You are on page 1of 8

Bài Giảng Thương Khó:

KT : Rôma 5:8

Chúa Chết Vì Tôi

Kính thưa quí tôi con của Chúa và quí vị thân hữu, hôm nay chúng ta hiệp nhau lại
đây để kỷ niệm Chúa Jesus chịu thương khó, Chúng ta tưởng nhớ đến sự đau đớn và sự chết
của Ngài trên thập tự giá, vì tội lỗi của nhân loại.

Qúi vị có thể hỏi rằng, tại sao sự chết của một người được nhắc đi nhác lại hang ngàn
năm? Dụng cụ hành hình kinh khiếp nhất, đau đớn tàn nhẫn nhất là thập tự giá – trở nên biểu
tượng của sự cứu giúp và tình thương (bệnh viện – Hội đoàn – trang sức).

Vậy thì Sự Chết đến từ đâu Thưa HT? Một trong những thảm họa đầu tiên của loài
người được nói đến trong Kinh Thánh đó là sự chết của Aben, đây là sự chết vật lý (thuộc
thê) hay còn gọi là vụ mưu sát đều tiên trong lịch sự loài người được Thánh Kinh ký thuật
(Sáng 4), đây là điều kinh khiếp mà tổ phụ chúng ta đã chứng kiến. Tuy nhiên, từ ngữ chết
được nói đến trước đó bởi Đức Chúa Trời, sớm hơn nhiều so với sự chết của Aben. Từ Chết,
được Chúa nói đến rất sớm khi Ngài đặt để Adam vào trong vườn Eden. Chúa đã cảnh báo
ông Adam về sự chết nếu như ông phản loạn và bất tuân lời thương đế (Sáng 2:16) và rồi sự
chết đã đến thật khi Adam và Eva phạm tội cùng Chúa, sự chết này bao gồm cả thuộc thể lẫn
thuộc linh. Sự chết thuộc linh xảy ra trước như chúng ta đã thấy khi Chúa đuổi họ ra khỏi
vười địa đàng (mối liên hệ, sự gần gũi giữa họ và Đức Chúa Trời bị đổ vỡ, và họ từ đây xa
cách Chúa), và chúng ta thấy sự chết thuộc thể đầu tiên qua sự chết của Aben. Và sự thật là
sự chết đã vào thế gian bởi vì tội lỗi của con người, như lời Thánh Kinh phán rằng “vì tiền
công của tội lỗi là sự chết….(Rôma 6:23). Thật là rõ ràng rằng sự chết đã vào trong thế gian
bởi vì tội lỗi của loài người và chúng ta biết rằng không một ai thoát khỏi sự thật phủ phàn
này (sự thật mà ngay cả Phật Thich Ca cũng nói đến: Sinh Lão Bệnh Tử), không một ai thoát
khỏi sự chết bởi vì tất cả chúng ta đều đã phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa
Trời (Rôma 3:23). Bởi vì tất cả đã phạm tội nên tất cả sẽ phải trải qua sự chết, và nó đã trở
thành sự thật muôn đời mà không ai thoát được cũng không chối cãi được. Sự chết chính là
hình phạt của thượng đế cho loài người bởi vì con người đã phạm tội, mà tội chúng ta phạm

1
là tội phạm trước mặt Đức Chúa Trời, một Đức Chúa Trời Thánh Khiết, gớm Ghiết tội lỗi, là
Đấng căm ghét mọi điều tội lỗi và gian ác. Đức Chúa Trời thật sự gớm ghiết tội lỗi, nên có
những thời điểm mà Đức Chúa Trời Thánh khiết phải thốt lên rằng Ngài thật buồn và đau
đớn bởi vì Ngài dựng nên loài người, Ngài đã hủy diệt toàn thể nhân loại ngoại trừ gia đình
Nô-ê bằng cơn đai hồng thủy 5 Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất
nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; 6 thì tự trách đã dựng nên loài người trên
mặt đất, và buồn rầu trong lòng. 7 Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài
người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì
ta tự trách đã dựng nên các loài đó. 8 Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va. (Sáng
6:5-8)

