You are on page 1of 53

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MÁC – CUỐI KỲ

Bs. Trịnh Thương Thuyết (HV CH YTCC 2022)


Nhóm TVĐ – UMP 2022
A. PHẦN CÔ VÂN
Câu 1: Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
của nguyên lý này vào trong hoạt động thực tiễn hàng ngày của anh (chị).
 Vận dụng ý nghĩa tức là vận động quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể vào trong các
hoạt động chuyên môn hàng ngày của các anh chị. Các anh chị tận dụng như thế nào nha. Đó là câu hỏi
thứ nhất.
Câu 4: Từ đó rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay.
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:
 Từ xưa ông bà ta đã có những tư tưởng, quan điểm đúc kết thành những câu ca dao tục ngữ hàm
chứa nội dung và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến như: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Một cây làm
chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Trong thế giới vật chất đang sống, bất kỳ một sự vật
hiện tường nào nó tồn tại trong thế giới vật chất này nó cũng chiếm một vị trí nhất định trong không
gian, không gian của mỗi sự vật hiện tượng này nó được giới hạn bởi 3 chiều: chiều cao, chiều rộng và
chiều sâu. Trong không gian của thế giới vật chất có vô vàn các sự vật hiện tượng tồn tại. Các sự vật
hiện tượng trong thế giới vật chất này nó có mối liên hệ với nhau ví dụ như trong cơ thể con người
chúng ta có rất là nhiều bộ phận, mỗi một bộ phận trong cơ thể con người của chúng ta có chức năng
riêng nhưng mỗi bộ phận có mối liên hệ mật thiết với nhau và nó tồn tại không tách rời nhau và nó chịu
sự chi phối của bộ não.
 Trước khi tìm hiểu về mối liên hệ phổ biến thì chúng ta phải hiểu nguyên lý là gì. Theo quan
điểm của triết học, nguyên lý đó là những ý tưởng, ý kiến, niềm tin, hay nguyên lý được gọi là những
lý thuyết ban đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng và những ý tưởng này được xem là điểm xuất phát
để xây dựng các lý thuyết khoa học khác; ý tưởng ở đây có thể là của 1 cá nhân, 1 con người hay của 1
cộng đồng xh ví dụ để xây một ngôi nhà thì người kiến trúc sư cần phải lên ý tưởng ở đây là bản vẻ, để
nghiên cứu một đề tài nào đó thì học viên cần phải chọn đề tài, sau khi chọn đề tài xong thì chúng ta
phải viết đề cương, trước khi viết đề cương thì cần phải có ý tưởng, một mình chúng ta không thể làm
đề tài mà phải có thầy cô hướng dẫn. Tóm lại Trong thế giới vật chât mà con người chúng ta đang sống
thì có vô vàn các sự vật hiện tượng và các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất này nó có
mối liên hệ với nhau nhưng để trả lời cho câu hỏi thứ nhât này trong lịch sử phát triển của triết học có
2 quan điểm đối lập nhau, một quan điểm nói có, một quan điểm nói không, những người mà trả lời
rằng những cái sự vật hiện tượng trong thế giới này nó không có mối liên hệ gì với nhau cả thì người
ta gọi đó là quan điểm siêu hình.
 Những người theo quan điểm siêu hình thì người ta thừa nhận đầu tiên là trong thế giới vật chất
nó có vô vàn sự vật hiện tượng, khẳng định thế giới vật chât thì có nhiều sv-ht đang tồn tại, nhưng
người ta lại cho rằng các sv-ht tồn tại trong TG vật chất này thì nó lại tồn tại một cách tách rời nhau
hay triết học Mác nói là tồn tại một cách tách rời cô lập. Cái thứ ba đó là quan điểm siêu hình người ta
cho rằng các sv-ht trong TG thì nó tồn tại không phải có mối liên hệ mà cái này tồn tại bên cahj cái kia,
chúng không có sự phụ thuộc nhau. Nội dung thứ 4 nó bắt nguồn từ nội dung thứ 2, 3 bởi vì do quan
điểm rằng các sv-ht tồn tại bên cạnh nhau không có sự phụ thuộc lẫn nhau do đó quan điểm siêu hình
người ta cho rằng giữa các svht này không có ràng buộc, quy định lẫn nhau. Các svht trong thế giới vật
chất này nếu có sự quy định thì đó chỉ là sự quy định ở bề ngoài hay người ta gọi đó là bên ngoài và nó
mang cái tính chất đó là ngẫu nhiên. Một câu chuyện ngụ ngôn mà nó điển hình cho quan điểm siêu
hình đó là câu chuyện thầy bói xem voi, những ông thầy bói xem voi này khi xem xét svht là đã sử
dụng phương pháp siêu hình tức là xem xét một mặt, xem xét 1 bộ phận, xem xét một cách tách rời
không có sự liên hệ với nhau, cụ thể chúng ta thấy rằng có ông sờ vào cái chân con voi sau đó ông ta
suy nghĩ, cảm nhận và đi đến kết luận bản chất của con voi là cái cột đình, có thầy sờ vào cái đuôi và
kết luận rằng bản chất của con voi là cái chổi xòe, ông sờ vào cái tai thì kết luận rằng bản chất của con
voi là cái quạt mo. Ví dụ khác Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 có khẳng định rằng VN chúng ta phải
phấn đấu làm sao đưa nền giáo dục VN phát triển một cách toàn diện thì chúng ta cần phải quan tâm,
chú trọng, đầu tư cơ sở vật chất tốt thì giáo dục sẽ phát triển, có quan điểm thì cho rằng muốn giáo
dục đào tạo phát triển thì phải đổi mới chính sách tiền lương đối với người làm công tác giáo dục, có
quan điểm lại cho rằng cần phải thay đổi, B người dạy tức là người dạy phải nâng cao trình độ chuyên
môn, phải đổi mới phương pháp giảng dạy, ý kiến khác lại cho rằng phải đổi mới phương pháp đánh
giá, đổi mới người học.
 Đối lập với quan điểm siêu hình là quan điểm biện chứng. Đầu tiên nó thừa nhận rằng trong
thế giới vật chất thì nó có vô vàn svht và các svht tồn tại trong thế giới vật chất này nó có mối liên hệ
với nhau; thứ 2 đó là giữa các svht này thì có sự ràng buộc, quy định lẫn nhau; thứ 3 ngoài sự ràng
buộc, quy định, các svht còn có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau và thứ 4 sự quy định ở bên trong sv
(mang tính tất nhiên). Từ quan điểm biện chứng này người ta muốn khẳng định 1 câu đó là tất cả các
svht tồn tại trong thế giới vật chất này trước hết là nó tồn tại cho bản thân mình sau đó là nó tồn tại cho
các svht bên cạnh nó, xung quanh nó. Bất kỳ hoạt động nào của con người đều có mục đích, không có
hoạt động nào không có mục đích. Lấy ví dụ chúng ta đi học là vì mình, vì gia đình minh, học để thu
nhập kiến thức (những phương pháp luận, thế giới quan) và vận dụng những nhận thức đó vào trong
hoạt động thực tiễn của chúng ta đó là quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Con người lao động,
làm việc mục đích là kiếm tiền phục vụ cho nhu cầu cơ bản của con người là ăn, mặc, ở.
 Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu mối liên hệ là gì? Mối LH là một phạm tù triết học dùng để chỉ
thứ nhất là sự quy định lẫn nhau, thứ 2 đó là dùng để chỉ sự tác động qua lại, cái thứ 3 là chuyển hóa
lẫn nhau. Sự quy định, tác dộng, chuyển hóa lẫn nhau có thể là giữa các mặt trong 1 svht hoặc giữa các
svht với nhau. Vd con người chúng ta có rất là nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một chức năng riêng
nhưng tất cả các bộ phận này nó có sự liên hệ tác động lẫn nhau. Trong 1 gia đình có rất nhiều thành
viên với nhau và giữa các thành viên thì nó có mối quan hệ mật thiết với nhau, hay rộng hơn trong xh
có mối liên hệ giữa các cộng đồng người hay các dân tộc, các quốc gia với nhau.
 Tiếp theo chunsg ta sẽ tìm hiểu mối liên hệ phổ biến. MLH phổ biến là một phạm trù triết học,
nó cũng quy định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau, nó diễn ra ở mọi svht trong đời sống xh.
NỘI DUNG CỦA NGUYÊN LÝ (ps vừa nêu nội dung của tính chất vừa phải có ví dụ)
1. Tính khách quan
 Thứ nhất MLH mang tính khách quan là mối liên hệ phổ biến, là cái vốn có của bản thân svht;
cái thứ 2 là nó tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người; thứ 3 dù con người có nhận thức
hay không thì mối liên hệ vẫn tồn tại. Tất cả mọi svht cũng như thế giới, luôn luôn tồn tại trong mối
liên hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, không có svht nào tồn tại cô lập, riêng lẻ.
 Ví dụ sau 2 năm học nếu tích lũy đủ về lượng và thực hiện bước nhảy thành công chúng ta sẽ có
sự thay đổi về chất, cụ thể chúng ta sẽ có chất đó là thạc sĩ, nhưng muốn có chất thạc sĩ bắt buộc phải
đi theo quy luật khác quan, chúng ta không làm trái quy luật, không xóa bỏ quy luật, nếu chúng ta làm
trái quy luật, xóa bỏ quy luật thì tất yếu đó là chúng ta sẽ bị quy luật đào thải và sẽ không có sự thay
đổi về chất.
 Ví dụ 1 minh họa cho tính khách quan là quá trinh tiêu hóa thức ăn của con người theo qua trình
thức ăn đi từ theo thứ tự từ khoang miệng tới thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, không theo thứ tự
ngược lại được. Ví dụ 2 đại dịch covid 19 nó xuất hiện vào 31.12.2019 ở TQ. Do chúng ta thực hiện
không tốt việc phòng chống dịch nên tình trạng lây lan dịch bệnh ngày càng phức tạp, xuất hiện ở nhiều
quốc gia trên thế giới và VN của chúng ta cũng không thể tránh khỏi gây thiệt hại rất nhiều ngành nghề
như là ngành du lịch.
 Hoặc khi đại dịch covid 19 xuất hiện thì dẫn tới nhiều ngành nghề, công ty, xí nghiệp phải đóng
cửa điều đó dẫn tới người lao động thất nghiệp, thất nghiệp nhiều sẽ dẫn đến tệ nạn xã hội. Ví dụ về
quy trình khám bệnh gồm 8 bước: thứ 1 là lấy số TT, 2 là lập hồ sơ, 3 thanh toán, 4 đo sinh hiệu, 5 bác
sĩ khám tư vấn, 6 thực hiện chỉ định cls, 7 bs khám đọc kq, 8 nhận thuốc, quy trình là chúng ta tạo ra,
nhưng nó tồn tại khách quan không làm ngược lại được.
2. Tính phổ biến
 MLH mang tính phổ biến là MLH này diễn ra ở mọi SVHT trong đời sống xã hội, thứ 2 MLH
này diễn ra ở mọi lĩnh vực trong đời sống xh, thứ 3 người ta chia xh chúng ta ra làm 3 lĩnh vực đó là tự
nhiên, xã hội và tư duy.
 Ví dụ trong tự nhiên có mối LH giữa động vật với thực vật, giữa cơ thể sống với sự biến đổi của
môi trường.
 Trong xh thì nó có mối qh giữa con người với con người, giữa tập đoàn người này với tập đoàn
người khác và rộng hơn là giữa quốc gia này vs quốc gia khác đó là tùy thuộc vào mục đích khác nhau
thì mối lh sẽ khác nhau. VN chúng ta có Mqh với Lào, Campuchia với Mỹ là bởi vì các mục đích khác
nhau.
 Trong tư duy nó diễn ra các giai đoạn của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động tới tư duy
trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay về với tư duy thực tiễn đó chính là học thuyết về nhận thức do
Mác và Lênin sáng lập, đến hiện nay thì học thuyết về nhận thức này vẫn đang đúng và phù hợp.
 Ví dụ chúng ta ngồi đây tri giác được cái bảng hình chữ nhật, màu xanh, sờ thì mịn, ngửi có mùi
thơm chúng ta thể hiện điều này bằng 2 ngôn ngữ một nói, hai viết. Hình thức phát triển cao hơn nữa
của trực quan sinh động là biểu tượng. Biểu tượng tức là cảm giác tri giác svht không xuất hiện trực
tiếp nhưng con người chúng ta vẫn hình dung vẫn tưởng tượng ra svht.
 Ví dụ hàng ngày người bs tiếp xúc rất nhiều bn, khám, chữa bệnh, chăm sóc rất nhiều bn ở mt
bv nhưng khi rời bv về nhà thì người bệnh không xuất hiện trực tiếp nữa nhưng người bs vẫn nhớ ra
hình dáng, giọng nói, cử chỉ bn mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày (ngừng ở 1 tiếng 58 phút).Và nếu mà
hình dung tưởng tượng và như vậy thì người ta nói đó chính là biểu tượng của con người về sự vật .
 Một ví dụ khác là giọng nói, khi chúng ta học ở trên giảng đường, mọi người quan sát trực tiếp
đó về hình dáng và giọng nói trực tiếp cũng như là những cái cử chỉ hành động của giảng viên lúc khi
mà giảng viên vui thì nó cũng khác nhưng mà khi mà giảng viên buồn. Sinh viên làm cho giảng viên
vui thì cái cử chỉ của giảng viên cũng khác. Nhưng sau khi học hết ngày với giảng viên đó thì có thể cả
hai không gặp nhau nữa thì khi mà buổi tối về nhà sinh viên có hình dung hình dung, tưởng tượng ra
giảng viên buổi sáng ngày hôm nay. Nên tưởng tượng là chúng ta đang có biểu tượng của mình về
người giảng viên ấy.
 Từ đó, ở giai đoạn 1 này đề cao vai trò của các giác quan , tiếp theo ở giai đoạn 2 người ta gọi
đó là giai đoạn nhận thức lý tính hay tư duy trừu tượng. Vậy thì ở giai đoạn 2 này Lênin nói rằng người
ta đề không đề cao cái vai trò của giác quan nữa mà người ta đề cao vai trò của bộ não. Lúc này giai
đoạn 2, sẽ dùng dụng bộ não, thể hiện bằng khái niệm, phán đoán, suy luận => đó là mục đích của bệnh
nhân khi mà sức khỏe của bệnh nhân có vấn đề thì người ta gặp bác sĩ, là tìm ra khái niệm mà cụ thể
đó là khái niệm về bệnh và người bác sĩ muốn tìm ra khái niệm về bệnh dựa vào nhận thức cảm tính.
Bởi vì nhận thức cảm tính nó cung cấp cho người bác sĩ những triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực
thế, những cái quá trình phát sinh của bệnh. Vậy thì từ những cái dữ liệu như vậy cùng với trình đầu
năng lực chuyên môn của người bác sĩ kèm theo phương pháp cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm) thì
người bác sĩ đã đưa ra được khái niệm về bệnh.
 Ví dụ một bệnh nhân khai rằng đi tiêu nhiều lần, mỗi lần tiểu rất là ít và tiểu buốt và khi mà đi
tiểu thì trong nước tiểu có máu, vậy thì trong nước tiểu có hồng cầu và đau ở cái vùng thắt lưng, như
vậy thì người bác sĩ có thể đưa ra khái niệm mới chẩn đoán với những cái triệu chứng, dấu hiệu của
những người bị bệnh gì. Sau đó, bác sĩ sẽ cho đi làm xét nghiệm cận lâm sàng như thử nước tiêu. Như
vậy từ những cái biểu hiện triệu chứng ở cái giai đoạn 1 này thì bác sĩ sẽ đưa ra được cái khái niệm,
tức là tìm ra được bệnh và đưa ra cái phác đồ điều trị. Phác đồ điều trị trong triết học gọi là phán đoán.
Sau đó bác sĩ dự đoán được sự phát triển của bệnh trong tương lai, đó là cái thứ ba, người ta gọi là suy
luận .
 Như vậy Angghen và Mác nói rằng: Quá trình nhận thức của con người đi theo con đường đó là
từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng để xem cái nhận thức của mình
đúng hay không thì phải thông qua hoạt động thực tiễn Chính vì vậy triết học Mác là thực tiễn, là tiêu
chuẩn duy nhất để kiểm tra chân lý để biết mình đúng hay sai thì phải thông qua thực tiễn. Và bất kỳ
một ngành nghề nào cũng mắc phải sai lầm và có những ngành sai lầm có thể chấp nhận được ví dụ
giảng viên giảng sai có thể xin lỗi, yêu cầu xóa khúc này và điều này chấp nhận được; nhưng đối với
ngành y dược, sai lầm là không thể chấp nhận được và có những sai lầm dẫn tới tử vong. Muốn hạn
chế sai lầm không bằng cách nào khác đó là triết học Mác nói rằng: chúng ta phải nhận thức nhiều mối
liên hệ.
 Trong cuộc sống hàng ngày như vậy sẽ diễn ra vô vàn mối liên hệ, con người của chúng ta có
thể nhận thức các mối liên hệ diễn ra. Về mặt nguyên tắc đó là chúng ta nhận thức được bởi vì chúng
ta đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật và thuộc trường phái triết học, đó là Khảm chi luật. Do
đó chúng ta nhận thức được mối liên hệ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên đó là chúng ta
không nhận thức được tất cả nhưng theo quy luật: Nếu chúng ta không nhận thức được thì người khác
sẽ nhận thức được hay thế hệ này không nhận thức được thì thế hệ khác sẽ nhận thức được và các anh
chị thấy rằng chúng ta; vì mối liên hệ là vô hạn và nhận thức của con người có giới hạn. Nhưng trong
Triết học Mác chỉ ra đừng vì nhận thức là có giới hạn, mà chúng ta không nhận thức nhiều mối liên hệ
trong cuộc sống hàng ngày. Và khi đó, chúng ta sẽ mắc ít sai lầm hơn trong cuộc sống và sai lầm đó có
thể chấp nhận được.
 Ví dụ: Trong slide của cô:
 + Trong tự nhiên: Sự phát triển từ loài vượn cổ => Loài người. Loài người có khả năng.
 + Trong xã hội: Sự thay thế nhau của các hình thái KTXH trong lịch sử xã hội.
 + Trong tư duy: Làm thay đổi tư duy của mỗi người, mỗi gia đình. Như tư tưởng trọng nam
khinh nữ.

3. Tính đa dạng phong phú


- Ở những cái không gian khác nhau ạ thì mối liên hệ khác nhau
- Ở thời gian khác nhau thì mối liên hệ sẽ khác nhau.
- Sự vật hiện tượng khác nhau thì vị trí vai trò của nó sẽ khác nhau
=> Tóm lại đó là sự vật hiện tượng khác nhau diễn ra ở những không gian khác nhau thời gian khác
nhau thì vị trí vai trò của nó sẽ khác nhau. Chính vì vậy người ta mới nói là mối liên hệ này nó mang
tính đa dạng.
 Ví dụ: Trong một tiết học, vai trò với vị trí trong không gian và thời gian của giảng viên là
người truyền đạt thông tin, còn các học viên đóng vai trò người thu nhận thông tin. Nhưng khi rời
khỏi không gian của tiết học đó , giảng viên về với không gian gia đình và đóng vai trò là người con,
người vợ, hoặc người mẹ. Và khi giảng viên bị bệnh, gặp các bác sĩ, thì giảng viên đó là bệnh nhân
=> Cùng một sự vật hiện tượng nhưng mà diễn ra ở những cái không gian thời gian khác nhau thì mối
liên hệ nó sẽ khác nhau mà mối liên hệ khác nhau thì vị trí vai trò của nó sẽ khác nhau.
 Ví dụ: Vấn đề yêu nước ở thời kỳ nào cũng có như chiến tranh ,thời kỳ phong kiến và hiện tại,
như vậy một cái sự vật hiện tượng đó là vấn đề yêu nước nhưng nó diễn ra ở 3 giai đoạn lịch sử khác
nhau thì nó có mối liên hệ khác nhau. Thời kỳ phong kiến yêu nước có nghĩa là phải chung với vua
nha. Còn khi có chiến tranh là yêu nước không phải trùng với vua nữa mà phải chung với Đảng, hiếu
với dân, đấu tranh hết mình để bảo vệ Tổ Quốc. Ngày nay yêu nước phải biết nâng cao kiến thức, xây
dựng tổ quốc vững mạnh.
 Ví dụ: vấn đề tình yêu khi mà loài người xuất hiện thì nhu cầu về mặt tình cảm, đặc biệt đó là
tình yêu nam nữ xuất hiện ở mỗi một giai đoạn lịch sử, ở mỗi một gia đình thì người ta lại có cái quan
niệm về tình yêu khác nhau.
 Ví dụ : người Việt Nam ăn ba bữa, bao gồm hai bữa chính và một bữa phụ. Bữa phụ là buổi
sáng, không quan trọng do quan niệm rằng buổi phụ không quan trọng. Bữa chính tức là bữa trưa và
chiều là quan trọng. Do đó, có những người người ta bỏ ăn buổi sáng. Ngược lại, nhân viên y tế thấy
rằng bữa sáng vô cùng quan trọng. Nhưng mà người Việt Nam biết là càng cấm mình càng làm.
Chính vì vậy đó là nguyên nhân dẫn tới trẻ em Việt Nam lại béo phì thừa cân nhiều.
 Ví dụ: Ăn sáng bằng một chi tiết bánh bông lan. Vậy thì cái chiếc bánh bông lan này nếu nằm
trên gian hàng của người bán bánh ngọt thì chính là sản phẩm. Bây giờ nếu chúng ta mua cái chiếc
bánh bông lan này từ cái cửa hàng bán bán bánh ngọt này để ăn sáng và nó cung cấp năng lượng cho
cơ thể con người, lúc này chiếc bánh bông lan lúc này đóng vai trò là thực phẩm.
=> Cùng một sự vật hiện tượng này nếu nó nằm trên cái gian hàng thì nó là sản phẩm nhưng khi
chúng ta mua về để ăn thì chính là thực phẩm
 Ví dụ: Học viên di chuyển từ nhà đến trường bằng chiếc xe máy. Xe máy đối với học viên là
phương tiện, nhưng cũng chiếc xe máy này mà một người khác dùng chạy xe ôm công nghệ thì nó là
công cụ lao động người chạy xe ôm công nghệ cao.
 Ví dụ: Trước năm 1986, trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, sản xuất vải bao nhiêu là nhà
nước tiêu thụ hết, thu hết. Sản xuất bao nhiêu thì nhà nước mua bấy nhiêu. Sau đó , bán - phân phối
như thế nào lời thì nhà nước hưởng, lỗ thì nhà nước bù. Nên người sản xuất vải ít quan tâm đến chất
lượng. Nhưng mà ngày nay, nền kinh tế thị trường, người sản xuất vải này phải mang cái sản phẩm
của mình ra cái thị trường để tiêu thụ. Do đó người ta rất quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Sản
phẩm nào tốt thì sẽ được người tiêu dùng ủng hộ,
 Ví dụ: Cùng một căn bệnh sỏi thận, nhưng ở mỗi người nó có biểu hiện, triệu chứng khác nhau
thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Nếu bị sỏi thận dưới 5mm thì bác sĩ khuyên bệnh nhân
uống nhiều nước ,2 lít nước/ngày. Nhưng khi kích thước của viên sỏi tăng lên 10 hay 11 hay 15 hoặc
lớn hơn nữa thì lúc này uống nước nó sẽ không ra được mặt lý thuyết. Lúc này bác sĩ sẽ phẫu thuật.
Điều trị sỏi thận khi mà nền y học chưa phát triển thì chúng ta phải mổ hở, khâu bụng. Nhưng với nền
y học Việt Nam phát triển, thì bác sĩ đã áp dụng phương pháp mổ nội soi hoặc điều trị sỏi thận tán sỏi
ngoài cơ thể.

