You are on page 1of 11

BÀI 11:VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

I/ Vận chuyển thụ động


- Khái niệm: vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn
năng lượng.
- Nguyên lí: sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+Thẩm thấu: nước từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
+Thẩm tách: các chất thẩm thấu từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Các kiểu vận chuyển qua màng:
+khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép gồm các chất không
phân cực và các chất có kích thước nhỏ như carbodioxide, oxygen,..
+Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng gồm các chất phân cực
có kích thước lớn (glucid).
+Khuếch tán qua kênh protein đặc hiệutheo cơ chế thẩm thấu (các
phân tử nước).
-
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các chất qua màng:
+Nhiệt độ môi trường. +Số lượng kênh protein.
+Sự chênh lệch nồng độ chất tan của môi trường so với tế bào.
*Một số loại môi trường: Ưu trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.
+Đẳng trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào và trong tế bào bằng nhau.
+Nhược trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào thấp hơn trong tế bào.
II/ Vận chuyển chủ động
+Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng
sinh chấttừ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. Quá trình
này cần protein vận chuyển vàcó sự tiêu tốn năng lượng.
+Cơ chế:
ATP + Prôtêin đặc chủng → prôtêin biến đổi, đưa các chất từ
ngoài vào trong hoặc đẩy ra khỏi tế bào.

1II/ Nhập bào và xuất bào


– Nhập bào: Là phương thức đưa các chất vào
tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. +Thực bào: Tế bào
động vật ăn các hợp
chất có kích thước
lớn.

+ Ẩm bào: Đưa giọt dịch vào tế bào.


