You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

SEMINAR
Học phần: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Chủ đề:
TRUNG QUỐC - HAI THẬP NIÊN ĐẦU
SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1991 - 2012)

Nhóm SV thực hiện (Lớp Sử 2):

1. Nguyễn Bình An

2. Nguyễn Thị Ngân Hà

3. Phan Thị Thuý Nga

4. Hà Văn Nhiệm

5. Nguyễn Thị Thuý Vy


BẢNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Đánh
giá của
Mã sinh nhóm Nhận xét, đánh
STT Họ và tên
viên về mức giá của cô giáo
độ đóng
góp

1 22S6020046 Nguyễn Bình An 100%

2 22S6020010 Nguyễn Thị Ngân Hà 100%

3 22S6020016 Phan Thị Thuý Nga 100%

4 22S6020021 Hà Văn Nhiệm 100%

5 22S6020045 Nguyễn Thị Thuý Vy 100%


TRUNG QUỐC – HAI THẬP NIÊN ĐẦU SAU CHIẾN TRANH LẠNH
(1991 – 2012)
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC:
1. Sự hình thành:
Theo cách phân kỳ lịch sử Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện
hành, Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thành lập (1921) đến nay đã trải qua 3
thời kỳ lớn: Cách mạng (1921 - 1949), Xây dựng (1949 - 1978) và Cải cách
mở cửa (1978 - nay)1.
Cải cách mở cửa là một sự nghiệp hoàn toàn mới, được ví như một cuộc
cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã phát triển một hệ thống lý luận - “Chủ nghĩa xã hội (CNXH) đặc
sắc Trung Quốc”. Hệ thống lý luận này được nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình nêu
lên, sau đó tiếp tục được bổ sung, phát triển trong quá trình thực hiện công cuộc
cải cách mở cửa, bao gồm: Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “Ba
đại diện”, Quan điểm phát triển khoa học và Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình. Cho đến nay, hệ thống lý luận này đã
bước đầu được định hình với bốn trụ cột chính là kinh tế, chính trị, văn hóa và
xã hội.
Sự hình thành và phát triển của hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung
Quốc dựa trên các căn cứ2 sau:
Một là, căn cứ lý luận: bao gồm những nguyên lý, nguyên tắc cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH.
Hai là, căn cứ lịch sử: xuất phát từ thực tiễn, kinh nghiệm của Trung Quốc
và các nước xây dựng CNXH.
Ba là, căn cứ thực tiễn: xuất phát từ hiện thực công cuộc cải cách, mở cửa
và thực hiện hiện đại hóa XHCN của Trung Quốc.
Bốn là, căn cứ thời đại: bao gồm quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Có thể nói, quá trình hình thành và phát triển hệ thống lý luận về CNXH
đặc sắc Trung Quốc cũng là quá trình các thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản

1
Đỗ Tiến Sâm (2019), “Những sáng tạo mới về lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong Đại hội
XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=660
2
Khiếu Linh (2012), “Về lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, Tạp chí Cộng sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/18656/ve-ly-luan-chu-nghia-xa-hoi-dac-sac-
trung-quoc.aspx
Trung Quốc không ngừng tìm tòi với những đột phá về mặt lý luận và coi trọng
tổng kết thực tiễn, sau đó khái quát hóa thành lý luận để trở lại chỉ đạo thực tiễn
mới của công cuộc cải cách mở cửa. Vì lẽ đó, nó hứa hẹn sẽ tiếp tục được bổ
sung, hoàn thiện và phát triển không ngừng.
2. Quá trình phát triển3:
Hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc đến nay bao gồm bốn giai
đoạn, tương ứng với bốn thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
2.1. Giai đoạn thứ nhất: Lý luận Đặng Tiểu Bình
Năm 1978, công cuộc cải cách mở cửa được tiến hành dưới sự lãnh đạo
quyết liệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm lãnh đạo nhân dân các dân tộc
Trung Hoa tiến hành tổng kết sâu sắc những kinh nghiệm từ ngày đầu thành lập
đất nước Trung Quốc mới cho đến nay. Trên cơ sở đường lối “giải phóng tư
tưởng”, “thực sự cầu thị”, chuyển đổi căn bản công tác Đảng và trọng tâm nhiệm
vụ của đất nước từ chính trị sang lấy kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách
mở cửa, lý luận Đặng Tiểu Bình đã được xây dựng, tạo động lực mới cho sự
nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc và phục hưng vĩ đại dân tộc Trung
Hoa.
Lý luận Đặng Tiểu Bình gồm nhiều tư tưởng mới. Trong đó, vấn đề cơ
bản đầu tiên là làm rõ bản chất của CNXH: đó là giải phóng sức sản xuất, phát
triển sức sản xuất, xóa bỏ bóc lột và sự phân hóa giàu - nghèo, đạt đến cùng
giàu có, từ đó nâng cao nhận thức khoa học về CNXH. Lý luận Đặng Tiểu Bình
nhấn mạnh, chỉ có CNXH mới cứu được Trung Quốc và đưa Trung Quốc phát
triển, nhưng CNXH tất yếu phải phù hợp với CNXH mang đặc sắc của Trung
Quốc, của thực tế Trung Quốc, mà thực tế lớn nhất của Trung Quốc là vẫn ở
trong giai đoạn đầu của CNXH. Do nhiều nhân tố trong nước và quốc tế, cuộc
đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại trong thời gian dài, tuy không phải là mâu thuẫn
chủ yếu nhưng vẫn có khả năng bị kích hoạt. Mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn
này chính là mâu thuẫn giữa nhu cầu văn hóa vật chất ngày càng tăng của nhân
dân với sản xuất vật chất xã hội đã lạc hậu. Tất cả mọi vấn đề phải bắt đầu từ
đây, phải căn cứ vào tình hình thực tế này để đề ra hướng giải quyết.
2.2. Giai đoạn thứ hai: Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” của Giang
Trạch Dân