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN


1. Quan điểm toàn diện:
 Áp dụng cái nguyên lý này vào trong hoạt động chuyên môn của nhân viên y tế thì triết học
Mác khẳng định rằng trong cái hoạt động nhận thức các nhân viên, thực tiễn khi xem xét bất kỳ một
sự vật hiện tượng nào con người cũng cần phải có quan điểm toàn diện nhà, đặc biệt đối với ngành y
ngành dược. Đó là tìm ra khái niệm về bệnh thì không được siêu hình, mà dựa vào lời khai hay trình
độ năng lực chuyên môn, phương pháp cận lâm sàng. Như vậy, bác sĩ muốn tìm ra khái niệm về bệnh
thì cần phải hay là bất kỳ một ngành nào cũng vậy cần phải có quan điểm toàn diện.
 Muốn nhận thức đúng bản chất sự vật. Thì con người cần phải nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các
mặt, các yếu tố cấu tạo nên sự vật ấy. Đồng thời chúng ta chống lại cái quan điểm phiến diện hay là
siêu hình, tức là mới thấy một mặt mà đã vội kết luận bản chất của vấn đề.
 Khi mà tác động vào sự vật thì con người không chỉ chú ý tới mối liên hệ nội tại. Mà còn chú ý
tới những mối liên hệ của những cái sự vật, hiện tượng ấy với những sự vật hiện tượng khác. Đồng
thời một sự vật hiện tượng thì nó có nhiều mối liên hệ, con người phải phân biệt các loại mối liên hệ
xem đâu là mối liên hệ cơ bản hay không cơ bản, chủ yếu hay thứ yếu, trực tiếp hay gián tiếp.
 Sự vật tồn tại rất nhiều mối liên hệ. Do đó, cần phải phân loại mối liên hệ đó là để biết bên
trong hay bên ngoài, cơ bản hay không cơ bản, trực tiếp hay gián tiếp. Mục đích là để tìm ra mối liên
hệ quan trọng nhất để thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển.
 Khi mà đã xác định được và tìm ra được đâu là mối liên hệ cơ bản, quan trọng, trực tiếp thì
con người phải vận dụng mối liên hệ đó một cách triệt để có hiệu quả vào trong hoạt động thực tiễn,
cuộc sống hàng ngày.
 Ví dụ: trong hai năm học ngồi ở giảng đường đại học y dược, các học viên SĐH có vô vàn các
mối liên hệ. Trong đó có hai mối liên hệ giữ vai trò quan trọng nhất. Đầu tiên, là mối liên hệ quan
trọng nhất là giữa giảng viên với học viên vì dựa vào mục đích của các học viên vào đây 2 năm là để
thu nhận thông tin và để học và người có thể mang tới cho các học viên đó là những kiến thức, kỹ
năng, phương pháp, đó chính là người thầy người cô dù ít hay nhiều cũng như các học viên phải vận
dụng nó như thế nào nha . Thứ hai các mối liên hệ học viên và học viên hay học viên và nhà
trường,… Vậy thì phải xác định xem đâu là mối quan hệ quan trọng để thúc đẩy thúc đẩy sự vật hiện
tượng phát triển. Nếu xác định không đúng mối liên hệ thì sẽ biết là cái kết quả nó như thế nào.
 Ví dụ: Để xác định một căn bệnh nào đó, người bác sĩ phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện tức
là xem xét tất cả các triệu chứng. Triệu chứng chủ quan là do người bệnh hay là bệnh nhân cung cấp
cung cấp những cái biểu hiện, triệu chứng, quá trình phát sinh, phát triển của bệnh. Ngoài ra căn cứ
vào triệu chứng khách quan, là những cái triệu chứng thông qua thao tác như nhìn, sờ nắm, gõ, nghe
của người bác sĩ, từ đó phát hiện được trên cơ thể bệnh nhân những triệu chứng lâm sàng. Vấn đề tìm
ra khái niệm - kết luận thì bác sĩ phải dựa trên những dữ liệu cận lâm sàng.
2. Quan điểm lịch sử cụ thể:
 Cùng một sự vật hiện tượng mà nó diễn ra ở những không gian thời gian khác nhau thì mối
liên hệ sẽ khác nhau tức là bệnh ở những biểu ở những giai đoạn khác nhau thì có những biểu hiện,
triệu chứng khác nhau. Người bác sĩ chúng ta sẽ có phác đồ điều trị khác nhau do đó trong hoạt động
thực tiễn cũng như trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ cần phải có quan điểm lịch
sử cụ thể .Nếu chúng ta không nhìn nhận người bệnh và không áp dụng quan điểm lịch sử cụ thể thì
sẽ có cái nhìn sai lệch về người bệnh
 Khi tác động vào sự vật, hiện tượng thì con người phải sự chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh, môi
trường cụ thể mà sự vật hiện tượng đó đang tồn tại
 Khi xem xét sự vật, hiện tượng, con người phải đặt sự vật hiện tượng và xem xét trong tính
chỉnh thể để tránh xem xét một mặt, một bộ phận.
 Ví dụ: Nhiệt độ cơ thể bình thường của người lớn cũng như trẻ em là 37 độ C. Vậy thì khi mà
nhiệt độ cao hơn 37, 38 độ, 39 độ, 40 độ thì khi mà nhiệt độ tăng lên như vậy đó là cơ thể có triệu
chứng sốt đúng .Và sốt thì có rất là nhiều nguyên nhân. Trẻ em này bị sốt thì chúng ta phải giảm nhiệt
độ, hạ sốt cho trẻ. Lúc đầu, hạ sốt theo cách dân gian là dùng khăn ướt trong nước ấm vừa phải, rồi
lau toàn bộ cơ thể của trẻ, đặc biệt đó là ở vùng nách và vùng bẹn. Nếu chưa hạ sốt được bằng
phương pháp này, dùng rau sốt cá, giã nhỏ xong lấy nước cho trẻ uống, còn cái bã của rau thì đắp lên
trán. Nếu mà vẫn chưa hạ sốt được thì dùng miếng dán hạ sốt hoặc cho uống thuốc.
 Ví dụ: cũng là sốt nhưng mà trẻ em sốt. Trẻ sơ sinh thì hàm lượng nó sẽ khác. Trẻ 6 tháng, trẻ
1 tuổi, 3 tuổi, 6 tuổi và người trưởng thành sẽ cho uống thuốc hạ sốt nhưng mà hàm lượng khác nhau.
Do đó khi mà cho trẻ uống thuốc, thường phải gọi hỏi Bác sĩ là bao nhiêu tuổi, cân nặng bao nhiêu
 Vậy thì phải có cái quan điểm lịch sử cụ thể, tức là phải chú ý đến điều kiện, môi trường, hoàn
cảnh và sự vật hiện tượng đó đang tồn tại .
 Ví dụ: Ung thư chia làm 4 giai đoạn. Ở giai đoạn 1: Khối u đang còn nhỏ, chưa xâm lấn các
mô lân cận thì người bác sĩ có thể loại bỏ khối u bằng phương pháp là phẫu thuật. Giai đoạn 2 khi mà
khối u đã lớn, bắt đầu có sự xâm lấn này nhưng kích thước nhỏ hơn 3mm, thì bác sĩ có thể loại bỏ
khối u bằng phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị. Giai đoạn 3: Khi khối u lớn, kích thước < 5mm, lan
tới mạch máu, túi mật,.. gan xơ cưng thì bác sĩ tư vấn bỏ khối ú bằng phương pháp phẫu thuật hoặc
hóa trị, xạ trị cấy ghép từng mức độ. Giai đoạn 4: Khi khối u lớn, kích thước có thể lan tới xương,
phổi và các cơ quan quan trọng không thể phẫu thuật, thì bác sĩ tư vấn bằng cấy ghép hoặc điều trị
tích cực bằng hóa xạ trị.
 Ví dụ: Năm 2020 và 2021, bệnh nhân bị nhiễm covid thì sẽ đưa đi cách ly , có đủ cơm ăn ngày
3 bữa, chăm sóc rất là tận tình, khi mà bệnh nhân khỏi ra về còn được tặng bông tặng hoa. Nhưng
ngày nay, bệnh nhân cũng bị mắc covid nhưng có thể tự ra nhà thuốc mua thuốc.
=> Tóm lại, kết luận về quan điểm lịch sử cụ thể: yêu cầu nhận thức sự vật hiện tượng phải gắn với
không gian thời gian nhất định. Đồng thời, phải chú ý đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà sự vật hiện
tượng sinh ra tồn tại, biến đổi, phát triển. Đồng thời, chống lại cái quan điểm giáo điều, máy móc, rập
khuôn, chung chung, đại thể,…

THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI THÌ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
 Trong thực tiễn xây dựng và triển khai chính sách Đổi mới thì Đảng Cộng sản Việt Nam vừa
coi trọng việc đổi mới toàn diện các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,… và vừa nhấn mạnh
“việc đổi mới kinh tế” mới là trọng tâm. Cụ thể:
 Đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ về chủ nghĩa xã hội, về các quy luật khách quan những đặc
trưng của thời kỳ quá độ. Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt
được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối
đúng đắn đã được xác định, trái lại chính là bổ sung và phát triển những thành tựu ấy.
 Đổi mới quan điểm chính sách kinh tế:
 Về đổi mới cơ cấu kinh tế, dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, có
chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, chính sách đó cho phép sử dụng nhiều
hình thức kinh tế với quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và
lưu thông nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế
quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.
 Cùng với chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đại hội VI còn chủ trương bố trí lại cơ cấu sản
xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực
- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Các chương trình đó là sự cụ thể hoá nội dung chính
của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu.
 Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI xác định: Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế đã được khẳng định là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với
quy luật khách qua: và với trình độ phát triển của nền kinh tế". Đổi mới chính sách đối ngoại, mở rộng
và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đổi mới về vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước, Đổi mới
nội dung và phong cách lãnh đạo của đảng, tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn
của Đảng. Đại hội nêu rõ: "... Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh
tế: đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.
 Ví dụ: chủ nghĩa Marx vận dụng phong trào công nhân để thành lập Đảng cộng sản. Nhưng Hồ
Chí Minh áp dụng sáng tạo tình hình nước ta là áp dụng chủ nghĩa Marx Lenin vào phong trào công
nhân và thêm vào phong trào yêu nước để thành lập Đảng cộng sản, là bởi vì bác hồ căn cứ vào thực
tiễn dân tộc Việt Nam là công nhân Việt Nam thời điểm đó rất ít, mà nông dân lại đông và có đặc điểm
yêu nước. Bác Hồ dựa vào lực lượng công nhân và nông dân yêu nước để tạo Đảng cộng sản có sức
mạnh.
 Ví dụ: tăng lương cơ bản, phải xét hàng loạt các mối liên hệ. Nhà nước phải đàm phán với khối
kinh tế ngoài nhà nước, rồi lại phải tính đến vùng miền ngành nghề độc hại, rồi phải xem xét tăng lương
có làm giá cả hàng hóa tăng không, rồi phải thông báo với các nước ASIAN xem có ảnh hưởng đến các
nước khác không.
VẬN DỤNG
 Nhìn nhận xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt,
các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó. Như khi đánh giá bệnh nhân
phải xem xét nhiều mặt như tình trạng sức khỏe, tổng trạng, việc làm kinh tế, văn hóa, tôn giáo, môi
trường sống=> từ đó có cái nhìn khách quan, toàn vẹn về tình trạng bệnh lý và mối liên hệ với bệnh
nhân => đánh giá nguyên nhân, yếu tố nguy cơ trực tiếp, gián tiếp gây ra bệnh -> Có thể điều bệnh
nhân toàn diện hơn, hiệu quả hơn
 Khi tiếp cận điều trị bệnh nhân, phải cân nhắc hiệu quả phác đồ điều trị, hiệu quả trên bệnh
nhân như thế nào, chi phí ra sao, điểm lợi cũng như đánh giá tác dụng phụ, triệu chứng không mong
muốn, liệu bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị lâu dài để tư vấn cũng như điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
 Làm việc phải nhìn nhận mặt lợi, mặt hại, nhiều bệnh không chữa được nhưng vẫn cố điều trị,
làm tốn kém, giảm chất lượng sống của bệnh nhân
 Ngoài ra, khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng em phải xem xét đánh giá một cách
toàn diện. Không phiên diện, đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã đi đến liên
kết. Khi đánh giá 1 người chắc chắn chúng ta đều có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính
cách. Nhưng nếu chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt , dễ
tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là phiến diện, chủ quan trái với quan điểm toàn diện.Điều
có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm., mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật
sự của sự vật hiện tượng. Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức
của người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng nhưng
tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp
xúc lâu dài , nhìn nhận họ trên mọi phương diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.
Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con
người. Đối với những người bề trên như ông ,bà ,bố ,mẹ, thầy cô… thì chúng ta cần có thái độ cư xử
lễ phép, tôn trọng họ.
 Khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần xem xét chúng
trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý tốt . Khi ta học kém đi ,
điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài, không làm
bài tập hay không có thời gian học. Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách
giải quyết đúng đắn.
 Nhiều thứ muốn học, nhưng muốn hiểu kỷ và sâu sắc thì phải tốn nhiều thời gian, kiên trì, kiên
nhẫn. Từ đó có thể hiểu sâu và rộng vấn đề hơn, cũng như nhớ lâu hơn, có thể áp dụng vào cuộc sống
Phải phát triển bản thân toàn diện, không chỉ về kiến thức, mà còn phải có đạo đức, tác phong, sống
và làm việc theo pháp luật. Như Bác đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
 Con người ta không thể sống một mình, không thể tách rời khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
nhân dân, nhân loại.
 Chúng ta hiện nay đang là những học viên, là những người đang trong quá trình phát triển về
mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách... cho nên thời kì này phải tranh thủ điều
kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia
đình, nhà trường và xã hội để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
hội hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.
Câu 2: Phân tích nội dung qui luật phủ định của phủ định. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của
nguyên lý này vào trong hoạt động thực tiễn hàng ngày của anh (chị).
Câu 4: Từ đó rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
- Quy luật phủ định của phủ định này vị trí của nó giống như quy luật lượng chất nó cũng là một
trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và vị trí giống nhau .Nhưng mà vai trò của quy
luật này nó sẽ khác nếu như quy luật lượng chất đã chỉ cho chúng ta cách thân của sự phát triển thì
quy luật phủ định của phủ định chỉ ra cho chúng ta cái khuynh hướng phát triển tức là các sự vật hiện
tượng trong thế giới vật chất nó phát triển, nó diễn ra theo hướng nào (đi lên hay đi xuống đường
thẳng hay đường vòng tròn hay là méo). Đó là chỉ ra cái khuynh hướng phát triển của các sự vật hiện
tượng đó là trong thế giới vật chất và các anh chị thấy rằng quy luật này nó chỉ rằng mọi sự vật hiện
tượng trong thế giới và phẩm chất khi nó phát triển là theo đất đó là tiến lên nhưng mà theo chu kỳ
quanh co phức tạp.

PHẦN KHÁI NIỆM:


