ra như sau: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (bình
kín) 619,75 ml khí NH3 và 743,7 ml khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đkc). Sau khi thực hiện phản
ứng 2,5 giờ thì có 0,432 gam nước tạo thành.
a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trên theo đơn vị mol/h.
b) Tính số mol NH3 và H2O sau 2,5 giờ.
------------------ Hết -----------------
D. ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A B A B B D B A A C B C A A
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án B D D A A D B D D C D C C C

II. Tự luận: 3,0 điểm


Câu Đáp án Điểm
Chất khử: Al; Chất oxi hóa, môi trường: HNO3
0 +3 0,25
Quá trình oxi hóa: Al → Al + 3e x8
+5 −3
0,5
29 Quá trình khử: N + 8e → N x3
0,25
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
a. Tính theo nhiệt tạo thành của các chất:
Δr H0298 = Δf H0298 (CO2(g)).2 + Δf H0298 (H2O(g)).3 − Δf H0298 (C2H6(g)) − Δf H0298 (O2(g)).7/2
0,5
= (−393,5).2 + (−241,8).3 − (−84,7) – 0.7/2 = −1427,7 (kJ)
30
b. Tính theo năng lượng liên kết:
Δr H0298 = 6Eb(C−H) + Eb(C−C) + 7/2Eb(O=O) – 4Eb(C=O) – 6Eb(O−H) 0,5
= 6.418 + 346 + 7/2.494 – 4.732 – 6.459 = −1099 (kJ.mol-1)
Với H2SO4 loãng: Fe → Fe2+ + 2e 2H+ +2e → H2
x 2x 0,4 ← 0,2
Bảo toàn electron: 2x = 0,4 → Fe = x = 0,2 mol
n
0,25
31
Với H2SO4 đặc, nóng: Fe → Fe3+ + 3e S+6 +2e → S+4
0,2 0,6 2y y
Bảo toàn electron: 2y = 0,6 → nSO2 = y = 0,3 mol → V = 0,3.24,79 = 7,437 lít 0,25
- Bảo quản rau, củ, quả trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp tốc độ phản ứng phân hủy xảy ra chậm
hơn.
32 0,5
- Hoặc hầm thịt, xương có thể hầm trong nồi áp suất, khi đó nhiệt độ của nước trong nồi sẽ
tăng cao hơn 1000C làm thức ăn nhanh nhừ hơn.
15

ĐÁP ÁN ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A D D B B C B A A A D D C D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án C C A D C D B C A D D A A C

II. Tự luận: 3,0 điểm


Câu Nội dung Điểm
+6 +3
2Cr + 6e → 2Cr x1
-1 0 0,5
29 2Cl → Cl2 +2e x3
Chất oxi hóa: K2Cr2O7; Chất khử và môi trường: HCl 0,25
→ K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 3Cl2 + 2CrCl3 + 7H2O
0,25
a) 2Al(s) + 3/2O2(g) → Al2O3(s) ∆r Ho298 = -1676 kJ 0,5
b) nO  0,3 mol
30 2

3/2 mol O2 phản ứng tỏa 1676 kJ nhiệt


2 0,5
0,3 mol O2 phản ứng thì nhiệt tỏa ra là: 0,3. 1676. = 335,2 kJ
3
Gọi số oxi hóa của Fe trong oxide là +n
nFe(NO ) = 0,3 mol, nNO = 0,1 mol
3 3 2
+n +3
Ta có: Fe → Fe + (3- n)
31 0,3 0,3(3- n) 0,25
+5 +4
N + 1e → N
0,1 0,1
8
Bảo toàn electron: 0,3(3- n) = 0,1 → n = + 0,25
3
Công thức của iron oxide là Fe3O4
- Quạt gió vào bếp than đang cháy để tăng nồng độ oxygen, từ đó làm tăng tốc độ phản 0,25
32 ứng cháy giúp than cháy nhanh hơn.
- Bệnh nhân khó thở sẽ hô hấp dễ dàng với bình oxygen hơn là thở trong không khí vì 0,25
nồng độ oxygen trong bình oxygen cao hơn trong không khí.

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D D A B A D B D A B C A C D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án C C D A A B A B A C C C B D

II. Tự luận: 3,0 điểm


Câu Nội dung Điểm
a) P + HNO3 → H3PO4 + NO2 + H2O
0 5
1 x P 
 P + 5e
29 5 4
5 x N  e   N
→ P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O 0,5
16

b) NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O


3 6
2 x Cr 
 Cr + 3e
0 1
3 x Br 2  2e  2Br
→ 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
0,5
a) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g)
H 0,25
H–C–H + 2O=O → O=C=O + 2H–O–H
30 H
r H0298  4Eb (C  H) + 2Eb (O=O)  2Eb (C=O)  4Eb (O  H) 0,5
= (4. 418 + 2. 494) – (2.732 + 4. 459) = –640 kJ.
b) Phản ứng tỏa nhiệt. 0,25
a) Nồng độ oxygen nguyên chất cao hơn nồng độ oxygen trong không khí, khi tăng
nồng độ, tốc độ phản ứng tăng. Vì vậy, than cháy trong khí oxygen nguyên chất nhanh 0,25
31
hơn ngoài không khí.
b) Nhiệt độ trong tủ lạnh thấp hơn bên ngoài, khi giảm nhiệt độ, tốc độ phản ứng phân
hủy thực phẩm giảm nên thực phẩm tươi lâu hơn. 0,25
12,8
n Cu   0, 2 mol
32 64
Cu + 2H2SO4  CuSO4 + SO2 + 2H2O
0,2 mol → 0,2 mol 0,25
V = 0,2.24,79 = 4,958 lít. 0,25

ĐÁP ÁN ĐỀ 4
I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án B B C B B C B A A C D C D C
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án D C D C D A D B B B B D C C

II. Tự luận: 3,0 điểm


Câu Nội dung Điểm
0 +3
a) Al → Al + 3e x1
+5 +2 0,25
N + 3e → N x1
29 → Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
0 +2
b) Mg → Mg + 2e x5 0,25
+5 0
N + 10e → N2 x1
→ 5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O
a) Δr H0298 = Δf H0298 (Na2CO3(g)) + Δf H0298 (CO2(g)) + Δf H0298 (H2O(g)) – 2. Δf H0298
(NaHCO3(g)) = + 91,46 kJ 0,5
30
b) Vì ∆r Ho298 > 0 nên phản ứng trên thu nhiệt. 0,25
c) Vì phản ứng cần cung cấp nhiệt nên phản ứng trên không xảy ra thuận lợi ở điều 0,25
kiện thường
Đặt x là số mol của R
R0 → R+3 + ne
31 x nx
N+5 + 3e → N+2
0,45 0,15
17

0,45 14,4. n 0,25


Bảo toàn electron: nx = 0,45 → x = → MR = = 32n
n 0,45
n 1 2 3 0,25
MR 32 64 (Cu) 96
Viên than tổ ong có rất nhiều lỗ trống nhằm:
32 - Tăng nồng độ O2. 0,5
- Tăng diện tích tiếp xúc của than với O2.
Từ đó làm tăng tốc độ phản ứng, than sẽ cháy nhanh hơn.

ĐÁP ÁN ĐỀ 5
I. Trắc nghiệm khách quan: 7,0 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
A C B D A D B A D C D D A A
Đáp án 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
C B B A D D C C B C B D A D
II. Tự luận: 3,0 điểm
Câu Đáp án Điểm
a) Biến thiên enthalpy của phản ứng là:
ΔrH0298 = ΔfH0298(CaO(s)) + ΔfH0298(CO2(g)) - ΔfH0298(CaCO3(s))
29
= (−635,1 − 393,5) + 1206,9 = 178,3(kJ) 0,5
b) Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt vì có ΔrH0298 > 0 0,5
a) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
Chất khử, môi trường: HCl; chất oxi hóa: MnO2
-1 0
30 2Cl → Cl2+ 2e x 1 (quá trình oxi hóa)
+4 +2
Mn + 2e → Mn x1 (quá trình khử)
→ MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O 0,5
b) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Chất khử: Cu; chất oxi hóa, môi trường: HNO3
0 +2
Cu → Cu+ 2e x 1 (quá trình oxi hóa)
+5 +4
N + 1e → N x 2 (quá trình khử) 0,5
→ Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Gọi x, y lần lượt số mol Cl2 và O2.
- BTKL: 71x + 32y = 74,1 - 9,6 - 16,2 = 48,3 (1)
Mg → Mg2++ 2e Al → Al3++3e
→ Tổng số mol electron nhường = 2nMg + 3 nAl = 2.0,4 + 3.0,6 = 2,6 mol 0,25
31 0 -1 0 -2
Cl2 + 2e → 2Cl O2 + 4e → 2O
- Bảo toàn electron: 2x + 4y = 2,6 (2)
(1) và (2): x = 0,5 và y = 0,4
0,25
- Phần trăm thể tích Cl2 = Phần trăm số mol Cl2 = 55,56%.
a) Trong bình kín, tỉ lệ về nồng độ chính là tỉ lệ về số mol.
Do đó, tốc độ phản ứng có thể được tính thông qua công thức:
-ΔnNH3 -ΔnO2 ΔnNO ΔnH2O
v= = = =
4Δt 5Δt 4Δt 6Δt
32 ΔnH2O 0,024-0
Ta có: nH2O = 0,024 mol → v = = = 1,6.10−3 (mol/h). 0,25
6Δt 6.(2,5-0)
b) Sau 2,5 giờ: Số mol NH3 = 0,025 – 2/3.0,024 = 0,009 mol
Số mol O2 = 0,03 – 5/6.0,024 = 0,01 mol 0,25

------------------ Hết -----------------

You might also like