– Xuất bào: Là
phương thức đưa các
chất ra khỏi tế bào
theo cách ngược lại
với quá trình nhập
bào.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào?
A. Hòa tan trong dung môi. B.Thể rắn. C. Thể nguyên tử. D.Thể khí.
Câu 2. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động. C.thẩm tách. D. thẩm thấu.
Câu 3.Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ
A.sự biến dạng của màng tế bào. B. bơm protein và tiêu tốn ATP.
C. sự khuếch tán của các ion qua màng. D.kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 4.Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua đâu?
A. Kênh protein đặc biệt. B. Các lỗ trên màng.
C. Lớp kép phospholipid. D.Kênh protein xuyên màng.
Câu 5. Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?
A.Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ. B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ. D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 6. Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào?
A.Khuếch tán qua lớp kép phospholipid. C.Nhờ kênh protein đặc biệt.
B.Nhờ sự biến dạng của màng tế bào. D.Vận chuyển chủ động.
Câu 7. Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là
các phân tử
A.protein xuyên màng. B. phospholipid. C. protein bám màng. D. cholesteron.
Câu 8. Hiện tượng thẩm thấu là
A. sự khuếch tán của các chất qua màng. C.sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
B.sự khuếch tán của các ion qua màng. D. sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Câu 9. Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử
A. Na+. B. Protein. C. ATP. D. ARN.
Câu 10. Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid. (3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng. (4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP.
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11.Nhập bào là phương thức vận chuyển
A. chất có kích thước nhỏ và mang điện. C. chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
B. chất có kích thước nhỏ và phân cực. D. chất có kích thước lớn.
Câu 12. Hiện tượng nào sau đây là ví dụ của cơ chế vận chuyển thụ động?
A. Khi nhai cơm lâu sẽ cảm thấy ngọt.
B. Nước sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. O2 từ phế nang vào mao mạch phổi. D. Tim bơm máu đi khắp cơ thể.
Câu 13. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào. C. thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
B. bằng nồng độ chất tan trong tế bào. D. luôn ổn định.
Câu 14. Trong môi trường nhược trương, tế bào nào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ?
A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào nấm men. C. Tế bào thực vật. D. Tế bào vi khuẩn.
Câu 15.Nếu màng của lyzoxom bị vỡ thì hậu quả sẽ là
A. tế bào mất khả năng phân giải các chất độc hại. C. hệ enzyme của lyzoxom sẽ bị mất hoạt tính.
B. tế bào bị chết do tích lũy nhiều chất độc. D. tế bào bị hệ enzyme của lyzoxom phân hủy.
Câu 16. Vận chuyển (1)…là phương thức vận chuyển các chất qua (2)… mà (3)….
A. (1) chủ động, (2) màng sinh chất, (3) không tiêu tốn năng lượng.
B.(1) thụ động, (2) màng sinh chất, (3) không tiêu tốn năng lượng.
C. (1) chủ động, (2) ti thể, (3) tiêu tốn năng lượng.
D. (1) thụ động, (2) màng sinh chất, (3) tiêu tốn năng lượng.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng về cơ chế của phương thức vận chuyển thụ động?
A.Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí thẩm thấu các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp,
vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
B. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng
độ cao, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
C. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ
thấp, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
D. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ
thấp, vận chuyển gián tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
Câu 18. Nồng độ glucose trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/lít. Tế bào sẽ vận chuyển glucose bằng
