You are on page 1of 7

LÀNG NGHỀ HUẾ

*Phân tích tình hình phát triển du lịch ở Huế


Huế có rất nhiều ưu thế để phát triển du lịch như: sông, biển, thác, suối, chùa, ẩm
thực, di sản,....nhưng không mấy phát triển là vì:
+ Nhận thức của con người Huế: Bản thân người dân mặc định rằng Huế buồn và không
có gì để chơi → với tư duy này thì khiến cho du lịch Huế khó mà phát triển
?Vì ngay bản chất bên trong còn chưa nhận thức và hiểu rõ thì làm sao có thể thu hút
được khách du lịch ngoại đến đây.?
- Thế mạnh của Tỉnh về làng nghề:
- Hiện tại, có đến tận 86 làng nghề truyền thống → Đa dạng nhưng chưa tận dụng để phát
triển kinh tế, du lịch
- Sản phẩm đa dạng, độc đáo nhưng chỉ phát triển nhỏ lẻ → Chưa tận dụng được lợi ích
=> Khiến cho làng nghề ở Huế khó phát triển và cạnh tranh
+ Cộng thêm việc họ phải đứng giữa sự lựa chọn phát triển du lịch, kinh tế hoặc phải giữ
gìn nét đẹp truyền thống. Từ đó, Huế đã từ chối không ít nhà đầu tư → Ít được đầu tư
một cách rộng rãi và quy mô lớn → Cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu cho các tiện ích và
công trình còn rất hạn chế.
+Các sản phẩm du lịch về đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn vẫn còn thiếu
và yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được du khách
+Một số sản phẩm mới đã hình thành như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng
đồng, du lịch đầm phá. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này còn nhỏ lẻ, dịch vụ chưa
đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa có sự kết nối thành tour tuyến; công tác
quảng bá cho các sản phẩm này còn hạn chế, chưa thu hút.
+ Sự hạn chế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh trong việc khai thác, kết nối
khách du lịch từ các thị trường quốc tế.
+ Hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch mới/tiềm năng và hạ tầng phục vụ du khách tại
các điểm đang còn hạn chế và chưa có tính kết nối cao từ TP. Huế (đường đi, bãi đỗ xe,
bến thuyền, hệ thống dịch vụ)

Nhận thức được những vấn đề mà điểm đến Huế đang gặp phải, nhóm muốn rằng Huế
trong tương lai phải càng được biết đến với hình ảnh tươi trẻ, năng động tuy vẫn giữ chút
bình yên vốn có và không làm mất đi những giá trị truyền thống đã vốn có. Vì vậy, cần
triển khai các dự án một cách tới nơi tới chốn, xây dựng một Huế đáng để đi, đáng để trải
nghiệm và khám phá. Đúng với câu slogan “Huế - Kinh đô xưa trải nghiệm mới”.

* Phân tích về Làng nghề Huế:


Có một thực tế là, trước sự phát triển của xã hội hiện đại, một số làng nghề truyền thống
từ lâu đời của tỉnh Thừa Thiên Huế không tránh khỏi tác động tiêu cực, đứng trước nguy
cơ mai một. Từ năm 2015, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện quy hoạch phát triển nghề
truyền thống và làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong đó, có kế
hoạch khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống đang có nguy cơ thất truyền, bao
gồm nghề truyền thống tranh giấy làng Sình, nghề làm diều Huế, gốm Phước Tích, nghề
rèn Hiền Lương, rèn Cầu Vực.

Nhiều làng nghề hoạt động trung bình, nhiều làng nghề hoạt động khó khăn do hạn chế
về thị trường, trong đó, có một số làng nghề có nguy cơ mai một như gốm Phước Tích,
rèn Hiền Lương, tranh giấy tranh dân gian làng Sình, làng dệt thổ cẩm A Lưới.

1. Tên fanpage: Khám phá/Trải nghiệm Làng nghề Huế


Với tình hình hiện tại thì Huế tuy có nhiều làng nghề cụ thể là 86 làng nghề nhưng vẫn
chưa phát triển mạnh mẽ. → Nhóm muốn lập nên fanpage này để nhằm quảng bá làng
nghề Huế được biết đến nhiều hơn.

