You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I HÓA HỌC 11- KNTT

NĂM HỌC 2023-2024


KHÁI NIỆM CÂN BẰNG
Câu 1: Cho các phản ứng sau:
(1) NaOH(aq) + HCl(aq) ⟶ NaCl(aq) + H2O(l).
(2) H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)
(3) CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g).
(4) 2KClO3(s) 2KCl(s) + 3O2(g).
Các phản ứng một chiều là
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (3), (4).
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. Nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. Nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. Nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 3: Cho cân bằng hoá học: H2 (g) + I2 (g) ⇌ 2HI (g); >0
Cân bằng không bị chuyển dịch khi?
A. tăng nhiệt độ của hệ. B. giảm nồng độ HI.
C. tăng nồng độ H2. D. giảm áp suất chung của hệ.
Câu 4. Cho cân bằng: 2 SO2 + O2 ⇌ 2 SO3 <0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
C. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ.

CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC


Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ mol) dẫn điện tốt nhất?
A. K2SO4. B. KOH. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 2: Chất nào sau đây là điện li yếu?
A. NaCl. B. HCl. C. HF. D. KOH.
Câu 3: Chất nào sau đây là điện li mạnh?
A. HF. B. MgO. C. KOH. D. Fe(OH)3.
Câu 4: Theo thuyết Br∅nsted – Lowry, acid là
A. Chất hoà tan được mọi kim loại. B. Chất tác dụng được với mọi Base.
C. Chất có khả năng cho proton. D. Chất điện li mạnh.
Câu 5: Dung dịch HNO3 0,001M có giá trị pH là
A. 3. B. 10. C. 4. D. 11.
Câu 6: Dung dịch NaOH 0,01M có giá trị pH là
A. 2. B. 10. C. 11. D. 12.
Câu 7: Chuẩn độ 30mL dung dịch NaOH chưa biết nồng độ đã dùng hết 20mL dung dịch HCl 0,15M. Nồng độ
mol của dung dịch NaOH là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 8: Một hồ bơi tiêu chuẩn khi có độ pH trong nước khoảng từ 7,2 – 7,8. Mất cân bằng pH là một trong những
vấn đề thường gặp ở nhiều hồ bơi. Trong trường hợp pH hồ bơi quá thấp sẽ gây tình trạng kích ứng da và mắt cho
người bơi. Để làm tăng pH của nước hồ bơi, hóa chất hiệu quả được sử dụng là
A. Na2CO3. B. NaOH. C. HCl. D. H2SO4.
1
NITROGEN
Câu 1: Ở dạng đơn chất, nitrogen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A. 65%. B. 78%. C. 80%. D. 21%.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
(2) Nitrogen lỏng dùng được để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác.
(3) Trong sản xuất rượu bia, khí nitrogen được bơm vào bể chứa để loại bỏ khí oxygen.
(4) Nitrogen lỏng được phun vào vỏ bao bì, sau đó gắn kín, nitrogen biến thành thể khí làm căng vỏ bao bì, vừa
bảo vệ thực phẩm khi va chạm, vừa bảo quản thực phẩm.
(5) Trong chữa cháy, nitrogen dùng để dập tắt các đám cháy do hoá chất, chập điện…
Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 5.
Câu 3: Cho phản ứng sau: N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g)
Trong phản ứng trên, nitrogen thể hiện
A. Tính oxi hoá. B. Tính khử.
C. Thể hiện cả tính oxi hoá và khử. D. Tính acid.
Câu 4: Oxide tạo thành trực tiếp từ phản ứng của nitrogen với oxygen là
A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2O5.
Câu 5: Trong công nghiệp, nitrogen có nhiều ứng dụng quan trọng. Ứng dụng nào sau đây không phải của
nitrogen?
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử. B. sản xuất chất tẩy trắng bột giấy.
C. sản xuất axit nitric. D. tổng hợp amoniac,từ đó sản xuất phân đạm.
AMMONIA VÀ HỢP CHẤT AMMONIUM
Câu 1: Liên kết hoá học trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hoá trị có cực. B. ion. C. cộng hoá trị không cực. D. kim loại.
Câu 2: Nguyên nhân ammonia có tính khử là
A. Ammonia tan trong nước tạo dung dịch có chứa ion OH-.
B. Nguyên tử N trong phân tử NH3 có mức oxi hóa -3 (mức thấp nhất của N).
C. Ammonia là chất khí, nhẹ hơn không khí.
D. Trong phân tử NH3 có nguyên tố hidrogen.
Câu 3: Nguyên nhân NH3 có tính base là
A. Trên N còn cặp e tự do. B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong nước. D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 4: Cho một số nhận định sau:
(1) Mùi khai và xốc. (2) Nặng hơn không khí. (3) Tác dụng với acid.
(4) Tan rất ít trong nước. (5) Khí không màu.
Số tính chất của khí NH3 là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 5 : Cho phản ứng sau:
NH4NO3 Khí X + H2O
Khí X thu được là
A. NH3. B. N2. C. NO. D. N2O.
Câu 6: Muối được dùng làm bột nở trong thực phẩm là
A. NaNO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. NH4Cl.
MỘT SỐ HỢP CHẤT VỚI OXYGEN CỦA NITROGEN.
Câu 1: Trong khí quyển, khi có sấm sét nitrogen bị oxi hóa để tạo thành oxide của nitrogen. Oxide được tạo thành
bởi quá trình này có công thức là A. NO. B. N2O5. C. N2O. D. N2O4.
Câu 2: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Fe. B. Au, Pt. C. Al, Au. D. Fe, Pt.
Câu 3: Kim loại bị thụ động hoá trong HNO3 đặc, nguội là
2
A. Al, Fe, Cr. B. Ag, Fe,Cu. C. Pb, Ag, Fe. D. Pt, Au, Ag.
Câu 4: Số oxi hoá của nitrogen trong phân tử HNO3 là
A. +5. B. +2. C. +3. D. +4.
Câu 5: Nước cường toan là hỗn hợp nitric acid đặc và hydrochloric acid đặc theo tỉ lệ thể tích lần lượt là
A. 1: 3. B. 3: 1. C. 1: 2. D. 2: 1.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Phú dưỡng là hiện tượng ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng (carbon, oxygen).
