You are on page 1of 14

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Nhóm thuyết trình: Nhóm 6


Lớp: IT1 – 03
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà
TÌM HIỂU VỀ THUYẾT KHỔNG TỬ

• Khổng Tử (551- 479 trước công nguyên). Ông 


học hành và làm quan, ngao du nhiều và truyền
đạt cho học trò những học thuyết của mình (cũng
như Xô-Crát ở Hy Lạp, Khổng Tử thích dùng lời
hơn là viết thành bài vở). Sau khi Khổng Tử qua
đời, học trò của ông đã thu thập, hệ thống lại
những lời dạy nổi tiếng của thầy. "Luận ngữ" (đàm
đạo và trò chuyện) - kết quả công việc thu thập
đó, lập tức được coi như thánh kinh và trở thành
một trong những di sản  vô giá của tư tưởng nhân
loại.
TÌM HIỂU VỀ THUYẾT KHỔNG TỬ

• Giá trị lớn lao của "Luận ngữ" là ở sự giản dị. Năm khái niệm cơ  bản
của nó rất gần gũi và dễ hiểu  đối với mỗi người:
• 1.Trí; 2. Nhân; 3. Tín; 4. Lễ; 5. Dũng. Dựa trên năm đức tính  đo 
Khổng Tử xây dựng một hệ thống tư tưởng lôgíc, độc đáo, nhằm thiết
lập trật tự trong xã hội, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của cả quốc 
gia.
• Để xã hội phồn vinh thì cần điều gì? - Quốc gia phải thịnh vượng. Để
quốc gia được thịnh vượng thì cần điều gì?  - Gia đình phải hòa thuận.
Để gia đình được hòa  thuận thì cần điều gì? - Tâm tư con người phải
bình an, thư thái. Muốn đạt đến lý tưởng đó phải gắng giữ lòng ngay
và  gắng công tu dưỡng, học hành.
• Những quan niệm nhân sinh của Khổng Tử  dựa trên khát vọng vươn
tới hạnh phúc rất tự nhiên của con người. Triết học Phương Đông và
Phương Tây cũng dựa trên chính cơ sở đó để tìm kiếm nền tảng khởi
nguyên cho các nguyên tắc đạo đức.
TÌM HIỂU VỀ TÔN GIÁO
GIÊ-SU
• Ngày nay, tôn giáo Giê-su hay Kito giáo
được coi là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn
2,1 tỉ tín đồ (chiếm khoảng 34% dân số thế
giới).
• Kitô giáo đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối
(mọi việc do Chúa định) và thuyết giáo
quyền tập trung (Giáo Hoàng là đại diện
Thiên chúa ở trần gian).
• Đối với Kito giáo trong kinh Tín kính có 12
tín điều cơ bản. Trong đó 8 tín điều nói về
bản chất Thiên Chúa, sự hiện thân của chúa
Giêsu và ơn cứu độ.
TÌM HIỂU VỀ TÔN GIÁO
GIÊ-SU
• Lòng nhân ái của Đức Giêsu được nhìn thấy
rõ nhất nơi tấm lòng trắc ẩn của Ngài. “Trắc
ẩn” không chỉ là cảm thương, mà còn là cảm
nếm nỗi đau khổ của người khác; là đau cái
nỗi đau của họ, khổ cái nỗi khổ của họ.
• Lòng trắc ẩn đã thúc đẩy Ngài đi đến gặp gỡ
và ngay cả động chạm đến những người mà
xã hội liệt vào hạng ô uế không được phép
động chạm đến. 
• Kito giáo khuyên con người thương yêu
người khác như chính bản thân mình.
TÌM HIỂU VỀ CHỦ NGHĨA MÁC

• Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự
nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ
áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; 
• Học thuyết được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và được V.I. Lênin vận
dụng và phát triển trong thực tiễn. 
• Cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, có mối quan hệ biện chứng, không
tách rời nhau, mà thống nhất thành một hệ thống.
• Triết học Mác – Lênin
• Kinh tế chính trị học Mác – Lênin 
• Chủ nghĩa xã hội khoa học
QUAN ĐIỂM BIÊN CHỨNG

• Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được hạt nhân của chủ nghĩa Mác -
Lênin chính là Phép biện chứng duy vật với nhận xét rất cô đọng:
“Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”
• Theo quan điểm duy vật biện chứng, trong sự vật luôn tồn tại mâu
thuẫn, nhờ giải quyết mẫu thuẫn mà sự vật vận động và phát triển
• Quan điểm biện chứng duy vật trong tư tưởng của Người cho chúng
ta thấy sự tinh tế, nhuần nhuyễn trong vận dụng lý luận vào thực
tiễn.
TÌM HIỂU VỀ CHỦ NGHĨA TÔN DẬT TIÊN

• Tôn Dật Tiên được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa
Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách
mạng (Cách mạng tiên hành giả) tại Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa

• Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên là một triết lý
chính trị hướng tới việc biến Trung Hoa thành một quốc
gia tự do, thịnh vượng và hùng cường.

Tôn Trung Sơn(1866-1925)


TÌM HIỂU VỀ CHỦ NGHĨA TÔN DẬT TIÊN

• Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Tam Dân:
o Dân tộc độc lập
o Dân quyền tự do
o Dân sinh hạnh phúc

• Chủ nghĩa Tam Dân được tuyên bố là cơ sở cho các


hệ tư tưởng của Quốc dân đảng dưới thời Tưởng
Giới Thạch, của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới
thời Mao Trạch Đông, và của Chính phủ Quốc gia
được tổ chức lại của Trung Quốc dưới thời Uông
Tôn Dật Tiên lần đầu nêu ba nguyên lý
Tinh Vệ về chủ nghĩa Tam Dân
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA 4 HỌC THUYẾT 

• Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đ ức
cá nhân.
•  Tôn giáo Jesus có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả.
•  Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
•  Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện n ước ta.
Khổng Tử, Jesus, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? H ọ đ ều
muốn “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay, họ còn
sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống v ới
nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ
của các vị ấy” 
Sự kế thừa của tư tưởng Hồ Chí Minh từ 4 học
thuyết
• Học thuyết Khổng Tử:  Tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội, tu
dưỡng đạo đức của con người từ đó xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó
công bằng, bác ái, nhân nghĩa, trí, dũng, tín, liêm.
• Tôn giáo Giêsu: Kế thừa đức hy sinh, cứu khổ cứu nạn của chúa Giêsu, yêu
thương người khác như chính bản thân mình 
• Chủ nghĩa Mác- Lê nin: 
        - Con đường cách mạng vô sản quan niệm duy vật về lịch sử, từ học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội, “chính sách kinh tế mới” và sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân – giai cấp trung tâm của thời đại mới
        - Quan điểm về đặc trưng bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Sự kế thừa của tư tưởng Hồ Chí Minh từ 4 học 
thuyết 

• Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên: chủ trương xây dựng một đất nước dân chủ cộng hoà có
độc lập, tự do, hạnh phúc. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do. dân sinh hạnh
phúc, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cũng được học hành, ai cũng được
hạnh phúc.
NHẬN XÉT

• Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá, nhận xét các học thuyết, Tôn giáo, tư
tưởng chủ nghĩa không dựa trên cơ sở của một nhà Thần học.
=> Đánh giá bằng cách đặt chính bản thân vào vị trí người dân để cảm
nhận.
=> Đức tính cao đẹp, đầy trách nhiệm: Lấy dân làm gốc.
• Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương cao đẹp trong việc tiếp thu học 
tập các kiến thức khắp nơi trên thế giới.
• Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ trong mình truyền thống quý báu cực kỳ 
cao đẹp: Tôn Sư Trọng Đạo.
KẾT LUẬN

• Chủ tịch Hồ Chí Minh có chủ nghĩa nhân đạo mà chúng ta cần
phải học tập theo Người. Qua khẳng định, chúng ta có thể
thấy Người trân trọng, ngưỡng mộ các bậc tiền nhân, đánh giá cao
những thành tựu mà họ để lại dưới góc nhìn của người chịu ảnh
hưởng mà ở đây chính là người dân.
• Qua đây, ta cũng thấy rõ được, đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đưa ra có sự dung hợp giữa các tư tưởng, học thuyết và cả Tôn giáo,
tất nhiên có sự chọn lọc sao cho phù hợp với thời đại, hoàn cảnh
của nhân dân, đất nước Việt Nam. 

You might also like