- Khái niệm Phủ định là gì? Là sự thay thế sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ: 5 hình thái kinh tế xã hội đó là quá trình phủ định đầu tiên đó là Công xã nguyên thủy, sau đó
là tới chiếm hữu nô lệ ra đời phủ định Công xã nguyên thủy và cái thứ ba là xã hội phong kiến lại phủ
định chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa lại phủ định phong kiến. Cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa
phủ định tư bản chủ nghĩa. => Sự phủ định diễn ra trong xã hội.
- Khái niệm phủ định diễn ra cả trong tự nhiên trong xã hội và trong tư duy:
+ Trong tự nhiên thì các anh thể hiện chị thấy rằng đó là sự tiến hóa của các giống loài.
+ Trong xã hội: Đó là sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội.
+ Trong tư duy: thì các anh chị thấy rằng cái tư duy cũ nó được thay thế bằng những cái tư duy tiến
bộ hơn. Ví dụ cái quan điểm trọng nam khinh nữ các anh chị, nhưng bây giờ thì người ta nhìn nhận
dưới một thế giới quan cũng khác trước.
- Khái niệm phủ định siêu hình nói chúng ta vừa nói phủ định, phủ định siêu hình là gì? Là
dùng để chỉ sự phủ định mà làm cho cái sự vật hiện tượng đó thụt lùi đi xuống và cuối cùng là dẫn tới
sự tan rã => Phủ định siêu hình đó là sự chấm dứt sự vận động phát triển của sự vật rất là xóa bỏ hoàn
toàn cái cũ. Ví dụ cái hạt lúa các anh thì hạt lúa hạt thóc đó chúng ta đem đi nấu rượu đó là phủ định
siêu hình hay để chúng ta giết chết một con sâu hay là chúng ta chặt bỏ một cái cây thì đó là phủ định
siêu hình.
- Khái niệm phủ định biện chứng: Là dùng để chỉ sự phủ định tự thân sự phát triển từ thân đồng
thời nó là mất khâu trong cái quá trình dẫn tới sự ra đời của cái mới cải tiến bộ hơn cái cũ tức là phủ
định biện chứng, tức là nó mang tính chất kế thừa tức là sự vật hiện tượng ra đời trước bao giờ nó
cũng kế thừa những cái yếu tố những mặt tích cực của sự vật hiện tượng ra đời sau thì người ta gọi đó
là phủ định biện chứng . Ví dụ: các bạn nhìn cho cái hình đó là cái Vòng đời phát triển của con bướm
này các anh chị đó là phủ định biện chứng.
- Đặc trưng thì phủ định biện chứng mang ba tính chất:
+ Thứ nhất là khách quan, thứ hai là phổ biến, thứ ba là đa dạng phong phú và cái thứ tư là mang tính
kế thừa thì khách quan, phổ biến, đa dạng phong phú thì chúng ta đã được học ở nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến rồi nha cô không nói nữa và chúng ta ở đây chúng ta cần lưu ý cái tính kế thừa tức
là kế thừa tức là sự vật hiện tượng ra đời sau nó sẽ kế thừa những cái yếu tố của cái sự vật hiện tượng
ra đời trước nhưng không phải là kế thừa toàn bộ mà kế thừa những yếu tố những mặt gì tích cực phù
hợp
=> Chúng ta đi đến kết luận : Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là sau một số lần phủ định,
có tính chu kỳ theo đường xoát ốc, trong đó giai đoạn sau không chỉ phát huy những gì tích cực, khắc
phục hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ mà còn gắn chúng với sự vật, hiện tượng mới.
NỘI DUNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH:
1. Nội dung thứ nhất đó là triết học Mác Lênin khẳng định rằng đó là phủ định là sự ra đời
của cái mới.
- Quy luật phủ định của phủ định là khái quát lên sự phát triển của sự vật hiện tượng, là quá
trình tiến lên nhưng không phải theo đường thẳng mà theo cái đường “xoáy trôn ốc” => Nghĩa là phủ
định là sự ra đời của cái mới và cái mới này nó ra đời nhằm mục đích đó là thay thế cái cũ nhưng mà
theo quy luật vận động và phát triển thì các anh chị thấy rằng cái mới nó lại trở thành cái cũ đó là khi
mà bị một cái mới khác ra đời thay thế nó và cái quá trình mà cái mới và cái cũ này diễn ra liên tục
thường xuyên.
- Ví dụ: các anh ở trong ví dụ các anh chị trong kỹ thuật hình ảnh hoặc cái việc phòng tránh thai
đó các anh chị cái phương pháp để làm sao lúc nãy vừa nói đó đây này chúng ta có thể nói nói là lúc
nãy câu đã lấy ví dụ rồi Các anh chị về nhà cái ví dụ này đó như vậy thì đến đây.
- Cô muốn nói rằng như vậy thì các anh chị thấy rằng cái mới nó ra đời trên cơ sở của cái cũ
nhưng mà không phải kế thừa tất cả mà nó chỉ kế thừa những cái mặt tích cực của những cái mới
đồng thời phủ định những mặt hạn chế. Do đó sự ra đời của cái mới đó là một cái điều tất yếu nhưng
cái mới ra đời cần được kế thừa những cái yếu tố những mặt tích cực hợp lý của cái cũ và khi mà tôi
nói điều này có nghĩa là tôi đã đề cập đến nhiều khía cạnh nhưng khía cạnh mà tôi muốn nhấn mạnh ở
đây đó là nhấn mạnh về cái phần ý nghĩa phương pháp luận cụ thể đó là sau này trong cái quá trình
vận động và phát triển của các bạn đặc biệt là trong cái nghề nghiệp của các bạn khi mà các bạn
cho cái quá trình mà các bạn được thăng tiến về công danh sự nghiệp vậy thì các bạn khi mà
các bạn được bổ nhiệm vào một cái vị trí mới thì các bạn đó là cái mới tức là các bạn thay thế
cái người cũ. Vậy thì các bạn sẽ có cách ứng xử như thế nào, các bạn phải ứng xử như thế nào với
những người đã làm việc với mình và với những người với cái người mà mình đã thay thế vị trí của
mình của họ. Các anh chị thấy rằng con cái sinh ra trên cơ thể trên cái cơ sở đó là chúng ta kế thừa
cha mẹ, có cha mẹ thì mới có chúng ta vậy thì chúng ta phải ứng xử như thế nào với cha mẹ chính vì
vậy mà các anh chị thấy rằng người phương đông chúng ta rất quan trọng cái vấn đề về đạo hiếu Vậy
thì chúng ta hãy nhìn lại mình xem chúng ta đã làm tròn đạo hiếu hay chưa. Thế hệ sau tôi đang nói
về cái vấn đề Thăng công tổ chức vậy thì thế hệ sau bao giờ nó cũng tiến bộ nó cũng phát triển
hơn thể hiện trước đây là một cái điều hết sức bình thường vậy thì cái thế hệ trước tức là cái cũ,
vậy thì thế hệ trước phải nhìn thế hệ sau như thế nào? Thế hệ sau hơn mình thì mình phải vui chứ
nhưng các anh chị ở đây các anh chị hơn cô rất là nhiều thứ nhất là hơn cô về ngoại ngữ, thứ hai đó là
về công nghệ thông tin , vậy thì thế sau đó hơn mình thì mình cảm thấy là phải vui phải hạnh phúc
phải sung sướng, vậy thì các anh chị thấy rằng thế hệ trước phải cần phải cư xử như thế nào với thế
hệ sau và thế hệ sau phải xem xử như thế nào đối với thế hệ trước và chúng ta không nên đó là phủ
định sạch trơn quá khứ bởi vì nếu chúng ta phủ định sạch trơn quá khứ có nghĩa là không có sự phát
triển, chúng ta ở đây không hiểu tôi đang nói là không phải là cá nhân mà chúng ta ở đây có nghĩa là
cộng đồng là dân tộc là quốc gia. Bởi vì các anh chị biết rằng một quốc gia một dân tộc ,nếu đã bắt
mình có nghĩa là chúng ta không giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình và nếu mà không giữ được
bản sắc văn hóa dân tộc mình thì quốc gia đó làm gì. Chính vì vậy người ta phải nói là xây dựng nền
văn hóa Việt Nam như thế nào tiên tiến là bản sắc dân tộc. Bởi vì các anh chị thấy rằng con người
chúng ta, nhân loại chúng ta có thể đi lên hiện đại từ truyền thống không, từ quá khứ, từ cái cũ. Đó là
thứ nhất, là phủ định là sự ra đời của cái mới hay thấy cái cũ đây.
- Ví dụ là quá trình phát triển của cái chiếc điện thoại đấy hay là quá trình đây phát triển từ vượn
thành người.
2. Nội dung thứ hai là phủ định mang tính chất “chu kỳ” trong quá trình phát triển của sự
vật, tức là từ một cái điểm xuất phát trải qua một số lần phủ định thì sự vật hiện tượng dường như
quay lại cái ban đầu tức là quay lại cái xuất phát, nhưng trên một cơ sở mới cao hơn.
 Cái thứ hai đó là số lần phủ định của mỗi chu kỳ của sự vật cụ thể là khác nhau có những sự
vật hiện tượng nó chỉ trải qua hai lần, nhưng có những cái sự vật hiện tượng nó trải qua 3 lần 4 lần
hoặc nhiều hơn cả 1000 lần. Cơ chế của quá trình phủ định đó là từ cái khẳng định, sau đó là phủ định
và từ cái phủ định như thế này là phủ định của phủ định và số lần phủ định đây này của sự vật khác
nhau nhưng nó vẫn đi theo quy luật(cơ chế).
+ Ví dụ: Phủ định lần thứ nhất thì tôi có cái sự vật (A) làm điểm khởi đầu, phủ định lần thứ nhất thì
nó tạo ra cái đối lập => sự vật (A) đối lập với A là sự vật (-A) Phủ định lần thứ hai thì người ta lấy
kết quả của lần 1 tức là lấy cái sự vật (–A) này các anh chị này làm điểm khởi đầu mà đối lập với (-
A) sẽ là A. Như vậy, sự vật đầu tiên là sự vật (A), sự vật thứ hai kết quả của lần 2 đó là sự vật (A)
luôn. Vậy thì các anh chị thấy rằng qua hai lần phủ định các anh chị nhìn bằng trực quan sinh động
này thì chúng ta thấy có giống nhau. Nhưng mà nó có giống nhau nguyên hay không thì Ăngghen trả
lời rằng “không”. Nó giống nhau đó nhưng mà không giống nhau hoàn toàn mà trên một cơ sở mới
đó là cao hơn về mặt số lượng và cao hơn về mặt chất lượng.
+ Đây Ăngghen lấy cái ví dụ về cái hạt lúa này các anh chị Ăngghen nói rằng lấy hạt lúa 5kg (A) làm
điểm khởi đầu cho chu kỳ phủ định lần thứ nhất mà cụ thể ở đây Ăngghen lấy khối lượng là 5 kg. 5kg
này là 5 kg hạt lúa giống vậy thì 5kg hạt lúa này nếu gặp điều kiện đó là nhiệt độ độ, ẩm ánh sáng.
Thì sau quy luật sinh trưởng thì hạt lúa này nó sẽ nảy mầm, ra đời thành cây lúa non, hay là cây mạ
non (A-), nó phủ định hạt lúa (A). Đây là kết quả của lần 1. Phủ định lần thứ hai đó là lấy kết quả của
lần 1 tức là lấy cái cây mạ non (A-) đây này. Vậy thì cây mạ non (A-) này là kết quả của phủ định lần
thứ nhất, đồng thời nó lại là điểm khởi đầu cho chu kỳ phủ định lần thứ hai. Vậy thì sau khoảng
chừng 20 ngày đến một tháng thì bà con nông dân ở Bắc Bộ này người ta mới nhổ cái cây mạ non (A-
) này người ta đem đi ra ruộng người ta cấy với 5kg hạt lúa giống này thì người ta cấy trên một sào
Bắc Bộ cấy hoặc gieo xạ ở miền Trung. Vậy thì với 5 kg hạt lúa giống này mà nó cấy trên một sào
Bắc bộ đó và nếu nó gặp điều kiện đó là có nước có phân và có người chăm sóc thì theo quy luật sinh
trưởng sau trước kia là cái mà để nó trổ bông là 6 tháng nhưng bây giờ là người ta cấy những cái
giống lúa ngắn ngày là chỉ có 3 tháng thôi. Vậy thì sau 3 tháng nếu có nước có phân và có người
chăm sóc thì cái cây mạ non đây này nó sẽ phát triển nó trổ Bông và nó cho ra đời ở đây là 500 kg hạt
lúa các bạn đã thấy rằng ở đây gấp 100 lần. Rồi như vậy thì các anh chị thấy rằng đây cái cây hạt lột
xác này này gặp điều kiện nhiệt độ tốt. Vậy thì cây mà non cây mạ non này nó ra đời nó phủ định hạt
lúa đây là phủ định lần thứ nhất phủ định lần thứ hai thì lấy cái kết quả của lần 1 làm điểm khởi đầu
cho chu kỳ phủ định lần thứ hai và cái cây mạ non này nếu nó gặp điều kiện nước phân có người
chăm sóc thì sau 3 tháng thì sẽ trổ bông như vậy. Các bạn nhìn lên đây sau 2 lần phủ định thì sự
vật hiện tượng có quay lại cái ban đầu không? Hạt nó cao hơn cao hơn về mặt số lượng và cũng
cao hơn cả về mặt chất lượng.
+ Quả trứng con gà cũng như vậy
- Như vậy đến đây, tôi muốn nói với các anh chị đó là số lần phủ định của mỗi chu kỳ của sự
vật cụ thể nó là khác nhau, có những sự vật hiện tượng chu kỳ vận động phát triển chỉ trải qua hai lần
ví dụ cây lúa, nhưng có những sự vật hiện tượng trải qua 3 4 5 lần ví dụ cái quá trình phát triển của
cái con muỗi Anophen, con muỗi sinh ra cái ấu trùng thì nó lại phát triển thành con lăng quăng từ cái
con lăng quăng này nó với sinh ra con muỗi con, như vậy nó là ba lần. Các anh chị thấy rằng có
những sự vật hiện tượng trải qua 2 lần 3 lần 4 lần 5 lần nhưng ít nhất để thực hiện một chu kỳ phủ
định thì phải trải qua hai lần phủ định và các bạn thấy rằng khuynh hướng phát triển là theo đường
xoáy ốc chứ không phải theo đường thẳng vận động đi lên theo khuynh hướng chung của mọi sự vật
hiện tượng , nhưng mà nó diễn ra không theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc xoắn ốc là một cái
khoanh đường quanh co phức tạp. Nếu chúng ta tin rằng các anh chị tìm cho anh nghĩ rằng phát triển
thật theo đường thẳng hay là theo đường quanh co, các anh chị thấy rằng phát triển không bao giờ
diễn ra theo đường thẳng và nếu các anh chị nghĩ rằng phát triển diễn ra theo đường thẳng có nghĩa là
chúng ta đã thất bại, mà thất bại có nghĩa là chấm hết. Trong đời sống xã hội phát triển không diễn ra
theo đường thẳng mà theo một cái con đường quanh co phức tạp thậm chí có những giai đoạn có
những lúc thụt lùi có những lúc đi xuống có những lúc là thất bại nha chứ không phải mà các anh chị
thấy rằng thất bại trong cuộc sống là điều tất yếu mà quan trọng thất bại không chỉ diễn ra 01 lần mà
nhiều lần 10 lần ,100 lần, 1.000 lần tùy thuộc vào sự vật hiện tượng và thất bại các anh chị thấy rằng
nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong quá trình phát triển thất bại là một điều vô
cùng bình thường, học thi rớt là chuyện bình thường, có là vấn đề trong lúc mà chúng ta thất bại đó
chúng ta phải nắm được quy luật tức là phát triển là tiến lên, phát triển là khuynh hướng chung và
chúng ta khi mà chúng ta thất bại chúng ta cần phải có niềm tin nha các anh chị tin vào chính bản
thân mình chúng ta cần mà muốn tin vào chính bản thân mình thì chúng ta lại cần phải có tri thức ,
chúngta cần có bản lĩnh và khi mà các bạn thì chúng ta không được ngã gục mà chúng ta đứng lên từ
thất bại. Chính vì vậy, người ta mới nói là “thất bại là mẹ thành công”. Và trong cuộc sống hàng
ngày, nếu chúng ta thất bại mà chúng ta không đứng lên được thì chúng ta mãi mãi là một kẻ thất bại.
Các anh chị thấy rằng để chinh phục trong cái quá trình học tập, để chinh phục được tấm bằng bác sĩ
chuyên khoa I bác sĩ, chuyên khoa 2 thạc sĩ, Tiến sĩ chúng ta phải trải qua một cái quá trình học tập
rất là khó khăn và gặp rất là nhiều trở ngại, các anh chị thấy rằng đâu phải tất cả các anh chị ngồi đây
chúng ta đều sống ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta ở đến ở những cái tỉnh thành khác nhau. Vậy
thì nếu ở những cái tỉnh thành khác nhau chúng ta thấy rằng chúng ta phải xa gia đình, vợ chồng, con
cái. Cái thứ hai đó là chúng ta phải tốn rất là nhiều thời gian như 2 năm. Cái thứ ba đó là chúng ta tốn
rất nhiều tiền bạc học phí, chúng ta đóng rất cao. Vậy thì nếu chúng ta xa gia đình rồi lại phải thuê
nhà, ở nhà người quen thì chỗ ở thì vô cùng chật chội, ăn uống hàng ngày thì không đầy đủ. Trong
quá trình học tập, chúng ta phải thực hiện vô vàn các bước nhảy. Có những lúc chúng ta nhảy thành
công có những lúc chúng ta lại bị thất bại mà muốn thành công thì phải vượt qua những cái trở ngại.
Trong cuộc sống thành công nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó việc thất bại thì chúng ta để
tìm ra nguyên nhân và dẫn tới cái kết quả.
- Ví dụ : nhà bác học Edison là người phát minh ra cái sợi dây tóc bóng đèn mà ngày nay chúng
ta sử dụng, cũng phải một lần đâu mà ông đã trải qua 2000 lần thất bại, chúng ta mới mới có một lần,
hai lần, ba lần là chúng ta cảm chán nản, bất mãn. Nhưng nhà bác học Edison trải qua 2000 lần thất
bại nhưng ông vẫn kiên trì vẫn bền bỉ. Mà đến cái lần thứ 2000, khi mà đưa vật liệu vào làm sợi dây
tóc bóng đèn thì nhà bác học Edison hy vọng rằng bóng đèn sẽ sáng, nhưng mà các anh chị thấy rằng
nhưng mà thực tế thì cái bóng đèn này chỉ sáng trong một cái thời gian ngắn và sau đó nó lại bị tắt.
Người thân nhất của nhà bác học Edison, người giúp việc của ông, nói là từ trước tới nay chúng ta
chưa đạt được bước tiến nào cả, hai ngàn lần rồi mà chúng ta chưa đạt được cái bước tiến nào cả.
Edison chỉnh lại câu nói của người giúp việc : “Từ trước đến nay chúng ta chưa đạt được bước tiến
dài cho đến thời điểm này khi chúng ta biết rằng có đến hàng ngàn vật liệu trở lên không thể làm ra
sợi dây tóc bóng đèn”. Nhà bác học Edison người ta còn trải qua 2000 lần thất bại và các anh chị nếu
các anh chị đọc có những nhà bác học thất bại đến 8.000 lần.
- Như vậy thì các anh chị thấy rằng để đi đến thành công chúng ta nhất định phải trải qua thất
bại và khi mà chúng ta thất bại thì chúng ta phải nắm được quy luật. Thứ hai là vấn đề chúng ta
phải có niềm tin. Thứ ba là chúng ta phải có ý chí. Thứ tư là chúng ta phải có bản lĩnh. Thứ
năm là chúng ta nhìn được quy luật nhìn được sự vận động, nhìn được sự khuynh hướng phát
triển. Vì thế, chúng ta sẽ thành công, là một điều vô cùng bình thường.
- Cái thứ tư nội dung thứ tư đó là khuynh hướng phát triển là theo đường xoáy ốc, chứ không
phải theo đường thẳng. Bởi vì vận động phát triển là đi lên xu hướng chung của phát triển là nó diễn
ra theo đường xoáy ốc, quanh co phức tạp. Nếu chúng ta tin phát triển diễn ra đường thẳng thì có
nghĩa là thất bại mà thất bại có nghĩa là chấm hết và trong đời sống xã hội này: thụt lùi, đi xuống, thất
bại.

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:


1. Ý nghĩa thứ nhất đó là khi xem xét sự vận động và phát triển của sự vật.Thì con người phải
xem xét (đặt) nó trong mối quan hệ đối lập.
+ Cái mới ra đời từ cái cũ
+ Cái phủ định ra đời từ cái khẳng định
=> Có như vậy thì chúng ta mới thấy được những nhân tố tích cực của cái cũ, mà cái mới cần thiết
phải kế thừa trong quá trình phát triển đi lên, đặc biệt đó là nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế thì cái này các anh chị tìm hiểu
2. Ý nghĩa thứ hai đó là sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc. Nên con người chúng ta cần
phải kiên trì, chờ đợi. Không được nôn nóng, không được nóng vội => Không được tả khuynh,
nhưng phải theo hướng bảo vệ, ủng hộ, tin tưởng cái mới hợp qui (tất yếu) sẽ chiến thắng
3. Ý nghĩa thứ ba đó là cái mới ra đời rất khó khăn, cái mới ra đời hay cái đơn nhất. Cái hợp qui
luật và nó sẽ chiến thắng trong ngày nay hoặc trong tương lai. Vì vậy, con người chúng ta cần phải
khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của cái mới như lúc nãy tôi vừa nói. Ví
dụ: Thế hệ sau được bổ nhiệm vị trí mới. Vậy sẽ ứng xử như thế nào với thế hệ trước như thế nào? Và
Ngược lại?

=> Theo hình sau đây:

Cuộc cách mạng Việt Nam hiện nay thế này thì rộng quá, hai là vận dụng trong cái hoạt động thực
tiễn
Một là cái ý nghĩa thứ nhất là vận dụng vào hoạt động thực tiễn cái, thứ hai đó là vận dụng vào sự
nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay thì cái này để tôi suy nghĩ lại rồi tôi thì tôi vẫn ưu tiên là vận
dụng vào hoạt động thực tiễn. Phần cô Chinh không ra thi.
Ý NGHĨA QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
 Lý luận của Đảng ta dựa trên nền tảng là triết học mác-lênin và tư tưởng hồ chí minh. Đây là
một kho tàng lý luận to lớn mà tài sản lý luận thuộc loại quý giá nhất là lý luận về Phương pháp biện
chứng duy vật được trình bày một cách chặt chẽ, có hệ thống. những lý luận này đã phát hiện và bác
bỏ những điểm yếu, những điểm chưa phù hợp của các hệ thống tư tưởng cổ điển, đồng thời phát triển
những lý luận mới phù hợp với thời đại mới.
 Lý luận về Phương pháp biện chứng duy vật đã được tiếp nhận, phát triển và vận dụng đặc biệt
sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam gần 80 năm qua, giúp cho các nhà lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam, của nhân dân Việt Nam nhận thức đúng đắn hàng loạt vấn đề của tự nhiên và của
xã hội, không chỉ thuộc về quá khứ mà cả về hiện tại và tương lai; vũ trang cho giai cấp vô sản Việt
Nam những nhận thức đúng đắn về những quy luật khách quan của sự phát triển.
 Được soi sáng từ Phương pháp biện chứng duy vật, Việt Nam đã phát huy sáng tạo để tự vũ
trang cho mình một hệ thống lý luận làm nền tảng cho sự thắng lợi vĩ đại của những cuộc đấu tranh ác
liệt: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Kháng chiến chống thực dân Pháp 1945- 1954 và Kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước 1954-1975.
 Đại hội VI Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện tại. Đại hội đã đánh dấu bước ngoặt
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đưa nước ta thoát ra khỏi sự khủng hoảng và
ngày càng phát triển. Đường lối đổi mới của Đảng là kết quả của một quá trình Đảng ta tìm tòi, nghiên
cứu tổng kết từ thực tiễn cách mạng nước ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp
thu có phê phán, chọn lọc kinh nghiệm của cách mạng thế giới. Thực chất đây là một quá trình phủ
định biện chứng trong quá trình nhận thức về con quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc
biệt trong lĩnh vực kinh tế.
 Trước thời kỳ đổi mới chúng ta quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp. cơ chế này ngày càng không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Nó làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm
hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích
tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chính điều này đã làm cho nền kinh tế
rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
 Trước yêu cầu của thực tiễn đất nước, trên cơ sở tìm tòi, thử nghiệm, đấu tranh giữa quan điểm
mới và quan điểm cũ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế Đại hội Đại biểu lần thứ VI của Đảng (tháng 12
năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến
lên phía trước.
 Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá thành tựu,
nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ 1975-1986. Đại hội
xác định thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế. Đổi mới cơ chế quản lý,
xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế
hoạch với thị trường. Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường
đầu tiên là: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó
đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là Lương thực - thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng
xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hoá trong chặng đường đầu của thời kỳ quá
độ. Thực hiện cải tạo XHCN thường xuyên với hình thức, bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất
phù hợp và lực lượng sản xuất phát triển. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết cho được những
vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông. Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực, có hiệu
quả các chính sách xã hội. Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
 Những chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước nhanh chóng đi vào
cuộc sống, mang lại kết quả tích cực. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản
phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 1991-1995 đạt 8,2%. Tình trạng lạm phát bị đẩy
lùi từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995. Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn
vốn trong nước và ngoài nước so với GDP năm 1990 là 15,8%, năm 1995 là 27,4%2. Trên cơ sở những
thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đánh giá:
Đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài 15 năm qua, mặc dù
một số mặt còn chưa vững chắc.
 Từ Đại hội VI đến đại hội XIII Đảng ta luôn kế thừa và phát huy tinh thần đổi mới và về kinh tế
đã hình thành và ngày ngày càng hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; có nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh theo pháp luật, thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ nguồn lực phát
triển.
 Xuyên suốt trong quá trình đổi mới kinh tế của nước ta qua các kỳ đại hội nội dung kinh tế thị
trường định hướng XHCN từng bước được hoàn thiện hơn cả về nhận thức và thực hiện. Đây chính là
quá trình phủ định biện chứng trong quá trình nhận thức về kinh tế. Mô hình kinh tế mới ra đời phủ
định cái cũ, nhưng chỉ phủ định cái lạc hậu, đồng thời kế thừa những giá trị, tinh hoa của cái cũ.
 Trong thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, Đảng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề mới mang tính
đối lập với nhau như Làm thế nào để tỏ thái độ thật đúng đắn, thật chính xác trong cách giải quyết các
mâu thuẫn lớn của thế giới nhưng vẫn giữ được mối liên hệ tốt với các nước. làm sao để có thể cân
bằng mối quan hệ và lợi ích giữa các nước lớn.Làm thế nào để hòa nhập với thế giới mà không bị hòa
tan. Làm thế nào để tạo được sự thống nhất, dù là tương đối, về mặt quan điểm, quan niệm; về đường
lối chiến lược, sách lược, chiến thuật của chúng ta trong các giai đoạn cách mạng mới... Làm thế nào
để tạo được sự nhất trí, đồng tình, đồng thuận trong Đảng Cộng sản và trong nội bộ nhân dân để chống
cho bằng được các âm mưu và hành vi diễn biến hòa bình từ các lực lượng chống đối Việt Nam một
cách cực đoan đang cố sức hoạt động chia rẽ dân tộc.
 Như vậy trên cơ sở nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định của chủ nghĩa Mác-Lênin về
khuynh hướng của sự phát triển, chúng ta càng tin tưởng vào sự lựa chọn con đường phát triển của đất
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG: (DÙNG CHO CÂU PHỦ ĐỊNH)
 Kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và 160 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
 Từ Việt Nam hôm nay, chúng ta nói gì với Mác và Ăngghen? Thứ Tư, 31/10/2007 23:33
 Tuy về hình thức có rất nhiều khác lạ, nhưng tại Việt Nam, cho đến hôm nay vẫn là nơi diễn ra
cuộc đấu tranh giai cấp theo đúng tinh thần và nội dung mà Mác và Ăngghen đã nêu ra ngay trong
chương đầu Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Gần 80 năm qua, những người cộng sản Việt Nam đã
vận dụng sáng tạo tinh thần của Tuyên ngôn vào đất nước mình, tạo ra cho mình sức mạnh phi
thường để đập lại, để xóa đi cái “câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản” - cái “bóng ma”
không chỉ “ám ảnh châu Âu” hồi giữa thế kỷ XIX mà ám ảnh luôn cả các lực lượng chống đối cộng
sản trên toàn thế giới thời hiện đại.
 Những người cộng sản Việt Nam tiếp nhận nội dung và tinh thần của Tuyên ngôn trong liên
quan đồng đại với cả một hệ thống vấn đề mang tính toàn vẹn và biện chứng về kinh tế - chính trị, về
tư tưởng - triết học của Mác và Ăngghen. Và liên quan theo chiều lịch đại, những người cộng sản
Việt Nam tiếp nhận những quan điểm thuộc hệ thống vấn đề về kinh tế, chính trị, tư tưởng triết học
của Mác và Ăngghen gắn với sự phát triển thiên tài cũng về các mặt căn bản đó của Lênin.
 Qua 160 năm, cách mạng thế giới diễn biến theo luận thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin với
nhiều thử thách dữ dội; gần 80 năm nay cách mạng Việt Nam diễn tiến theo tư tưởng Hồ Chí Minh
với chiếc kim chỉ nam tinh nhạy của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã kinh qua muôn vàn thử thách ác liệt
và mang lại thắng lợi vĩ đại không chỉ ở các lĩnh vực tư tưởng, triết học; không chỉ trên các lĩnh vực
chính trị, quân sự mà còn cả trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Nói tới thành tựu vĩ đại đó,
những người cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam phải nhớ tới Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,
nhớ tới những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác.
 Cùng với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã để lại cho nhân loại một kho
tàng lý luận to lớn mà tài sản lý luận thuộc loại quý giá nhất là lý luận về Phương pháp biện chứng
duy vật được trình bày một cách chặt chẽ, có hệ thống chủ yếu trong các tác phẩm “Tư bản” của Mác,
“Chống Đurinh “, “Lútvích Phơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” , “Phép biện chứng
của tự nhiên”... của Ăngghen.
 Lý luận về Phương pháp biện chứng duy vật đã được tiếp nhận, phát triển và vận dụng đặc biệt
sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam gần 80 năm qua, giúp cho các nhà lý luận của
Đảng Cộng sản Việt Nam, của nhân dân Việt Nam nhận thức đúng đắn hàng loạt vấn đề của tự nhiên
và của xã hội, không chỉ thuộc về quá khứ mà cả về hiện tại và tương lai; vũ trang cho giai cấp vô sản
Việt Nam những nhận thức đúng đắn về những quy luật khách quan của sự phát triển.
 Được soi sáng từ Phương pháp biện chứng duy vật, Việt Nam đã phát huy sáng tạo để tự vũ
trang cho mình một hệ thống lý luận làm nền tảng cho sự thắng lợi vĩ đại của những cuộc đấu tranh ác
liệt: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Kháng chiến chống thực dân Pháp 1945- 1954 và Kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước 1954-1975.
 Đặc biệt, phép biện chứng duy vật đang là chiếc kim chỉ nam dẫn đường cho những người
cộng sản Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam nhận thức tất yếu một cách tỉnh táo, nhận thức các hiện
tượng của hiện thực trong phát triển và trong sự tự vận động của chúng để bước đi trên những chặng
đường cách mạng mới một cách vững vàng, rất tự tin và thích nghi nhanh với những biến đổi dữ dội
của thế giới trong mấy thập kỷ gần đây, khi mà hầu hết các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ -
sụp đổ tới cả những nơi vốn được xem là chiếc nôi của chủ nghĩa cộng sản - nơi mà Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản được phát huy thành công sớm nhất: Liên Xô.
 Một điều hết sức thú vị là những người cộng sản Việt Nam đạt tới đỉnh cao thắng lợi vào hạng
nhất là cuối năm 2006 - tức là thời điểm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn đang đi theo con
đường lý luận - triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việt Nam với duy nhất một chính
đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam - nghĩa là một Việt Nam của “bóng ma” đối với giai cấp
tư sản châu Âu cách nay 160 năm, thời mà Mác và Ăngghen viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản -
Việt Nam ấy giờ đây đã gia nhập WTO; Việt Nam ấy vừa là chủ tịch, vừa là nước chủ nhà tổ chức
thắng lợi Hội nghị quốc tế APEC 2006 - đúng chính vào cái dịp mà cũng tại Việt Nam này đang
chuẩn bị long trọng tổ chức kỷ niệm 160 năm ngày ra đời Tuyên ngôn của Đảng Công sản.
 Từ cách phân tích, lý giải của Mác và Ăngghen trong nội dung của Tuyên ngôn, trong lý luận
về phép biện chứng duy vật và trong toàn bộ kho tàng lý luận đồ sộ của hai ông, chúng ta ý thức rất rõ
rằng: Những người cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đang trong quá trình thực hiện để hướng
tới mục đích mà Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã chỉ ra. Quá trình đó còn tiếp diễn hết sức phức
tạp, gay go và vô cùng quyết liệt. Ngay trước mắt chúng ta không biết bao nhiêu là khó khăn đang
bày ra: Làm thế nào để tỏ thái độ thật đúng đắn, thật chính xác trong cách giải quyết các mâu thuẫn
lớn của thế giới đương đại thuộc lĩnh vực chiến tranh - hòa bình; thuộc các mối quan hệ tôn giáo, dân
tộc...
 Làm thế nào để hòa nhập với thế giới mà không bị hòa tan. Làm thế nào để tạo được sự thống
nhất, dù là tương đối, về mặt quan điểm, quan niệm; về đường lối chiến lược, sách lược, chiến thuật
của chúng ta trong các giai đoạn cách mạng mới... Làm thế nào để tạo được sự nhất trí, đồng tình,
đồng thuận trong Đảng Cộng sản và trong nội bộ nhân dân để chống cho bằng được các âm mưu và
hành vi diễn biến hòa bình từ các lực lượng chống đối Việt Nam một cách cực đoan đang cố sức hoạt
động chia rẽ dân tộc, hạ bệ thần tượng cách mạng, xóa bỏ thành tựu kháng chiến, cổ vũ cho mưu đồ
thực hiện đa đảng, đa nguyên...
 Nhân dịp kỷ niệm 160 năm ra đời và phát triển Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chúng ta nói
với Mác, với Ăngghen mà cũng chính là tự nói với chúng ta, nói với thế giới đương đại về những
thành tựu vĩ đại, đồng thời cũng phải nói lên những khó khăn chất chồng như vậy để khẳng định một
điều rất đáng mừng là: Chúng ta - những người cộng sản Việt Nam, trước sau như một, nhìn nhận
mọi vấn đề của thế giới, của dân tộc theo quan điểm của phép biện chứng duy vật. Mác và Ăngghen
đã, đang và sẽ mãi mãi được tôn vinh ở Việt Nam, mãi mãi được kính trọng, mến yêu trong tâm trí
những người cộng sản Việt Nam.
B. PHẦN THẦY NGHĨA
Câu 1: Phân tích nội dung, giá trị, ý nghĩa của lí luận hình thái kinh tế - xã hội (SGK trang 126 –
141)
 Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
 Nội dung:
 Quan hệ giữa lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất.
 Biện chứng của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
 Lấy ví dụ nền kinh tế Việt Nam trước và sau đổi mới.