(b) Nước thải chăn nuôi là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng cho ao, hồ.
(c) Chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,… khi không được xử lí theo quy chuẩn, nếu thải vào sông, hồ cũng
gây ra hiện tượng phú dưỡng.
(d) Có thể quan sát được hiện tượng phú dưỡng thông qua sự xuất hiện dày đặc của tảo xanh trong nước. Khi đó
hàm lượng oxygen trong nước sẽ nhanh chóng tăng lên.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE
Câu 1: Phát biểu nào sau về sulfur là sai?
A. S là chất rắn màu vàng. B. S không tan trong nước.
C. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém. D. S không tan trong các dung môi hữu cơ.
Câu 2: Chất phản ứng với bột sulfur ngay ở nhiệt độ thường là
A. H2. B. O2. C. Hg. D. Fe.
Câu 3: Iron tác dụng với bột sulfur khi đun nóng thu được muối Iron (II) sulfur. Công thức của Iron (II) sulfur là
A. FeS. B. FeS2. C. CuS. D. FeSO4.
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
a) S + O2 SO2
b) Hg + S HgS
c) S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
d) Fe + S FeS
Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur đóng vai trò là chất khử?
A. 1. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải của Sulfur?
A. Làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid. B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất. D. Sản xuất diêm.
Câu 6: Hợp chất SO2 có tên gọi là
A. sulfur oxide. B. sulfur dioxide. C. disulfur oxide. D. sulfur trioxide.
Câu 7: Số oxi hoá của sulfur trong phân tử SO2 là
A. +4. B. –2. C. +6. D. 0.
Câu 8: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là
A. N2O. B. CO2. C. SO2. D. NO2.
Câu 9: Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch có chất khí X không màu, mùi xốc, gây viêm đường hô hấp ở
người. Khi khuếch tán vào bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng “mưa acid’. X là
A. SO2. B. CO2. C. H2S. D. CO.
SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE
Câu 1: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là
A. rót nhanh acid vào nước và khuấy đều. B. rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.
C. rót từ từ nước vào acid và khuấy đều. D. rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc?
A. Tính háo nước. B. Tính oxi hoá. C. Tính acid. D. Tính khử.
3
Câu 3: Kim loại nào sau đây tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tan trong H2SO4 loãng?
A. Ag. B. Fe. C. Al. D. Zn.
Câu 4: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là
A. rửa với nước lạnh nhiều lần. B. trung hoà acid bằng NaHCO3.
C. băng bó tạm thời vết bỏng. D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 5: Khi cho saccharose (C12H22O11) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc trong cốc thủy tinh thấy có bọt khí đẩy
carbon trào lên khỏi cốc. Thí nghiệm trên chứng minh được tính chất nào sau đây của H2SO4 đặc?
A. Tính háo nước và tính khử mạnh. B. Chỉ có tính háo nước.
C. Tính háo nước và tính oxi hóa mạnh. D. Chỉ có tính oxi hóa mạnh.
Câu 6: Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho
A. H2SO4 98% hấp thụ SO3 B. H2SO4 loãng hấp thụ SO2.
C. H2SO4 98% hấp thụ SO2. D. H2SO4 loãng hấp thụ SO3.
Câu 7: Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thường được dùng làm chất phụ gia
pha màu cho công nghiệp sơn, gốm sứ cách điện. Công thức của X là
A. BaSO4. B. Na2SO4. C. K2SO4. D. MgSO4.
HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ
Câu 1: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
A. carbon. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen.
Câu 2. Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. CO2. B. CH4. C. CO. D. K2CO3.
Câu 3. Hóa học hữu cơ là
A. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên
B. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
C. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
D. Ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O.
(2) Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa carbon và hydrogen.
(3) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon.
(4) Hóa học hữu cơ nghiên cứu về cấu trúc, tính chất, phương pháp điều chế, ứng dụng của hợp chất hữu cơ.
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ là
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, kém tan hoặc không tan trong nước.
B. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, kém tan hoặc không tan trong nước.
C. Có nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp, tan tốt trong nước.
D. Có nhiệt độ nóng chảy thấp và nhiệt độ sôi cao, tan tốt trong nước.
Câu 6: Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết
A. cộng hóa trị. B. ion. C. kim loại. D. hydrogen.
Câu 7: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường
A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm. B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm. D. xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
Câu 8: Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là
A. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ. B. nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
C. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion. D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
Câu 9: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6, CO. B. C6H6, CH4, C2H5OH.
C. CH4, C2H2, CO2. D. C2H2, C2H6O, BaCO3.
Câu 10: Nhóm chức là
A. Là một nhóm nguyên tử khác biệt trong chất hữu cơ.