cách nào? Vì sao?
A. Nhập bào, vì glucose có kích thước lớn.
B. Thụ động, vì glucose trong máu cao hơn trong nước tiểu.
C. Chủ động, vì glucose là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
D. Nhập bào, vì glucose có kích thước rất lớn.
Câu 19. Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào?
A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển.
B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán.
Câu 20.Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá?
A. Nước. B. Protein.
C. Xenlulose. D. Tinh bột.
Câu 21. Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động?
(1) Vận chuyển qua màng tế bao nhờ kênh protein
(2) Vận chuyển glucose đồng thời với Natri qua màng tế bào
(3) Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào.
(4) Vận chuyển Ca2+ qua màng tế bào.
(5) Vận chuyển Na+, K+ bằng bơm protein qua màng tế bào.
A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4). D. (3), (4), (5).
Câu 22. Xét các hoạt động diễn ra trong tế bào:
(1) Tổng hợp các chất cần thiết diễn ra trong tế bào.
(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
(3) Glucose khuếch tán qua màng tế bào.
(4) Nước thẩm thấu vào tế bào khi tế bào ngập trong dung dịch nhược trương.
Năng lượng ATP được sử dụng trong hoạt động nào?
A. 1,2. B. 2,3.
C. 2,4. D. 1,4.
Câu 23.Nhập bào bao gồm 2 loại là:
A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.
C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
Câu 24. Trong sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào, năng lượng ATP được cung cấp cho
A. chất nền.
B. kênh prôtêin.
C. sự biến dạng của màng tế bào.
D. cả kênh protein và sự biến dạng của màng tế bào.
Câu 25.Khi tiến hành ẩm bào, tế bào có thể chọn các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để
đưa vào tế bào là nhờ trên màng tế bào có
A. các enzyme nhận biết. B. các dấu chuẩn là glycoprotein.
C. kênh vận chuyển đặc biệt. D. các protein thụ thể.
Tế bào có thể vận chuyển chất cần thiết có chọn lọc là nhờ các dấu chuẩn là glicôprôtêin.
Câu 26. Các chất thải, chất độc hại thường được đưa ra khỏi tế bào theo phương thức vận chuyển
(1) Thẩm thấu; (2) Khuếch tán; (3) Vận chuyển tích cực.
Phương án trả lời đúng là
A. (1), (2) B. (1), (3)
C.(2), (3) D. (1), (2) và (3).
Câu 27.Cho các ý sau:
(1) Trong lòng bào tương các túi nhập bào hòa lẫn với nhau để tạo nên một cấu trúc lớn hơn gọi là endosome.
(2) Phần endosome chứa các receptor sẽ hoà nhập trở lại với màng bào tương để tiếp tục nhiệm vụ.
(3) Ligand gắn với receptor đặc hiệu của nó ở phía ngoài của màng bào tương.
(4) Sự kết gắn này làm vùng màng bào tương ở vị trí phức hợp ligand - receptor lõm xuống tạo thành túi nhập
bào (endocytosis vesicle) mang phức hợp nói trên.
(5) Trong endosome các receptor tách khỏi các ligand và chia làm hai phần, phần endosome chỉ chứa các
receptor và phần endosome chỉ chứa các ligand.
(6) Phần endosome chứa các ligand sẽ hòa nhập với các lysosome và các enzyme của bào quan này sẽ phân
hủy các ligand để sử dụng cho các hoạt động sống khác của tế bào.
Sắp xếp lại thành các bước hoàn chỉnh của quá trình nhập bào.
A. (3), (4), (1), (5), (2), (6).
B. (2), (1), (5), (4), (3), (6).
C. (4), (3), (1), (5), (2), (6).
D. (3), (2), (1), (6), (6), (5).
Câu 28. Co nguyên sinh là hiện tượng
A. cả tế bào co lại.
B. màng nguyên sinh bị dãn ra.
C. khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại.
D. nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại.
Câu 29. Khi tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân là vì
A. màng tế bào đã bị phá vỡ.
B. tế bào chất đã bị biến tính.
C. nhân tế bào đã bị phá vỡ.
D.màng tế bào mất tính thấm chọn lọc.
Câu 30.Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định?
(1) Tế bào đang sống hay đã chết
(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé
(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu
(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể
Phương án đúng trong các phương án trên là?
