You are on page 1of 5

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KẾ HOẠCH THAM QUAN THỰC TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. KẾ HOẠCH THAM QUAN THỰC TẾ MÔN HỌC
1.1. Mục đích tham quan thực tế môn học
+ Kiến thức: Quá trình tham quan, nghe hướng dẫn viên thuyết minh về các chủ
đề, hiện vật trong bảo tàng, sinh viên được trang bị kiến thức thực tế về quê
hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh; di chúc của
Người; quá trình hoạt động cách mạng và lãnh đạo phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc; những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam; Chủ tịch
Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ ngày nay.
+ Kỹ năng: Sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua khám
phá, tìm hiểu nội dung trưng bày, xem phim tư liệu về Bác; kỹ năng tìm hiểu, xử
lý thông tin thông qua các hoạt động mang tính trực quan sinh động giúp kích
thích hoạt động của các giác quan và quá trình tương tác, trải nghiệm theo chủ
đề giáo dục của bảo tàng: Show làm dép cao su, in báo, in tranh Bác Hồ ...
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trang bị về thế giới quan, phương pháp luận,
bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nghị lực và xây dựng
nên lý tưởng, niềm tin trong học tập và rèn luyện cho sinh viên.
1.2. Thông tin về thời gian, địa điểm và đơn vị phụ trách
- Thời gian: Buổi học sáng thứ 7(26/11/2022); chủ nhật (27/11/2022). Từ 7h30 –
11h30
- Lịch trình: 7h30 sinh viên tập trung tại số 5 Ngọc Hà để vào viếng lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Sau khi sinh viên viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh thì sẽ di
chuyển đến học các chuyên đề tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Địa điểm: Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 19, đường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà
Nội. (Sinh viên gửi xe tại cổng số 19B Ngọc Hà, sau đó qua cổng an ninh để lên
cửa số 1 của bảo tàng).
- Thông tin đơn vị phụ trách: (Giảng viên phụ trách: Th.s. Nguyễn Thị Thu Hà,
sđt: 0915622008, email: ha.nguyenthithu@hust.edu.vn).
1.3. Nội dung tham quan thực tế môn học
- Bao gồm hoạt động chính:
+ Tham quan phòng trưng bày chuyên đề, trưng bày thường xuyên các tài liệu,
hiện vật các tổ hợp nghệ thuật và nghe báo cáo viên thuyết minh theo các
chuyên đề:Thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Chủ tịch Hồ Chí Minh với
phong trào giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ; các tổ hợp
hình tượng về cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, di chúc của
Người; cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong thời
đại Hồ Chí Minh; Những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt
động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh và các mạng Việt Nam. (Tầng 2,
tầng 3 Bảo tàng Hồ Chí Minh) (*Sinh viên chụp ảnh, ghi âm lấy tư liệu để
hoàn thành bài thu hoạch môn học)
1.4. Phương tiện đi lại, hình thức và kinh phí tổ chức
- Phương lại đi lại: Sinh viên viên tự túc phương tiện đi lại và vé gửi xe.
- Trang phục: Sinh viên mặc đồng phục của nhà trường, đeo thẻ sinh viên
- Hình thức tổ chức: Chia lớp ghép thành các nhóm theo lớp hành chính tùy theo
số lượng sinh viên (quy mô mỗi nhóm từ 50-70 SV/1 hướng dẫn viên).
- Kinh phí bao gồm: vé tham quan (miễn phí); bồi dưỡng cho hướng dẫn viên:
200.000 đ/ 1 hướng dẫn viên/ nhóm; phần thưởng cho các đội chơi thắng cuộc.
1.5. Dự kiến kết quả đạt được
- Đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm
đã đặt ra.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng lưu niệm danh nhân hàng đầu ở Việt Nam
luôn đi đầu trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, lưu giữ và trưng bày,
giáo dục, quảng bá, phát huy lâu dài giá trị di sản văn hóa, tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Do đó, việc đưa sinh viên đi tham quan thực tế tại bảo
tàng tạo cơ hội học tập suốt đời, thúc đẩy đam mê tự khám phá, tìm hiểu, trải
nghiệm, tương tác của sinh viên về di sản văn hóa, tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh.
- Đây là hình thức tuyên truyền có hiệu quả cho sinh viên về lòng yêu nước, ý
thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tươi đẹp và trường tồn.
- Những hình ảnh đẹp về buổi tham quan sẽ giúp quảng bá về hình ảnh sinh viên
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu, năng
động và sáng tạo trong học tập.
- Sinh viên cảm thấy yêu thích các môn học Lý luận chính trị và không còn cảm
thấy các môn học này bị khô khan, khó hiểu.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ MÔN TTHCM
2.1. Hình thức đánh giá giữa kỳ
- Sinh viên làm bài thu hoạch sau khi đi tham quan thực tế tại bảo tàng Hồ Chí
Minh. Sinh viên tự chọn chủ đề đã được hướng dẫn tham quan tại bảo tàng Hồ
Chí Minh
2.2. Chủ đề làm bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Thông qua tổ hợp các hình tượng trong bảo tàng Hồ Chí Minh về quê hương,
gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh, những hình tượng nào gây ấn tượng sâu sắc