4
B. Là một nguyên tử bất kì trong phân tử chất hữu cơ.
C. Là một nhóm nguyên tử có cấu trúc không gian đặc biệt mà trong đó các nguyên tử liên kết với nhau không
theo quy tắc hoá trị nào.
D. Là một nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) gây ra những phản ứng hoá học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu
cơ
Câu 11: Hợp chất alcohol có nhóm chức là
A. -O-. B. -NH2. C. -NH-. D. -OH.
Câu 12: Nhóm chức COOH là của hợp chất nào sau đây?
A. Carboxylic acid. B. Aldehyde. C. Alcohol. D. Ketone.
PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1: Phương pháp chưng cất dùng để tách biệt các chất?
A. Có nhiệt độ sôi khác nhau. B. Có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. Có độ tan khác nhau. D. Có khối lượng riêng khác nhau.
Câu 2: Phương pháp kết tinh dùng để tách biệt các chất?
A. Có nhiệt độ sôi khác nhau. B. Có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. Có độ tan khác nhau. D. Có khối lượng riêng khác nhau.
Câu 3: Phương pháp dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau?
A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Sử dụng phương pháp kết tinh để làm đường cát, đường phèn từ nước mía.
(2) Để thu được tinh dầu sả người ta dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
(3) Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta dùng cách chưng cất thường.
(4) Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai do có sự kết tinh đường.
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
CẤU TẠO HOÁ HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1: Theo thuyết cấu tạo hóa học, trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau?
A. Theo đúng số oxygen hóa. B. Theo đúng hóa trị.
C. Theo một thứ tự nhất định. D. Theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định.
Câu 2: Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -
CH2- được gọi là
A. đồng vị. B. đồng đẳng. C. đồng phân. D. đồng khối.
Câu 3: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau?
A. C2H5OH, CH2=CHCH2OH. B. C2H6, CH4, C4H10.
C. CH3COCH3, CH3CHO. D. C2H4, C3H6, C4H6.
Câu 4: Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch carbon là
A. mạch vòng, mạch hở phân nhánh.
B. mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh.
C. mạch vòng, mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh.
D. mạch hở phân nhánh.
Câu 5: Đồng phân
A. là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử , nhưng có cấu tạo khác nhau nên tính chất khác nhau.
B. là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau.
C. là hiện tượng các chất có tính chất khác nhau.
D. là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.
Câu 6: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. CH3OCH3,CH3CHO B. C2H5OH, CH3OCH3
C. CH3CH2CH2CH2OH, C2H5OH D. C4H10, C6H6
Câu 7: Hai hợp chất là CH3CH2CH2OH và CH3CH2OCH3 là loại đồng phân cấu tạo nào?
A. Đồng phân vị trí nhóm chức. B. Đồng phân vị trí nối đôi.
5
C. Đồng phân nhóm chức. D. Đồng phân mạch carbon.
TỰ LUẬN
Dạng 1: Tìm CTPT
Câu 1: Chất hữu cơ A có thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố như sau: 55,8%C ; 6,98%H ;
37,22%O. Phân tử khối của A được xác định trên phổ khối lượng MS tương ứng với peak ion phân tử có giá trị
m/z lớn nhất. Xác định CTPT của A