3
Lê Văn Toan (2023), “Quá trình phát triển lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và một
số gợi mở đối với Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-
su-kien/-/2018/827538/qua-trinh-phat-trien-ly-luan-ve-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-dac-sac-trung-quoc-va-mot-
so-goi-mo-doi-voi-viet-nam.aspx
Tập thể lãnh đạo thế hệ thứ ba của Trung Quốc, mà hạt nhân lãnh đạo là
Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, đã kiên trì tư tưởng Mao Trạch Đông, lý
luận Đặng Tiểu Bình, kiên trì cải cách mở cửa, tiến lên cùng thời đại và phát
triển thành tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”: đó là đại diện cho yêu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho xu hướng tiến lên của nền
văn hóa tiên tiến, đại diện cho lợi ích căn bản của toàn thể quần chúng nhân
dân.
Về xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
chú trọng tìm hiểu mối liên hệ giữa đường lối phát triển, giai đoạn phát triển,
chiến lược phát triển, mục đích căn bản, nhiệm vụ căn bản, lực lượng chủ đạo,
chiến lược đối ngoại, cũng như xây dựng Đảng trong thời kỳ mới để quán triệt
tư tưởng mới, quan điểm mới, luận giải mới nhằm tiến thêm một bước trong
việc trả lời câu hỏi: “Thế nào là chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội
như thế nào?”.
Về tăng cường đổi mới công tác xây dựng Đảng, Đảng Cộng sản Trung
Quốc cũng đặt ra câu hỏi một cách sáng tạo: “Cần phải xây dựng một Đảng như
thế nào và làm thế nào để xây dựng Đảng trong điều kiện lịch sử mới?” Điều đó
đã thúc đẩy CNXH ở Trung Quốc tự hoàn thiện và phát triển “vũ khí lý luận tư
tưởng” vững chắc cho mình. Đây cũng là tôn chỉ căn bản để thực hiện mục tiêu
lớn là xây dựng xã hội khá giả toàn diện.
2.3. Giai đoạn thứ ba: Quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm
Đào
Tập thể lãnh đạo thế hệ thứ tư của Trung Quốc, mà hạt nhân lãnh đạo là
Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, đã tiếp cận từ các góc độ kiên trì phát triển Đảng và
phát triển đất nước Trung Quốc, tổng kết thực tiễn phát triển công cuộc cải cách
mở cửa, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển trong
thời kỳ mới, bám sát nguyên lý phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác, kế thừa tư
tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại
diện” của Giang Trạch Dân và đề xuất quan điểm phát triển khoa học. Trọng
tâm của quan điểm này là trả lời các câu hỏi: “Thế nào là phát triển, vì sao phải
phát triển và phát triển như thế nào?”
Yêu cầu cơ bản của quan điểm phát triển khoa học là phát triển toàn diện,
hài hòa và bền vững. Hạt nhân của quan điểm phát triển khoa học là lấy con
người làm gốc. Muốn thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện con người thì phải
lấy việc thực hiện tốt, bảo vệ tốt, phát triển tốt lợi ích căn bản của toàn thể quần
chúng nhân dân làm điểm xuất phát và cũng là đích đến của Đảng và Nhà nước
Trung Quốc. Phải tôn trọng địa vị chủ thể của nhân dân, phát huy tinh thần sáng
tạo của nhân dân, bảo đảm quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa của nhân dân.
Với ý nghĩa đó, quan điểm phát triển khoa học đã tiến thêm một bước trong việc
làm phong phú và phát triển hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc.
2.4. Giai đoạn thứ tư: Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
thời đại mới của Tập Cận Bình
Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời
đại mới dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn tổng kết thực tiễn, sáng tạo lý luận,
trả lời một cách hệ thống các câu hỏi: “Cần kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới như thế nào? Làm thế nào để kiên trì và
phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới?”. Tư tưởng Tập
Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới đã kế thừa và
phát triển chủ nghĩa Mác một cách hết sức rõ nét, thể hiện rõ sự vận dụng sáng
tạo của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cả về lý luận lẫn thực tiễn.
II. TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH:
Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới nói chung và
Trung Quốc nói riêng có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc.
Sự kết thúc Chiến tranh Lạnh đã đánh dấu những thay đổi lớn trong bối
cảnh quốc tế, tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức mới cho các quốc
gia, dân tộc trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Chiến tranh Lạnh chấm dứt, trật tự thế giới hai cực sụp đổ, hầu hết các
quốc gia đều điều chỉnh đường lối, chiến lược phát triển của mình, tập trung xây
dựng sức mạnh tổng lực của quốc gia dựa trên ba nền tảng cốt lõi: kinh tế - tài
chính, công nghệ, quốc phòng vững mạnh, đặc biệt lấy phát triển kinh tế làm
trọng tâm. Kinh tế đã trở thành một tiêu chí chi phối quan hệ quốc tế cũng như
quan hệ giữa các nước với nhau, là nền tảng cơ bản tạo nên sức mạnh lâu bền và
thật sự của mỗi quốc gia. Quan hệ quốc tế cũng có những chuyển biến tích cực,
từ đối đầu, căng thẳng chuyển sang đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
Hoà bình, hữu nghị, hợp tác trở thành xu thế tất yếu, mở ra cơ hội hòa nhập cùng
phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Mặc khác, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu đặt ra
yêu cầu cần phải nhận thức lại toàn diện và sâu sắc hơn lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin về mô hình và con đường đi lên CNXH phù hợp với đặc điểm của
mỗi quốc gia, dân tộc và thời đại.
Ở Trung Quốc, sau hơn 10 năm thực hiện cải cách mở cửa, bên cạnh
những thành tựu đạt được, nền kinh tế - xã hội cũng đang gặp phải những khó
khăn lớn nếu không nói là khủng hoảng: thất nghiệp và lạm phát cao, sản xuất
nông nghiệp trì trệ, sự mất cân đối trong nền kinh tế và giữa các khu vực của đất
nước ngày càng trầm trọng…Những đảo lộn ở Liên Xô và Đông Âu cộng với sự
bất mãn của một bộ phận nhân dân, nhất là giới trí thức và sinh viên đã khởi
mầm cho cuộc bạo loạn mùa hè năm 1989, đặc biệt là vụ Thiên An Môn.
Bên cạnh đó, sự sụp đổ của Liên Xô cũng làm cho giá trị của Trung Quốc
trong chiến lược của Mỹ ở Viễn Đông bị suy giảm và làm cho Mỹ xem Trung
Quốc từ chỗ như một bạn đồng minh thực tế trong suốt gần 20 năm cuối của
Chiến tranh Lạnh, đang biến thành vật cản đường của chủ nghĩa bá quyền Mỹ ở
Châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, Mỹ đã lấy cớ vụ Thiên An Môn để áp đặt
lệnh cấm vận và cô lập Trung Quốc, đồng thời tăng việc chuyển giao vũ khí cho
Đài Loan4.
Trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước như trên, đòi
hỏi Trung Quốc phải có những điều chỉnh trong đường lối, chính sách của mình
sao cho phù hợp với tình hình mới.
III. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH, MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC (1991 - 2012):
1. Chính trị:
1.1. Xây dựng, phát triển nền chính trị dân chủ XHCN đặc sắc Trung
Quốc5:
Ngay từ khi bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa, vào năm 1979, Đặng Tiểu
Bình đã nêu lên luận điểm quan trọng: “Không có dân chủ thì sẽ không có
CNXH, không có hiện đại hóa XHCN”. Để từ đó, tại Đại hội XIII (1987), Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức nêu lên phương hướng cải cách thể
chế chính trị ở Trung Quốc là "xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN có đặc
sắc Trung Quốc".
Sau sự kiện Thiên An Môn (1989), Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung
Quốc (1992) nhấn mạnh: "Cải cách thể chế chính trị, mục tiêu là xây dựng nền
dân chủ XHCN có đặc sắc Trung Quốc, quyết không phải là thực hiện chế độ đa
đảng và chế độ nghị viện của phương Tây". Tiếp đó, tại Đại hội XV Đảng Cộng
sản Trung Quốc (1997) đã khẳng định: "Tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế

4
Phan Doãn Nam (2012), Số 20 - Về sự điều chỉnh chiến lược của một số nước lớn sau chiến tranh lạnh,
https://dav.edu.vn/so-20-ve-su-dieu-chinh-chien-luoc-cua-mot-so-nuoc-lon-sau-chien-tranh-lanh/.
5
Đỗ Tiến Sâm (2009), “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc: Quá trình hình thành và phát triển”, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, No.12(100), tr.8 - 9.
chính trị, mở rộng hơn nữa dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, dựa vào
luật mà trị nước, xây dựng nhà nước pháp trị XHCN".
Đến Đại hội XVI (2002), Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt
vấn đề tách rời, phân biệt "xây dựng chính trị" với "cải cách thể chế chính trị",
theo đó phạm vi của xây dựng chính trị rộng hơn, bao quát hơn. Đại hội đã nhấn
mạnh sự thống nhất hữu cơ của mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân
trong xây dựng nền chính trị dân chủ, theo đó: “Sự lãnh đạo của Đảng là bảo
đảm căn bản cho việc làm chủ của nhân dân và quản lý đất nước bằng pháp luật;
nhân dân làm chủ là yêu cầu cơ bản nhất của nền chính trị dân chủ XHCN; còn
quản lý đất nước bằng pháp luật là "phương lược cơ bản".
Trước những biến đổi mới của tình hình quốc tế, Trung Quốc và bản thân
Đảng Cộng sản Trung Quốc, báo cáo chính trị Đại hội XVII Đảng Cộng sản
Trung Quốc (2007) tiếp tục khẳng định sẽ kiên định không thay đổi phát triển
nền chính trị dân chủ XHCN, trong đó nhấn mạnh hai mục tiêu: Một là, cải cách
thể chế chính trị phải không ngừng nâng cao để thích ứng với sự phát triển kinh
tế xã hội và tích cực tham gia chính trị của nhân dân. Hai là, kiên trì sự thống
nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ và quản lý đất nước
theo pháp luật, kiên trì và hoàn thiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân, chế độ
hiệp thương chính trị và hợp tác nhiều đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, chế độ tự trị ở khu vực dân tộc và chế độ tự quản của quần
chúng ở cơ sở; không ngừng thúc đẩy việc tự hoàn thiện, tự phát triển của chế
độ chính trị XHCN. Từ đó, rút ra nhận xét: “CNXH càng phát triển; dân chủ
cũng sẽ phát triển; Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ phát
triển nền chính trị dân chủ XHCN có sức sống mạnh mẽ”.
Như vậy, trong lĩnh vực chính trị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều thống
nhất với nhau về mục tiêu là xây dựng, phát triển nền chính trị dân chủ XHCN.
Tuy nhiên, về mặt nội dung và giải pháp, tùy tình hình cụ thể - mỗi nhà lãnh đạo
có những cách đặt vấn đề khác nhau, nhưng xu hướng chung là mở rộng dân chủ
và tăng cường ý thức pháp trị.
1.2. Chính sách đối ngoại:
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, trước những biến động phức tạp của
tình hình thế giới và bản thân Trung Quốc, Trung Quốc tiếp tục khẳng định và
từng bước bổ sung, hoàn thiện chính sách đối ngoại “hoà bình, độc lập, tự chủ”
đã được đề ra từ cuối những năm 70 - đầu những năm 80. Với chính sách này,
Trung Quốc chủ trương “giấu mình chờ thời”6 và tiến hành ngoại giao “toàn
phương vị” (mở cửa mọi mặt). Cụ thể:
Trong quan hệ với các nước lớn, Trung Quốc chủ trương xác lập quan hệ
hợp tác với các cường quốc Mỹ, Nga, Nhật… nhằm tăng cường uy tín chính trị
của mình trên trường quốc tế, cân bằng quan hệ chống lại chủ trương “đơn cực
hoá thế giới” của Mỹ và xây dựng một thế giới đa cực mà trong đó Trung Quốc
đóng vai trò là một cực. Đến khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, về
cơ bản Trung Quốc đã định hình được những cơ cấu song phương dưới hình
thức “đối tác chiến lược" với các nước lớn và các trung tâm quyền lực thế giới 7.
Trong quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc chú trọng cải thiện
quan hệ với các nước láng giềng như Hàn Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ… và đặc biệt
rất coi trọng quan hệ quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á
nhằm xây dựng và củng cố môi trường hoà bình ổn định trong khu vực, tạo điều
kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước. Trung Quốc đã tham gia vào
các diễn đàn chính trị, kinh tế, an ninh khu vực; tham gia vào việc làm dịu tình
hình ở bán đảo Triều Tiên; bình thường hoá và tăng cường quan hệ với các nước
láng giềng; là đối tác đối thoại với ASEAN; tham gia diễn đàn ARF; chủ trương
gác vấn đề chủ quyền và giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp ở quần đảo
Trường Sa…
Tuy nhiên, trước sự trỗi dậy có thể nói là rất ngoạn mục trên nhiều lĩnh
vực, cùng với đó Trung Quốc bắt đầu có những hành động được coi là mối đe
dọa đến an ninh và phát triển của khu vực và thế giới như: việc Quốc hội Trung
Quốc thông qua Pháp lệnh lãnh hải (2/1992) đặt gần 3 triệu km 2 Biển Đông
Trung Quốc và Biển Đông Việt Nam vào vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Trung
Quốc; việc hải quân, tàu khoan dầu và tàu đánh cá Trung Quốc thường xuyên
xâm nhập lãnh hải Việt Nam, Philippines v.v... Chính vì vậy, nhiều quốc gia bắt
đầu có những cảnh giác trong quan hệ với Trung Quốc8.
Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có những bổ sung mới cho chiến lược
ngoại giao của mình nhằm trấn an dư luận. Ngày 22/12/2005, Chính phủ Trung
Quốc công bố Sách trắng “Con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc”,
khẳng định “phát triển hòa bình là con đường tất yếu của công cuộc hiện đại hoá
Trung Quốc” và cam kết với toàn thế giới về chính sách đối ngoại hoà bình của

