You are on page 1of 40

DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

THS. BS. ĐẶNG ĐỨC NGỌC


Khoa Dinh Dưỡng Lâm Sàng – BV E
Bộ môn Dinh dưỡng LS & Y học Gia Đình, ĐH Y Dược-ĐHQG HN
NỘI DUNG

1. Nêu đặc điểm bệnh đái tháo đường

2. Phân tích được mục tiêu, nguyên tắc dinh dưỡng điều trị
trong bệnh đái tháo đường.

3. Can thiệp dinh dưỡng đối với trường hợp bệnh nhân cụ thể.
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ

• Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá đường gây
tăng đường huyết mạn tính kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid,
protein và điện giải do thiếu Insulin tương đối hay tuyệt đối
của tuyến tụy.

• Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở nhiều phủ tạng, đặc
biệt là mắt, thần kinh, thận, tim, mạch máu và có thể tử vong
nếu không điều trị kịp thời.
TRÊN THẾ GIỚI

International Diabetes Federation. IDF diabetes atlas – 9th edition. 2019.


TẠI VIỆT NAM
Theo Hiệp hội Nội Tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE)

• Tỷ lệ gia tăng ĐTĐ ở Việt Nam đến 200%, thuộc hàng cao nhất thế giới.

• Ước tính trên cả nước có 7 triệu người mắc bệnh ĐTĐ.

• Bệnh ĐTĐ nằm trong 7 nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở Việt Nam.

• Tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm tuổi 20-79 là 5,7%

• Rối loạn dung nạp glucose là 8,2%

• 53,4% chưa được chẩn đoán.

• Mỗi năm ước tính 30.096 người tử vong do các nguyên nhân liên quan ĐTĐ và chi phí
điều trị 322,8 USD/ 01 người mắc ĐTĐ
INSULIN

• Do tế bào Bêta đảo tụy tiết

• Tăng tiêu thụ Glucose, tiêu hóa mỡ, tích lũy

Glycogen và đồng hóa đạm.

• Tác dụng ức chế phân hủy Glycogen trong gan


GLUCAGON

• Tuyến tụy tiết Glucagon >< Insulin

+ Insulin làm giảm Glucose máu.

+ Glucagon tăng cường phân giải glycogen của gan & cơ è


Glucose è làm tăng glucose máu.
CÁC LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Type 1 – phụ thuộc Insulin Type 2- Đề kháng Insulin +Thiếu Insulin

ĐTĐ Thai kỳ
PHÂN LOẠI ĐTĐ
ĐẶC ĐIỂM TYPE 1 TYPE 2
Nguyên nhân/yếu tố Tự miễn/vô căn Tiền sử gia đình, ăn
nguy cơ nhiều, ít vận động, chủng
tộc, nhiễm độc

Tuổi khởi phát điển hình <20tuổi, ĐTĐ trẻ em, >35 tuổi, căn bệnh lối
ĐTĐ vị thành niên, 5- sống, 90-95%
10%

Tổn thương đảo tụy Nghiêm trọng Nhẹ, trung bình


Kháng insulin Không Có
Thiếu hụt insulin Tuyệt đối Tương đối/1 phần
Vóc dáng Bình thường/gầy Thừa cân, béo phì
Triệu chứng Khởi phát đột ngột, tăng Âm thầm, không bộc lộ
glucose máu đột ngột triệu chứng lâm sàng

Biến chứng cấp tính Nhiễm toan xeton Hôn mê


CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐTĐ TYPE 1
CƠ CHẾ BỆNH SINH ĐTĐ TYPE 2
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐTĐ (ADA)
HbA1C ≥6.5%
Hoặc
Glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói (FPG)
≥126 mg/dL (7.0 mmol/L)
Hoặc
Glucose huyết tương tĩnh mạch sau 2 giờ làm nghiệm pháp
tăng đường máu≥200 mg/dL
(11.1 mmol/L)
Hoặc
Glucose huyết tương tĩnh mạch bất kỳ ≥200 mg/dL (11.1
mmol/L) + triệu chứng cổ điển tăng Glucose máu

Diabetes Care Volume 38 , Supplement 1, January 20 15


CHẨN ĐOÁN ĐTĐ

BT ĐTĐ THỰC SỰ
FPG
TIỀN ĐTĐ
5,6mmol/l 7,0mmol/l
RỐI LOẠN ĐƯỜNG
HUYẾT LÚC ĐÓI

BT 5,6 ≤ G < 7,0


ĐTĐ THỰC SỰ
G 2-giờ
TIỀN ĐTĐ
7,8mmol/l 11,1mmol/l
RỐI LOẠN DUNG
NẠP ĐƯỜNG
HUYẾT SAU ĂN
7,8 ≤G<11,1

