You are on page 1of 11

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIẸT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KHÔNG LƯU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

I. HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT:


Nội dung của báo cáo thực tập được cấu trúc thành 3 phần chính: phần mở đầu,
phần nội dung, phần kiến nghị (nếu có) và kết luận.
Báo cáo phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy
xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
Sử dụng kiểu chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương
đương; mật độ chữ multiple 1.15 hoặc 1.5; không được nén hoặc kéo dãn khoảng
cách giữa các chữ.
Lề trên 3 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm. Các đoạn văn được cách
khoảng trên và dưới 6pt. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Nếu
có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
Báo cáo đồ án được in trên hai mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm).

Trang 1/ 11
II. MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY:
Báo cáo đồ án phải được trình bày theo thứ tự như sau:
(1) Trang bìa chính
(2) Trang bìa phụ
(3) Trang “Lời cảm ơn”
(4) Trang “Lời cam đoan” của nhóm sinh viên thực hiện (trưởng nhóm đại diện
kí tên xác nhận)
(5) Trang phân công nhiệm vụ từng thành viên
(6) Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn”
(7) Mục lục
(8) Danh mục bảng biểu
(9) Danh mục hình ảnh
(10) Ký hiệu viết tắt
(11) Phần nội dung của báo cáo đồ án môn học (được đánh số bắt đầu từ 1)
(12) Tài liệu tham khảo
(13) Phụ lục (nếu có)

Lưu ý:
(1). Trang bìa chính: làm bằng giấy cứng, khi đóng cuốn phía ngoài có giấy
nhựa trong để bảo vệ.
(2). Trang bìa phụ: được bố cục như bìa chính nhưng được in trên giấy trắng
thông thường.
(3). Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn”: xem Phụ lục
(4). Mục lục: Sinh viên trình bày mục lục tự động dựa trên format của các Mục
và Tiểu mục trong báo cáo.
Lưu ý: Sinh viên nên dùng chức năng Insert + Index anh Tables + Table of
Contents của phần mềm MS-Word để tạo bảng mục lục này.
(5). Phần nội dung:
- Cách đánh chương mục: Nên đánh số ả rập (1, 2, 3, …), nhiều cấp (thường tối đa
3 cấp) như sau:
Chương 1: TIÊU ĐỀ CẤP 1 (SIZE 14)
1.1 Tiêu đề cấp 2 (size 14)
1.1.1 Tiêu đề cấp 3 (size 13, như văn bản nhưng in đậm)

Trang 2/ 11
Nếu cần chia các phần nhỏ hơn sử dụng các bullet hoặc đánh (a), (b)... in nghiêng,
lùi đầu dòng 1 cm.
(6). Tài liệu tham khảo: chỉ liệt kê các tài liệu đã được người viết thực sự
tham khảo để thực hiện báo cáo và được ghi theo hướng dẫn IV.
(7). Phụ lục (nếu có)
Phụ lục ghi các nội dung có liên quan đến báo cáo nhưng không tiện để ở trong
phần nội dung do quá dài. Nếu có nhiều hơn 2 phụ lục thì các phụ lục phải được
phân biệt hoặc bằng số (Phụ lục 1, Phụ lục 2, …) hoặc bằng chữ cái (Phụ lục A, Phụ
lục B, …) và có tên.
Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội
dung báo cáo như số liệu, biểu mẫu, tranh ảnh… nếu sử dụng những câu trả lời cho
một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng
nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi.
Các tính toán mẩu được trình bày tóm tắt trong các biểu mẫu cũng cần nêu trong
Phụ lục của báo cáo. Phụ lục không được dày hơn phần chính của báo cáo.
- Cách trình bày bảng biểu:
Bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương. Ví dụ, Hình II.2 có nghĩa là hình thứ 2
của chương II.
 Bảng biểu

