You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA: QUẢN TRỊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Đà Nẵng, ngày tháng 11 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH LIÊN THÔNG NĂM 2017


NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
BẬC: ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG
MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

II. Gợi ý trả lời 20 câu


I. Nội dung gồm 20 câu hỏi
Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức
năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm
đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và nhân viên.
Câu 1. Trình bày khái niệm quản trị nguồn nhân lực.
Nhân sự là những ai trong tổ chức? Nhân sự: Là những con người cụ thể đảm nhận một chức vụ hay vị trí công tác nào
đó trong tổ chức.
Câu 2. Hãy trình bày các chức năng cơ bản của quản trị Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực gồm:
nguồn nhân lực. 1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các
phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển được đúng
người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất,
kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định
được những công việc nào cần tuyển thêm người. Nhóm chức năng tuyển dụng
thường có các hoạt động: Hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng
vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của
doanh nghiệp.
2. Nhóm chức năng đào tạo & phát triển
Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo
cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để
hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển
tối đa các năng lực cá nhân. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện
các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công
nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ
thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là
kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt
đẹp trong doanh nghiệp.

- Xây dựng Chính sách: Đề ra, đảm bảo thực thi chính sách trong toàn tổ chức, có
khả năng giải quyết khó khăn cố vấn cho các cấp quản trị khác.
- Dịch vụ: Cung cấp dịch vụ như tuyển dụng, đào tạo cho bộ phận khác.
Câu 3. Trình bày và giải thích vai trò của bộ phận - Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức? - Kiểm tra: Giám sát các bộ phận khác thực hiện các chính sách, chương trình về
nhân sự.
Câu 4. Trình bày giá trị của công tác quản trị nguồn Đóng góp cho Tổ chức ở 03 Cấp độ:
nhân lực đem lại cho Tổ chức. - Cấp 3 là Phát triển sự nghiệp cho người lao động,
- Cấp 2 là tăng năng suất, tăng chất lượng, đổi mới sáng tạo, tăng chất lượng
dịch vụ khách hàng cho Doanh nghiệp
- Cấp 1 là mang lại Doanh thu cao, Chỉ số lợi nhuận cao trên vốn đầu tư,
Chia sẻ được nhiều cổ tức cho những người góp vốn.
- Bản mô tả công việc (job description) là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan
đến các công tác cụ thể, các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc.
- Bản mô tả tiêu chuẩn công việc (job specification) là bảng trình bày các điều
Câu 5. Trình bày khái niệm bản mô tả công việc và bản kiện, tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần phải có để hoàn
mô tả tiêu chuẩn công việc. thành một công việc nhất định nào đó.
Vị trí công việc: Một phần của công việc được thực hiện bởi một người lao động
riêng được gọi là một vị trí.
- Nghề nghiệp là rộng hơn vị trí nó tương ứng với bằng cấp mà bạn theo học trong
2, 3, 4 năm…Một người Cử nhân quản trị nguồn nhân lực có thể làm việc ở nhiều
Câu 6. Anh (Chị) hãy giải thích vị trí công việc và vị trí khác nhau như Chuyên viên tuyển dụng, Chuyên viên đào tạo, Chuyên viên
nghề nghiệp giống hay khác nhau? lao động tiền lương…
Câu 7. Trình bày và giải thích các nội dung cơ bản cần
Thường gồm 07 nội dung sau:
có trong một bảng mô tả công việc. 1. Phần nhận diện công việc
2. Phần tóm tắt công việc
3. Mối quan hệ trong thực hiện công việc
4. Chức năng, trách nhiệm trong công việc
5. Các tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá nhân viên thực hiện công việc
6. Thẩm quyền của người thực hiện công việc
7. Điều kiện làm việc
1. Giới thiệu vắn tắt về công ty…
2. Vị trí tuyển dụng…
3. Mô tả công việc của vị trí cần tuyển…
4. Tiêu chuẩn ứng viên…
5. Chế độ lương…

Câu 8. Trình bày các nội dung cơ bản cần có trên 01 6. Yêu cầu hồ sơ…
Thông báo Tuyển dụng. 7. Hạn nộp, hình thức, địa điểm nộp hồ sơ…

