You are on page 1of 3

1

Cách làm bài thi cuối kì 1


Phần I. Đọc hiểu
1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.
2. Nhân vật trữ tình: Người trực tiếp bộc lộ cảm xúc.
Đối tượng trữ tình: Là đối tượng được nhắc đến, xuất hiện nhiều lần.
3. Xác định từ láy:
- Láy âm: no nê, nôn nao, nồng nàn, nức nở...
- Láy vần: lao xao, cheo leo, chênh vênh, bát ngát...
- Láy hoàn toàn: xanh xanh, êm êm, xa xa, đời đời...
4. Mạch cảm xúc của bài thơ (7-10 dòng)
- Mạch cảm xúc từ nội dung của bài thơ:
+ Thơ trữ tình: tha thiết, sâu lắng, bồi hồi, thổn thức, dạt dào, xao xuyến...
+ Thơ cách mạng: âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ...
- Mạch cảm xúc của tác giả.
VD: Mạch cảm xúc trong bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Từ nội dung của bài thơ: Cảm xúc tha thiết, dạt dào về vẻ đẹp của quê hương,
đất nước trải qua sự đau thương, mất mát của chiến tranh nhưng vẫn kiên cường,
anh dũng đứng lên.
- Mạch cảm xúc của tác giả:
+ Tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc.
+ Ngợi ca những con người dũng cảm chiến đấu vì độc lập, tự do.
+ Biết ơn, trân trọng với quá khứ của lịch sử dân tộc.
5. Phân tích BPTT/ Nêu tác dụng BPTT (10-12 dòng)
- Nêu tên biện pháp -> chỉ ra nằm ở đâu.
2

- Tác dụng nghệ thuật: Tạo nhịp điệu, nhạc điệu cho lời thơ, kết hợp với ngôn từ
tha thiết, sâu lắng, bồi hồi...
- Tác dụng nội dung.
- Tình cảm, thái độ của tác giả: ca ngợi, tự hào, trân trọng...
* Chỉ ra 1 BPTT: Nêu tên biện pháp -> chỉ ra nằm ở đâu không đi phân tích hiệu
quả.
6. Nêu nội dung chính (7-10 dòng)
- Tổng kết, rút ra những ý chính trong bài.
- Chỉ được nêu không đi vào phân tích các từ ngữ, hình ảnh.
7. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của những dòng thơ sau (10-15 dòng)
* Nhận xét về tình cảm/ vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ (7-10 dòng)
- Tinh tế, nhạy cảm, bồi hồi, xao xuyến...
- Trân trọng, ngợi ca, tự hào...
8. Rút ra thông điệp (7-10 dòng)
- Phải liên quan đến nội dung vừa phân tích.
- Liên hệ bản thân: vai trò, ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Phần II. Viết
1. MB
- C1: Dẫn dắt nhận định lí luận văn học -> vẻ đẹp của bài thơ -> trích thơ.
Nhà thi sĩ người Anh đã từng nói: “Thơ ca là sự bộc phát của những tình
cảm mãnh liệt”. Quả thật như vậy, mỗi tác phẩm thơ ra đời chính là sự kết tinh của
những dòng cảm xúc dạt dào, cùng với ngòi bút đầy tâm huyết nhà thơ... đã vô
cùng khéo léo và tinh tế khi bày tỏ nỗi niềm của mình qua tác phẩm... Đặc biệt,
bài thơ... đã khắc họa thành công vẻ đẹp về nội dung, hình thức nghệ thuật để
làm nổi bật lên những dòng cảm xúc tha thiết qua đó đọng lại những dư vị ngọt
ngào trong trái tim của bạn đọc -> Xuống dòng trích thơ.
- C2: Đề tài, chủ đề, cảm hứng -> vẻ đẹp của bài thơ -> trích thơ.
- C3: Lấy ngữ liệu về tác giả, tác phẩm -> vẻ đẹp của bài thơ -> trích thơ.
3

2. TB
- Khái quát chung (10-15 dòng)
+ Tác giả, tác phẩm.
+ Hoàn cảnh sáng tác, phân tích nhan đề.
+ Nêu ngắn gọn về mạch cảm xúc, nội dung chính của bài thơ.
- Phân tích vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật:
+ Khổ 1,2,3: Trích thơ
 Phân tích nội dung: chỉ ra từ ngữ, hình ảnh...
 Phân tích nghệ thuật: chỉ ra các BPTT (ẩn dụ, so sánh, nhân hóa...), cách
ngắt nhịp 4/3, 2/2/3..., cách sử dụng các thanh bằng - trắc hài hòa, nhịp
nhàng.
 Nhận xét chung về từng khổ, từng đoạn (5-7 dòng)
- Đánh giá tác phẩm:
+ Nghệ thuật:
 Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết.
 Ngôn ngữ giản dị, sâu lắng gieo vào lòng người đọc những cảm xúc chân
thực.
 Sử dụng các BPTT: ẩn dụ, so sánh...
+ Nội dung: Tổng kết lại, nêu gắn gọn.
- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác.
3. KB
Bài thơ... khép lại đã để lại cho chúng ta nhiều dư âm, những cảm xúc dạt
dào trong kỉ niệm để ta có sự bồi hồi, thổn thức, xao xuyến về (nội dung chính của
bài thơ) chất chứa biết bao nhiêu là niềm thương, nỗi nhớ trong trái tim của tác
giả... để là một tác phẩm tồn tại theo thời gian và năm tháng.

You might also like