Tên bảng đặt trước bảng như hình dưới đây. Để bảng ngay sau khi nhắc đến nó lần
đầu tiên (không để phần tên bảng ở trang trước, phần bảng ở trang sau). Font chữ
13, times news roman, căn giữa. Tên bảng cách dòng: trên 6pt, dưới 0pt.
Bảng 1. Danh sách đại biểu
Họ tên Cơ quan Địa chỉ
Phạm Thị A Viện Cơ học 264 Đội Cấn, Hà Nội
Lê Gia B Đại học Bách khoa HN 1- Đại Cồ Việt, Hà Nội
Đỗ Văn C Đại học XDHN 55 - Đường Giải phóng
Nguyễn Văn D Viện Công nghệ môi trường 100 Hoàng Quốc Việt
 Hình vẽ, tên hình vẽ

Hình vẽ rõ ràng, căn giữa trang. Tên hình phải kèm theo số chương
Tên hình đặt phía dưới của hình như hình dưới đây. Để tên hình ngay phía dưới của
hình vẽ (không để phần hình vẽ ở trang trước, phần tên hình ở trang sau). Font chữ
13, times news roman, in nghiêng, căn giữa. Tên hình cách trên 6pt, dưới 6pt.

Trang 3/ 11
Hình II.2. Giới thiệu cách đặt lề

III. QUY TẮC ĐÁNH SỐ TRANG:


Vì báo cáo được in trên 2 mặt giấy nên sinh viên cần chú ý tuân theo quy tắc đánh
số trang như sau:
 Từ Phần 2 đến Phần 6 được trình bày trên một mặt giấy (đánh số la mã),
 Phần 7 được bắt đầu từ một trang giấy mới (đánh số la mã),
 Trang danh mục bảng biểu (Phần 8) (đánh số la mã), được bắt đầu từ một trang
giấy mới. Nếu có nhiều hơn 1 trang thì các trang phải được đặt chế độ Mirror
Margins (Page Layout/ Margins/ Custom Margins/ Pages/ Mirror Margins),
 Trang danh mục hình vẽ (Phần 9) (đánh số la mã), được bắt đầu từ một trang
giấy mới. Nếu có nhiều hơn 1 trang thì các trang phải được đặt chế độ Mirror
Margins (Page Layout/ Margins/ Custom Margins/ Pages/ Mirror Margins),
 Trang chú giải ký hiệu (Phần 10) (đánh số la mã), được bắt đầu từ một trang
giấy mới. Nếu có nhiều hơn 1 trang thì các trang phải được đặt chế độ Mirror
Margins (Page Layout/ Margins/ Custom Margins/ Pages/ Mirror Margins),
 Toàn bộ nội dung báo cáo (Phần 11) được bắt đầu từ một tờ giấy mới đánh
trang bắt đầu từ số 1. Các trang phải được đặt chế độ Mirror Margins (Page
Layout/ Margins/ Custom Margins/ Pages/ Mirror Margins),
 Tài liệu tham khảo (Phần 12) được bắt đầu từ một tờ giấy mới đánh trang số lẻ.
Nếu có nhiều hơn 1 trang thì các trang phải được đặt chế độ Mirror Margins
(Page Layout/ Margins/ Custom Margins/ Pages/ Mirror Margins),

Trang 4/ 11
 Phụ lục (nếu có) (Phần 13) được bắt đầu từ một tờ giấy mới đánh trang số lẻ.
Nếu có nhiều hơn 1 trang thì các trang phải được đặt chế độ Mirror Margins
(Page Layout/ Margins/ Custom Margins/ Pages/ Mirror Margins).

IV. Cách viết tài liệu tham khảo


Sử dụng kiểu trích dẫn IEEE. Kiểu trích dẫn IEEE có 3 chức năng chính:
- Tên tác giả: ghi theo thứ tự Tên (ghi tắt) và Họ, sử dụng et al. trong trường hợp có
ba tác giả hoặchơn.
Ví dụ:
Hai tác giả: J. K. Author and A. N. Writer
Ba tác giả hoặc hơn: J. K. Author et al.
- Tiêu đề của bài báo (hoặc của một chương, một bài báo hội nghị, một phát minh,
…): ghi trong dấu ngoặc kép.
- Tiêu đề của tài liệu, tạp chí hoặc sách: dùng kiểu chữ nghiêng.
Các quy tắc này giúp cho người đọc phân biệt các loại tham khảo dễ dàng. Cách đặt
các dầu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, ngày tháng năm và trang thì tùy thuộc vào
loại tham khảo được trích dẫn.