6
“Giấu chỗ mạnh, không giương ngọn cờ lớn, không dẫn đầu, làm đúng phận sự”.
7
Lê Văn Mỹ (2018), “Những điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay
(1978 - 2018)”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, No.12(208), tr.28.
8
Phan Doãn Nam (2012), Số 20 - Về sự điều chỉnh chiến lược của một số nước lớn sau chiến tranh lạnh,
https://dav.edu.vn/so-20-ve-su-dieu-chinh-chien-luoc-cua-mot-so-nuoc-lon-sau-chien-tranh-lanh/.
Trung Quốc; đồng thời nêu rõ: “Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời
thế giới và sự phồn vinh của thế giới cũng cần có Trung Quốc”9.
Có thể thấy, đặc điểm xuyên suốt của đường lối đối ngoại Trung Quốc là
tinh thần “độc lập, tự chủ” được khẳng định, bổ sung và hoàn thiện qua từng
thời kì khác nhau, nhằm tiến tới thực hiện mục tiêu chấn hưng Trung Hoa, từng
bước đưa Trung Quốc tiến lên con đường hiện đại hoá và ngày càng có vai trò
quan trọng trên trường quốc tế.
2. Kinh tế10:
2.1. Giai đoạn đầu chuyển đổi thể chế kinh tế (1978 - 1991):
Đây là giai đoạn tập trung vào chuyển đổi thể chế kinh tế với việc “khoán
ruộng đất”, “phát triển xí nghiệp hương trấn” ở nông thôn, sau đó tiến hành mở
rộng thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp quốc hữu ở thành phố, tiến
hành mở cửa, xây dựng đặc khu kinh tế, xây dựng các loại thị trường. Trong giai
đoạn này, Trung Quốc đã tìm tòi, tổ chức thí điểm, từng bước tiếp nhận cơ chế
thị trường, sửa chữa những khuyết điểm của thể chế kinh tế kế hoạch.
2.2. Giai đoạn xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa (1992 - 2002):
Có thể nói, cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ khi bắt đầu đã đi theo hướng
kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mãi đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần
thứ XIV (1992) mới chính thức nêu lên mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị
trường, đẩy mạnh mở cửa, đặc biệt tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV (1993)
đã thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa”, trong đó chỉ rõ: “lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều
thành phần kinh tế khác cùng phát triển,... xây dựng chế độ phân phối thu nhập,
lấy phân phối theo lao động làm chính, ưu tiên hiệu quả, quan tâm tới công
bằng, khuyến khích một số vùng, một số người giàu có lên trước, đi con đường
cùng giàu có”.
2.3. Giai đoạn đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa, cải cách theo chiều sâu (2002 - 2012):
Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đã xây dựng được cục diện cải cách,
mở cửa toàn phương vị, đa tầng nấc; hình thành các cực tăng trưởng. Trước đó,
Tiểu Chu Giang với nòng cốt là Quảng Châu, Thâm Quyến được coi là cực tăng
9
Lê Văn Mỹ (2018), “Những điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay
(1978 - 2018)”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, No.12(208), tr.29.
10
Nguyễn Xuân Cường (2018), “Trung Quốc: Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách, mở cửa”, Tạp chí Cộng sản,
No.912, tr.101 - 102.
trưởng thứ nhất của Trung Quốc, hình thành trong giai đoạn đầu của cải cách,
mở cửa với việc xây dựng 4 đặc khu (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ
Môn). Từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành mở cửa 14 thành phố ven biển, ven
sông, ven biên giới. Đến năm 1990, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng Phố Đông,
coi đây là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng hạ lưu sông Trường
Giang và ven biển Đông Hải. Sự ra đời của Phố Đông (Thượng Hải) đánh dấu
sự xuất hiện cực tăng trưởng thứ hai của Trung Quốc. Ngày 6/6/2006, Chính
phủ Trung Quốc đã công bố “Ý kiến về mấy vấn đề thúc đẩy mở cửa phát triển
Khu mới Tân Hải Thiên Tân”, đánh dấu việc chủ trương đưa Thiên Tân vươn
lên trở thành cực tăng trưởng thứ ba của Trung Quốc, gắn liền các điểm tăng
trưởng xoay quanh vịnh Bột Hải. Tiếp đó, vùng Thành Đô - Trùng Khánh
(Xuyên Du), Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây), Khu kinh tế bờ Tây (Phúc
Kiến) cũng phấn đấu trở thành cực tăng trưởng tiếp theo ở Trung Quốc. Năm
2008, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Cương yếu quy hoạch Khu kinh