2. Slogan: Theo bước chân GenZ ?


Hiện nay, GenZ chính là những người mang đến nguồn năng lượng mới mẻ, nhóm muốn
lấy đối tượng này là chủ yếu, nhằm mục đích mang đến những ý tưởng mới lạ để xây
dựng một cộng đồng sôi nổi thu hút lượng khách lớn cho du lịch Huế
- Từ đó tận dụng góc nhìn trẻ trung của GenZ, dần dần lan tỏa đến các thế hệ khác → Mở
rộng độ tuổi đối tượng khách hàng.
Câu slogan cũng chính là câu hỏi ở mỗi bài content của fanpage. Nhằm tạo sự tò mò cho
người đọc: Theo bước chân GenZ để đi đâu? Để làm gì?

3. Đối tượng khách hàng hướng đến:


- Các bạn trẻ GenZ → Tiếp theo các thế hệ khác. Đây sẽ là đối tượng mà fanpage muốn
tác động chính. Bởi vì gen Z hiện nay có xu hướng ham học hỏi và tìm hiểu về những gì
mới lạ. Và chính GenZ sẽ là những người marketer cho fanpage, họ sẽ kể lại cho bố
mẹ/ông bà rằng làng nghề Huế vẫn còn lưu giữ và phát triển như thế nào?
-Nền tảng Facebook tại ĐNÁ có số lượng đông đảo:
+ Thế hệ GenZ rất nhạy bén trong CNTT và nắm bắt thông tin rất nhanh → Mục tiêu
khách hàng đầu tiên
+ Thế hệ GenY & GenX có nhu cầu sử dụng các tính năng FB hiện nay rất cao nhưng
luôn phải nhờ sự trợ giúp của GenZ → Tận dụng GenZ để thu hút đối tượng khách
GenY&X

4. Nghiên cứu đối thủ:


- Nền tảng Facebook:
Ưu điểm:
- Hiện tại, chưa có fanpage nào dành riêng cho làng nghề Huế hoặc có nhưng không hoạt
động mạnh mẽ
vd: Làng nghề truyền thống Huế
- Lượng người sử dụng social tại ĐNA nhiều nhất là FB
→ Dễ dàng tùy chỉnh của tính năng quảng cáo để tiếp cận khách hàng mục tiêu
=> Dễ dàng lan truyền thông tin, phát triển làng nghề trên không gian mạng
Nhược điểm:
- Thị trường quảng cáo ngày càng nhiều, dẫn đến giá thành quảng cáo có thể tăng.
- Có thể xuất hiện nội dung thông tin rác, gây nhiễu thông tin.
- Có thể bị giới hạn thời gian xem tin trên Facebook, không đảm bảo sự hiển thị của bài
viết quảng cáo.
- Các nền tảng khác như: Tiktok, Instagram
- Tại nền tảng IG
*Ưu thế:
+ Đa dạng kênh phân phối
+ Mở rộng nguồn khách hàng
- Tại nền tảng Tiktok:
+ Đông đảo người dùng trên toàn thế giới
+ Dễ tiếp cận nguồn khách hàng lớn
+ Dễ viral
+ Dễ tiếp cận với nhiều mục tiêu
*Nhược điểm:
IG:
+ Lượng users tại VN còn hạn chế
+ Ngoài GenZ user ra thì các thế hệ khác ít tiếp cận
+ Đòi hỏi đầu tư về kỹ ảnh, chất lượng hình ảnh
Tiktok:
+ Tính cạnh tranh cao
+ Dễ flop
+ Chi phí quảng cáo cao

5. Đánh giá SWOT nền tảng FB:

S: Điểm mạnh W: Điểm yếu


- Ít fanpage cùng chủ đề -sản phẩm phục vụ du lịch tại các làng nghề
- Số lượng user khổng lồ tại ĐNÁ còn đơn điệu
(Việt Nam) -nguồn vốn đầu tư và trang thiết bị phục vụ du
-Có tính năng quảng cáo đa dạng lịch tại các làng nghề còn hạn chế
và tùy chỉnh -mặt bằng sản xuất dành cho các làng nghề còn
- Dễ dàng tương tác và chia sẻ hạn chế -> hình thành các điểm tham quan cho
thông tin du khách rất khó khăn.
- Chi phí duy trì thấp
O: Cơ hội T: Thách thức
- Tăng lượng khách du lịch đến - Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đến làng
Huế nghề còn thiếu đồng bộ.
- Tạo cơ hội cho các làng nghề - Điều kiện thời tiết khắc nghiệt
truyền thống phát triển - Thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao.
- Tăng nhu cầu quan tâm và muốn
trải nghiệm của người dân đến
làng nghề Huế
- Tạo thu nhập cho người dân