Câu 2: Chất hữu cơ X có thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố như sau: 77,42%C ; 7,53%H ;
15,05%O. Phân tử khối của X được xác định trên phổ khối lượng MS tương ứng với peak có cường độ tương đối
mạnh nhất. Xác định CTPT của X

(a) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X.


Dạng 2: Xác định nhóm chức thông qua phổ IR
Câu 1: Hợp chất Y có công thức phân tử C 4H8O, là một hợp chất dễ bay hơi. Dựa vào phổ IR dưới đây, hãy cho
biết peak nào giúp dự đoán được trong Y có nhóm chức aldehyde.
Câu 2: Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây:

Hãy chỉ ra peak ở vị trí nào( A, B, C, D) giúp dự đoán X có nhóm C=O?


Câu 3: Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3CH(OH)CH3 dưới đây:

Hãy chỉ ra peak nào Hãy chỉ ra peak ở vị trí nào


( A, B, C, D) giúp dự đoán X có nhóm –OH?

6
Dạng 3:
Câu 1: Cho bảng sau
CTCT đầy đủ CTCT thu gọn CT khung phân tử

A B

C D

E CH3-CH2-CH(CH3)-CH=CH-CH3 F

H
G

Viết các công thức của A, B, C, D, E, F, G, H ứng với bảng trên?


Dạng 4: Cân bằng
Câu 1: Cho biết phản ứng sau: H2 (g) + I2 (g) 2HI (g)
o
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430 C là: [H2] = [I2] = 0,107 M; [HI] = 0,786 M
Tính hằng số cân bằng KC tại 430oC?
Câu 2: Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng
trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO 3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản
ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.

You might also like