tế Vịnh Bắc Bộ”, thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong xây dựng cực tăng
trưởng mới - cực tăng trưởng kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN.
Trong bối cảnh đó, Đại hội XVII (2007) Đảng Cộng sản Trung Quốc
tiếp tục khẳng định và coi trọng vai trò của thị trường trong việc phân bổ các
nguồn lực; chính thức bỏ mệnh đề "phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước" thay bằng "tăng cường sức sống, sức khống chế, sức ảnh hưởng của kinh
tế nhà nước"; đồng thời tiếp tục "khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn kinh tế phi
công hữu phát triển lành mạnh", tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các
thành phần kinh tế thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đề ra những giải pháp
góp phần tăng cường thực lực kinh tế, tạo động lực để hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế “vừa tốt vừa
nhanh”.
2.4. Giai đoạn cải cách toàn diện và sâu rộng (từ năm 2012 đến nay):
Từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), đặc biệt là
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết về một số vấn đề
trọng đại liên quan tới cải cách sâu rộng toàn diện, thực hiện “giấc mộng Trung
Quốc”, “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình với tư
cách là “hạt nhân lãnh đạo” đã kế thừa, phát huy và hoàn thiện cương lĩnh,
đường lối phát triển của Trung Quốc, hình thành nên “Bố cục tổng thể”: phát
triển “5 trong 1” (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường) và bố cục
chiến lược “Bốn toàn diện” (xây dựng xã hội khá giả toàn diện, đi sâu cải cách
toàn diện, quản lý đất nước theo luật pháp toàn diện và quản lý Đảng nghiêm
minh toàn diện). Kinh tế bước vào giai đoạn “trạng thái bình thường mới”,
“Made in China 2025”... tìm kiếm chuyển đổi phương thức tăng trưởng, tái cơ
cấu nền kinh tế và động lực phát triển mới. Trên cơ sở đó, Trung Quốc tiếp tục
đẩy mạnh công cuộc cải cách, mở cửa toàn diện và sâu rộng hướng tới mục tiêu
trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
3. Văn hóa11:
Xây dựng văn hóa là một nội dung của lý luận về xây dựng văn minh tinh
thần XHCN. Lý luận này được Đặng Tiểu Bình nêu lên, sau đó được khẳng định
tại Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc (1982) và được đánh giá là "một
đặc trưng cơ bản của CNXH, là một đột phá về nhận thức đối với CNXH".
Nghị quyết Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (1997) nhấn mạnh:
“Coi việc bồi dưỡng công dân có lý tưởng, có văn hóa, có đạo đức, có kỷ luật là
mục tiêu; phát triển nguồn lực văn hóa XHCN dân tộc - khoa học - đại chúng
hướng tới hiện đại hóa, hướng ra thế giới và hướng tới tương lai”. Trên cơ sở đó,
Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (2002) đã nêu lên phương hướng xây
dựng nền văn hóa tiên tiến bao gồm: “Phát huy và bồi dưỡng tinh thần dân tộc,
tăng cường xây dựng đạo đức tư tưởng, phát triển giáo dục và khoa học, phát
triển văn hóa và sản phẩm văn hóa, đi sâu cải cách thể chế văn hóa”...
Nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh mềm văn hoá trong công
cuộc phát triển: “Trong môi trường quốc tế phức tạp hiện nay, một quốc gia
muốn giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh quốc tế, không chỉ đòi hỏi thực
lực kinh tế, thực lực khoa học kỹ thuật và thực lực quốc phòng hùng mạnh, mà
còn đòi hỏi phải có thực lực văn hóa to lớn” 12, Đại hội XVII Đảng Cộng sản
Trung Quốc (2007) đã chỉ rõ: muốn nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng của
văn hóa “phải vực dậy sức sống sáng tạo của văn hóa dân tộc, nâng cao sức
mạnh mềm văn hóa quốc gia”. Chiến lược nâng cao sức mạnh mềm văn hóa của
Trung Quốc tập trung vào ba hướng cơ bản: Một là, nhận thức toàn diện văn hóa
truyền thống Trung Hoa, truyền bá các giá trị văn hóa phổ biến nhằm tăng
cường sức ảnh hưởng quốc tế của văn hóa Trung Hoa; Hai là, tích cực thúc đẩy
sáng tạo, hiện đại hóa văn hóa truyền thống; Ba là, tăng cường giao lưu đối
ngoại, thúc đẩy văn hóa Trung Hoa ra thế giới.
Như vậy, về mặt văn hóa, dù đặt trong phạm trù xây dựng văn minh tinh
thần hay tách riêng ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ khác nhau