6. Mục tiêu:
- Nhân văn:
+ Giúp phát triển làng nghề Huế, đa dạng sản phẩm du lịch Huế, thu hút khách du lịch
đến tham quan cố đô
+ Mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội
+ Bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống.
+ Đồng thời, giúp đỡ đời sống của người dân tại làng nghề
- Số liệu muốn đạt được trên fanpage: Đạt được 200k followers/ tháng đầu tiên

7. Chiến lược: Chiến lược định vị trong chiến lược này có 2 mục chính là:
+Cạnh tranh với đối thủ trên các fanpage, các nền tảng mạng xã hội khác (Instagram,
Tiktok)
+Xây dựng một content, hình ảnh mới mẻ theo ngôn ngữ GenZ

8. KPI:
-Dựa trên số lượng followers mà fanpage đã thu hút được và chạy quảng cáo
-Để tăng số lượt tương tác + followers, nhóm đặt ra:
+ Tháng 1: Bài đăng trong fanpage phải mới lạ để thu hút lượt follow và like
+ Tháng 2: Từ việc xây dựng hình ảnh và nội dung -> kêu gọi nhà đầu tư các công ty lữ
hành, các tour du lịch,....
- Lợi ích của nhà đầu tư khi đầu tư vào?
+ Nâng cao danh tiếng
+ Tham gia vào dự án có thể giúp nhà đầu tư mở rộng mối quan hệ, gặp gỡ những người
có cùng chí hướng, cùng mục tiêu.
+ Tham gia đầu tư vào dự án thành công có thể giúp nhà đầu tư nâng cao uy tín của mình
trong giới đầu tư.
+ Tháng 3-4: Tổ chức 1 cuộc thi “Đại sứ làng nghề Huế”. Cơ hội để người chơi hiểu rõ
hơn về các làng nghề vừa quảng bá fanpage lẫn các làng nghề ở Huế. Cụ thể: người chơi
sẽ quay 1 video clip về làng nghề truyền thống của Huế, dựa trên 2 yếu tố để chiến thắng
là: lượt like, share cao; thứ 2 là nội dung video phải truyền tải được những giá trị tích cực
nhằm thu hút để quảng bá cho làng nghề Huế. Đối tượng tham gia không giới hạn.
+ Sau 4 tháng, kết quả hoạt động của fanpage: Có nhiều sự tương tác -> tạo ra 1 lượng
lớn khách trung thành, duy trì các content về nội dung.
- Tương lai để duy trì:
+ Sáng tạo content
+ Kể chuyện qua hình ảnh, video
+ Liên kết các trường (Đại học/ THPT/THCS) để tạo các tour thực tế/ trải nghiệm
…etc

8. Rủi ro:
- TH1: Khi tháng đầu tiên thất bại
- Nguyên nhân:
+ Content chưa đủ hấp dẫn
+ Quảng cáo FB Ads chưa đủ thu hút người xem

- Giải pháp:
+ Cố gắng bắt trend để sáng tạo content cho bài viết của fanpage
+ Sử dụng hình ảnh, video, câu chuyện hay các yếu tố gây tò mò để làm nổi bật cuộc thi.
+ Đặt tiêu đề và mô tả cuốn hút người xem, tạo sự tò mò và muốn biết thêm về cuộc thi.

- TH2: Khi tháng thứ 2 thất bại


- Nguyên nhân:
+ Chưa đủ sự tin tưởng để được sự đồng ý của nhà đầu tư
+ Chưa đáp ứng được mục tiêu của nhà đầu tư (danh tiếng, lợi nhuận)

- Giải pháp
+ Cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về dự án, bao gồm cả các rủi ro và cơ hội.
+ Tạo cơ hội gặp gỡ, thảo luận để nhà đầu tư có thể đặt câu hỏi liên quan đến dự án.
+ Trình bày một kế hoạch rõ ràng và khả thi để đáp ứng mục tiêu của nhà đầu tư, bao
gồm các biện pháp để tăng danh tiếng và lợi nhuận trong dự án.

- TH3: Khi không thu hút được số lượng người tham gia sự kiện
- Nguyên nhân:
+ Vẫn chưa đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn
+ Những yếu tố bên ngoài: tiền thưởng chưa đủ sức hút, điều kiện tham gia vô tình gây
khó khăn, quảng bá sự kiện chưa đủ rộng rãi,...