A. (1), (2). B. (2), (3).
C. (3), (4). D. (1), (3).
Câu 31. Thí nghiệm co nguyên sinh có ý nghĩa gì?
A. Xác định tế bào đang sống hay đã chết.
B. Xác định tế bào thuộc mô nào trong cơ thể.
C. Xác định khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
D. Cả A và C.
Câu 32. Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là
A. tế bào hồng cầu không thay đổi.
B. tế bào hồng cầu nhỏ đi.
C. tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ.
D. tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại.
Câu 33. Tại sao khi ngâm mơ với đường sau một thời gian thì quả mơ teo lại, có vị ngọt và chua, đồng thời nước
mơ cũng có vị ngọt và chua?
A. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm thấu
ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
B. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm thấu
ra ngoài.
C. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm thấu
ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
D. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong mơ khuếch tán
ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
Câu 34. Vì sao các cô bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau? Giải thích cơ sở khoa học của hành động đó?
A. Nước chỉ làm rau bóng bẩy, bắt mắt.
B.Nước hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp lên rau.
C.Muốn cho rau tươi, vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị
héo.
D.Muốn cho rau tươi, vì tế bào sẽ thẩm thấu vào nước làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị
héo.
Câu 35. Nghiên cứu một số hoạt động sau:
(1) Tổng hợp protein.
(2) Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucose qua màng.
(3) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.
(4) Vận động viên đang nâng quả tạ.
(5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất.
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 36. Một tế bào nhân tạo có màng bán thấm và chứa dung dịch lỏng (0,03M saccharose; 0,02M glucose) được
ngâm vào cốc chứa loại dung dịch (0,01M saccharose; 0,01M glucose; 0,01M fructose). Màng bán thấm chỉ cho
nước và đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi đi qua. Phát biểu nào sau đây là sai về chiều vận chuyển
các chất?
A. Glucozo đi từ trong tế bào ra ngoài.
B. Fructozo đi từ ngoài vào trong tế bào.
C. Nước đi từ ngoài vào trong tế bào.
D. Saccharose đi từ ngoài vào trong tế bào.
Câu 37. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccharose không thể đi qua màng,
nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
nào sau đây:
A. Dung dịch saccharose ưu trương. B. Dung dịch saccharose nhược trương.
C. Dung dịch ure ưu trương. D. Dung dịch ure nhược trương.
Câu 38. Ví dụ nào sau đây là về hiện tượng xuất bào?
A. Hoạt hóa các thành phần phospholipid của màng tế bào.
B. Đưa glucose và các acid amin từ trong tế bào biểu mô niêm mạc ruột vào máu.
C. Đưa các sản phẩm có tính kháng nguyên lên bề mặt tế bào bạch cầu mono.
D.Giải phóng các bọc chứa hormone, protein.
Câu 39. Vì sao thường xuyên ngậm nước muối loãng sẽ hạn chế được bệnh viêm họng, sâu răng?
A. Nước muối loãng đã làm cho tế bào vi sinh vật gây bệnh bị co nguyên sinh nên bị mất nước.
B. Nước muối loãng thấm vào làm vỡ tế bào vi sinh vật gây bệnh.
C. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn giống thuốc kháng sinh.
D. Trong điều kiện nước muối loãng chất nguyên sinh tế bào vi sinh vật gây bệnh bị trương lên làm rối loạn
hoạt động sinh lí.
Câu 40.Ví dụ nào dưới đây đã ứng dụng đặc điểm từng loại môi trường vào bảo quản thực phẩm trong đời sống?
A.Đóng hộp. B.Làm mứt.
C. Bảo quản trong tủ lạnh. D.Phơi khô.
Câu 41.Tế bào bạch cầu “nuốt” vi khuẩn là ví dụ của hình thức
A. xuất bào. B. vận chuyển thụ động.
C. vận chuyển chủ động. D. thực bào.
Câu 42.Khi uống thuốc các chất đi vào tế bào bằng phương thức nào?
A. Đi vào thụ động.
B. Đi vào chủ động
C. Đi vào cả bằng cách chủ động và thụ động.
D. Đi vào bằng cách nhập bào.
Câu 43. Ví dụ nào sau đây là phương thức vận chuyển chủ động?