THẦY NÓI
Lý luận - học thuyết về hình thái KT-XH
Đi vào 4 cái vấn đề
a/ Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX
b/ Mối quan hệ biện chứng giữa cở sở hạ tầng (CSHT), kiến trúc thượng tầng (KTTT) và XH
c/ Khái niệm và ý nghĩa của hình thái KT-XH
d/ Vấn đề xây dựng hình thái KT-XH mới ở VN hiện nay

a) MQH Biện chứng giữa LLSX và QHSX


 Khi nghiên cứu đời sống xã hội Mác và Ăngghen đã phát hiện lí thuyết giản đơn là “Con người
chúng ta muốn sống được, muốn tồn tại, phát triển được thì phải có cái ăn, cái mặc, cái ở. Muốn có cái
ăn, cái mặc, cái ở thì chúng ta phải lao động sx.”
 Để đi vào lao động sx thì con người trước tiên phải có quan hệ với giới tự nhiên
 Quan hệ giữa con người với giới tự nhiên gọi là lực lượng sx. Còn quan hệ giữa con người với
con người trong hoạt động kinh tế hay trong quá trình sản xuất của cải vật chất ta gọi là QHSX

KHÁI NIỆM VỀ LLSX VÀ QHSX


 LLSX là toàn bộ lực lượng vật chất và con người dùng để sx ra của cái vật chất trong 1 giai đoạn
nhất định. LLSX là biển hiện quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và đồng thời nó là thước đo để
đánh giá trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Hay nói cách khác LLSX không chỉ biểu hiện
quan hệ của con người với giới tự nhiên mà còn thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
LLSX bao gồm 3 yếu tố cơ bản:
 Yếu tố thứ 1 là yếu tố con người (yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của LLSX); muốn sản xuất
được trước tiên phải có yếu tố con người – tức là phải có người lao động. Người lao động phải đòi hỏi
phẩm chất nhất định đầu tiên là sức khỏe (về cơ bắp, về hệ thống thần kinh). Trong nền kinh tế nông
nghiệp - kiểu nông (trình độ LLSX thấp, quan hệ SX lạc hậu, công cụ sản xuất là thủ công, sx phần lớn
phụ thuộc vào tự nhiên) cho nên là đòi hỏi chủ yếu là sức khỏe về cơ bắp (dầm mưa, dải nắng, khuân
vác là nhiều). Nhưng ngày nay với cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại ở trên thế giới rất nhiều
nước đã trở thành nước công nghiệp hiện đại, thậm chí nhiều nền kinh tế của thế giới đã chuyển sang
kinh tế tri thức thì phẩm chất của NLĐ về sức khỏe nó không chỉ là sức khỏe của cơ bắp mà chủ yếu là
sức khỏe về hệ thống thần kinh, tức là độ bền, dẻo dai của hệ thống thần kinh để tránh các biến đổi sức
khỏe đột xuất xảy ra như đột quỵ. Người lao động ngoài sức khỏe thì cần phẩm chất khác như là Phẩm
chất chính trị - tức là phải yêu nước. Công dân nước nào, NLĐ nước nào phải yêu nước đó như ngày
xưa ông bà ta có câu “Ăn cây nào rào cây đó”. Như vậy yêu nước thể hiện trong SX-kinh doanh là lao
động cật lực, làm giàu cho mình và cho đất nước, không để tiết lộ bí mật sx, tiết lộ thương hiệu hàng
hóa, không vội vàng bán thương hiệu hàng hóa. Cái thứ 3 là phẩm chất đạo đức tức là nlđ, người sx
phải có đạo đức, đạo đức kinh doanh nghĩa là anh sx thì anh phải sx ra hàng hóa có chất lượng để phục
vụ con người, không được làm hàng giả, hàng nhái, không được cho chất độc hại vào hàng hóa làm hại
con người, nlđ, người sx phải tạo ra hàng hóa có giá trị và chất lượng cao, có ích cho con người để phục
vụ con người. Ngày nay nlđ phải có trí tuệ; trong xh hiện đại, trong công nghiệp hiện đại hóa, trong
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, dưới tác động của cm khoa học công nghệ, đặc biệt là
cuộc cm 4.0 và toàn cầu hóa thì người lđ đòi hỏi phải có trí tuệ. Tức là nlđ phải có tri thức khoa học và
tư duy sáng tạo. Trí tuệ bao gồm 2 yếu tố rất quan trọng là tri thức – khoa học đồng thời phải có tư duy
sáng tạo. NLĐ Phải có tri thức và khoa học, phải có kĩ thuật và công nghệ thì mới có thể sản xuất được
sản phẩm bán được đồng thời phải có tư duy sáng tạo – phải có cách suy nghĩ, cách tiếp cận một cái
vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén để đưa các giải pháp kĩ thuật vào quá trình sx để đạt được
năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó nlđ phải biết sáng tạo trong lĩnh vực quan hệ, đối ngoại,
ngoại giao. Bên cạnh đó nlđ phải có kinh nghiệm, kĩ năng về sản xuất-kinh doanh. Đó là các phẩm
chất của NLĐ trong XH hiện đại. Ngày nay nước ta đi theo kinh tế thị trường XHCN – như nghị quyết
đại hội XI,XII và gần đây nhất là XIII của Đảng khẳng định kte thị trường VN là nền kinh tế hiện đại,
hội nhập quốc tế, tuân thủ tất cả các quy luật của thị trường thế giới. Vì vậy chúng ta phải có tri thức,
trị tuệ, tư duy để mà hiểu thị trường, hiểu quy luật thị trường để mà vận dụng.
 Yếu tố thứ 2 là công cụ và phương tiện lao động. Công cụ lao động trong nền kinh tế nông
nghiệp chủ yếu là công cụ thủ công: cái cày, cái bừa, dao, rựa; phương tiện lao động là đi bộ, đôi quang
gánh. Trong nền kinh tế công nghiệp thì công cụ lao động là máy móc hiện đại, phương tiện lao động
là tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, ô tô hiện đại.
 Yếu tố thứ 3 là đối tượng lao động. Đối tượng lđ trong nền kinh tế nông nghiệp là đất đai,
giống cây, giống con, thời tiết, khí hậu. Đối tượng lđ là những khách thể, vật thể mà con người dùng
công cụ lđ, phương tiện tđ tác động vào nó để tạo ra của cải vật chất gọi là đối tượng lao động. Trong
nền kte công nghiệp đối tượng lđ là quặn, sắt, đồng, chì, dầu thô, khí đốt dạng thô.
=> Gộp 3 yếu tố công cụ lđ, phương tiện lđ và đối tượng lđ thì gọi là tư liệu sx. Tóm lại LLXH nói
ngắn gọn gồm 2 yếu tố quan trọng là con người và tư liệu sx

 QHSX: quan hệ giữa con người với con người thể hiện trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu
thông và tiêu dùng sản phẩm gọi là QHSX. QHSX gồm 3 yếu tố cơ bản: yếu tố thứ 1 là quan hệ về sở
hữu tư liệu sản xuất. Yếu tố thứ 2 là quan hệ về tổ chức, quản lý nền sx. Yếu tố thứ 3 là quan hệ về
phân phối của cải. Sở hữu TLSX là yếu tố cở bản và quyết định trong qhsx bởi vì trong xã hội ai (cá
nhân hay tập thể) nắm được tư liệu sx của xh thì người đó hay lực lượng đó có quyền tổ chức quản lý
nền sx và quản lý toàn bộ xh; và do nắm được tư liệu sx của xh họ có quyền tổ chức quản lý nền sx của
xh thì tất nhiên họ có quyền phân phối của cải và vì vậy bao giờ họ cũng nhận được phần của cải nhiều
nhất của xh. Còn cá nhân hay lực lượng nào không có tư liệu sx, không nắm được tư liệu sx thì anh
không có quyền tổ chức quản lý sx, buộc anh phải bán sức lao động và vì vậy anh cũng không có quyền
phân phối của cải và do đó nhận được phần của cải ít nhất của xh.
 LLSX kết hợp với QHSX tạo thành phương thức sx của cải vật chất: là cách thức và phương
pháp mà con người sx ra của cải vật chất trong 1 thời gian nhất định. 1 nền kinh tế muốn tồn tại, phát
triển được do LLSX và QHSX tác động, quy định lẫn nhau.
 LLSX có đặc điểm là phát triển nhanh, liên tục, không bao giờ ngừng. QHSX thì phát triển trì
trệ, chậm chạp. Tại vì LLSX là con người, là công cụ, phương tiện lđ, đối tượng lđ khi đi vào nền sx ai
cũng muốn bỏ vốn ra ít nhất, bỏ sức lđ ra ít nhất, nhưng lại muốn nhận được phần của cải, sản phẩm
nhiều nhất do đó nlđ luôn luôn tìm cách sáng tạo, cải tiến công cụ. QHSX là yếu tố thể hiện lợi ích của
giai cấp thống trị cho nên thay đổi chậm. Đến 1 lúc nào đó QHSX sẽ trì trệ, chậm chạp, mâu thuẫn với
trình độ phát triển của LLSX từ đó đưa nền kinh tế phát triển trì trệ.

QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LLSX VÀ QHSX


Thể hiện ở 2 mặt
 Mặt thứ 1: LLSX luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển và giữ vai trò quyết định QHSX.
Trong xh thì LLSX như thế nào thì QHSX tương đương với nó, khi LLSX thay đổi thì QHSX thay đổi
theo.
 Mặt thứ 2: QHSX do LLSX quy định, LLSX quyết định QHSX, nhưng khi ra đời thì nó không
phục tùng, không tuân thủ LLSX theo kiểu 1 chiều mà QHSX tác động lại LLSX theo 2 chiều. Nếu
qhsx phù hợp với trình độ phát triển của llsx thì nó thúc đẩy, kích thích, tác động llsx phát triển. Nếu
qhsx không phù hợp hay mâu thuẫn với trình độ phát triển của llsx thì nó tác động kìm hãm, hủy hoại
llsx và do đó đưa nền kinh tế của đất nước rơi vào khủng hoảng.
 Cụ thể trong sự sx của xh thì bao giờ LLSX cũng phát triển trước, phát triển liên tục, nhanh;
QHSX lúc đầu nó tương đối phù hợp với trình độ phát triển của LLSX vì vậy nó thúc đẩy llsx phát triển
nhưng chúng ta biết llsx có đặc điểm phát triển nhanh, liên tục, không ngừng mà qhsx lại phát triển trì
trệ, chậm và giai cấp thống trị luôn luôn bảo vệ và giữ qhsx do đó trong giai đoạn đầu nền kinh tế phát
triển nhanh do llsx và qhsx tương đối phù hợp với nhau nhưng đến 1 giai đoạn, 1 thời gian nào đó llsx
phát triển nhanh, qhsx tụt hậu sẽ gây ra mâu thuẫn với llsx và tác động kìm hãm llsx. Nếu không điều
chỉnh qhsx cho phù hợp với trình độ phát triển của llsx thì sẽ tiếp tục kìm hãm và đến cuối cùng là hủy
hoại llsx, điều kiện xấu nhất là đưa nền kinh tế của đất nước rơi vào khủng hoảng.
 Thực chất của mối quan hệ này là ở chỗ: 1 nền kinh tế muốn tồn tại, phát triển bình thường được,
không rơi vào khủng hoảng thì phải xây dựng, tạo đk, điều chỉnh qhsx cho phù hợp với trình độ phát
triển của llsx. Từ thực chất này chúng ta rút ra phải làm thế nào cho qhsx luôn luôn thích ứng trình độ
phát triển của llsx thì nền kinh tế ổn định phát triển. Khi QHSX có dấu hiệu trì trệ hơn, không phù hợp,
nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn với llsx thì phải điều chỉnh ngày và nếu để lâu thì nền kinh tế rơi vào khủng
hoảng.
 Ví dụ: ở nước ta tại sao thập niên 80 trong thế kỷ trước nền kinh tế chúng ta rơi vào khủng
hoảng. Vào thập niên 80 của TK 20 thì nền kinh tế của một loạt nước xhcn trong đó có VN rơi vào
cuộc khủng hoảng. Khoảng từ đầu thập niên 80 đến cuối thập niên 80 tức là khi chúng ta tiến hành đổi
mới vào năm 86 thì cuộc khủng hoảng vẫn chưa chấm dứt, chúng ta chỉ thoát ra được khủng hoảng đó
vào năm 1995; cuộc khủng hoảng kéo dài tới khoảng 15 năm làm cho nước ta là 1 nước nông nghiệp
nhưng không đủ gạo ăn, ko đủ lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng. 1 nước 85-90% nông dân và
nông nghiệp thì nguyên tắc phải đủ gạo và dư gạo, lương thực thực phẩm phải dồi dày, đây lại không
đủ gạo ăn, không đủ lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho người dân; không đủ thì phải nhập hàng
nhưng chúng ta lại không có ngoại tệ để nhập bởi vì chúng ta bị Mỹ và đồng minh bao vậy cấm vận từ
năm 75 đến 95. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng bởi vì nó xuất phát từ quy luật này vì qhsx mâu thuẫn
và không phù hợp với trình độ phát triển của llsx. Ở thời kỳ bao cấp thì LLSX của chúng ta rất thấp,
công cụ sx thì thủ công, đối tượng lđ thì là mảnh đất bạc màu, phương tiện lđ thì thô sơ: quang gánh,
đi bộ. Để phù hợp với LLSX như vậy thì QHSX phải dựa trên cái sở hữu tư nhân, cá nhân nlđ tự sx, tự
tổ chức, quản lý, phân phối của cải là không được bình quân chia đều, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm
ít hưởng ít, không làm không hưởng thì mới kích thích được trình độ phát triển của LLSX. Ở đây chúng
ta lại tạo ra QHSX đi trước, quá xa với trình độ của LLSX là trái với quy luật.
 QHSX đi trước và quá xa LLSX cũng kìm hảm LLSX. QHSX không chỉ kìm hãm LLSX do nó
lạc hậu mà đi trước quá xa nó cũng kìm hãm LLSX

b) Biện chứng giữa CSHT, KTTT và XH


 CSHT và XH được định nghĩa là tổng hợp toàn bộ những quan hệ sản xuất hiện có hợp thành
cơ cấu kinh tế và trên đó xây dựng nên kiến trúc thượng tầng của xh. Trong 1 xh cụ thể thì không phải
chỉ có 1 loại quan hệ sx mà có nhiều loại qhsx trong đó có 3 loại qhsx cơ bản thứ nhất là qhsx thống trị
- đây là qhsx cơ bản, bên cạnh qhsx thống trị còn có qhsx tàn dư là qhsx của xh trước và thông thường
cuối một giai đoạn xh thì nó nảy sinh ra 1 cái qhsx mới người ta gọi là qhsx mầm mống – tức là qhsx
này nó mới nảy sinh ra trong lòng xh cũ, nó sẽ là qhsx thống trị ở xh sau nhưng nó ra đời trước.
 KTTT và XH được định nghĩa là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp quyền,
đạo đức, khoa học, triết học, văn học, nghệ thuật và tôn giáo cùng những thể chế tương ứng với chúng.
 Mối quan hệ biện chứng giữa csht và kttt và xh biểu hiện ở 2 mặt: mặt thứ 1 là csht tại một xh
luôn quyết đinh kiến trúc thượng tầng, csht sinh ra kiến trúc thượng tầng. Tính quyết định của csht đối
với kttt và xh nó biểu hiện ở chỗ trong 1 xh csht như thế nào thì có kttt tương ứng với nó, khi csht thay
đổi thì kttt thay đổi theo, khi csht mất đi thì kttt do nó sinh ra cũng mất đi, khi có csht mới ra đời thì có
kttt mới tương ứng với nó. Mặt thứ 2 là kttt thì do csht sinh ra và csht quyết định nhưng khi nó ra đời
thì nó tác động trở lại csht theo 2 chiều, nếu kttt phù hợp với csht thì nó thúc đẩy csht phát triển tức là
thúc đẩy nền kte phát triển, nhưng nếu kttt không phù hợp với csht nó phản ánh sai quy luật phát triển
csht, nó đưa ra những luật pháp hoặc chính sách mà không đúng với quy luật phát triển của csht thì nó
tác động kìm hãm csht và đôi khi trong điều kiện nào đó nó có thể phá hủy csht và đưa đất nước rơi
vào khủng hoảng.