Glucose HT TM bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l + có triệu chứng


lâm sàng cổ điển của tăng Glucose máu
HbA1C
• HbA1C: Đo lượng đường trong • HbA1c: 4,7-6,4%
máu gắn với Hb của hồng cầu.
• Khi HbA1c tăng lên 1% è
• Nếu lượng đường máu cao thì đường huyết tăng 30mg/dl hay
số lượng hồng cầu gắn đường 1,7mmol/l.
càng nhiều.
• Khi HbA1c >10% è đường
• Do đó, HbA1C phản ánh nồng
độ đường trong máu trong suốt huyết được kiểm soát kém,
khoảng thời gian 90-120 ngày. HbA1c<6.5% è kiểm soát
đường tốt.
• HbA1c chỉ cần giảm 1%, è đã
bớt được 43% nguy cơ cắt cụt
chi, 37% nguy cơ suy thận, mù
mắt và giảm đáng kể các biến
chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ..
ĐTĐ THAI KỲ

• Tình trạng rối loạn dung nạp glucose huyết lần đầu tiên phát
hiện trong thai kỳ

• Bao gồm cả các trường hợp đái tháo đường đã có từ trước


nhưng chưa được phát hiện
ĐTĐ THAI KỲ

• Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose với 75g glucose

• Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi thỏa mãn có bất kỳ giá trị
glucose huyết tương nào dưới đây:
• Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

• 1 giờ sau uống 75 g glucose ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)


• 2 giờ sau uống 75 g glucose ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Diabetes Care Volume 38 , Supplement 1, January 20 15


CÁC BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH
(ADA 2010)
Hạ đường máu:

• Hạ đường máu: khi glucose máu <3,9 mmol/l (70 mg/dl).


• Là một biến chứng rất nguy hiểm và hay gặp è tử vong nếu người bệnh
không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hôn mê do tăng đường máu:
• Đường máu tăng quá mức sẽ dẫn đến hôn mê.

• Là biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh è cần được đến
bệnh viện để điều trị.
HẠ ĐƯỜNG MÁU

PBRC 2008 18 of 39
CÁC BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH
(ADA 2010)

Biến chứng mạch Biến chứng mạch


máu nhỏ, vi mạch: máu lớn:
•Bệnh lý võng mạc
• Xơ vữa động
•Bệnh thận ĐTĐ
mạch, nhồi máu cơ
•Bệnh thần kinh tim, đột quỵ

Gây tàn phế ảnh hưởng lớn đến đời


sống: mù loà, suy thận, cắt cụt chi
ĐIỀU TRỊ
1. INSULIN: insulin tác dụng nhanh; insulin tác dụng ngắn; insulin tác dụng
trung bình; insulin tác dụng chậm; insulin trộn sẵn.
Loại insulin Bắt đầu Đỉnh Tác dụng
tác dụng (giờ) Tác dụng (giờ) Kéo dài (giờ)
Insulin
analog Apart (Novolog) < 0,25 1-1.5 3-4
tác
Lispro (Humalog)
dụng
nhanh Apidra (Glulisin)
Ngắn Regular 0,5 2–4 6-8

TB NPH (Neutral Protamin 1-1.5 6–8 10 – 12


Hagendorn)

TRỘN
Mixtard (NPH/Regular) 0,5 – 1 4 – 10 10 – 16
(70/30, 80/20, 40/60)
Glargin (Lantus) 1-1.5 Không 24
KÉO
DÀI Detemir (Levemir) 1-2

2. THUỐC VIÊN: thuốc kích thích làm tăng tiết insulin, thuốc làm tăng nhạy
cảm insulin và tăng sử dụng insulin ở ngoại vi, thuốc làm giảm hấp thu các
chất đường bột sau ăn…
CAN THIỆP DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
MỤC TIÊU DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ

Đưa glucose máu ở giới hạn gần bình thường/ở mức an


toàn è ngăn ngừa/giảm thiểu biến chứng của ĐTĐ.
HbA1C <7.0%*

Glucose huyết tương mao mạch trước 80–130 mg/dL (4.4–7.2


ăn mmol/L)

Glucose huyết tương mao mạch sau <180 mg/dL (<10.0


ăn2 giờ mmol/L)

Mục tiêu đường huyết đối với ĐTĐ thai kỳ:


Trước ăn: <5.3mmol/l
Sau ăn 1 giờ:7.8mmol/l
Sau ăn 2 giờ 6.7mmol/l

*: Với A1C
ĐƯỜNG HUYẾT ĐẠT MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
ĐƯỜNG HUYẾT ĐẠT MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
ĐỌC & HIỂU VỀ NHÃN THỰC PHẨM
Đơn vị ăn của thực phẩm là 1
cốc/chén
Có 3 đơn vị ăn/ 3 cốc/phần trong 1 hộp