- Giải pháp:
+ Quảng bá cuộc thi trên các fanpage các trường, hội nhóm
+ Sử dụng các kênh quảng cáo khác nhau như Facebook Ads,.. hoặc sử dụng influencer
để giới thiệu sự kiện đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
+ Đơn giản hóa điều kiện tham gia cuộc thi

9.Điều gì làm tăng số lượng người theo dõi?


- Cung cấp nội dung chất lượng: Đăng tải nội dung hấp dẫn,bổ ích và giá trị cho người
theo dõi của bạn.
- Tương tác với người theo dõi
- Tạo môi trường thân thiện, gần gũi với khách hàng
- Kích thích bằng các chương trình khuyến mãi thông qua FB Ads
- Sử dụng các tính năng của Facebook: Tận dụng các tính năng của Facebook như reel,
video, story, sự kiện, nhóm, quảng cáo, đánh giá và đề xuất từ bạn bè để tăng khả năng
tiếp cận và thu hút người theo dõi mới.
- Sử dụng từ khóa phù hợp để giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy fanpage của bạn khi tìm
kiếm trên Facebook.

10. Chiến thuật


+ Tập trung vào yếu tố Production trong 4P’s
- Tận dụng những nét đặc trưng của mỗi làng nghề
- Tập trung quảng bá giới thiệu sản phẩm tới du khách
- Tập trung vào những “bảo tàng sống” của làng nghề

+ Tập trung vào yếu tố Place


- Tập trung khai thác cảnh quan xung quanh nhà xưởng làng nghề cũng là điểm hấp dẫn
- Các làng nghề không chỉ là nơi sản xuất của người dân cho mục đích kinh tế mà còn là
nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa lâu đời thú vị
- Cho du khách khám phá các nhà xưởng sản xuất sản phẩm tại làng nghề

- Về mặt thực tế
- Luôn cập nhật các sản phẩm tinh xảo, mới nhất hoặc những sản phẩm đặc trưng nhất →
Tăng tính hấp dẫn, mới mẻ cho fanpage
- Liên kết với các doanh nghiệp du lịch, các trường,... → Mở rộng giá trị thương hiệu/ giá
trị sản phẩm trải nghiệm cho du khách
- Luôn tiếp nhận, đánh giá feedback của du khách → Cải thiện chất lượng mỗi ngày
- Đưa trải nghiệm đến “tận tay” du khách → Tăng tính thực tế
11. Khác

*Fb sẽ tập trung vào những nội dung gì?


- Chia sẻ, các hoạt động trải nghiệm thú vị, mới mẻ cho du khách khi đến các làng nghề
Huế.
- Chia sẻ hình ảnh và video về quá trình sản xuất, các sản phẩm nghề đẹp mắt, hoặc
những khoảnh khắc đặc biệt trong làng nghề Huế.
- Giới thiệu thông tin về lịch sử, truyền thống các làng nghề ở Huế
- Khuyến khích độc giả chia sẻ những trải nghiệm khi đã đến làng nghề Huế, fanpage hỗ
trợ kiểm duyệt nội dung và đăng bài. Tạo cơ hội cho người theo dõi thảo luận, chia sẻ ý
kiến, và giao lưu với nhau về làng nghề Huế.
- Kể câu chuyện về cuộc sống và công việc của những người thợ làm nghề ở Huế, những
khó khăn, thành công, và những bí quyết trong nghề.
- Thông báo và quảng bá các sự kiện, triển lãm, hội chợ hoặc các hoạt động liên quan đến
làng nghề Huế, như các buổi trình diễn, workshop, hay các lớp học về nghề truyền
thống,...

*Xây dựng nội dung gì trên kênh đó?


- Ảnh: Cung cấp những hình ảnh chân thực
- Video: Cung cấp những video của các nghệ nhân trong quá trình làm ra một kiệt tác của
làng nghề, các hoạt động trải nghiệm thú vị, hoặc những khoảnh khắc đặc biệt trong làng
nghề Huế.
- Thời điểm đăng bài: Nên chọn thời điểm đăng bài phù hợp cho mọi thế hệ, mỗi khung
giờ khác nhau để có thể cuốn hút tất cả mọi người trong độ tuổi từ trẻ đến giá
- Nội dung thu hút: điều tất yếu ở một group, 1 content thu hút là ở chỗ khi đọc những
dòng đầu khiến cho mọi người tò mò muốn đọc đến dòng cuối

Nhận xét:

Các bạn nên xem lại yêu cầu của mình.

Phải đi từ bước vấn đề mục tiêu: giải quyết vấn đề đó mới đưa ra chiến lược.

You might also like