nhất? Vì sao? Hãy nêu giá trị về lịch sử của những hình tượng đó.
2. Giá trị lịch sử và nhân văn trong bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh?
3. Tìm hiểu chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” và quá trình Bác đi tìm
đường cứu nước từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
năm 1930.
4. Chuyên đề “Pác Pó cách mạng” và giai đoạn Bác Hồ trở về nước trực tiếp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1930 – 1945).
5. Chuyên đề “Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1946-1954” và vai trò của
chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước.
6. Quá trình lãnh đạo và hoạt động cách mạng của Bác trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước cho đến khi Người qua đời (Từ 1954 – 1969) và những giá
trị trong tư tưởng của Bác về Đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế.
7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội qua tổ hợp
những hình tượng và chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào giải
phóng dân tộc”.
8. Những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt động cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.
9. Những chiến thắng lịch sử của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí
Minh và dấu ấn của Người trong những thắng lợi đó.
10. Chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ” và ý nghĩa học tập, làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với sinh viên hiện nay.
2.3. Cách thức trình bày bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1. Hình thức trình bày
- Cỡ giấy: A4; lề trên 2.0 cm; lề dưới 2.0 cm; lề trái; 3.5 cm; lề phải 2.0 cm
- Font chữ: Times New Roman (Unicode); cỡ chữ 13, không nén hoặc giãn
khoảng cách giữa các chữ.
- Độ dài: từ 20 – 50 trang không tính trang bìa chính, bìa phụ, phụ lục.
- Số trang đánh ở cuối, chính giữa.
- Bìa chính, bìa phụ bao gồm các thông tin sau:
+ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội kèm logo của trường
+ Khoa Lý luận chính trị
+ Tên bài thu hoạch
+ Họ và tên, mã lớp bài tập, mã sinh viên
+ Tên giảng viên hướng dẫn (Ghi đầy đủ học hàm, học vị)
+ Tháng, năm viết bài tập lớn
- Mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục: Mục lục để trước phần nội
dung chính, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục để sau phần Kết luận.
2.3.2. Nội dung trình bày
Nội dung trình bày của bài thu hoạch bao gồm 3 phần chính:
1. Phần mở đầu
- Trình bày khái quát vấn đề mà Bài thu hoạch cần giải quyết, mô tả các phương
pháp để giải quyết vấn đề và kết cấu (tên các chương có trong phần nội dung)
2. Các chương
- Mỗi chương bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu phần chính sẽ được trình bày
trong chương và kết thúc bằng một đoạn tóm tắt các kết luận chính của chương.
* Khuyến khích sinh viên sử dụng hình ảnh chụp từ buổi tham quan bảo
tàng để minh họa cho bài viết (tối đa 15 hình ảnh kích thước 1/2 khổ giấy A4)
3. Phần kết luận
Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của bài thu hoạch và nhấn mạnh những vấn đề
đã giải quyết đồng thời có thể đưa ra vấn đề chưa giải quyết được do còn gặp
hạn chế và những kiến nghị, đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện, tháo gỡ khó
khăn vướng mắc đặt ra.
2.4. Tiêu chí đánh giá bài thu hoạch
Mức chất Thang
Tiêu chí đánh giá
lượng điểm
- Xác định đúng, đủ nội dung cần giải quyết
- Nội dung trình bày có luận cứ, luận chứng chính xác,
logic, thể hiện tư duy sáng tạo, nhận định độc lập
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc văn phong rõ ràng, thuyết
Giỏi 8,5 - 10 phục
- Có vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn, liên hệ bản thân,
ngành nghề đang theo học
- Trình bày đẹp, bố cục rõ ràng
- Có sử dụng ảnh tư liệu làm minh chứng.
- Xác định đúng nội dung cần giải quyết
- Nội dung trình bày có luận cứ, luận chứng chính xác,
logic, thể hiện tư duy sáng tạo, nhận định độc lập
Khá 7 – 8,4
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc văn phong rõ ràng, thuyết phục
- Có vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
- Có sử dụng ảnh tư liệu làm minh chứng.
Trung 4 - 6,9 - Xác định đúng nội dung cần giải quyết
bình - Nội dung trình bày thiếu luận cứ, luận chứng không logic,
không thể hiện tư duy sáng tạo, không nhận định độc lập.
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc, văn phong không rõ ràng.
- Không vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
Mức chất Thang
Tiêu chí đánh giá
lượng điểm
- Không sử dụng ảnh tư liệu làm minh chứng.
- Xác định không đúng nội dung cần giải quyết
- Nội dung trình bày thiếu luận cứ, luận chứng không logic,
Không không thể hiện tư duy sáng tạo, không nhận định độc lập.
Dưới 4
đạt/Kém - Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc, văn phong không rõ ràng.
- Không vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
- Không sử dụng ảnh tư liệu làm minh chứng.

Người lập kế hoạch


Giảng viên

Nguyễn Thị Thu Hà

You might also like