Vâng, nếu không bởi tình yêu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời đối với con
người chúng ta, chắc Chúa đã hủy diệt loài người cả rồi vì tội lỗi của chúng ta. Qua đây,
chúng ta có thể nói rằng, sự chết chính là hình phạt, là sự rủa sả của Đức Chúa Trời cho tội
lỗi của con người, và sự chết chính là hình phạt kinh khiếp nhất trong ý nghĩa là nó không có
cơ hội để người chịu hình phạt được cải tạo, thay đổi. Sự chết là tất yếu mà hết thảy mọi
người đều phải đối diện trước khi đối diện với sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời.
27
Lời Chúa phán rằng He 9:27 Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu
phán xét, sự chết đến trước là sự chết thể xác nhưng sau sự phán xét cuối cùng là sự chết đời
đời nơi hỏa ngục. Matt 13:49-50 said “Đến ngày tận thế cũng như vậy: Các thiên sứ sẽ đến
50
và chia kẻ ác với người công bình ra, ném những kẻ ác vào lò lửa; ở đó sẽ có khóc lóc và
nghiến răng. Đây là thực trạng và là định mệnh của tội nhân bởi vì Đức Chúa Trời Phán:
“một mai ngươi ăn chắc sẽ chết”. Nếu không bởi ân điển và lòng thương xót của Chúa thì
chẳng một ai trong chúng ta sẽ có sự sống.