Tổng số carbohydrate: có bao nhiêu


gam carb.trong 1 phần ăn

Đường đã bao gồm trong tổng lượng


carb. Số liệu này chỉ ra lượng đường
tự nhiên hoặc đường cho thêm

Sử dụng % DV để xem xem thực


phẩm có nhiều hay ít chất dinh dưỡng
nào đó
ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG ĐẠT MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG ĐẠT MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ

1. Chế độ ăn đúng mức năng lượng và cân đối về dinh dưỡng:


a. Năng lượng:
Nằm tại giường & hoạt động nhẹ: 30kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
Hoạt động nặng: 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
Cân nặng lý tưởng=BMI x chiều cao (m)2
BMI: Nam: 22, Nữ:21
b. Glucid: 55-65% tổng E*
c. Lipid: 20-25% tổng E (2/3 là axit béo không no)*
d. Protein: 15-20% tổng E*
e. Chất xơ: 20g/1000Kcal*

*TTDDLS BV Bạch Mai: Tư vấn dinh dưỡng cho người trưởng thành, NXB Y học 2012
NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ

2. Chế độ ăn không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn


cũng không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn
• Chia thành nhiều bữa/ngày (4-6 bữa/ngày), ổn định thời gian
cho các bữa ăn.
• Lượng thực phẩm: Lượng carbohydrat.
• Tăng cường chất xơ: 20g/1000kcal.
• Chọn thực phẩm có chỉ số đường máu thấp.
CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT
(GI: Glycemic Index)

• GI là mức tăng đường huyết sau ăn của 1 loại thực phẩm so


với thực phẩm chuẩn (bánh mì trắng hoặc đường Glucose)
• Các thức ăn có GI khác nhau
• GI thấp: tăng đường huyết từ từ, kiểm soát đường huyết tốt
hơn

GI CỦA THỰC PHẨM


GI cao GI trung GI thấp GI rất thấp
bình
³70% 56-69% 40-55% <40%
CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT
(GI: Glycemic Index)
Các yếu tố ảnh hưởng đến GI:
• Số lượng glucid của thực phẩm.
• Tính chất tự nhiên của tinh bột:Lượng chất xơ có trong thực phẩm.
• Thời gian hấp thu của các loại đường: đường đơn<đường đôi<đường
ba<đường đa<tinh bột.
• Quá trình nấu và chế biến thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến GI của
thực phẩm:
• Nhiệt độ cao tinh bột à chuyển hóa thành các dạng đường à hấp
thu vào máu nhanh hơn.
à Không nên nấu, hầm, bỏ lò, nướng thực phẩm kéo dài và ở
nhiệt độ cao.
CHỈ SỐ GI CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM
CHỈ SỐ GI CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM
CHỈ SỐ GI CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM
NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ

3.Chế độ DD không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng
huyết áp, suy thận:
• Kế hoạch bữa ăn,
• Giảm khẩu phần muối < 6g/ngày
• Kiểm soát khẩu phần các thực phẩm có nhiều cholesterol và có nhiều
chất béo bão hòa
4. Chế độ DD phù hợp với tập quán ăn uống của đối tượng
5.Chế độ DD không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối
lượng của các bữa ăn

CÁ THỂ HÓA èĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ TỐI ĐA CỦA CHẾ ĐỘ DINH
DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
LỰA CHỌN THỰC PHẨM
1. Thực phẩm nên dùng
• Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai sắn…
• Nên chọn gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo
trắng, bún, phở, bánh đúc…
• Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương
• Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: thịt nạc, cá
nạc, tôm…
• Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng…)
• Ăn đa dạng các loại rau
• Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: gioi, thanh long,
bưởi, ổi, cam, đu đủ chín…
• Các loại sữa có chỉ số đường máu thấp: glucerna, gluvita, nutren,
diabetes…
LỰA CHỌN THỰC PHẨM
2. Thực phẩm hạn chế dùng:
• Miến dong, bánh mỳ trắng
• Khoai củ chế biến dưới dạng nướng
• Phủ tạng động vật như tim, gan, bầu dục
• Mỡ động vật
• Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, mít, chuối, hồng
xiêm, chôm chôm…
3. Thực phẩm không nên dùng
• Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường
• Các loại quả sấy khô
• Rượu bia
• Nước ngọt có đường
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

• Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật


• Thịt gà nên bỏ da
• Các loại khoai củ không nên chế biến dưới dạng nướng
vì có chỉ số GI cao
• Hạn chế sử dụng nước quả ép, xay sinh tố, nên ăn cả
múi, miếng để có chất xơ
71

You might also like