Các nội dung cơ bản cần có trên CV (curriculum vitae) xin việc:
1. Thông tin cá nhân: Tên tuổi, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại,
địa chỉ liên hệ…
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Câu 9. Trình bày các nội dung cơ bản cần có trên một 3. Trình độ học vấn
CV (curriculum vitae) xin việc. 4. Kinh nghiệm làm việc
5. Kỹ năng: Tin học, Ngoại ngữ
6. Người tham chiếu
7. Sở thích hay năng khiếu riêng
Cấu trúc buổi phòng vấn thông thường gồm:
1. Chào hỏi và giới thiệu 2 phút
Câu 10. Trình bày cấu trúc của một buổi phòng vấn và 2. Nhà tuyển dụng hỏi & ứng viên trả lời 15-20 phút
những câu hỏi thường gặp của buổi phòng vấn. 3. Giải đáp thắc mắc liên quan 5 phút
4. Kết thúc cám ơn 3 phút
Câu 11. Anh chị hãy trình bày theo luật hiện hành Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
chúng ta có mấy loại Hợp đồng lao động. a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ
12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng.
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng
chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên
môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên
môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân
Câu 12. Anh chị hãy trình bày theo luật hiện hành thì viên nghiệp vụ.
thời gian thử việc được áp dụng lài bao lâu? 3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Câu 13. Anh chị hãy trình bày theo luật hiện hành thì Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận
tiền lương thử việc là bao nhiêu? nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Câu 14. Trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng 1. Bản thân công việc
- Kiến thức chuyên môn
đến tiền lương và đài ngộ nhân sự. - Kỹ năng
- Trách nhiệm
- Áp lực
- Điều kiện làm việc
2. Bản thân nhân viên
- Thâm niên
- Kinh nghiệm
- Thành viên trung thành
- Tiềm năng của NV
- Mức hoàn thành CV
3. Tổ chức hay DN
- Chính sách
- Văn hóa Doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức
- Khả năng chi trả
4. Thị trường lao động
- Lương trên thị trường vùng
- Chí phí sinh hoạt
- Nền kinh tế
- Xã hội
- Luật pháp
Trả lương theo thời gian và theo sản phẩm đều có ưu nhược điểm riêng như:
- Trả lương theo thời gian có tính ổn định cho người lao động nhưng không kích
thích người lao động làm việc…
- Trả lương sản phẩm kích thích người lao động làm việc nhưng kém ổn định cho
Câu 15. Anh (Chị) hãy so sánh hai hình thức trả công
người lao động…
theo thời gian, trả công theo sản phẩm và đưa ra quan Quan điểm là tuỳ công việc và điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể đưa ra hình
thức trả công để kích thích người lao động tốt hơn ví dụ: công việc hành chính trả
điểm của mình.
lương theo thời gian, công việc sản xuất trả lương theo sản phẩm.
Câu 16. Theo Anh Chị những Nhà quản trị bên dưới,
ai phải quản trị nguồn nhân lực?

a. Quản trị cấp cao

b. Quản trị cấp trung

c. Quản trị cấp cơ sở hay quản đốc Theo tôi thì tất cả các cấp đều tham gia vào công tác Quản trị nguồn nhân lực:
Quản trị cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở đều phải quản lý nhân viên dưới quyền và
d. Tất cả các cấp làm việc với các bộ phận chức năng trên dưới trong Doanh nghiệp nên đều phải
làm việc với và thông qua nhân sự trong tổ chức.
Câu 17. Bộ phận phụ trách công việc Nhân sự tại hầu Bộ phận phụ trách công việc Nhân sự tại hầu hết các công ty ở Việt Nam thường
hết các công ty ở Việt Nam thường được gọi là?

a. Phòng Nhân viên

b. Phòng Nhân sự (Phòng Hành chính & Nhân sự)

c. Phòng đào tạo

d. Phòng Kinh doanh


được gọi là Phòng Nhân sư (Phòng Hành chính & Nhân sự).

1. Thuyên chuyển để cân đối các bộ phận trong Doanh nghiệp
2. Tăng chức kiêm nhiệm nếu thấy có thể quy hoạch được
Câu 18. Anh chị hãy đưa ra các giải pháp cụ thể trong
3. Tăng ca, tang giờ trong mùa vụ
trường hợp Doanh nghiệp thiếu lao động để áp dụng 4. Đào tạo & phát triển để đảm bảo hiệu quả công việc tăng
5. Hợp đồng gia công nếu thấy công việc chỉ có tính thới vụ
cho Quản trị nguồn nhân lực có tính hệ thống.
6. Tuyển dụng – Tuyển chọn áp dụng sau cùng nếu thấy có nhu cầu dài hạn.
1. Hạn chế tuyển dụng
Câu 19. Anh chị hãy đưa ra các giải pháp cụ thể trong
2. Giảm giờ lao động
trường hợp Doanh nghiệp thừa lao động để áp dụng 3. Nghỉ tạm thời
4. Về hưu sớm
Quản trị nguồn nhân lực có tính hệ thống.
5. Cho thuê lao động
Câu 20: Trình bày các khó khan cơ bản khi Quản trị Quản trị nguồn nhân lực quốc tế là một dạng của quản trị nguồn nhân lực đặc
nguồn nhân lực cho một công ty đa Quốc gia. biệt. Yếu tố “quốc tế” thể hiện sự đa dạng về thành phần quốc gia, nhân lực tham
dự và do đó, các chức năng thành phần, các hoạt động của quản trị nguồn nhân lực
cũng phức tạp hơn, đa dạng hơn. Theo Morgan (1986)1, quản trị nguồn nhân lực
quốc tế là sự phối hợp của ba thành phần:
1. Các chức năng quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, Đào tạo & Phát triển
nguồn nhân lực, Duy trì lực lượng lao động
2. Quốc gia hoặc đất nước tham dự vào các hoạt động quản trị nguồn nhân lực,
gồm có:
+ Chính quốc (home country), nơi có công ty mẹ hoặc cơ quan chỉ huy
đầu não của công ty.
+ Nước sở tại (host country), nơi có các chi nhánh của công ty.
+ Các nước còn lại hay nước thứ ba (third countries), nơi cung cấp tài
chính, nhân lực, v.v…
3. Nguồn nhân lực trong công ty, theo nguồn gốc, có:
+ Nhân lực từ chính quốc.
+ Nhân lực từ nước sở tại.
+ Nhân lực từ các nước còn lại hay nước thứ ba.
4. Ngôn ngữ tiếng anh, tiếng sở tại, tiếng nước chính quốc

Ban giám hiệu Lãnh đạo khoa Người biên soạn


Đã Ký
ThS. Trịnh Đình Hậu

You might also like