Đó là thực trạng của con người chúng ta thưa HT, 8 Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu
thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta
chịu chết. lẽ ra chúng ta phải chịu chết vì tội lỗi của chúng ta, lẽ ra đôi tay này phải chịu đinh
đóng vì chúng ta đã lầm lỗi, lẽ ra đôi chân chúng ta chịu đinh đóng vì chúng ta đi sai đường
và bước đi trong tội lỗi, lẽ ra đầu chúng ta phải bị mang lấy mão gai vì những tư tưởng xấu
xa, và gian ác, lẽ ra hông chúng ta phải chịu mũi giáo đâm vào vì tấm lòng chúng ta là xấu
xa. Nhưng cảm tạ ơn thương xót của Đức Chúa Trời Ngài đã đến thế gian này, mang lấy
2
hình hài của con người để chết thế cho con người. Chương trình cứu rỗi của Ngài đã có từ
trước khi mà con người chúng ta phạm tội. Ân điển và tình yêu của Ngài được bày tỏ khi mà
Adam và Eva phạm tội, Ngài bày tỏ tình yêu của Ngài bằng cách Ngài giết một con thú và
dùng da làm áo cho Adam và Eva (Sáng 3:21). Điều này bày tỏ rằng Đức Chúa Trời có một
chương trình, một giải pháp để cứu con người thoát khỏi sự rủa sả của tội lỗi – một con thú
phải chịu chết để lấy da bao bọc Adam và Eva, và về sau hệ thống sinh tế chuộc tội của dân
Y-sơ-ra-ên là một phần của giải pháp mà Thượng Đế ban cho để con người được chuộc tội
=sự sống cho sự sống. và hệ thống tế lễ chuộc tội của dân Do Thái trong thời cựu ước được
sự dụng cho sự chuộc tội, đây là hệ thống bày tỏ sự nhơn từ vô biên của Đức Chúa Trời cho
con người tội lỗi chúng ta. Một điều nghịch lý nhưng thể hiện tình yêu vô bờ bến của Đức
Chúa Trời cho con người = con người phạm tội cùng Chúa mà con vật sinh tế phải chịu chết.
Một số người nói rằng, tôi không thấy ân điển của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, bởi vì tôi
chỉ thấy toàn là sự đổ máu và sự chết của sinh tế cho tội lỗi. Nhưng quí vị ơi, nếu chúng ta
suy nghĩ kỹ về điều này: Tại sao con sinh tế phải chết vì tội lỗi của con người? Tại sao đất bị
rủa sả khi Adam phạm tôi? Đây chẳng phải là Ân điển và lòng nhơn từ của Chúa sao? Vâng
đây chính là ân điển và tình yêu mà Chúa dành cho con người tội lỗi và xấu xa trước mặt
Chúa. Hơn nữa, khi Adam và Eva phạm tội, Đức Chúa Trời hứa rằng dòng dõi của người nữ
sẽ đánh bại Satan và tội lỗi (Sáng 3:15). Lời của Chúa phán cùng Satan trong câu thứ 15
chính là Phúc Âm hay còn gọi là Tin Lành đầu tiên, bởi vì chính đây là lời tuyên bố về sự
hầu đến của Đấng cứu thế mà không ai khác đó chính là Cứu Chúa Jesus Christ. Ngài là
Ngôi hai thượng đế, đến trong thế gian, mang lấy hình hài con người chúng ta để chết thay
cho chúng ta, Ngài đến để làm trọn Luật Pháp và sự công chính của Đức Chúa Trời, đó là
“Tiền công của tội lỗi là sự chết”. Ngài đến để, phó mạng sống Ngài để cứu chuộc nhiều
45
người. Chúa Jesus đã phán rằng, Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc
mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người. Và
Giăng Báp-Tít đã nói rằng, Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian
đi. (Giăng 1:29) Điều này có nghĩa là, Chúa Jesus chính là sinh tế chuộc tội cho thế gian , và
lời của Chúa rất nhiều lần nói đến sự hy sinh của Đấng Christ, trong Hebrew nói rằng
“chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jesus Christ một lần đủ cả.
Ngài không dâng huyết của Chiên hay là bò, nhưng Ngải dùng chính huyết mình để chuộc
tội chúng ta. Huyết Ngài đổ ra để cho chúng ta được sự tha tội. Chính điều này mà nhà Cải
3
Chánh John Calvin đã nói về sự chịu tội thay – là định nghĩa cho sự đền tội của chúa Jesus
cho chúng ta, bởi Ngài mang lấy tội lỗi chúng ta trên thân thể Ngài và tự nguyện chịu đựng
cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trên tội lỗi thay cho chúng ta. Lời của Chúa nói về điều này
rất rõ ràng, trong Êsai 53 rằng: Đức Giê-hô-va làm cho hết thảy tội lỗi chúng ta đều chất lên
Ngài, và Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người. Đức Giê-hô-va lấy làm vừa
ý mà tổn thương Ngài. Tại sao Đức Chúa Cha lại vừa lòng, lại để cho con của Ngài chịu đau
khổ, chịu chết? Chúng ta phải nhận thấy rằng, bởi vì tội lỗi của chúng ta, và bởi vì tình yêu
của chúa Jesus cho chúng ta. Ngài là Đấng vô tội – Philat nói rằng: Ta không tìm thấy nơi
người tội lỗi chi. Tên trộm trên thập giá nói rằng: chúng ta chịu án phạt này là đáng cho tội
lỗi chúng ta. Nhưng mà Ngài là vô tội mà lại chịu án phạt này, ngươi không sợ sao? lẽ ra
Ngài không phải chịu đau khổ, lẽ ra Ngài không phải chịu chết nhưng Ngài đã chịu tất cả,
Ngài đã chịu chết vì tôi và quí ông bà anh chị em. 4 Thật người đã mang sự đau ốm của
chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức
Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. 5 Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết,
vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, (Êsai 53: 4-5) và trong II Corinthians 5:21 said, “21 Đức
Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng
ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.”.

Kính thưa HT, lẽ ra chúng ta phải chịu chết vì tội lỗi của mình và tội lỗi của tổ phụ
mình. Hết thảy chúng ta đều là người có tội trước mặt Chúa, vì không một ai có đủ sự công
chính theo tiêu chuẩn của Đức chúa Trời thánh khiết. Lời Chúa Phán rằng: không có một
người công bình nào hết dẫu một người cũng không. (Rôma 3:10) VẬy thì kết cục của
8
chúng ta là gì quí vị đã biết rồi = đó chính là sự chết đời đời nơi hỏa ngục. Nhưng Đức
Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì
Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. lẽ ra chúng ta phải chịu chết vì tội lỗi của chúng ta. Ngài
chết thay cho tội lỗi của tôi và quí ông bà anh chị em. (Chúa Jesus chết vì tôi và quí ông bà
anh chị em) Ngài là giải pháp duy nhất cho tội lỗi chúng ta. Ngài là con đường duy nhất đưa
chúng ta đến với Đức Chúa Trời.