c) Hình thái KT-XH


 KHÁI NIỆM: Là một xã hội chủ thể ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử mà trong
đó có qhsx thích ứng với một trình độ phát triển nhất định của llsx, trên những mối quan hệ sx đó mà
xây dựng nên kiến trúc thượng tầng của một xh. Vd: xh công giáo nguyên thủy, xh chiếm hữu nô lệ, xh
phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xh. Gồm 3 yếu tố cơ bản: LLSX, QHSX, KTTT và 2 mối quan
hệ cơ bản: giữa llsx và qhsx và qhsx với tư cách là cơ sở hạ tầng với kttt
 Ý NGHĨA: Hình thái KT-XH hay nói rộng ra là lý luận hình thái KT-XH có 2 ý nghĩa rất thiết
thực: cái thứ 1 ở khía cạnh khoa học là nó giúp cho các nhà khoa học-xã hội khi nghiên cứu đời sống
xh thì nghiên cứu, phân tích, giải mã nhanh và có hiệu quả hơn các hiện tượng XH, tìm ra các giải pháp
giải quyết các vấn đề bức xúc của xh. Khái niệm hình thái KT-XH chỉ một hiện tượng xảy ra. Trong
KTTT của 1 xh nếu chỉ dừng lại ở KTTT của xh đang giải thích thôi thì không đủ, muốn giải thích cặn
kẽ ng/nhân tại sao nó có hiện tượng đó của KTTT thì phải quay lại với QHSX hay CSHT để phân tích
và tim ra nguyên nhân của nó và nếu như quay lại CSHT trong qhsx vẫn không tìm ra rõ nguyên nhân
thì quay lại tiếp LLSX là cái gốc rể sinh ra csht, qhsx và từ đó nó quyết định lên KTTT. Ý nghĩa thứ 2
là nó giúp cho một XH muốn xây dựng một hình thái KT-XH mới thì chúng ta đã có cái mẫu, cái khung
của hình thái KT-XH cũ rồi và căn cứ vào cái khung với 3 yếu tố cơ bản của hình thái kt-xh và 2 mối
qhsx thì 1 quốc gia, dân tộc nào muốn xây dựng hình thái kt-xh mới thì dựa vào cái khung này để ta
vận dụng, sáng tạo nó và xây dựng cho mình 1 hình thái Kt-xh mà trong đó qhsx phù hợp với trình độ
phát triển của llsx và kttt phù hợp với quy luật phát triển của cơ sở hạ tầng thì nó làm cho xh ổn định
và phát triển
 (Ví dụ cho ý nghĩa thứ 1: trong 35 năm đổi mới nước ta thì bên cạnh những thành tựu rất lớn thì
chúng ta có những hạn chế, những khiếm khuyết và những hiện tượng tiêu cực xuất hiện ở trên KTTT
như đạo đức xuống cấp: xuống cấp về tư tưởng đạo đức và về hành vi đạo đức: báo chí hàng ngày hay
trên mạng đưa tin về hiện tượng giết người. Trong thời kỳ bao cấp khổ như vậy, thiếu lương thực thực
phẩm, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng hiếm khi có giết người, hoặc có nhưng chỉ rất ít và nó
rất lạ lẫm đối với xh nhưng bây giờ sau 35 năm đổi mới chúgn ta không chỉ là ăn no mặc ấm nữa mà là
ăn ngon mặc đẹp, đời sống kinh tế của tất cả các tầng lớp đều tăng: như có xe hơi đi, đi du lịch hàng
năm,.. thế nhưng giết người ngày 1 nhiều lên mà chủ yếu là giết người thân: ông bà, bố mẹ, anh chị,
con cái giết lẫn nhau, chỉ vì cải nhau, tranh chấp mấy mét đất cũng giết người, nhìn đểu nhau,…).

d) VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA:


Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định đường lối độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với xuất phát điểm thấp,Đảng ta đã lựa chọn con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là lựa chọn đúng đắn, không những đáp ứng khát
vọng của nhân dânlao động mà còn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
1. Trước Đổi mới (trước 1986):
 Thời kỳ này, trong cách mạng xhcn, chúng ta đã mắc phải những lệch lạc, sai lầm chủ quan duy
ý chí khiến đất nước rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
 Quan điểm của Đảng ta lúc này rập khuôn theo mô hình của Liên Xô. Nhưng nền kinh tế nước
ta bấy giờ rất manh mún, lạc hậu, trong khi Liên Xô đã có một nền kinh tế phát triển hàng trăm năm.
 Chủ trương xây dựng sớm một nền kinh tế xhcn thuần nhất với 2 hình thức sở hữu là sở hữu nhà
nước và sở hữu tập thể trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém và phát triển không đồng
đều là một chủ trương nóng vội, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan.
 Từ những sai lầm trong nhận thức dẫn đến những sai lầm trong chỉ đạo thực tiễn: Một là xóa bỏ
một cách ồ ạt chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong khi nó đang còn tạo địa bàn cho sự phát
triển lực lượng sản xuất. Hai là xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất một cách tràn lan, trong
khi trình độ sản xuất còn thấp kém và phát triển không đồng đều.
 Coi công nghiệp nặng là nhiệm vụ then chốt, tập trung vốn đầu tư, viện trợ vào công nghiệp
nặng, nhưng hiệu quả rất thấp.
 Trong xây dựng quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất xhcn, về thực chất, chúng ta mới xác
lập được chế độ sở hữu, còn hình thức tổ chức quản lý và cách thức phân phối chưa được giải quyết
một cách đúng đắn. Với cơ chế tập trung quanliêu, bao cấp, tất cả mọi kế hoạch lớn nhỏ đều dựa vào ý
muốn chủ quan và mệnh lệnh hành chính chứ ko dựa vào thị trường hay các quy luật kinh tế-xã hội.
Cách thức phân phối căn cứ theo lao động chứ ko dựa trên thực tế. Động lực lao động chủ yếu dựa trên
tinh thần mà bỏ qua động lực vật chất.
 Những sai lầm chủ quan đã đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, đòi
hỏi chúng ta phải đổi mới một cách toàn diện.
2. Sau Đổi mới:
 Nhận thấy những sai lầm của giai đoạn trước, Đảng ta đã thừa nhận sai lầm, chủ trương đổi mới
toàn diện và đồng bộ sự phát triển của đất nước trên cơ sở kiên định con đường quá độ lên cnxh.
 Trong đường lối đổi mới, Đảng ta đã quan niệm đúng đắn về sự “bỏ qua”: bỏ qua chế độ tbcn ở
Việt Nam là bỏ qua sự xác lập vị trí thống trị của quan hệ sảnxuất tbcn, còn những thành tựu đạt được
dưới cntb, đặc biệt là khoa học công nghệ, chúng ta phải tiếp thu, kế thừa để phát triển LLSX, xây dựng
nền kinh tế hiện đại.
 Phát huy vai trò nhân tố chủ quan, khai thác triệt để điều kiện khách quan để đưa đất nước phát
triển. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đồng thời nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà
nước.
 Từ năm 1986, Đảng ta đã chủ trương chuyển từ một nền kinh tế thuần nhất xhcn sang nền kinh
tế nhiều thành phần định hướng xhcn. Chủ trương này bắt nguồn từ thực trạng trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất còn thấp kém và phát triển không đồng đều. Để khai thác, phát huy được mọi năng
lực sản xuất, phải tạo lập nhiều loại hình quan hệ sản xuất tương thích thì mới phù hợp. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII chỉ ra nước ta có 4 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
 Tập trung phát triển lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
 Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
 Hội nhập kinh tế quốc tế.
 Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của
LLSX trong thời kỳ đổi mới đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Nền
kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, tạo đà cho sự phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Câu 2: Vấn đề xây dựng hình thái KT-XH mới ở VN hiện nay
Nhớ viết thêm KHÁI NIỆM HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
Trong thời kỳ đổi mới ở VN, Đảng và Nhà nước đã quyết định xây dựng hình thái Kt-xh mới ở VN dựa
vào lý luận hình thái kt-xh của Mác, Đảng và Nhà nước VN vận dụng, cụ thể hóa lý luận hình thái kt-
xh trong điều kiện mới ở VN để xây dựng hình thái kt-xh mới với 3 yếu tố cơ bản và 2 yếu tố quan hệ
cơ bản. 3 yếu tố cơ bản là xây dựng hình thái kt-xh mới ở VN là xây dựng cả lực lượng sx hiện đại và
qhsx tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và xây dựng kiến trúc thượng tầng tiên tiến, phù
hợp với sự phát triển của qhsx với tư cách là csht. Để có hình thái kt-xh như vậy thì Đảng và Nhà nước
VN trong tk đổi mới đã đưa ra 5 quyết sách quan trọng để xây dựng hình thái kt-xh mới ở VN.
1. QUYẾT SÁCH THỨ 1: đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa để tạo ra lực ll sx hiện đại.
 Nói qua về lịch sử CNH-HĐH trên thế giới: các nước trên TG thực hiện công nghiệp hóa trước
tức là xây dựng nền kinh tế công nghiệp xong sau đó hiện đại hóa làm cho nền kte công nghiệp chuyển
lên nền kte tri thức, trên TG quá trình CNH và HĐH là 2 quá trình khác nhau, CNH đi trước sau đó
mới tiến hành HĐH.
 VN là nước đi sau cho nên là để tránh tụt hậu xa hơn vs các nước phát triển, thì chúng ta tiến
hành CNH và HĐH đồng thời, có nghĩa là chúng ta chọn những ngành kte mũi nhọn để thực hiện CNH
nhưng những ngành nào mà có điều kiện HĐH thì chúng ta hiện đại hóa ngay chứ không chờ CNH
xong rồi mới HĐH. Sở dĩ trong điều kiện này chúng ta có thể làm được như thế bởi vì kinh nghiệm của
các nước đi trước cho thấy rằng trong đk hiện nay với các thành tựu của cuộc CM khoa học công nghệ
hiện đại đặc biệt là cuộc CM công nghiệp 4.0, tận dụng những thành tựu này chúng ta có thể lựa chọn
những ngành kinh tế mũi nhọn để vừa CNh vừa Hđh ngay, còn những ngành nào mà chưa có đk thì
chúng ta vẫn tiến lên tuần tự từ CNH lên đến HĐh.
 Ví dụ: như về CNH-HĐH trên thế giới: cuối TK 18 nước Anh phát minh ra động cơ hơi nước
và sau đó các nước chuyển sang nền kte công nghiệp kĩ thuật và công nghệ nhờ có động cơ hơi nước,
đầu tiên là Anh, sau đó là Mỹ, Nhật và các nước châu Âu đã tiến hành CNH. Như vậy suốt tk 19 người
ta tiến hành CNH và đến cuối tk 19 về cơ bản là các nước tư bản phát triển đã cnh xong và có nền kte
công nghiệp hiện đại. Đến giữa tk 20 có sự kiện rất lớn là cuộc cm kh công nghệ nổ ra ở Mỹ cụ thể là
trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, cn sinh học, cn năng lượng, cn vật liệu, cn nano mới và những
cn này đem lại những thành tựu rất lớn và ngay lập tức Mỹ tận dụng những thành tựu của cuộc cm kh-
cn đưa vào sx và tổ chức quản lý xh nên cuối tk 20 đầu tk21 thì Mỹ đã trở thành một nước có nền kte
tri thức sau Mỹ thì ngay lập tức là Nhật và một loạt nước Châu Âu tiến hành HĐH xh từ đó chuyển từ
nền văn minh Công nghiệp sang nền văn minh tri thức.
 Còn CNh-HĐh ở VN đã tiến hành song song và chúng ta làm rất thành công trong 1 số lĩnh vực
như: công nghệ thông tin, dịch vụ hàng không, bưu chính viễn thông, chứng khoán, du lịch. Mục đích
chủ yếu của đẩy mạnh cnh-hđh là tạo ra llsx hiện đại đây là yếu tố cơ bản đầu tiên của hình thái kt-xh.
2. QUYẾT SÁCH THỨ 2 : là phát triển kinh tế thị trường – định hướng xh chủ nghĩa để tạo ra
qhsx tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của llsx.
 Nền kinh tế thị trường của chúng ta là nền kte hiện đại, tuân thủ các quy luật của thị trường và
hội nhập quốc tế. Tuân thủ các quy luật của thị trường là bao gồm cả quy luật hàng hóa sức lao động,
quy luật giá trị thặng dư, quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận tất cả các quy luật đó chúng ta phải
tuân theo nền kte thị trưởng của quốc tế.
 Định hướng xhcn nền kte thị trường của nước ta biểu hiện: thứ 1 phát triển kte thị trường là để
tạo điều kiện tích lũy vốn xây dựng cs vật chất, kỹ thuật để sau này tạo điều kiện để trực tiếp xây dựng
CNXH; thứ 2 là phát triển và tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo, gắn với tiến bộ công
bằng xh tức là trích 1 phần tăng trưởng kinh tế để thực hiện xóa đói giảm nghèo, để thực hiện tiến bộ
công bằng xh, phải chăm lo đến người lao động đặc biệt là bộ phận nghèo và trung bình của xh đó cũng
là chăm lo cho lực lượng lao động; thứ 3 phát triển và tăng trưởng kinh tế phải gắn với sử dụng tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
 Tài nguyên thiên nhiên của thế giới có hạn, loài người hết thế hệ này đến thế hệ khác sử dụng,
khai thác đào mỏ lên lấy quặn, khai thác dầu, khí đốt để cung cấp cho nền sx và sinh hoạt của con người
cho nên tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt dần ví dụ như các mỏ vàng, mỏ kim cương phải mất hàng
tỷ, hàng triệu năm, quặng sát, quặng chì, than đá phải mất cả hàng ngàn năm mới tạo ra được mà chúng
ta khai thác ồ ạt do nhu cầu của con người lớn nhất là trong nền kinh tế CNH-HĐH hiện nay.
 Việt Nam chúng ta thì tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng không nhiều
như than đá, quặng đồng, chì, sắt, nhôm, dầu khí,… vì vậy chúng ta phải tiết kiệm, để dành cho tương
lai, cho các thế hệ sau làm vốn để phát triển. Bên cạnh tiết kiệm chúng ta còn phải bảo vệ môi trường
sống của con người, mt đất, nước, không khí, tiếng ồn, mt văn hóa-xh. Không vì tăng trưởng-phát triển
kinh tế mà hy sinh môi trường. MT chúng ta ngày càng xuy giảm + biến đổi khí hậu thì sẽ rất là nguy
hiểm.
 Theo các nghiên cứu đánh giá gần đây thì tất cả dòng sông, dòng suối, sông ngòi ở VN đều bị ô
nhiễm mt ở các mức độ khác nhau đặc biệt có 5 thành phố ô nhiễm mt nhiều nhất là: HN, HP, TPHCM,
Cần Thơ, Đà Nẵng là các thành phố công nghiệp, ô nhiễm không chỉ là nước mà còn là tiếng ồn, kk
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cs của con người. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi vận động của tự
nhiên + với sự tác động của con người: nhiệt độ TĐ ngày một tăng lên, nắng mưa gió bão bất thường
như hạn hán ở miền Trung, bão ở Nam Bộ, nước mặn dâng lên, ĐB SCL đến năm 2030 nước mặn ngập
lên có khả năng 4% diện tích không sinh hoạt, sx được; thứ 4 tăng trưởng, phát triển kinh tế phải gắn
với nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong những năm vừa rồi phát triển-tăng trưởng
kinh tế khá cao nhưng có những nơi chất lượng cuộc sống không nâng lên thậm chí có những nơi giảm
bởi vì sx không chú ý đến mt làm cho mt suy giảm ảnh hưởng đến chất lượng cs của người dân.
3. QUYẾT SÁCH THỨ 3: là xây dựng nhà nước pháp quyền xhcn vn gồm các đặc trưng:
 Đặc trưng thứ 1 là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân;
 Thứ 2 là thượng tôn pháp luật - quy định luật pháp là cao nhất, không có tổ chức hoặc cá nhân
nào được đứng trên và đứng ngoài pháp luật, tất cả đều phải tuân thủ pháp luật, ĐCSVN lãnh đạo nhà
nước và xh nhưng vẫn phải tuân thủ pháp luật.
 Thứ 3 là nguyên tắc tất cả các bộ công chức viên chức nhà nước, các cơ quan quyền lực nhà
nước chỉ được làm những điều mà luật pháp cho phép, còn công dân thì được làm những điều mà luật
pháp không cấm (những điều pháp luật chưa bàn đến, có lợi cho công dân và có lợi cho xh);
 Ví dụ nhóm thần đèn ở Nam Bộ và phía Bắc thực hiện những điều mà luật pháp chưa bàn đến,
coi như là khôg cấm là khi giải tỏa để mở đường nó phải giải tỏa cái nhà hàng chục tầng, nếu giải tỏa
mà phá nhà đó đi thì mất hàng trăm tỷ đồng thì những người này có kỹ năng chuyển tòa nhà này tới vị
trí kia cách đây 500m và họ đã di chuyển được an toàn;
 Thứ 4 Nhà nước pháp quyền xhcn vn là dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN để đảm bảo cho nhà
nước pháp quyền thượng tôn pháp luật, chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép – hạn chế đi
đến triệt tiêu lạm dụng quyền lực của nhà nước, của công phụ vụ cho lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm,
Đảng lãnh đạo để tập trung được lực lượng quần chúng ở Mặt trận TQ VN như các đoàn thể chính trị
như Đoàn TN, hội PN, hội cựu chiến binh, … để tập trung nguồn lực, sức mạnh của họ lại để giám sát,
theo dõi, đánh giá hoạt động nhà nước ngăn chặn các tiêu cực có thể có của cá nhân, công chức, làm
cho nhà nước ta mạnh lên và qua đó phục vụ nhân dân được tốt hơn. Ngoài ra nhà nước pháp quyền
của dân, do dân vì dân thì dân phải đóng góp xây dựng, phản biện, giám sát thì người dân mới là thực
sự là người chủ của xh. Để xây dựng nhà nước pháp quyền này thì cần rất nhiều thời gian bởi vì để xây
dựng phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có 2 yếu tố cơ bản, hiện nay chúng ta vẫn đang
phấn đấu chứ chưa hoàn thiện 2 yếu tố này: thứ 1 phải có đội ngũ cán bộ công chức viên chức nhà nước
thực sự trong sạch (không tiêu cực, tham nhũng, hoạt đồng chỉ theo luật và vì dân vì nước), vững mạnh
(vừa có tri thức, trí tuệ, tư duy, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thành thạo kỹ năng, kinh nghiệm) để
đáp ứng nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp, đơn vị sx kinh doanh; yếu tố thứ 2 dân trí thấp thì cũng
khó xây dựng được nhà nước pháp quyền.
4. QUYẾT SÁCH THỨ 4 :là xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 Trong các văn kiện của Đảng đều ghi tiên tiến trước hết là yêu nước, thứ 2 tiên tiến là phải tiếp
thu tất cả những tinh hoa (tri thức về khoa học và những thành tựu về công nghệ), những giá trị của văn
hóa nhân loại làm giàu cho nền văn hóa vn.
 Tiếp thu những giá trị đích thực của dân chủ, của tự do bình đẳng bác ái của các nước tiên tiến
nhưng vận dụng vào VN phải phù hợp với con người vn, với giá trị truyền thống VN. Bản sắc dân tộc
VN là tự lập, tự cường, đoàn kết, bao dung, thương người, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, chúng ta
chuyển hóa bản sắc đó vào trong đời sống hôm nay là VN làm bạn với tất cả các nước, khép lại quá
khứ tiến tới tương lai vì vậy cho nên bây giờ chúng ta đã làm bạn với tất cả các nước.
5. QUYẾT SÁCH THỨ 5:
 Để thức hiện được 4 quyết sách trên chi VN cần có Quyết sách thứ 5 là chủ động mở cửa hội
nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển.
 Phải chủ động mở cửa hội nhập để hội nhập chứ không hòa tan, để có lộ trình hội nhập từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện thì mới đạt kết quả được. Chúng
ta vạch ra lộ trình rất rõ trước hết phải tập trung vào kinh tế, làm cho nền kte vượt ra khỏi khủng hoảng,
nhân dân có đời sống ấm no thì lúc đó chúng ta mới bắt đầu hội nhập quốc tế.
 Năm 1995 là năm chúng ta thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và đồng thời là năm chúng
ta gia nhập khối nhỏ nhất trong vùng ĐNA. Sau đó năm 1997 chúng ta là thanh viên của liên hợp quốc
và đến năm 1998 ta gia nhập vào tổ chức kte lớn của TG là APEC. Từ năm 1995 chúng ta đã vạch ra
lộ trình là đàm phán để gia nhập WTO và đồng thời tổ chức chương trình nghiên cứu nhà nước pháp
quyền tư sản để rút kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền xhcn vn. Đàm phán từ năm 2006 và
đến đầu năm 2017 chúng ta chính thức kết nạp vào WTO.
 Tại sao chúng ta phải gia nhập WTO vì đây là tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu, độc lập với
LHQ có tư cách pháp lý, chiếm 90% dân số, 90% GDP của TG, 95% giá trị thương mại. Như vậy vn
muốn đổi mới thành công phải mở cửa hội nhập, muốn mở cửa hội nhập thành công phải gia nhập
những tổ chức quốc tế đặc biệt là tổ chức WTO. Ta làm bạn với tất cả các nước nhưng phải có phân
loại, đầu tiên ta nhắm vào 5 nước thường trực bảo an LHQ là Nga, TQ, Mỹ, Anh, Pháp, các nước này
sáng lập LHQ nên chúng ta làm bạn với những nước này trước, những nước còn lại chúng ta làm bạn
thì họ có thể hỗ trợ chúng ta rất nhiều, trở thành đối tác chiến lược hoặc toàn diện như chính thức đặt
đại sứ quán ngoại giao ở cấp cao nhất 185 nước, làm ăn kinh tế với 225 nước và vùng lãnh thổ.
Câu 3: Phân tích vai trò, ý nghĩa Khoa học công nghệ trong sự phát triển xã hội và sự vận dụng Việt
Nam trong thời ký đổi mới:
 Thức đẩy kinh tế phát triển.
 Thúc đẩy giáo dục – y tế, tất cả các lĩnh vực.
 Phát triển bền vững của các quốc gia dân tộc
=> Liên hệ Việt Nam: Đảng và nhà nước rất quan tâm:
o Nền tảng, quốc sách.
o Động lực, phát triển ĐN.
o Khoa học công nghệ ở Việt Nam (Nguyên nhân, giải pháp, ưu điểm, hạn chế).
BÀI LÀM CỦA VÂN
 Công Nghệ Sinh Học thanh long chính là ở Việt Nam mà ở Ninh Thuận Bình Thuận sau đó lan sang
các nước và ngày càng phát triển hơn
 Công nghệ năng lượng mới tức là chúng ta biết được từ trước đến giờ loài người dùng năng lượng chủ
yếu là xăng dầu vào khí đốt thì cái này là nó cũng tốt nó lại làm hại con người và biến đổi khí hậu lại làm hại
sức khỏe ,khói sanh gọi xe và khói ở các cái nhà máy nữa vậy người ta nghiên cứu người ta sử dụng năng lượng
mới như năng lượng mặt trời họặc năng lượng gió, nước, ngta bắt đầu người ta chuyển sang xe điện mà cũng
có nơi nước biển có thể xăng để chạy xe được không
 Công nghệ vật liệu mới vùng động đất núi lửa nhất là động đất thường xuyên Nhật Bản thì phải có
những cái loại vật liệu mới nó vừa nhẹ nó vừa bền nó vừa dẻo để khi động đất rung lắc bao nhiêu độ thì nó
không đổ được nó không sụp được hoặc nó đổ Nếu nó có đổ thì nó cũng ít gây tác hại cho thành phố và cho con
người.
 Công nghệ nano thì tạo ra những cái con chip nhỏ không thể thấy được, phải kính hiển vi mới thấy
được , nhiệm vụ mà thay thế conngười sản xuất ra những cái linh kiện của những cái máy móc tinh vi ,nó tham
gia cả bác y học để mà chữa bệnh cho con người ,Mỹ ngay lập tức là áp dụng cái thành tựu này vào trong sản
xuất kinh doanh vào kể cả về tổ chức quản lý xã hội/
=> Đây là cái quá trình thực hiện đại hóa xã hội ,những cái công nghệ những thành tựu công nghệ mới này của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đem vào ứng dụng và sản xuất sản xuất kinh doanh và phân phối và
tiêu dùng ứng dụng vào trong tổ chức và quản lý xã hội ứng dụng mà trong an ninh quốc phòng, trong nghiên
cứu vũ trụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
=>Vì vậy cho nên đến cuối thế kỷ thứ 20 đầu thế kỷ 21 thì nó đã chuyển cái nền kinh tế ở các nước này từ cái
nền kinh tế công nghiệp hiện đại và văn minh công nghiệp lên cái trình độ là văn minh trí tuệ
=>động cơ dưới nước ở nước Anh vào ra để làm cái mốc nói rằng đấy là của cách mạng công nghiệp
1.0 sản xuất từ cái sản xuất thủ công nông nghiệp sang sản xuất cơ khí máy móc
2.0 xuất hiện động cơ điện
3.0 điện tử máy tính ra đời
Internet ra đời đầu thế kỷ 21 thì xuất hiện cách mạng công nghiệp 4.0
4.0 thì chúng ta biết ngày nay Internet và các mạng xã hội như Google như Facebook những cái mạng xã hội
khác và nó kết hợp với với công nghệ thông tin, công nghệ sinh học

 Vậy công nghiệp 4.0 ứng dụng ở Việt nam ra sao?