11
Đỗ Tiến Sâm (2009), “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc: Quá trình hình thành và phát triển”, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, No.12(100), tr.9 - 10.
12
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII (2007).
đều nhấn mạnh vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nó trong phát triển kinh tế -
xã hội và xây dựng con người mới.
4. Xã hội13:
Trung Quốc coi trọng xây dựng văn minh tinh thần XHCN, xác định đó
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cải cách, mở cửa. Ngay từ Đại hội XVI
(2002), Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ
Cẩm Đào đã nêu ra quan điểm phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hòa
XHCN, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội.
Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc
(2006) đã ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng xã hội hài hòa XHCN, trong đó
nhấn mạnh: "Xã hội hài hòa là thuộc tính bản chất của CNXH đặc sắc Trung
Quốc, là bảo đảm quan trọng của quốc gia giàu mạnh, dân tộc chấn hưng, nhân
dân hạnh phúc". Xã hội hài hòa XHCN mà Trung Quốc xây dựng bao gồm 4
thuộc tính (công bằng trong thu nhập các nguồn lực, hợp lý trong kết cấu xã hội,
quy phạm trong hành vi xã hội, hiệu quả trong hài hòa các lợi ích) và 6 đặc
trưng (dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, hữu ái thành tín, tràn đầy sức
sống, ổn định có trật tự, hài hòa giữa con người với tự nhiên).
Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007) tiếp tục khẳng định và
nêu lên mục tiêu: “Trên cơ sở phát triển kinh tế, cần chú trọng hơn xây dựng xã
hội, tập trung cho đảm bảo và cải thiện dân sinh, thúc đẩy cải cách, thể chế xã
hội, mở rộng dịch vụ công, hoàn thiện quản lý xã hội, thúc đẩy xã hội công bằng
chính nghĩa; phấn đấu làm cho toàn thể nhân dân đi học có trường lớp, lao động
có nơi làm việc, ốm đau có nơi chữa trị, già có nơi dưỡng lão, có chỗ ở, thúc đẩy
xây dựng xã hội hài hòa”. Trên cơ sở đó, chuyển từ chủ trương “tam vị nhất
thể” - bao gồm kinh tế, chính trị và văn hoá sang “tứ vị nhất thể” - bao gồm
kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.
Như vậy, với việc nêu lên nội dung xây dựng xã hội hài hòa XHCN, hệ
thống lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc đã hoàn thiện hơn, bao gồm bốn bộ
phận cấu thành chủ yếu là kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Việc nêu lên xây
dựng xã hội hài hòa XHCN đánh dấu nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc
về bản chất của CNXH đã sâu sắc hơn.
5. Những thành tựu cơ bản:
Qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, tiến hành hiện đại
hoá đất nước, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
13
Đỗ Tiến Sâm (2009), “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc: Quá trình hình thành và phát triển”, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, No.12(100), tr.10 - 11.
sử trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa
học…
5.1. Chính trị - ngoại giao:
Nền dân chủ chính trị ở Trung Quốc đã được khôi phục và có bước phát
triển mới, trước hết là dân chủ trong Đảng. Cải cách thể chế chính trị tiến hành
sau cải cách thể chế kinh tế một bước, tuy có thời gian diễn ra chậm trễ, nhưng
những năm gần đây đã được đẩy mạnh đáng kể, nhất là cải cách hành chính.
Công tác xây dựng Đảng đã được coi trọng, nhất là nguyên tắc dân chủ trong
hoạt động của Đảng, tổ chức cũng như công tác lãnh đạo. Trung Quốc đã tiến
hành nhiều việc để củng cố chế độ Đại hội đại biểu nhân dân: sửa đổi luật bầu
cử, mở rộng phạm vi bầu cử đến cấp huyện; kiện toàn tổ chức và chế độ công
tác của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và các cấp địa phương14.
Về ngoại giao, Trung Quốc mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế và
khu vực: lần lượt bình thường hoá quan hệ với Mông Cổ, Lào, Indonesia, Việt
Nam… từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thu hồi chủ
quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999), xác lập mối quan hệ hợp
tác với các cường quốc Mỹ, Nga, Nhật…, tích cực tham gia vào các tổ chức,
diễn đàn quốc tế và khu vực (WTO - 2001, G20, APEC…), góp phần nâng cao
uy tín và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
5.2. Kinh tế - xã hội:
Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục, trên cơ sở đó đã
tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân.
Từ năm 1997 đến năm 2000, GDP bình quân là 9,6%/năm, cao hơn nhiều
so với tốc độ tăng trưởng của thế giới. Kể từ khi cải cách mở cửa, kinh tế Trung
Quốc đạt được sự tăng trưởng thần kỳ. Cứ 10 năm sức mạnh kinh tế của Trung
Quốc tăng gấp đôi. Vị thế kinh tế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã
tăng lên đáng kể, tổng sản phẩm quốc nội năm 1990 đứng thứ 10, năm 1995
nâng lên thứ 7, năm 2000 - thứ 6. Dự trữ ngoại tệ đứng thứ 2 thế giới 15. Đặc biệt,
vào năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản, vươn lên trở thành nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt về mọi mặt. Mức sống của người
dân được nâng cao. Sự nghiệp y tế, văn hóa, báo chí, thể dục thể thao… đều lớn
mạnh.