CHÚA CHẾT VÌ AI? Treo thân thập tự huyết trào hông

Chúa chết vì ai, bạn biết không? Kẻ thù nhạo báng Ngài vô kể

4
Trái tim yêu thương chảy máu hồng.

Chúa chết vì tôi, bạn đó thôi

Chúa chết vì ai, bạn biết chăng? Ngài – Đấng vô tội ở trên trời

Đinh đóng khiến thân Ngài thẳng căng Bằng lòng giáng thế nơi hèn mọn

Bao nhiêu đau đớn Ngài chịu hết Chết thế tội tôi –bạn, bạn ơi!

Uống chén sầu đau chẳng than rằng.

Chúa chết vì tôi, bạn chẳng sai

Chúa chết vì ai, hỡi bạn ơi? Nhìn xem hông Chúa huyết láng lai

Vì ai Chúa chết giữa đất trời? Vì yêu nhân thế, Ngài chịu chết

Nơi đồi hiu quạnh, tên đồi Sọ Để bạn và tôi đến với Ngài.

Vì ai huyết Chúa phải tuôn rơi? - Bình Tú Ngọc -

Những ai là những người đã tin nhận chúa, hãy cảm tạ chúa vì sự hy sinh của Ngài
cho chúng ta, và sống xứng đáng với tình yêu Ngài. Ngài đã chết cho quí vị được tha tội và
đã sống lại để quí vị được sống với Ngài mãi mãi. Còn quí vị nào là những người chưa tiếp
nhận chúa, Hãy đến với Chúa, tin nơi Ngài – tin rằng Ngài đã vì tội lỗi quí vị mà chịu chết,
xin Ngài tha thứ và nhận làm con của Ngài để có được sự sống đời đời. Lời Chúa phán rằng:
Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép để trở nên con cái Đức Chúa Trời,
là ban cho những kẻ tin danh Ngài. Amen!

Những thái độ của chúng ta không tự nhiên nhưng do chúng ta lựa chọn. Sứ đồ Phao-lô
khuyến giục người tin Chúa phải có tâm tình hay thái độ như chính Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu là
Con Đức Chúa Trời. Chỗ của Ngài là bên phải ngôi của Đức Chúa Trời, thống trị toàn vũ trụ.
Không có địa vị nào vinh quang và quý trọng hơn bên phải ngôi của Đức Chúa Trời trên trời.
Quan hệ giữa Chúa Giê-xu và Chúa Cha đã ban cho Ngài quyền hưởng vinh dự đó.

Nhưng Chúa Giê-xu đã không bám chặt lấy quyền đó. Không có gì, kể cả vị thế trên trời,
quý trọng đối với Chúa Giê-xu mà Ngài không thể từ bỏ để làm một việc mà Cha sai làm. Tình
yêu đối với Cha đã khiến Chúa Giê-xu bằng lòng hi sinh tất cả những gì cần thiết để vâng lệnh
Cha. Khi Cha đòi hỏi một sinh tế toàn vẹn để cứu chuộc nhân loại, Chúa Giê-xu đã không bám
chặt lấy quyền của Ngài; cũng không lý luận vì sao Ngài phải chịu đau khổ về tội ác của những
tạo vật nổi loạn của trần thế hư hoại? (Ê-sai 53:7). Nhưng Chúa Giê-xu đã bằng lòng từ bỏ vinh
5
quang của thiên đàng để trở thành một phàm nhân. Ngài được sinh ra trong chuồng gia súc, ngủ
trên máng cỏ. Cuộc đời của Ngài chuẩn bị cho ngày chịu đau thương và chết trên thập giá. Tất cả
những việc này Chúa đã bằng lòng tự nguyện.