A.Tái hấp thu các chất trong thận. B. Máu được tim bơm đi nuôi cơ thể.
C. Gan tiết mật để tiêu hóa chất béo. D. Phế nang trao đổi khí trong máu.
Câu 44.Những chất nào sau đây không khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất? (1) Nước, (2) khí NO, (3) Ba2+,
(4) Na+, (5) glucose, (6) rượu, (7) O2, (8) saccharose.
A. (1), (5), (7), (8). B. (1), (3), (4), (5), (8). C. (4), (6), (7), (8). D. (1), (3), (6), (7), (8).
Câu 45. Để quan sát hiện tượng vận chuyển các chất qua màng, một học sinh làm thí nghiệm như sau: cho 1 lớp
biểu bì lá lẻ bạn (thài lài tía) vào dung dịch muối ưu trương 8% (nồng độ muối cao hơn trong tế bào), sau 2 phút
quan sát tế bào có hiện tượng ..(1)…, học sinh này tiếp tục thay bằng dung dịch muối 10%, sau 2 phút quan sát tế
bào có hiện tượng ..(2)... Nội dung đúng của (1) và (2) lần lượt là:
A. co nguyên sinh/ co nguyên sinh nhiều hơn. C. co nguyên sinh/ phản co nguyên sinh.
B. trương nước/ trương nước nhiều hơn. D. cả tế bào co lại/ cả tế bào co lại nhiều hơn.
Câu 46. Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho
A. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. C. cây chậm phát triển.
B. cây héo, chết. D. cây không thể phát triển được.
Câu 47. Vì sao bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho héo, chết?
A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. Bộ lá phát triển mạnh gây chết.
C. Nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ nhanh chóng thẩm thấu
ra ngoài.
D. Nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao làm lông hút bị chết hàng loạt.
Câu 48. Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):
(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.
(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
(4) Kích thước và hình dạng của tế bào.
Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 49.Trong ẩm thực, quả cà chua thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả cà chua, mặt trong hút
nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các “cánh hoa” của nở đẹp (cong ra ngoài), vỏ cà chua sau
khi cắt sẽ ngâm vào
A. nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài
B. môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
C. nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.
D. nước đường ưu trương và lạnh để cà chua tươi lâu.
Câu 50.Điều nào sau đây đúng khi nói về tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở cơ thể?
A. Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể không thay đổi.
B. Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá nhỏ hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại
nhỏ hơn đồng hoá.
C. Vào thời điểm lao động, dị hoá nhỏ hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá nhỏ hơn dị hoá.
D. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ
thuộc vào lứa tuổi và trạng thái lao động.
TỰ LUẬN
Bài 1.a)Lập bảng so sánh đồng hoá dị hoá. b)Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.
Bài 2. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
Bài 3.Có mấy hình thức nhập bào? Sự khác nhau giữa các hình thức đó là gì?
Bài 4.So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
Bài 5. Tại sao cần ngâm rau sống vào nước muối trước khi ăn?
Bài 6.Trao đổi chất có ý nghĩa gì trong tế bào?
Bài 7. ATP là gì? Trình bày cấu tạo và chức năng của ATP.
Bài 8.Giả sử nồng độ chất tan trong một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc 0,03M saccharose và 0,06 M
glucose. Đặt tế bào nhân tạo trong một ống nghiệm chứa dung dịch gồm 0,02M saccharose, 0,01M glucose và
0,03M fructose. Hãy cho biết:
a, Kích thước của tế bào sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
b, Chiều vận chuyển của glucose và fructose qua màng?
Bài 9.Khi đặt 3 tế bào thực vật của cùng một mô vào trong 3 môi trường 1, 2, 3, người ta quan sát thấy các hiện
tượng như hình vẽ dưới đây, trong đó mũi tên mô tả hướng di chuyển của các phân tử nước tự do.
Hãy nêu nhận xét về hiện
tượng thu được ở 3 thí nghiệm
và rút ra kết luận về hiện tượng
trên.