Trang 5/ 11
PHỤ LỤC

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


KHOA KHÔNG LƯU
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
(Cỡ chữ 13)

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC


(Cỡ chữ 16)

TÊN ĐỀ TÀI
(Không qui định cỡ chữ cụ thể, nhưng thông thường là 22)
(Lưu ý: Tên đề tài cần ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ,
xác định rõ nội dung, giới hạn và địa bàn nghiên cứu)

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên (hoặc nhóm sinh viên) thực hiện:
Th.S………………… NGUYỄN VĂN A - (căn phải, cỡ chữ 13)

Mã số SV: ...

Trang 6/ 11
TP. Hồ Chí Minh, tháng…..năm……….

Trang 7/ 11
LỜI CẢM ƠN
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

Trang 8/ 11
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

Ngày …. tháng …. năm …


Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)

Trang 9/ 11
A. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN/ GIẢNG VIÊN (GV/GiV) VÀ SINH
VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC
1. Sinh viên hay nhóm sinh viên (gọi chung là sinh viên) thực hiện
đồ án đều phải có GV hướng dẫn. Trường hợp đồ án do nhóm sinh viên thực hiện, mỗi
sinh viên sẽ chịu trách nhiệm riêng về phần đồ án do mình thực hiện.
2. Sinh viên phải hoàn tất đầy đủ các nội dung chính đăng ký.
3. Sinh viên có quyền liên hệ GV hướng dẫn trong suốt quá trình
thực hiện đồ án để hỏi ý kiến, xin tài liệu tham khảo, xin ý kiến hướng dẫn… GV
hướng dẫn phải sắp xếp thời gian gặp sinh viên chậm nhất 1 tuần sau thời điểm sinh
viên liên hệ.
4. Sinh viên phải mang toàn bộ các nội dung nghiên cứu đã thực
hiện để báo cáo GV hướng dẫn. GV hướng dẫn góp ý, nêu yêu cầu phải tiếp tục hoàn
thiện và hướng dẫn nội dung cần làm tiếp theo.
5. Sau ½ thời gian thực hiện, GV hướng dẫn sẽ kiểm tra kế hoạch
thực hiện đồ án môn học (phải đạt 50% khối lượng nội dung công việc). Nếu sinh viên
không hoàn thành được các khối lượng qui định, GV hướng dẫn báo cáo Khoa và Khoa
sẽ xem xét đình chỉ hay cho sinh viên tiếp tục thực hiện đồ án môn học của sinh viên.
6. Công việc in ấn đồ án được thực hiện bằng kỹ thuật vi tính.
Trường hợp bản vẽ kỹ thuật, bản khảo sát có thể thực hiện bằng tay.
7. Kết quả đồ án môn học dựa vào điểm đánh giá của GV hướng
dẫn. GV hướng dẫn phải chịu trách nhiệm về điểm số đưa ra.
8. Trường hợp sinh viên thực hiện đồ án do cơ quan quản lý, phải
được sự đồng ý và xác nhận của cơ quan quản lý đồ án đó.
9. Sinh viên cần nghiêm túc, trung thực trong quá trình thực hiện
đồ án. Bất cứ khi nào GVHD hay Khoa phát hiện có sự sao chép đề tài giữa các sinh
viên trong cùng khoá hay sao chép đề tài đã có sẵn đều bị buộc ngưng thực hiện đồ án,
nhận điểm 0 và làm lại đồ án cùng khoá sau.

Trang 10/ 11
Một số vi phạm điển hình sẽ bị nhận điểm 0 như:
 Nhờ người khác thực hiện đồ án môn học
 Thuê người viết báo cáo
 Sao chép đề tài của các anh/ chị sinh viên khoá trước
 Sao chép một số nội dung mềm lẫn nhau giữa các bạn sinh viên, ví dụ sinh viên
A được thầy B hướng dẫn nhưng lại viết lời cảm ơn thầy C trong cuốn báo cáo
khi nộp về khoa.
 Một số vi phạm khác do Khoa quyết định.

Trang 11/ 11

You might also like