Chúng ta thường muốn nắm chặt lấy những gì Chúa đã ban cho mình. Chúng ta nói: “Tôi
sẽ sẵn sàng dâng cho Chúa bất cứ điều gì Chúa đòi hỏi, nhưng tôi nghĩ Chúa sẽ không bảo tôi
phải dâng tất cả đâu!” Ngày xưa Chúa Cha đã bảo Con Ngài làm một cuộc thay đổi rất quan trọng
cho cuộc đời, và Chúa Giê-xu đã vào trần gian. Chúng ta có dám mong rằng Chúa sẽ bảo chúng
ta hi sinh ưu quyền và đời sống an lành của mình để làm việc gì cho Chúa không?

Nếu bạn thấy mình thường hay đối kháng mỗi khi Chúa tìm cách điều chỉnh cuộc đời của
bạn cho thích hợp với ý chỉ của Ngài cho bạn, hãy xin Thánh Linh ban cho bạn cùng một tâm tình
không vị kỷ như Chúa Giê-xu, là Đấng mà cả thế giới đang kỷ niệm sinh nhật của Ngài.

ứ điệp Thương Khó hôm nay không dành cho những người vô tín, và cũng không dành cho người khôn
ngoan theo đời này nghĩ rằng thập tự giá là vô nghĩa và rồ dại.

Sứ điệp hôm nay dành cho những người đã biết Chúa, đã thờ phượng Chúa nhưng giống 2 môn đồ đau
khổ mà Chúa Giê-xu đã hiện ra cùng họ trên đường về Em-ma-út. Họ yêu Chúa, họ biết Chúa đã chết trên
thập tự giá nhưng họ không thấy được sự cần thiết của thập tự giá. Tại sao Chúa Giê-xu phải chết?

Đấng Christ mà họ không nhận ra đang đi bên cạnh đã phán rằng :”Hỡi những kẻ ngu dại, có lòng chậm
tin lời các đấng tiên tri nói! Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển
mình sao?” (Luca 24:26).

Qua câu hỏi của Chúa, chúng ta có thể học được điều gì về sự cần thiết của thập tự giá?

I. Thập tự giá rất cần thiết :


Thập tự giá rất cần thiết để bày tỏ giá trị của mạng sống con người đối với Đức Chúa Trời. Vào thời
Chúa Giê-xu Christ, mạng sống con người rất rẻ. Nô lệ bị chủ giết mà không cần hỏi lý do. Hoàng đế Nê-rô
dùng con người làm đuốc thắp sáng ngôi vườn ông. Mạng sống con người ngày nay cũng rẻ nữa. Sự nghèo
đói, bịnh tật, sự bất công, khủng hoảng kinh tế có thể giết người ta dễ dàng. Tội lỗi lan tràn và mạng sống
con người bị coi thường. Đây là hậu quả của một thế giới tội lỗi.

Nhưng sự sống không rẻ. Đối với Đức Chúa Trời, mạng sống con người vô cùng giá trị. Sự chết của
Chúa Giê-xu, Con Ngài trên thập tự giá thể hiện quan điểm của Chúa. Mạng sống con người không rẻ khi
Đức Chúa Trời sẵn lòng hy sinh Con Một của Ngài chết để chuộc mạng sống con người.

6
Thập tự giá vô cùng cần thiết đã bày tỏ chính bản chất thuộc tính của Đức Chúa
Trời. “Đức Chúa Trời là tình yêu” (IGiăng 4:8). Một lần nữa Sứ đồ Giăng đã từng nói: “Nầy, sự yêu thương
ở tại đây, ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm
của lễ chuộc tội chúng ta” (IGiăng 4:10). Chúng ta có thể không bao giờ hiểu được thuộc tính của Đức Chúa
Trời nếu không có thập tự giá.

Phao-lô đã nói với người Rô-ma “Nhưng Đức Chúa Trời đã tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta,
khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô-ma 5:8). Thập tự giá bày tỏ tình
yêu thương vô hạn, lòng thương xót vô tận và ân điển tha thứ của Đức Chúa Trời.