Bài 10. Em có đồng tình với ý kiến: “Để xào rau xanh, ngon, cần cho mắm muối từ đầu và đun lửa nhỏ”? Vì
sao?
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Chọn A A D C D A A C C D D C B A

Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

Chọn D B C C D A C A B D B C A C

Câu 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42

Chọn D D D C A C C D A D A B D C

Câu 43 44 45 46 47 48 49 50

Chọn A B A B C A A D

Hướng dẫn chi tiết


Câu 1: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.
Câu 2: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế vận chuyển chủ
động.
Câu 3:Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 4: Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua lớp kép phospholipid.
Câu 5: Nhóm chất dễ dàng đi qua màng tế bào nhất là nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 6: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
Câu 7: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang”
chính là các phân tử protein xuyên màng.
Câu 8: Hiện tượng thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
Câu 9: Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử
ATP.
Câu 10: Phương thức (1) là đưa các chất không phân cực và những chất có kích thước nhỏ (O2, CO2,…), còn
phương thức (2), (3), (4) là vận chuyển phân cực.
Câu 11:Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh
chất.
Câu 12:Quá trình vận chuyển O2 từ phế nang vào mao mạch phổi, O2 khuếch tán từ nơi có nồng độ cao là phế
nang vào nơi có nồng độ thấp là mao mạch phổi.
Câu 13:Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
Câu 14:Ở môi trường nhược trương, nước sẽ đi từ bên ngoài và trong tế bào và có thể khiến thế bào hồng cầu
bị vỡ.
Câu 15: Do trong lyzoxom chứa các enzyme có khả năng thủy phân các phân tử hữu cơ.
Câu 16: Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn
năng lượng.
Câu 17: Cơ chế: Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp, vận chuyển trực tiếp qua màng hoặc nhờ kênh protein xuyên màng.
Câu 18: Tế bào sẽ vận chuyển glucose chủ động, vì glucose là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, tế bào máu sẽ lấy
lại glucose, nên nó phải vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ.
Câu 19: Vận chuyển thụ động tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán.
Câu 20: Nước có thể là sản phẩm của quá trình dị hóa.
Câu 21:Cách vận chuyển nào thuộc hình thức vận chuyển chủ động:
(2) Tái hấp thu glucose từ nước tiểu vào máu ngược chiều nồng độ.
(3) Các chất có kích thước lớn vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
(4) Vận chuyển Na+ và K+ bằng bơm protein qua màng tế bào.
Câu 22: Hoạt động (3), (4) là phương thức vận chuyển thụ động nên không tiêu tốn ATP.
Câu 23: Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn,
mảnh vỡ tế bào…
Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào.
Câu 24: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì năng lượng cần cho kênh prôtêin
hoạt động và cho màng tế bào biến dạng.
Câu 25: Tế bào có thể vận chuyển chất cần thiết có chọn lọc là nhờ các dấu chuẩn là glycoprotein.
Câu 26: Thẩm thấu là phương thức di chuyển của nước
Câu 28: Co nguyên sinh là hiện tượng tế bào chất bị co rút lại do phần lớn nước trong tế bào thẩm thấu ra bên
ngoài.
Câu 29: Khi tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân là vì hiện tượng co
nguyên sinh chỉ xảy ra ở tế bào thực vật.
Câu 30: Thí nghiệm co nguyên sinh nhằm mục đích xác định tế bào còn sống hay đã chết và khả năng tráo
đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
Câu 31: Thí nghiệm co nguyên sinh nhằm mục đích xác định tế bào còn sống hay đã chết và khả năng trao
đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
Câu 32: Khi cho tế bào vào hồng cầu vào nước, thì do nồng độ chất tan trong môi trường nước cất nhỏ hơn so
với môi trường trong hồng cầu (môi trường nhược trương) nên nước sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp
đến nơi có nồng độ chất tan cao. Vì vậy, hồng cầu sẽ bị trương ra (phồng to), rồi vỡ ra.
Câu 33: Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm
thấu ra ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
Câu 34:Khi rau đã bị bỏ rễ hay bị nhổ lên, không hút được nước, sự thoát nước vẫn xảy ra làm cho rau héo.
Muốn rau không héo người ta vảy nước vào rau để các phân tử nước đi vào cung cấp nước cho tế bào bằng cơ chế
vận chuyển thụ động, bù lại lượng nước thoát ra ngoài môi trường ngoài đồng thời làm tăng độ ẩm không khí, hạn
chế thoát hơi nước của lá.
Câu 35: Các đáp án đúng là 1, 2, 3, 4. Đáp án 5 – vận chuyển nước qua màng sinh chất gần như không tiêu
tốn năng lượng do nước khuếch tán qua màng tế bào dựa vào chênh lệch nồng đô giữa hai bên màng.
Câu 36: Dung dịch ngoài là nhược trương. Vì tổng nồng độ chất tan trong tế bào là 0,05M. Còn tổng nồng độ
chất tan trong dung dịch là 0,03M.
Câu 37:Nếu đặt trong môi trường saccharose ưu trương, saccharose không đi qua được màng tế bào, nước đi
từ bên trong tế bào ra ngoài làm tế bào co nguyên sinh.
Câu 38: Giải phóng các bọc chứa hormone, protein là một ví dụ về hình thức xuất bào.
Câu 39: Nước muối là môi trường ưu trương, vi sinh vật sẽ có hiện tượng co nguyên sinh nên bị mất nước và
không thể sinh sôi, phát triển.
Câu 40: Khi làm mứt, thực phẩm sẽ được đem phơi nắng cho héo đi, sau đó tẩm đường, lúc này, thực phẩm
có môi trường ưu trương, nên vi sinh vật không thể sinh sôi, nên sẽ bảo quản lâu hơn.
Câu 41: Sự thực bào là hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu khi các sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó
của cơ thể. Thực bào là hiện tượng bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn trong tế bào rồi tiêu hóa
chúng.
Câu 42: Thuốc gồm cả các chất hóa học và các chất sinh học có kích thước lớn nhỏ khác nhau, nên khi ta
uống thuốc, các chất trong thuốc đi vào tế bào vừa bằng cách chủ động vừa bằng cách thụ động.
Câu 43: Trong nước tiểu có các ion như Kali, Natri, Hydro nên tái hấp thu bằng phương thức vận chuyển chủ
động.
Câu 44: Các chất không khuếch tán trực tiếp: nước, các ion, đường.
Câu 45:Khi đưa tế bào sống vào trong môi trường ưu trương thì tế bào co nguyên sinh.
Vậy nếu đưa vào dung dịch muối ưu trương 8% thì tế bào co nguyên sinh, thay bằng dung dịch muối 10%,
sau 2 phút thì tế bào co nguyên sinh nhiều hơn.
Câu 46: Bón phân làm tăng nồng độ chất tan của dung dịch đất.
Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ
nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài làm cây dễ bị héo, chết.
Câu 47: Bón phân làm tăng nồng độ chất tan của dung dịch đất.
Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ
nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài làm cây dễ bị héo, chết.
Câu 48: Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào:
-Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
-Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.
-Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào.
Câu 49:Sau khi tỉa hoa, chúng ta cần ngâm vào nước cất để phía bên trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài
(mặt ngoài có lớp biểu bì nên hút nước ít hơn).
Câu 50: Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và
phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái lao động.
B. TỰ LUẬN.
Bài 1a) So sánh đồng hóa và dị hóa:
- Giống nhau: Đều xảy ra trong tế bào.
- Khác nhau:

Đồng hóa Dị hóa


- Tổng hợp các chất hữu cơ - Phân giải các chất hữu cơ
- Tích luỹ năng lượng - Giải phóng năng lượng

b) Mối quan hệ giữa đồng


hóa và dị hóa:
+ Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu của dị hóa và ngược lại.
+ Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại
cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với
nhau.
+ Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có
năng lượng cho hoạt dộng đồng hoá.
Bài 2: Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ
thuộc vào:
- Lứa tuổi: Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị
hoá lại lớn hơn đồng hoá.
- Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hoá mạnh hơn dị hoá.
Bài 3: Người ta chia nhập bào thành 2 loại là thực bào và ẩm bào.
- Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào
cũng như các hợp chất có kích thước lớn. Quá trình này được thực hiện như sau: Đầu tiên, màng tế bào được lõm
vào, hình thành chân giả để bao bọc lấy “đối tượng”, sau đó “nuốt” hẳn đối tượng vào bên trong tế bào và hình
thành không bào tiêu hóa.
- Tế bào còn có thể đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao
bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào tạo thành túi nhập bào. Kiểu vận chuyển này
được gọi là ẩm bào.
Bài4:

Bài 5: Cần
ngâm rau
sống vào
nước muối
trước khi
ăn vì nước
muối
loãng là
dung dịch
ưu trương.
Khi ngâm
rau vào,
nước ở các
tế vào vi khuẩn có trong rau sẽ đi từ trong tế bào đi ra ngoài khiến vi khuẩn mất nước gây co nguyên sinh nên vi
khuẩn sẽ không phân chia được.
Bài 6: Khái niệm trao đổi chất hay biến dưỡng là những quá trình sinh hoá xảy ra trong cơ thể sinh vật - con
người với mục đích sản sinh nguồn năng lượng nuôi sống tế bào hoặc tổng hợp những vật chất cấu tạo
nên tế bào đó là nền tảng của mọi hiện tượng sinh học.
Bài 7:- ATP là một hợp chất cao năng được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào.
- ATP là một phân tử có cấu tạo gồm:
+ Base nito loại Adenin.
+ Đường ribose.
+ 3 nhóm phosphate.
- Trong tế bào, ATP được sử dụng vào các việc chính như:
+ Tổng hợp các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
+ Vận chuyển các chất qua màng.
+ Sinh công cơ học.
Bài 8: a) Kích thước của tế bào lớn lên. Nguyên nhân do tổng nồng độ chất tan trong tế bào là 0,09M lớn hơn
tổng nồng độ chất tan của môi trường là 0,06 M tạo môi trường nhược trương. Nước sẽ từ môi trường thẩm thấu
vào tế bào.
b) Chiều vận chuyển của glucose và fructose qua màng là từ tế bào → môi trường.
Bài 9:

Ta thấy ở các môi trường, tế bào có hiện


tượng:
TB1: nước từ trong tế bào đi ra ngoài
làm tế bào bị co nguyên sinh.
TB2: nước vừa đi ra bên ngoài vừa đi từ bên ngoài vào → tế bào bình thường.
TB3: Nước đi từ bên ngoài vào bên trong → tế bào bị trương nước.
Từ đây ta rút được kết luận về nồng độ chất tan bên trong và bên ngoài tế bào trong các môi trường:
MT1: [bên trong] < [bên ngoài] → môi trường ưu trương.
MT2: [bên trong] = [bên ngoài] → môi trường đẳng trương.
MT1: [bên trong] > [bên ngoài] → môi trường nhược trương.
Bài 10:Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu nên nước
sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. Để tránh hiện tượng này, ta nên xào rau ít một, lửa to và
không nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài của
rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài. Do vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau không bị
quắt nên vẫn giòn và ngon. Trước khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu
nước từ tế bào ra ngoài.

You might also like