14
Lê Văn Anh (Chủ biên), (2013), “Lịch sử thế giới hiện đại”, Nxb. Đại học Huế, tr.346.
15
Lê Văn Anh (Chủ biên), (2013), “Lịch sử thế giới hiện đại”, Nxb. Đại học Huế, tr.345.
5.3. Khoa học - giáo dục:
Các loại hình giáo dục phát triển nhanh, cả nước đã cơ bản phổ cập giáo
dục bắt buộc 9 năm, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Khoa học kĩ thuật có nhiều tiến bộ, các ngành kỹ thuật cao phát triển
nhanh, một số ngành đạt trình độ tiên tiến của thế giới, thể hiện nổi bật qua việc
phóng thành công các tàu vũ trụ như: Thần Châu 5 (10/2003) đưa nhà du hành
vũ trụ Dương Lợi Vĩ bước ra ngoài khoảng không vũ trụ…Các ngành công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ quân sự đều có những bước phát triển
mạnh.
IV. KẾT LUẬN:
Trung Quốc đang nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu xây dựng thành
công xã hội khá giả toàn diện, hướng tới mục tiêu cơ bản hoàn thành hiện đại
hóa vào năm 2035 và trở thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào
giữa thế kỷ XXI. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến đổi
nhanh chóng và khó lường. Đặc biệt là sự đối nghịch giữa xu hướng đẩy mạnh
toàn cầu hóa kinh tế và chống toàn cầu hóa kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch,
chủ nghĩa dân tộc... trong khi tình hình địa - chính trị xung quanh Trung Quốc
có nhiều phức tạp, như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ
eo biển Đài Loan, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước Đông
Á..., cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực và trên thế giới là những thách
thức lớn đối với tiến trình cải cách mở cửa của Trung Quốc trong giai đoạn
mới16.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Khiếu Linh (2012), “Về lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”,
Tạp chí Cộng sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/18656/ve-ly-
luan-chu-nghia-xa-hoi-dac-sac-trung-quoc.aspx