+ Trong Y Dược trong nghiên cứu của sản xuất thuốc để phòng bệnh chữa bệnh và các cái phương
pháp chữa bệnh mới,người ta sử dụng cái thành tựu công nghệ 4.0
=>Đáp ứng được cái nhu cầu con người
+Lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản thì cách mạng công nghiệp 4.0 là biến đổi gen tạo ra các giống
cây các giống mới vd nhu cầu tức là thích ứng biến đổi khí hậu Việt Nam nhất là đồng bằng sông Cửu
Long là phải tạo ra những cái giống cây giống con mới và thích ứng được với nước mặn và nước lọc
không chỉ là nước ngọt và có thể thích ứng được với nước mặn
+Công nghiệp chế biến thực phẩm thì tạo ra thực phẩm sạch an toàn và chất lượng cao và đồng
thời bảo vệ môi trường.
+Trí Tuệ Nhân Tạo tức là cho robot ,trong lĩnh vực này và đặt ra vấn đề rất lớn về vấn đề đạo đức
,tức là cái một trí tuệ nhân tạo phát triển cái mức độ tránh phản lại con người , với khối lượng lớn
dữ liệu cần phải xử nhanh và có hiệu quả
=>đồng thời nó tạo ra những khó khăn và thách thức rất lớn đối xử

THUẬN LỢI 4.0


 Phương diện vĩ mô thì cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần thúc đẩy nâng cao với năng suất
lao động tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tiến bộ công bằng xã hội để nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân ở Việt Nam và mọi người nhận thức lại một số cái giá trị và
qua đó thì định hình lại các cái ngành sản xuất các ngành công nghiệp phải dịch vụ ,tạo điều kiện
là mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể vừa xếp hàng vừa chen lấn vừa lấn sân
vào các chuỗi giá trị sản xuất của toàn cầu
 Việt Nam là cái nước đi sau thể làm việc học tập sinh hoạt tốt hơn và ngày càng có chất
lượng hơn

HẠN CHẾ 4.0


 Cái điểm xuất phát của Việt Nam thấp. Cho nên nếu Việt Nam chúng ta chậm chạp trong
cái việc nhận thức về cách mạng công nghiệp 4.0 và chậm chạp trong cái việc chuẩn bị tất cả những
điều kiện yếu tố cần thiết để vật chất về tinh thần về cơ chế về chính sách về nhân lực để tiếp thu và
ứng dụng những thành tựu của thủ công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 có thể lỡ hẹn với
cái cơ hội phát triển
 Cái thách thức một cái nguy cơ thực sự hoàn toàn khách quan và tất yếu nó không đợi ai
cả nó cứ diễn ra và do đó sẽ dễ dẫn đến cái tình trạng thất nghiệp do máy móc nó thay thế cái lao
động của con người và con người không kịp chuyển đổi sang cái ngành nghề khác thì sẽ gia tăng cái
nghèo đói và thất nghiệp ,ví dụ như là may mặc dệt may giày da này chế biến nông sản khách sạn nhà
hàng hàng không
 Máy móc lập trình sẵn rồi cho nên cái cái độ chính xác trong công việc của nó rất cao vì
vậy con người cần có thời gian huấn luyện

Vậy đường lối chính sách của nhà nướcViệt Nam về phát triển khoa học
1. Để tạo ra cái lực lượng sản xuất hiện là mục tiêu quan trọng và cơ bản của cái hình thái kinh tế
xã hội mới ở Việt Nam về sự phát triển khoa học công nghệ.
2. Là nhà nước phải đầu tư cho cái này, trước hết và trên hết đầu tư cho nó phát triển
3. Khoa học công nghệ là động lực phát triển bền vững của đất nước sách để thúc đẩy cái khoa
học công nghệ phát triển

Hạn chế:
1. Là khoa học công nghệ phát triển chậm ,những cái thành tựu khoa học công nghệ chưa có
nhiều ứng dụng vào nền kinh tế của Việt Nam
2. Chưa trở thành nền tảng công nghiệp hóa hiện đại chưa trở thành quốc sách hàng đầu
3. Nguyên nhân xuất phát từ nhà nước chưa đầu tư đúng đắn cho khcn
4. Đội ngũ các nhà khoa học chưa thật sự chất lượng và có môi trường để phát triển và bỏ công
sức cho quá nhiều nhưng mà cái lương trả rất ít

GIẢI PHÁP
 Phía nhà nước để cho đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa thành công phát triển kinh tế thị
trường và làm cho đất nước giàu có mà dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh thì nhà
nước phải là trụ cột ,thứ nhất là nhà nước phải có kích cầu, đầu tư trong khoa học công nghệ ví dụ
như phòng thì nghiệm, trường đh cao đẳng,…
 Chế độ lương bổng phù hợp, động viên các nhà khoa học
 Cái thứ ba là phải kích thích các cái doanh nghiệp làm khoa học đặc biệt là các doanh nghiệp
liên quan đến trực tiếp khoa học công nghệ môi trường ,liên kết với nhà nước

+ Về Y tế nữa bởi vì y tế của chúng ta ví dụ đại dịch 2021 và nhất là thành phố Hồ Chí Minh
chế độ đãi ngộ lượng bổng chưa thực sự phù hợp

MỘT BÀI KHÁC:


VAI TRÒ:

KH-CN có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội Việt Nam vì:
 Thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ
 Thúc đẩy giáo dục- chính trị - các lĩnh vực khác phát triển đặc biệt trong sự phát triển bền
vững của các quốc gian dân tộc.
 Tác động công nghệ 4.0 ở Việt Nam tạo ra những điều kiện thuận lợi ( ưu diểm) và khó khăn,
thách thức ( khuyết điểm) rất lớn đối với Khoa học- công nghệ Việt Nam.
THUẬN LỢI: (THỜI CƠ PHÁT TRIỂN )Ở VIỆT NAM:
- Phương diện vĩ mô: công nghệ 4.0 thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế,
tạo điều kiện thuận lợi và tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Việt Nam.
- Phương diện vi mô: kh- cn làm cho con người nhận thức lại một số giá trị , định hình lại các
ngành công nghiệp sản xuất, dịch vụ trong nước và định hình lại các ngành công nghiệp dịch vụ trên
thế giới . Vì vậy, tạo ra khoảng trống , kẽ hở không gian mới trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo
điều kiện mới, cơ hội phát triển mới cho công nghiệp ở Việt Nam và xếp hang len lởi chen chân sâu
vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu giúp ta tiến hành sản xuất mới, dịc vụ mới, đêm lại lợi ích cho tập
đoàn sản xuất Việt Nam.
 Giải thích thêm: Khi ta nhận thức được kh-cn thì ta sẽ định hình lại các ngành công nghiệp sản
xuất, dịch vụ để biết được cái nào là có giá trị, nửa giá trị, không giá trị. Ngành nghề giá trị phát triển
mạnh mẽ, nửa giá trị xem xét hoặc tiếp tục phát triển, không giá trị loại bỏ. Nhưng Việt Nam vẫn đi
sau các nước khác về phất triển Kh-cn 4.0.
 kh-cn làm sâu sắc hơn quá trình toaafn cầu hóa cùng toàn cầu hóa thúc đẩy mọi lịnh vực , biến
đổi toàn cầu đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế VN , đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước VN.Dẫn đến phát triển hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xhcn.
 kh-cn giúp mỗi người, tập thể, xẫ hội nhà nước, được học tập , sinh hoạt tốt hơn, hoàn thiện
hơn do ứng dụng thành tựu kh-cn 4.0 vào các lĩnh vực đời sống xã hội người dân.
THÁCH THỨC:
 Điểm xuất phát của nền kh-cn Vn thấp nếu Vn chậm chạp trong quá trình phát triển, tiếp thu
vận dụng thành tựu Kh-cn , nhận thức công nghệ 4.0 chậm chạp, chuẩn bị châm chạp điều kiện, yếu
tố cần thiết( vật chất, tinh thần, chính sách, con người) để tiếp thu, ứng dụng công nghệ 4.0 Nếu
không tiếp thu không ứng dụng thì Vn lỡ hẹn cơ hội phát triển công nghệ 4.0. Vn sẽ tụt hậu không chỉ
về kinh tế và cả khoa học-cn ở mọi lĩnh vực – đời sống xã họi so với các nước phát triển tạo ra 1
thách thức 1 nguy cơ lớn cho Vn. Vn chỉ mới 35 năm thực hiện tiếp thu cn 4.0 nên không tận dụng
hết các thành tựu của Kh-cn thế giới vào Vn.
 Tác động của Cn 4.0 hoàn toàn khách quan và chủ yếu, nó không đợi ai cả do đó nền kinh tế
Vn sẽ dễ đẫn đễn có nhiều người thất nghiệp do cn 4.0. vì các thiết bị máy móc mới được tạo ra sẽ
thay thế con người. Khi con người không kịp chuyển đổi các ngành nghề khác sẽ gia tang nghèo đói
và thất nghiệp. đặc biệt là sự ra đời của robot . ví dụ trong các ngành nghề: may mặc, giày da, chế
biến nông sản, khách sạn, nhà hàng, hang không, y tế,…
 Tác động tạo khó khăn trong tuyển dụng nhận lực chất lượng cao để đấp ứng nhu cầu công
việc. đây là vấn đè nan giải do thị trường lao động VN rất thiếu nguồn lao động tri thức trình độ cao
có khả năng ứng dụng và tiếp thu thành tựu kh-cn. Quá trình đạo tạo rồi huấn luyện thực hành trải
qua thời gian dài mới trở thành chuyên gia được.
 Vn là quốc gia có % sử dụng cao điện thoại thông minh, mạng internet dẫn đến nguy cơ cao
không bảo mật thông tin cá nhân rất nguy hiểm dẫn đến mất tiền của, mất thông tin bản thân, và đặc
biệt còn ảnh hưởng đến chính trị ngoại giao, kinh tế của đất nước.
 Đường lối, chính sách của Vn trong phát triển kh-cn: Đảng , nhà nước ta coi trọng phát triển
Kh-cn nếu thiếu kh-cn sẽ tụt hậu, nền cn Vn không phát triển được, nhà nước đặt ra 3 quan điểm, ngta
không thay đổi được:
 kh-cn là nền tảng của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nếu thiếu khổng thẻ thực hiện
CNH-HDH được.
 kh- cn là quốc sách hàng đầu của đất nước được phổ biến ra toàn dân đặc biệt trong sự phát
triển kinh tế, ctri và các lĩnh vực
 kh-cn là động lực phát triển bền vững đất nước nếu thiếu hoặc yếu không phát triển đất nước

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KH-CN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI CNH- HDH
 THÀNH TỰU: Kh-cn đóng góp tích cực cho sự phát triển vă hóa, giáo dục Vn. Cụ thể: Kh tự
nhiên góp phần thức đẩy kinh tế phát triển và góp phần nâng cao năng suất lao động, khoa học xã hội
nhân văn cung cấp luận cứ khoa học cho đường lối chính sách phát triển nhà nước luật pháp nhà
nước.
 HẠN CHẾ: Mặc dù có nhiều sự phát triển Khoa học công nghệ (KHCN), hạn chế còn tồn tại
khá nhiều:
 KHCN phát triển còn chậm, thành tựu KHCN chưa nhiều ứng dụng vào sản xuất chỉ có (10%)
công nghiệp hiện đại, có đến 90% công nghiệp lạc hậu công nghiệp trung binh- lạc hậu.
 KHCN chưa trở thành nền tảng, quyết sách hàng đầu, động lực phát triển bền vững của đất nước,
nghiên cứu khoa học mới chỉ được ứng dụng 30%, 70% chưa hoặc không ứng dụng được (đề tài nghiên
cứu có nhiều hoặc chưa có điều kiện ứng dụng, không ứng dụng được do chất lượng không cao, không
thực tế) -> KHCN phát triển chậm, trì trệ, thành tựu không cao).

NGUYÊN NHÂN NHỮNG HẠN CHẾ:


 Từ nền kinh tế và dân trị, 35 năm đổi mới vẫn là nền KT nông nghiệp mặc dù thành tụ KN cao
biểu hiện 60% là sản xuất nông nghiệp, người dân sống vùng nông thôn và làm nông nghiệp, 30% là
công nghiệ và dịch vụ trong đó chưa có công nghiệp nặng: công nghiệp khai thác khoáng sản, cơ khí,
chế tạo chủ yếu công nghiệp nhẹ gia công, chế biến lắp ráp -> KT vẫn là nông nghiệp dẫn đến tỉ lệ thấp
nhu cầu đòi hỏi cao ứng dụng thành tựu KHCN hiện đại, chỉ có 1 số ngành ứng dụng KHCN hiện đại,
chưa thúc đẩy KT thị trường, chưa đòi hỏi cao và phát triển KHCN -> Chưa tạo áp lực thúc đẩy KHCN
phát triển (ví dụ: nhà đầu tư nước ngoài chú trọng chọn lĩnh vực đầu tư với việc thuê người lao động
cơ sở trả lương thấp nhất, trình độ lao động học vấn thấp, ứng dụng thiết bị máy móc không nhiều)
 Nhà nước đầu tư KHCN còn thấp, đầu tư dàn trải, không tạo ra sản phẩm KH, cơ chế quản lý
KH không phù hợp, quản lí KH hành chính, coi cán bộ KH là cán bộ viên chức hành chính ( nhân viên,
cán bộ ) . Không phù hợp nghiên cứu KH là các nhà khoa học, nghiên cứu suốt ngày, quản lí nhà KH
hành chính theo giờ giấc. Trong nghiên cứu khoa học có rủi ro (lĩnh vực chưa ai biết), cơ chế chính
sách quản lý khoa học phải tính đến độ rủi ro, cơ chế tài chính không phù hợp nghiên cứu KH.
 Đội ngũ các nhà KH lớn nhưng cơ cấu ngành nghề bất hợp lý (những ngành nghề không đòi hỏi
cao ngành nghề cần đội ngũ cao lại không phan bổ được), đặc biệt chất lượng đội ngũ KH không cao
(đa số đào tạo trong nước, số ít là nước ngoài), đào tạo chưa ổn định, chưa khoa học, chưa hiện đại tạo
sản phẩm nghiên cứu không cao, lương của các nhà KH không đủ sống -> họ phải làm những việc
không phải nghiên cứu KH trang trải cuộc sống. dãn dến chán nản trong nghiên cứu.
 Đại hội 10, 11, 13 của Đảng đề cao vấn đề quan liêu . Tác động tiêu cực đến các nhà khoa học,
làm ảnh hưởng 1 bộ phận không nhỏ các nhà khoa học thực hiện quan liêu, đúc lót, mua chuột và sự
tác động tiêu cực của các vấn đề cũng ảnh hưởng nhiều đến các nhà khoa học. khiến họ không tập trung
tối đa sức lực cho việc nghiên cứu.

GIẢI PHÁP:
 Nhà nước phải là trụ cột trong sự phát triển của các lĩnh vực KH, kích cầu đầu tư cho KHCN,
có quỹ kích cầu KHCN, có đầu tư cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, trang thiết bị, trường đại học, viện
nghiên cứu,..) đáp ứng chế độ lương bổng cho các nhà KH đủ sống, góp kích cầu tiêu dùng, chiến dịch
cơ cấu KT, hoàn thiện cơ cấu KT thị trường, KT phát triểntừ nông nghiệp lên công nghiệp và chuyển
lên KT công nghiệp -> KT tri thức đồng thời tạo ra Xã hội tiêu dùng thành tựu KHCN -> động lực thúc
đẩy KHCN, kích thích các doanh nghiệp làm KH, xây dựng viện KH, kích thích tư nhân làm KH.
 Tạo ra môi trường KH lành mạnh, dân chủ, các nhà KH có quy chế dân chủ trong lĩnh vực KH,
tự do trong làm KH (cái được làm, cái không được làm), kỉ cương, trật tự trong làm KH, chống tham
nhũng, tiêu cực trong làm KH.
 Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ tương xưng sức lực, kết quả các nhà KH bỏ ra, tôn vinh
KH và tri thức -> khuyến khích đến các nhà KH, là động lực cho các nhà KH tiếp tục sự nghiệp KH
nghiên cứu.

PHỤ LỤC THÊM


CÂU: HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI LÀ GÌ?
Nội dung hình thái kinh tế xã hội?
Trả lời:
Hình thái kinh tế xã hội:
1. Tiền đề xuất phát học thuyết hình thái kinh tế xã hội:
 Mác cho rằng: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Mác khẳng định điểm
xuất phát của lịch sử phát triển xã hội chính từ cuộc sống hiện thực của xã hội loài người. Con người
phải sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu đồng thời cũng là nhu cầu cơ bản
quyết định sự ra đời, tồn tại của xã hội, đó là những nhu cầu bản năng, mang tính khách quan (ăn, ở,
mặc). Muốn vậy con người phải hoạt động sản xuất để thỏa mãn những nhu cầu đó. Để tồn tại và phát
triển con người không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn phải sản xuất ra của cải tinh thần đồng
thời phải sản xuất ra chính bản thân con người và các quan hệ xã hội của nó. Sản xuất vật chất mang
tính lịch sử xã hội. Con người không tách mình ra khỏi xã hội. Trong sản xuất, con người sáng tạo ra
công cụ lao động. Sản xuất vật chất là hoạt động có mục đích, mang tính thực tiễn. Con người muốn
tồn tại phải sản xuất vật chất để đáp ứng các nhu cầu bản năng.
2. Định nghĩa:
Từ những tiền đề trên, Mác đã phát biểu học thuyết về hình thái KT-XH như sau:
 Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với lực lượng sản xuất ở
một trình độ nhất định và với một kiểu kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản
xuất ấy.
3. Nội dung hình thái kinh tế xã hội:
 Đứng trên quan điểm duy vật Mác đã phân tích những mặt chủ yếu của hình thái kinh tế- xã hội
bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong đó lực lượng sản xuất là
nền tảng vật chất kỹ thuật của một xã hội được biểu hiện một cách cụ thể ở trong từng giai đoạn lịch
sử. Lịch sử phát triển của xã hội loài người xét cho đến cùng và trước hết là lịch sử của sự phát triển
của nền sản xuất vật chất. Nội dung của mọi nền sản xuất vật chất được biểu hiện ở khả năng của con
người trong quá trình tạo ra tư liệu sản xuất với tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất. Những yếu tố nói
trên vừa hợp thành lực lượng sản xuất đồng thời là khả năng tạo ra của cải vật chất trong quá trình tác
động vào thế giới tự nhiên.
Có 2 nội dung chính:
3.1. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất:
 Phương thức sản xuất là cách thức con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất trong một
giai đoạn lịch sử nhất định. Nói cách khác, PTSX là sự thống nhất giữa hai mặt LLSX và QHSX.
 LLSX là biểu hiện mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên. LLSX bao gồm người lao động,
tư liệu lao động (công cụ lao động và phương tiện lao động) và đối tượng lao động. Trong đó, người
lao động là chủ thể của quá trình sản xuất, giữ vai trò quyết định; còn công cụ lao động giữ vai trò quan
trọng nhất, quyết định năng suất lao động, vì nhờ có công cụ lao động mà con người chúng ta khám
phá ra những bí mật và quy luật của thế giới tự nhiên và bắt giới tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của con
người.
 QHSX là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, bao gồm 3 mặt: quan
hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý tổ chức, và quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Trong
đó quan hệ sở hữu TLSX là quan trọng nhất, quyết định 2 mối quan hệ còn lại.
 Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt không tách rời của một quá trình sản xuất,
chúng kết hợp với nhau tạo thành những phương thức sản xuất cụ thể ở trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể. Lực lượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức của
phương thức sản xuất.
 Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: LLSX như thế nào thì đòi hỏi QHSX phải như
thế ấy. Khi LLSX thay đổi, đặc biệt là công cụ lao động thay đổi, sẽ dẫn tới QHSX thay đổi theo để
phù hợp với sự phát triển của LLSX.
 LLSX thay đổi thì QHSX cũng phải thay đổi trên cả 3 mặt. Song sự thay đổi của QHSX có thể
diễn ra nhanh hoặc chậm nhưng theo quy luật tất yếu là phải thay đổi, vì đó là sự thay đổi về mặt hình
thức để phù hợp với nội dung.
 QHSX tác động trở lại LLSX: Mặc dù QHSX là hình thức của LLSX, nhưng nó cũng tác động
trở lại LLSX theo 2 hướng: Khi phân phối sản phẩm hợp lý thì QHSX thúc đẩy LLSX phát triển; Khi
phân phối sản phẩm lao động ko hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX, tạo cho người lao động
tâm lý chán nản, bất mãn, hiệu quả lao động ko cao.
 Quy luật này chỉ ra nguồn gốc nguyên nhân của lịch sử xã hội loài người thay đổi từ hình thái
kinh tế xã hội thấp đến hình thái kinh tế xã hội cao là do việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và
QHSX.
3.2. Nội dung quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
 Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và mối quan
hệ nội tại của kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất nhất định.
 Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành một cơ cấu kinh tế của xã hội ở trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trên cơ sở của cơ sở hạ tầng xã hội cụ thể người ta sẽ xây dựng những
kiểu kiến trúc thượng tầng phù hợp với nó.
 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng bởi vì: Cơ sở hạ tầng sinh ra kiến trúc thượng
tầng, vì vậy cơ sở hạ tầng như thế nào thì sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Khi cơ sở hạ tầng
mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo. Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ
tầng sớm muộn cũng sẽ dẫn đến biến đổi trong kiến trúc thượng tầng. Tính đối kháng trong kiến trúc
thượng tầng là biểu hiện sâu xa của sự xung đột giữa các kiểu quan hệ sản xuất đối lập nhau ở trong cơ
sở hạ tầng.
 Cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng: Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng
tầng nhưng sự phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng là sự phụ thuộc có tính chất
tương đối. So với cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối, đồng thời tác động trở
lại CSHT theo 2 mặt: bảo vệ và tạo điều kiện cho CSHT phát triển, hoặc kìm hãm sự phát triển của
CSHT.
 Như vậy cấu trúc của hình thái kinh tế- xã hội được biểu hiện dưới dạng một hệ thống trong đó
các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế- xã hội không ngừng tác động qua lại, quy định và ràng buộc lẫn
nhau, chúng chịu sự chi phối của những mối quan hệ cơ bản như: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội, cơ sở hạ tầng của xã hội quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội. Những quan hệ duy vật nói
trên được Mác nghiên cứu và xem xét trên cơ sở của sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép
biện chứng. Từ đó Mác đã vạch ra những quy luật nội tại thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người
từ thấp lên cao thông qua sự vận động, phát triển và thay thế lẫn nhau từ thấp lên cao của các hình thái
kinh tế- xã hội.

VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN VI – 1986 CHO CÂU MỐI QUAN HỆ LLSX – QHSX
 Đại hội đề xướng và lãnh đạo thành công sự nghiệp Đổi mới. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm
mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc:
 Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp.
 Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có
cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.
 Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt
xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
 Đường lối đổi mới
 Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và
khoa học. Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân
dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản,
nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra,
nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ
quốc tế. Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất
tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối
lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời
sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu
tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống
nhân dân.
 Về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua việc nhìn
nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy
đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói
trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến
lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.
 Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trong toàn bộ hoạt động của
mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm
quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm,
đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới.
 Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông
nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu
kinh tế huyện).
 Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình
hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu.
 Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các
thành phần kinh tế.
 Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất
thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự
vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời
kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3
mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ
nghĩa.
 Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ
nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính
sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động. Chăm lo đáp ứng các
nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Trên lĩnh vực đối ngoại
nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn
đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên
thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng
xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
 Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà
nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”.
Phương thức vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra. Đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý
nhà nước của mình.
VÂN GỬI THÊM KHÁ HAY Ở NHỮNG CHỖ ĐÃ ĐÓNG Ô VUÔNG VÀ IN ĐỎ
Câu 1. Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng ý nghĩa phương pháp
luận của nguyên lý này vào trong hoạt động thực tiễn hàng ngày của anh (chị). / Từ đó rút ra ý
nghĩa đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay.
Khái niệm:
 Nguyên lý là những ý tưởng, lý thuyết ban đầu đóng vai trò quan trọng => được xem là điểm
xuất phát để xây dựng các lý thuyết khoa học khác.
 Trong phép biện chứng, khái niệm về mối liên hệ chỉ sử quy định, các tác động và sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, yếu tố của mỗi sự vật và hiện tượng trong
thế giới.
 Mối Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới (cả tự
nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật hiện
tượng khác. Cơ sở của mối liên hệ này là tính thống nhất vật chất của thế giới.
 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chính là nguyên tắc lý luận để xem xét sự vật, hiện tượng
khách quan tồn tại trong mối liên hệ. Chúng ràng buộc và tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật và hiện tượng trên thế giới. Và nguyên lý này
được biểu hiện rõ nhất qua mối quan hệ của 6 cặp phạm trù cơ bản.
Tính chất: Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ tồn tại ba tính chất gồm tính
khách quan, tính phổ biến và tính phong phú, đa dạng. Cụ thể:
Tính khách quan: Được biểu hiện qua việc các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới đều
mang tính khách quan. Theo đó, sự quy định các tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự
vật, hiện tượng hoặc bản chất chúng là cái vốn có của nó; nó tồn tại độc lập hoàn toàn, không phụ
thuộc vào ý chí con người. Và khi đó, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó
vào hoạt động thực tiễn của mình.

 Ví dụ: Dịch Covid 2020 ảnh hưởng thế giới, chỉ có 10 nước tăng trưởng dương trong đó có
Việt Nam, còn toàn bộ thế giới tăng trưởng âm.
 Ví dụ: Do Covid nên đi đâu cũng phải mang khẩu trang, tuân thủ 5K
 Thầy thuốc vs bệnh nhân, cha mẹ vs con cái……
 Ví dụ: Môi trường biến đổi khí hậu do loài người khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
làm băng ở Bắc cực Nam cực tan, nước biển dâng lên, ngập mặn không có nước ngọt cho con người
dùng.

Tính phổ biến: Bất cứ một sự vật, hiện tượng hoặc quá trình nào đều tồn tại tuyệt đối, biệt lập với với
các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Bên cạnh đó, không có một sự vật và hiện tượng nào không
phải một cấu trúc hệ thống. Nó sẽ bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của
nó, có nghĩa là bất cứ một tồn tại nào cùng là một hệ thống. Hơn thế nữa, nó còn là hệ thống mở; tồn
tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác rồi làm biến đổi lẫn nhau.
Mối liên hệ có ở cả ba lĩnh vực lớn của thế giới là: giới tự nhiên, đời sống xã hội, và tư duy con
người.
 Giới tự nhiên: các sự vật hiện tượng tương tác với nhau để thúc đẩy nhau phát triển theo quy
luật thích ứng với môi trường.
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh có hiện tượng kẹt xe vì làm trái quy luật mối liên hệ. Công thức giao
thông loài người rút ra tối thiểu 25% diện tích đô thị là làm đường giao thông, còn lại 75% là làm
nhà, trường học, bệnh viện. Nhưng TP HCM và Hà Nội chỉ có 6% diện tích làm đường giao thông,
dẫn đến tắc đường kẹt xe. Kẹt xe tắc đường cũng do xây nhiều nhà cao tầng trong trung tâm đô thị.
Ví dụ: Quy luật nước chảy xuống chổ trũng. TPHCM cao nhất Bắc, thấp nhất Nam, cao ở Đông và
thấp ở Tây. Làm thành phố Phú Mỹ Hưng chắn ngang dòng nước chảy thoát nước, và lấp hết hồ ao
trữ nước trong nội thành. Chúng ta không hiểu quy luật nước chảy chổ trũng nên chữa ngập úng bằng
đổ đường lên cao và bơm nước bằng máy bơm, kết quả là vẫn không chữ được ngập.
 Đời sống xã hội: nước có nền kinh tế phát triển tác động làm chế độ chính trị phát triển, tác
động làm văn hóa phát triển, tác động làm y tế giáo dục phát triển. Và ngược lại, các lĩnh vực này
cũng tác động lại kinh tế làm kinh tế phát triển.
 Tư duy con người: Tư duy và tri thức của con người là phản ánh tất cả các hiện tượng tự nhiên
xã hội vào bộ óc con người, trong quá trình phản ánh đó cũng có kế thừa những tri thức của thời đại
trước.
Ví dụ: tạo hóa sinh ra con người có sự sắp đặt các cơ quan khoa học hoàn hảo, mà không nhà khoa
học nào có thể sắp xếp mới lại được, mắt ở phía trước nhận thấy nguy hiểm, não ở trong sọ để được
bảo vệ…
 Mối liên hệ có ở tất cả các lĩnh vực lớn trên thế giới. Trong mỗi lĩnh vực cũng chằng chịt mối
liên hệ. thậm chí trong một sự vật cũng rất nhiều mối liên hệ.
Ví dụ: trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, một người sống ẩn dật thì
cũng là một kiểu mối liên hệ, do tác động nào bên ngoài như áp lực xã hội hoặc thất tình mà làm anh
ta thu mình lại, đó là một kiểu mối liên hệ, chứ không phải không gặp ai là không có mối liên hệ.
Ví dụ: chúng ta có mối quan hệ huyết thống với họ hàng, là công dân chúng ta có mối quan hệ chính
trị phải tuân theo, chúng ta phải tuân theo quy luật giao thông, tuân theo quy luật giá trị đạo đức, đoàn
thể.
 Cho nên con người có hàng trăm mối liên hệ chằn chịt. Người thành đạt là người phải bao quát
và làm chủ các mối liên hệ, chứ không thể bỏ qua mối liên hệ nào.

Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật và hiện tượng khác nhau hay không gian và thời gian khác
nhau thì có các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Vì vậy, có thể chia các mối liên hệ này thành nhiều
loại như mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, mối
liên hệ trực tiếp hay gián tiếp,… Và khi đó, chúng sẽ có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và
vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
+Mối liên hệ bên trong và Mối liên hệ bên ngoài:
 Mối liên hệ bên trong: là mối liên hệ giữa các yếu tố và các mặt bên trong sự vật mà nó cấu
thành.
 Mối liên hệ bên ngoài: là mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác.
 Triết học Marx cho rằng mối quan hệ bên trong là ở vị trí trung tâm và quyết định sự tồn tại
phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng giữ vai trò hỗ trợ sự phát triển
sự vật hiện tượng chứ không quyết định sự tồn tại của sự vật hiện tượng.
 Chính vì căn cứ vào triết học này nên Đảng và nhà nước ta từ trước đến nay luôn xác định tư
tưởng “tự lực cánh sinh” là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế thế giới bên ngoài. Từ
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ đổi mới hiện nay cũng vậy. Sau cách mạng 1945 bác
Hồ nói “một dân tộc không tự lực cánh sinh, luôn luôn phải dựa vào bên ngoài, thì không xứng đáng
hưởng độc lập tự do”. Nhưng tự lực cánh sinh không phải là tự trói mình cô lập lại mà tranh thủ sự
giúp đỡ bên ngoài.
 Ví dụ: Trong kháng chiến chống Mỹ, đất nước chúng ta nghèo phải đối đầu cường quốc đứng
đầu thế giới, chúng ta phải dựa vào hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô, nhưng cái quyết định cuộc
chiến tranh đó là do chúng ta quyết định.
 Ví dụ: trong công cuộc đổi mới hiện nay các ngước cho nước mình vay tiền và chuyển giao
công nghệ, nhưng con người Việt Nam giữ vài trò quyết định. Khi chúng ta bắt đầu đổi mới, quỹ tiền
tệ thế giới khuyên Việt Nam phải rút kinh nghiệm của các nước Châu Phi, khi hội nhập vay tiền nước
ngoài phải biết kiểm soát đồng tiền và biết cách tiêu tiền, vì đến hạn trả tiền vay không được sẽ bị
kiểm soát mất quyền độc lập phải làm thuê trên chính đất nước của mình.
+Mối liên hệ cơ bản và Mối liên hệ chủ yếu:
 Mối liên hệ cơ bản: là mối liên hệ bên trong sự vật, nhưng nó ra đời ngay khi sự vật ra đời, nó
tồn tại suốt quá trình phát sinh phát triển và diệt vong của sự vật hiện tượng.
 Mối liên hệ chủ yếu: Mỗi sự vật phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại nổi lên một
mối liên hệ hàng đầu, đó là mối liên hệ chủ yếu. Ví dụ: Trong một khóa học, có mối liện hệ giữa
chúng ta và toàn bộ khố lượng tri thức khóa học, thế nhưng trong giai đoạn đầu có mối liên hệ nổi lên
hàng đầu là mối liên hệ tư duy của chúng ta với Triết học, khi chúng ta chuyển sang môn học khác thì
mối liên hệ tư duy của chúng ta với môn học khác là chủ yếu.
+Mối liên hệ không gian và thời gian của sự vật (hay còn gọi là mối liên hệ lịch sử cụ thể):
 Sự vật nào ra đời cũng có hình dáng, kích thước, màu sắc của nó. Toàn bộ hình dáng kích
thước màu sắc đó khái quát là không gian của sự vật, vì vậy không gian bao giờ cũng là không gian
ba chiều thể hiện chiều dài-chiều rộng-chiều cao.
 Sự vật nào cũng có điểm ra đời và hoàn cảnh ra đời của nó, rồi tồn tại phát triển qua nhiều giai
đoạn, đến lúc mất đi. Tất cả quá trình ra đời, tồn tại, phát triển, mất đi gọi là thời gian của sự vật.
Thời gian bao giờ cũng chỉ có một chiều quá khứ, hiện tại, tương lai. Thế nên thế giới có 4 chiều bao
gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Không gian hiện thực chỉ có 3 chiều, nhưng trong khoa
học cho phép hình dung tưởng tượng ra sự vật có vô tận chiều để nghiên cứu mô phỏng.

Câu 2. Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định. Vận dụng ý nghĩa phương pháp
luận của nguyên lý này vào trong hoạt động thực tiễn hàng ngày của anh (chị). / Từ đó rút ra ý
nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Khái niệm:
-Thế nào là phủ định: mỗi sự vật ra đời tồn tại và phát triển, sau đó nó nảy sinh ra cái mới. Khi cái cũ
hết năng lực của nó thì cái mới ra đời phủ định cái cũ, thay thế cái cũ, phủ định là quá trình sự vật này
thay thế cho sự vật khác.
-Phủ định biện chứng: Sự vật mới ra đời trong sự vật cũ, phủ định sự vật cũ. Phủ định này là tự thân
phủ định, không phải do lực bên ngoài tác động lên. Cái mới phủ định cái cũ, nhưng cái mới không
phủ định hoàn toàn, không phủ định sạch trơn, không phủ định tuyệt đối. Trong phủ định, cái mới
chọn lọc kế thừa tất cả những yếu tố tích cực tiến bộ của cái cũ đưa vào cái mới, thúc đẩy cái mới
phát triển. Như vậy, phủ định biện chứng có sự kế thừa, gắn với sự phát triển.
1. Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn bên trong của sự
vật, hiện tượng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa những mặt
đối lập trong một sự vật, hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển
thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng
mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định, nhưng cũng mang nhiều nội
dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do kết
quả của sự phủ định lần thứ hai) sẽ lại trở thành sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần
nào); nhưng về nội dung, không phải trở lại sự vật, hiện tượng xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là
dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển bởi chỉ thông qua phủ định của
phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới
hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo.
Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể; nhưng ít
nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, mới hoàn thành được
một chu kỳ phát triển. Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển theo đường xoáy ốc.
Thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn những gì tích cực đã được
tạo ra ở giai đoạn trước. Đó là nội dung cơ bản của phủ định biện chứng. Với đặc điểm như vậy, phủ
định biện chứng không chỉ là yếu tố khắc phục sự vật, hiện tượng cũ, mà còn gắn sự vật, hiện tượng
cũ với sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng khẳng định với sự vật, hiện tượng phủ định. Vì vậy,
phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển.
Kết luận:
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển. Phủ định biện chứng là
sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố được kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện
chứng được thực hiện xong sẽ mang lại những yếu tố tích cực mới. Do vậy, sự phát triển thông qua
những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng.

 Ví dụ: Loài người phát triển đi lên có thể tạo ra củ cải khổng lồ, khoa học y tế phát triển đỉnh
cao, thế nhưng loài gặp những tai họa lớn kéo tuột thành quả xuống như: nghèo đói, thất nghiệp,
chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… tạo bước thụt lùi cho cả loài người.
 Ví dụ: Trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước, Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến
tranh tàn phá, phải trả nhiều giá rất đắt, hậu quả chiến tranh dai dẳng nhiều thế hệ như chất độc da
cam và bom mìn.

Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa sự vật, hiện tượng bị phủ định
với sự vật, hiện tượng phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phủ định sạch trơn,
loại bỏ tất cả các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn
giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc, cải tạo cho
phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có tính tiến lên theo đường xoáy ốc.

 Ví dụ: hạt lúa gieo xuống đất, nảy mầm cây lúa, thì cây lúa là phủ định của hạt lúa. Nhưng cây
lúa không phủ định hoàn toàn hạt lúa mà kế thừa toàn bộ chất dinh dưỡng trong hạt lúa. Cây lúa lớn
lên trổ bông cho ra những hạt lúa, thì hạt lúa phủ định cây lúa, diễn ra phủ định lần thứ hai. Phủ định
lần thứ hai này dường như sự vật lặp lại cái cũ là hạt lúa, nhưng ở trình độ cao hơn là nhiều hạt lúa
hơn và chất lượng khác hơn.
 Ví dụ: xã hội công xã nguyên thủy tư liệu sản xuất chung. Rồi xã hội chiếm hữu nô lệ, chế độ
phong kiến, chế độ tư bản sở hữu tư liệu sản xuất phủ định lại xã hội công xã nguyên thủy, là phủ
định lần thứ nhất. Rồi chủ nghĩa tư bản già cỗi, xuất hiện xã hội mới nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư
bản, nó phủ định chủ nghĩa tư bản, nó xấy dựng xã hội mới mà theo triết học Marx là chủ nghĩa cộng
sản, là xã hội trở lại công hữu tư liệu sản xuất, con người tự giác làm theo năng lực hưởng theo nhu
cầu, là phủ định lần thứ hai, xã hội lặp lại hình thức ban đầu là công hữu về tư liệu sản xuất.
 Ví dụ: trong tư duy con người, triết học thời kỳ cổ đại là chủ nghĩa duy vật sơ khai thống trị
chưa dựa trên nền tảng khoa học. Sau đó, thế kỷ XVIII XIX triết học duy tâm của Hegen thống trị,
phủ định triết học duy vật sơ khai. Sang thế kỷ XX thì tiết học duy vật biện chứng của Marx lại phủ
định triết học duy tâm của Hegen. Triết học duy vật sơ khai chất phác thô sơ, còn triết học duy vật
của Marx là duy vật biện chứng ở trình độ cao hơn.

Ý nghĩa phương pháp luận


Trong hoạt động lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn phải nhận thức đúng cái mới, cái mới
nhất định sẽ chiến thắng cái cũ, cái tiến bộ nhất định chiến thắng cái lạc hậu.
Phải biết phát hiện cái mới, quý trọng cái mới, tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới, dù cho
quá trình đó diễn ra đầy quanh co, phức tạp.
Cái mới ra đời phủ định cái cũ, nhưng chỉ phủ định cái lạc hậu, đồng thời kế thừa những giá trị, tinh
hoa của cái cũ. Do đó, phải chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, nhưng cũng
phải khắc phục thái độ bảo thủ, bám giữ cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử.
 Ví dụ: Phái văn hóa vô sản Nga cho rằng: chủ nghĩa xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, muốn có
chủ nghĩa xã hội phải phủ định toàn bộ tư bản, phong kiến, chiếm hữu nô lệ. Lenin thấy phái này xuất
hiện trong Đảng cộng sản Nga rất nguy hiểm, vì gây phá hoại xã hội Nga, Lenin phải đấu tranh trong
nội bộ mình. Đây là quan điểm phủ định siêu hình. Lenin nêu ra: chủ nghĩa xã hội ra đời sau và cao
hơn chủ nghĩa tư bản về chất, nhưng những người cộng sản phải lượm lặt, tổng hợp, kế thừa, học tập
tất cả những giá trị loài người làm ra trong chủ nghĩa tư bản, phong kiến, chiếm hữu nô lệ.
 Ví dụ: Lenin nêu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có 3 phẩm chất quan trọng không thể
thiếu là: chịu đựng gian khổ, lao động cần cù và sáng tạo.
 Ví dụ: nước Mỹ khai sinh hơn hai trăm năm thôi, nhưng 45 đời tổng thống Mỹ biết áp dụng
chủ nghĩa thực dụng, kế thừa tổng hợp những giá trị của thành tựu lịch sử nhân loại, nên giá trị thành
tựu nước Mỹ tương đương hàng chục ngàn năm.
 Ví dụ: bản thân được đề bạt cương vị mới cao hơn, thì phải biết kế thừa những giá trị của quý
lãnh đạo đi trước, chứ không được phủ định sạch trơn, ngoài ra còn phải biết thế thừa những giá trị
bên ngoài xã hội.
 Ví dụ: thời kỳ bao cấp chúng ta phạm sai lầm, cho rằng những giá trị của phong kiến tư bản
đều là lạc hậu phản động, giống như phái văn hóa vô sản Nga.