Thập tứ giá bày tỏ rằng Đức Chúa Trời không phải là một Đấng trả thù, không phải là một kẻ độc tài
chuyên chính, cũng không phải là một quan toà vô cảm, nhưng là một Người chăn yêu thương đã đi vào con
đường đau khổ và chết chóc để tìm những con chiên bị lạc mất. Đức Chúa Trời là một người Cha khổ đau
đang mong chờ đứa con trai hoang đàng của mình từ xa trở về, Người Cha đó tiếp nhận và tha thứ nó khi nó
quay về nhà.

Thập tự giá vô cùng cần thiết để bày tỏ tầm quan trọng của thập tự giá đối với Đức Chúa Trời, chỉ khi
nào chúng ta nhìn vào thập tự giá, chúng ta mới có thể nhận ra tội lỗi vô cùng khủng khiếp thể nào đối với
Chúa.

Chúng ta thường gọi tội lỗi của chúng ta là sai lầm, yếu đuối v.v… Ngay cả khi chúng ta dùng từ, chúng
ta sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng hoặc trống rỗng, nhưng thật sự tội lỗi là gì? Tội lỗi là đem một Đức Chúa Trời
thánh khiết trong Con Người Chúa Giê-xu và đối xử với Chúa còn hơn là đối xử với con vật. Tội lỗi đó là
đem một Chúa Giê-xu vô tội đến đánh đòn Ngài, nhổ nước miếng vào Ngài, đóng đinh Ngài và cười nhạo
báng Ngài.

Tội lỗi quá khủng khiếp như vậy nên chỉ có huyết đổ ra của Con Đức Chúa Trời mới tẩy sạch tội của
nhân loại.

II. Thập tự giá vô cùng cần thiết :


Không có sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá, chúng ta không có sự cứu rỗi và không có sự hy sinh
của Chúa vì chúng ta, chúng ta không có hy vọng. Thập tự giá vô cùng quyền năng cho chúng ta vì đó là
quyền phép của Đức Chúa Trời (1Côr 1:8).

1. Thập tự giá là quyền phép của Đức Chúa Trời để thách thức những tấm lòng tội lỗi:

7
Chúa Giê-xu phán: “Còn Ta, khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kêu mọi người đến cùng Ta” (Giăng
12:32). Sứ đồ Phao-lô nói về Đấng Christ khi ông kinh nghiệm về tình yêu của Chúa “Đấng đã yêu tôi và đã
phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20b).

2. Thập tự giá là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu chuộc tội lỗi của chúng ta:

Kinh Thánh cho chúng ta biết rõ ràng rằng “Đấng liều mình vì chúng ta để
chuộc chúng ta khỏi mọi tội” (Tít 2:14). Tác giả thư Hê-bơ-rơ nói với chúng ta “Không có đổ huyết, không
có sự tha tội” (Hêb 9:22).

Sứ đồ Giăng cũng nói rằng: “Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi
chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi của thế gian nữa” (1Giăng 2:2). Sứ đồ Phi-e-rơ cũng nhấn mạnh rất
rõ “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài” (1Phi-e-rơ 2:23b).
3. Thập tự giá là quyền phép của Đức Chúa Trời để thay đổi chúng ta:
Trong IICô-rinh-tô 5, Phao-lô kết luận rằng: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng
nên mới, những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (câu 17).

Anh chị em sẽ làm gì cho Chúa, cho Hội Thánh mà anh chị em đang sinh hoạt, cho vương quốc của Đức
Chúa Trời khi anh chị em hiểu rõ sự cần thiết của thập tự giá? Thập tự giá cần thiết cho chúng ta biết bao!

Chúng ta hãy sống xứng đáng với ơn kêu gọi thiêng liêng của Chúa dành cho chúng ta. Chúa không
những kêu gọi anh chị mà còn muốn chọn anh chị em làm chứng nhân, người giảng Tin Lành cứu rỗi của
Chúa Giê-xu cho đồng bào mình nữa.

Nguyện Chúa chúc phước, ban ơn và cảm động anh chị em sống một đời sống chinh phục nhiều linh hồn
cho Chúa và đem sự vinh hiển về cho Ngài. Ha-lê-lu-gia ! Amen.

You might also like