16
Nguyễn Xuân Cường (2018), “Trung Quốc: Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách, mở cửa”, Tạp chí Cộng sản,
No.912, tr.106
2. Lê Văn Toan (2023), “Quá trình phát triển lý luận về xây dựng chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc và một số gợi mở đối với Việt Nam”, Tạp chí Cộng
sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/
2018/827538/qua-trinh-phat-trien-ly-luan-ve-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-dac-
sac-trung-quoc-va-mot-so-goi-mo-doi-voi-viet-nam.aspx
3. Phan Doãn Nam (2012), Số 20 - Về sự điều chỉnh chiến lược của một số
nước lớn sau chiến tranh lạnh, https://dav.edu.vn/so-20-ve-su-dieu-chinh-chien-
luoc-cua-mot-so-nuoc-lon-sau-chien-tranh-lanh/
4. Nguyễn Xuân Cường (2018), “Trung Quốc: Nhìn lại quá trình 40 năm
cải cách, mở cửa”, Tạp chí Cộng sản, No.912.
5. Đỗ Tiến Sâm (2009), “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc: Quá trình
hình thành và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, No.12(100).
6. Lê Văn Mỹ (2018), “Những điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Trung
Quốc từ cải cách mở cửa đến nay (1978 - 2018)”, Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, No.12(208).
7. Lê Văn Anh (Chủ biên), (2013), “Lịch sử thế giới hiện đại”, Nxb. Đại
học Huế.
8. Lê Văn Mỹ (2013), “Ngoại giao Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 35 năm
cải cách mở cửa (1978 – 2013)”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, No.12(148).
9. Phạm Tất Thắng (2009), “ Trung Quốc: Những đổi mới trong công tác tư
tưởng lý luận sau 30 năm cải cách mở cửa”,
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/thong-tin-ly-luan/-/2018/1035/trung-
quoc--nhung-doi-moi-trong-cong-tac-tu-tuong-ly-luan-sau-30-nam-cai-cach-
mo-cua.aspx

You might also like