Câu 3: phân tích nội dung, giá trị và ý nghĩa của lý luận hình thái kinh tế xh?
Ý nghĩa của lý luận hình thái kinh tế – xã hội

Thứ 1: giúp cho các nhà KH, nhất là KH xh và nhân văn khi nghiên cứu đời sống xã hội thì dựa vào
lý luận này để tìm ra nguyên nhân và giải pháp để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn, tiêu cực của
xh.
Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn cứ vào thực trạng (tình
hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ không phải căn
cứ vào ý muốn chủ quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế thích hợp cho việc
bảo tồn, khai thác - sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.
Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đang
kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến (cải cách, đổi mới,...) mà cao hơn là một
cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.
Đây là qui luật cơ bản phổ biến của xã hội. Nghĩa là qui luật này quyết định các qui luật khác, các qui
luật khác muốn giải quyết triệt để thì phải bắt đầu từ qui luật này.
Ví dụ: Muốn chứng minh, giải thích vì sao đạo đức bây giờ xuống cấp, tệ nạn tham nhũng rộng khắp,
để giải thích nó, chúng ta phải tìm về kinh tế, nghĩa là tìm về qui luật này. Có rất nhiều nguyên nhân
nhưng cái chính là sự tác độngcủa mặt trái kinh tế thị trường.
Trong quá trình xây dựng đường lối phát triển kinh tế, cần ưu tiên, mở đường cho LLSX phát triển;
đặc biệt là ưu tiên phát triển con người và khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằn tạo ra hiệu quả, năng
xuất lao động.
Liên hệ: - Ưu tiên phát triển con người  chủ thể của LLSX
- Ưu tiên khoa học công nghệ  chủ thể của LLSX
 Tác động đến năng xuất lao động.
+ Muốn LLSX phát triển nhằm nâng cao năng xuất lao động, thì đòi hỏi phải tích cực cải tạo
những quan hệ sản xuất cũ, lỗi thời, lạc hậu kìm hãm, trói buộc LLSX phát triển.
Ví dụ: Xóa bỏ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh hành chính, cơ chế xin cho chuyển nhanh
sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Trong QHSX cần thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm
nhằm thu hút, kích thích người lao động tham gia tích cực vào trong quá trình sản xuất, tạo năng xuất
lao động, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ 2: Nắm vững qui luật này giúp chúng ta hiểu được chính sách, hiểu được con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam.
Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội

Trước Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Sự ra đời học thuyết hình
thái kinh tế – xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học.
Học thuyết đó chỉ ra: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định
các mặt của đời sống xã hội. Cho nên, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của
con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản
xuất.
Học thuyết đó cũng chỉ ra: xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các
cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn
khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Điều đó cho thấy, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội,
phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.
Đặc biệt phải đi sâu phân tích về quan hệ sản xuất thì mới có thể hiểu một cách đúng đắn về đời sống
xã hội. Chính quan hệ sản xuất cũng là tiêu chuẩn khách quan để phân kỳ lịch sử một cách đúng đắn,
khoa học.
Học thuyết đó còn chỉ ra: sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự
nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Cho nên,
muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã
hội. V.I.Lênin viết: “Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một
cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội
như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách
quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những
quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó”1.
Kể từ khi học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác ra đời cho đến nay, loài người đã có những
bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt, nhưng học thuyết đó vẫn là phương pháp thực sự khoa học
để nhận thức một cách đúng đắn về đời sống xã hội. Đương nhiên, học thuyết đó không bao giờ có
tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp… “duy nhất khoa học” để
giải thích lịch sử.
Gần đây, có những quan điểm đi đến phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội và cho rằng phải
thay thế bằng cách tiếp cận văn minh. Cách tiếp cận này phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành
văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp (hay văn minh tin học, văn
minh trí tuệ). Thực chất đây là phân chia dựa vào các trình độ phát triển kinh tế, dựa vào trình độ
khoa học và công nghệ. Rõ ràng, cách tiếp cận này không thể thay thế được học thuyết hình thái kinh
tế – xã hội, nó không vạch ra mối quan hệ giữa các mặt trong đời sống xã hội và các quy luật
vận động, phát triển của xã hội từ thấp đến cao.

Câu 4. Sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để xây dựng hình thái kinh tế - xã hội ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới như thế nào?
Câu 4. Sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội để xây dựng hình thái kinh tế - xã hội ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới như thế nào? (gồm 5 ý: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát
triển KT thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng văn hoá tiên tiến, lâu đời đậm đà bản
sắc dân tộc, chủ động hội nhập quốc tế —> cái thứ 5 hỗ trợ cho 4 ý trên)

Sự vân dụng của Đảng ta và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới

Trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) Đảng ta và Nhà nước đã vận dụng học thuyết hình thái
kinh tế xã hội và thực tiên để xây dựng các quyết sách mang tính chất chiến lược.
Đại hội V khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và
khoa học. Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân
dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản,
nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra,
nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ
quốc tế. Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất
tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối
lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời
sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu
tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống
nhân dân.
Sau đó là đại hội đề xướng và lãnh đạo thành công sự nghiệp Đổi mới. Đại hội VI đã đưa ra quan
điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc:
- Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp.
- Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ
cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.
- Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây
dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
Về Kinh tế
1/ Phát triển kt thị trường định hướng xhcn để tạo ra qhsx phù hợp vs trình độ llsx
Vận dụng quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
“Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“.
Trên cơ sở phân tích, đại hôi VI đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết
điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi
mới.
- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp;
ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế
huyện).
- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng
tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu.
- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành
phần kinh tế.
2/ Đẩy mạnh CN hóa, hiện đại hóa để tạo ra llsx hiện đại
Đồng thời Đảng ta xác định chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời đại
ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là
nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử
dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh
tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội,
kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm cho người lao động. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo
dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân.

Về xây dựng hệ thống chính trị


Như đại hội VI có nói về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh trong những năm
qua việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều
thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ
sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng:
“Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai
lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận
thức lý luận.
Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao
vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng
cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1. Xây dụng nhà nước pháp quyền xhcn của dân do dân và vì dân, đây là yếu tố quan trọng nhất
của kiến trúc thượng tầng. Với những yếu tố của nhà nước pháp quyền xhcnvn có những đặc trưng:
o Thượng tôn PL.
o Quyền lực nhà nước là thống nhất để phục vụ nhân dân,
o Có 3 quyền cơ bản là lập pháp hành pháp và tư pháp giao cho 3 cơ quan chuyên trách thực
hiện lần lượt là quốc hội – chính phủ và tòa án – viện kiểm soát, khi thực hiện vừa phối hợp vừa giám
sát nhau để giải quyết mâu thuẫn, hạn chế lạm quyền vì mục đích riêng.
o Công dân có quyền thực hiện những điều luật pháp ko cấm.
o Cán bộ,nhân viên nhà nước, công chức nhà nước chỉ thực hiện những quyền nhà nước cho
phép.
o Nhà nước PQ XHCNVN phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Bởi vì Đảng lãnh đạo để
định hướng nhà nước đi đúng hướng, ngăn chặn lạm dụng quyền lực; huy động được quần chúng –
đặc biệt là các tổ chức đoàn thể chính trị - chính trị xh như (mặt trận tổ quốc vn, đoàn thanh niên, hội
cựu chiến binh, hội phụ nữ….) vào việc giám sát nhà nước – cán bộ - Đảng viên.

Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải
theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để
xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan
điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.
Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản
lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Phương thức
vận động quần chúng phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó
là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của
mình.
Về văn hóa
Đồng thời với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; phát triển giáo dục và đào
tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; giải quyết tốt các vấn đề xã hội,
thực hiện công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”.
 Tiên tiến là iu nc, là tiếp thu tất cả những tinh hoa văn hóa nhân loại, đấy là tri thức kh, công
nghệ hiện đại, những giá trị nhân văn như quyền con người, tôn trọng con người, đề cao và bảo vệ giá
trị quyền con người, tiếp thu cái dân chủ tự do, bình đẳng đích thực của thế giới vào làm giàu thêm
cho nền văn hóa và con người VN.
 Bản sắc văn hóa dân tộc:
 Phát huy chủ nghĩa iu nc VN, trong đó có tự tôn, tự lập, tự cường, tự hào dân tộc, trong cái
đánh giặc bảo vệ đất nước, vận dụng vào trong thời bình – sản xuất, tạo ra giá trị mang tính biểu
tượng của Chủ nghĩa iu nc vn, tạo ra sp mang tính thương hiệu làng, xã, tỉnh- thành phố, vùng miền
và lớn hơn nữa là toàn quốc ( Hà NỘi – tp vì hòa bình, HCM – tp đầu tàu cả nước) phát huy những
thương hiệu thành biểu tượng, động lực, thôi thúc con ng phát triển, thu hút con người, tài lực vào
thành phố biểu tượng. TP HCM là tp duy nhất mang tên Bác, thương hiệu giá trị cao đẹp vì Bác ko
chỉ là lãnh tụ chính trị, lãnh tụ của dân tộc VN mà còn là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hóa thế giới được WHO công nhận và tôn vinh.Ngành y tạo ra những giá trị để tôn vinh,
biểu tượng.
 Đoàn kết, thương người, nhân ái, khoan dung.
 Lạc quan, iu đời, iu cuộc sống. Khó có 1 dân tộc nào có tinh thần lạc quan như người VIệt
Nam, suốt hơn 1k năm Bắc thuộc, dân ta vẫn không bao giờ chịu khuất phục, luôn nổi lên khởi nghĩa
để không bị đồng hóa mà lại còn tiếp thu ngược lại những cái hay của phương bắc.
 Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trong toàn bộ hoạt động của
mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm
quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Về đối ngoại
Đảng và Nhà nước ta quyết tâm "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình,
hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp
quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên
tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế".
Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đại hôiVI ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững
hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên
Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Thành tựu 35 năm thực hiện đường lối đổi mới

Qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng.
Về kinh tế
Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang
phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
bộ mặt đất nước, đời sống của nhân dân thật sự thay đổi;

Về xây dựng hệ thống chính trị


Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy
mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị
thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…
Về văn hóa
Các lĩnh vực, loại hình và sản phẩm văn hóa phát triển ngày càng phong phú, đa dạng, đã và đang
phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của nhân dân. Các hoạt động văn hóa, tinh
thần được quan tâm và tổ chức sôi nổi, rộng khắp, có nhiều tiến bộ. Đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân được nâng lên, thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng, công nghệ ngày
càng cao, hiện đại
Về đối ngoại
Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, nước ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối
ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Đối ngoại đóng vai trò
tiên phong trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế
của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh
thần trách nhiệm vào việc giữ vững hoà bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới... quan hệ
ngoại giao chính thức cấp cao nhất vs 185 nước và quan hệ làm ăn kinh tế với 225 nước và vùng lãnh
thổ.
Câu 5. Phân tích vai trò và ý nghĩa của khoa học và công nghệ trong sự phát triển xã hội và sự
vận dụng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới?
Từ nửa sau thế kỷ XX tới nay là thời đại cách mạng khoa học, công nghệ. Sự tiến bộ khoa học công
nghệ gắn liền với mọi mặt của đời sống xã hội. mỗi quốc gia phải nhận thức đầy đủ về những tiến bộ
khoa học công nghệ để định hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của mình cho phù hợp, nhằm
xóa bỏ đói nghèo và tiến lên xã hội phát triển, văn minh
Khoa học là hệ thống các quan niệm, hiểu biết, nhận thức, tri thức về các sự vật, hiện tượng, quan hệ,
quá trình của thế giới được con người đúc kết và kiểm chứng qua quá trình tìm tòi, lao động, sản xuất
và sinh sốngđược lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau. khoa học hiện đại là sự kết hợp hài hòa
giữa các yếu tố nhận thức, thế giới quan, thẩm mỹ và đạo đức. khoa học là một hình thái ý thức xã
hội, do đó nó có những đặc điểm: phụ thuộc vào tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, độc lập
tương đối và có tác động lại với xã hội. Khoa học phản ánh tồn tại xã hội, thể hiện trình độ của xã
hội, đồng thời là chỉ báo tiến bộ xã hội. Mục tiêu của kh là vạch ra các quy luật khách quan, cung cấp
hiểu biết về khách thể cho con người để sử dụng trong hoạt động thực tiễn. Hoạt động khoa học đòi
hỏi phải có các phương tiện và phương pháp chuyên dùng cho khoa học, sử dụng ngôn ngữ riêng, các
thiết bị đặc thù, phương tiện riêng khiến cho nó có thể thâm nhập và tìm hiểu các khách thể mới. khoa
học được chia thành khoa học lý thuyết và khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ là là cầu nối trực tiếp từ khoa học lý thuyết hay khoa học cơ bản đến kỹ thuật và
sản xuất.
Kỹ thuật chỉ tất cả các thiết bị, phương tiện, máy móc, công cụ vật chất, có tính vật thể nằm trong tư
liệu sản xuất, kể cả sản xuất tri thức để sản xuất, tổ chức, quản lý, khai thác, bảo quản, chế tạo các sản
phẩm cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của con người. kt được tạo ra dựa trên tri thức và kinh
nghiệm tích lũy được, được sáng tạo trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm đó để giải quyết một nhiệm
vụ cụ thể nào đó trong đời sống nhằm giảm nhẹ lao động sống và nâng cao năng suất lao động.
Ký thuật gắn chặt với lao động sản xuất và khoa học, là kết quả của sự vật chất hóa tri thức con
người.công cụ kỹ thuật càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người có tri thức vận hành nó tốt hơn. Ký
thuật được được hiểu trên 4 phương diện:
- Kỹ thuật là thiết bị nhân tạo
- Kỹ thuật là công cụ được sử dụng với tính cách là phương tiện đáp ứng hoặc giải quyết nhu
cầu cụ thể nào đó
- Kỹ thuật là thế giới đặc biệt đối lập với thế giới tự nhiên
- Kỹ thuật là phương thức đặc thù sử dụng sức mạnh và năng lượng của thế giới tự nhiên
Công nghệ là tổng hợp các quy tắc, thủ thuật, phương pháp, cách thức khai thác, chế biến, làm giàu
nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, các sản phẩm sử dụng trong công nghiệp. công nghệ gồm
có công nghệ cổ điển và công nghệ hiện đại. đặc trung của công nghệ hiện đại là giảm thiểu hàm
lượng vật chất và gia tăng hàm lượng khoa học và tư bản trong sản phẩm.
Kỹ thuật và công nghệ ngày nay không tách rời nhau. Cách mạng kỹ thuật và cách mạng công nghệ
taọ thành dòng chảy thống nhất gọi là cách mạng khoa học-kỹ thuật-công nghệ.
Cách mạng là dnag5 thức phát triển mà trong đó có những đợt biến, những bước nhảy vọt đi kèm với
các phát kiến, phát minh lớn, làm đảo lộn những lĩnh vực nào đó về hướng, tốc độ và quy mô phát
triển
Cách mạng khoa học công nghệ là sự hòa nhập, kết hợp với nhau thành một quá trình hợp nhất các
quá trình cách mạng trong khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Trong đó, cách mạng khoa học đi trước, giữ
vai trò dẫn đường và quyết định các quá trình cách mạng kỹ thuật – công nghệ nói riêng và sản xuất
nói chung.
Vai trò của khoa học công nghệ trong xã hội
Khoa học quyết định hướng đi của tiến bộ về kỹ thuật và sản xuất. Khoa học là điều kiện, môi trường,
nhân tố cấu thành và nội dung của quá trình sản xuất trong xã hội, tạo ra nguồn ủa cải vô tận.
Cách mạng khoa học công nghệ giải phóng người lao động khỏi các chức năng thực hiện, bắt đầu giải
phóng cả các chức năng quản lý. Do đó, cách mạng khoa học công nghệ làm cho con người bị loại ra
khỏi các quá trình sản xuất trực tiếp và biến con người thành chủ thể thật sự của quá trình sản xuất,
với chức năng chủ yếu và quan trọng nhất là sáng tạo.
Cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động vừa có chuyên môn sâu vừa có hiểu biết rộng,
do đó người lao động phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, rèn luyện để tiếp thu những cái mới, đạt
được sự tiến bộ.
Cách mạng khoa học công nghệ tạo tiền đề cho nền sản xuất xã hội vượt qua trình độ sản xuất đại trà,
cũng như sản xuất sản phẩm theo nhu cầu cá nhân độc đáo, duy nhất.
Cách mạng khoa học công nghệ thực hiện hiện đại hóa hạ tằng cơ sở cua nền kinh tế, tạo ra cuộc cách
mạng số, gây ảnh hưởng to lớn nhất trong lịch sử cách mạng thông tin, tạo ra môi trường thu nhận, tái
chế, cất trữ, truyền dẫn, cung cấp, thu thập, thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, năng suất
cao. Sản xuất do đó gắn liền với sự sáng tạo của con người, đòi hỏi phẩm chất đạo đức, tâm lý, năng
lực và trình độ trí tuệ của con người. lao động trở thành lao động xử lý thông tin.
Cách mạng khoa học công nghệ thúc đẩy toàn cầu hóa và tạo ra nền sản xuất mới, nền kinh tế mới,
trong đó sản xuất tập trung không còn chiếm ưu thế mà được thay bằng xu hướng phi tập trung hóa,
sản xuất các sp có giá trị cao, đa dạng hàm lượng trí tuệ cao, chu kỳ thay đổi công nghệ và sp được
rút ngắn.
Cách mạng khoa học công nghệ tạo ra hình thức tiền tệ mới là tiền điện tử. xã hội và tiền tệ trở thành
siêu tượng trưng. Xu thế của xã hội hiện nay là hạn chế và xóa bỏ tiền vật chất.
Cách mạng khoa học công nghệ tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện, công cụ để phát triển
văn hóa: sáng tạo, lưu trữ, trao đổi văn hóa giữa các dân tộc, các cộng đồng, các nền văn hóa, xóa bỏ
ranh giới giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp thu các nền văn hóa khác, tạo sự
đa dạng trong đời sống văn hóa.
Cách mạng khoa học công nghệ tạo nên sự tích hợp trong đời sống xã hội, thúc đẩy hình thành các tổ
chức hợp tác giữa các quốc gia trong kinh tế, sản xuất cũng như các lĩnh vực khác như văn hóa, quốc
phòng, lối sống, tôn giáo. Nó xóa nhòa biên giới giữa các quốc gia , mở rộng xu hướng toàn cầu hóa.
Cách mạng khoa học công nghệ tạo tiền đề cho sự thay đởi các quan hệ sở hữu, trong đó sở hữu tư
bản không còn đóng vai tròn quyết định tuyệt đối. thay vào đó, sở hữu thông tin, kiến thức đóng vai
trò ngày càng quan trọng. đến một giai đoạn nhất định thì của cải không còn là nguồn gốc quyết định
suy nhất đối với quyền lực, mà bên cạnh đó còn xuất hiện vai trò của tri thức, thông tin.
Cách mạng khoa học công nghệ làm thay đổi quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và sản xuất con
người. khu vực sản xuất con người từ chỗ được xem là không lợi nhuận thì nay trở thành lĩnh vực
quan trọng hàng đầu trong đời sống xã hội, trở thành lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế và xã
hội ngày càng cao.
Cách mạng khoa học công nghệ giải phóng con người khỏi nhịp điệu sống và làm việc cơ khí, biến
lao động thành lao động trí óc và tự do, giuo1 giảm thiểu bệnh tật, nâng cao thể trạng, kéo dài tuổi
thọ, thúc đẩy sự phát triển của con người, đưa xã hôi loài người đến một giai đoạn phát triển mới, làm
thay đổi bản thân con người cả về thể xác và tính thần.
Vai trò của khoa học công nghệ đối với xã hội việt nam
Từ năm 1986 tới nay, Đảng đã xác định rõ phát triển khoa học công nghệ là thành tựu to lớn, góp
phần xây dựng và bảo vê tổ quốc.
Kh đã cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước, xây dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước.
Khoa học công nghệ đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, dịch vụ,
cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, đưa Việt Nam tiến lên trình độ tiên
tiến
Khoa học công nghệ giúp nâng cao, đổi mới trình độ quản lý của nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp
luật.
Khoa học xã hội đã giúp cho nhà nước xác định rõ mô hình phát triển kinh tế phù hợp giới hoàn xảnh
xã hội của vn, làm rõ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định giá trị và bản
sắc dân tộc, khẳng định chủ quyển đối với các quần đảo, khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ.
Khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội đã giúp xây dựng và phát huy giá trị văn hóa việt
nam, duy trì ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước.
Các ngành khoa học tự nhiên đã giúp làm rõ các giá trị tài nguyên, điều kiện địa lý, môi trường của
việt nam, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần dự báo và hạn chế hậu quả của biến đổi
khí hậu.
Thành tựu khoa học kỹ thuật của việt nam không ngừng nâng cao, đóng góp to lớn vào sự phát triển
của đất nước, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế. số lượng sáng chế
của người việt không ngừng gia tăng.
Khoa học công nghệ đã hình thành nên các dịch vụ khoa học công nghệ của việt nam, làm rõ các
quyền và dịch vụ mới hình thành trong xã hội như quyền sở hữu trí tuệ, quyền giao dịch mua bán
công nghệ, dịch vụ tư ván, giám định, định gái tài sản trí tuệ.
Việt nam làm chủ thiết kế và chế tạo giàn khoan dầu khí tự nâng. Ngành công nghiệp cntt và viện
thông phát triển vượt bậc. quy mô và tốc độ phát triển của ngành viễn thông việt nam không ngừng
tăng, các sản phẩm của việt nam tạo được uy tín và tin dùng ở nhiều nước trên thế giới. việt nam cũng
tự phóng thành công các vệ tinh viễn thông. Việt nam làm chủ công nghệ tiên tiến trong thiết kế thi
công các công trình giao thôn, xây dựng đòi hỏi trình độ công nghệ cao như cầu bê tông, cầu dây
văng.
Ngành khoa học công nghệ góp phần tăng giá trị cho ngành nông nghiệp, đưa việt nam thành quốc
gia hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo và các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. việt nam làm chủ công
nghệ thiết kết, chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại, góp phần giữ vừng an ninh quốc phòng.
Khoa học công nghệ thúc đẩy tiềm lực của đất nước ngày càng tăng. Nhờ sự phát triển của công nghệ
thông tin, số lượng nhân lực chất lượng cao (đại học và sau đại học) được đào tạo ngày càng nhiều,
góp phần to lớn vào công cuộc nghiên cứu khoa học và phát triển của đất nước.
Đảng và nah2 nước cũng đã dành nguồn lực đầu tư và phát triển khoa học công nghệ, thành lập nhiều
quỹ phát triển khoa học công nghệ, thành lập các khu công nghệ cao, cải thiện hạ tằng cntt để tạo tiền
đề cho nghiên cứu khoa học.
Nhà nước cũng tập trung hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ, tạo điều
kiện cho sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả. Nhà nước lập các kế
hoạch, chiến lược quốc gia, gắn kết khoa học công nghệ với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
từng ngành, địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại của khoa học công nghệ nước nhà. Chưa huy động được
các nguồn lực xã hội vào phát triển khoa học công nghệ, đào tạo và sử dụng những người có năng lực
trong nckh chưa phù hợp. cơ chế quản lý quan liêu, phức tạp, không tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển khoa học công nghệ. Việc quy hoạch phát triển khoa học công nghệ chậm, không theo kịp sự
phát triển của các nước, không phù hợp với yêu cầu của xã hội. kết quả khoa học công nghệ chưa ứng
dụng tốt vào thực tiễn sản xuất.
Có những nguyên nhân làm chậm sự phát triển khoa học công nghệ tại vn:
- Nền kinh tế ở trình độ thấp nên mặt bằng dân trí còn thấp
- Nhà nước đầu tư ít, không đủ nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ, cơ chế quản lý
rườm rà, phức tạp
- Lực lượng khoa học công nghệ tuy đông nhưng chất lượng thấp
- Xã hội chưa coi trọng việc thúc đẩy khoa học công nghệ

You might also like