You are on page 1of 4

BÀI TẬP HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH MỘT NGUYÊN TỐ TỪ OXIT VÀ HỢP CHẤT VỚI HIDRO
Bài 1: Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxi về khối lượng.Hãy xác nguyên tố R
và viết công thức oxit cao nhất.
Bài 2: hợp chất khí với hidrro của nguyên tố R thuộc nhóm IVA có chứa 25% hidro về khối lượng.Xác
định nguyên tố R và viết công thức oxit cao nhất.
Bài 3: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3.Với hidro ,nó tạo thành một hợp chất
khí có chưa 94,12%R về khối lượng. Xác định tên nguyên tố.
Bài 4: một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3.Nguyên tố này chiếm 25,93% về
khối lượng trong oxit bậc cao nhất .Định tên nguyên tố.
Bài 5: Oxit cao nhất của một nguyên tố chứa 72,73% oxi, còn trong hợp chất khí với hidro chứa 75%
nguyên tố đó.Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất khi với hidro.
Bài 6: Oxit cao nhất của một nguyên tố R chứa 38,8% nguyên tố đó,còn trong hợp chất khí với hidro
chứa 2,74% hidro.Xác định nguyên tố R.
Bài 7: Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH 4. oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối
lượng.Xác định nguyên tử đó? ( M= 28 là Si)
Bài 8: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R 2O5. Trong hợp chất với hidro, R chiếm 82,23%
về khối lượng. Xác định R?
Bài 9: Nguyên tố R có hoá trị cao nhất với oxi gấp 3 lần hoá trị trong hợp chất với hidro. Tỉ khối hơi
của oxit cao nhất so với hợp chất khí hidro là 2,353. Tìm tên nguyên tố R?
Bài 10: Hợp chất khí của Hidro với nguyên tố X có dạng XH3. Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% oxi
về khối lượng.
a. Tìm tên X.
b. Cho 3,1 gam X tác dụng với oxi dư thu được hợp chất Y. Hòa tan Y vào nước thu được 500 ml
dd axit. Tính CM của dd axit này.
Bài 11: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Hợp chất khí của nó với Hidro chứa 2,74% hidro
về khối lượng.
a. Tìm tên R.
b. Nếu cho 0,25 mol đơn chất của R tác dụng với hidro (vừa đủ) thu được hợp chất khí. Hòa tan
khí này vào nước thu được 200 g dung dịch axit. Tính C% của dung dịch axit này.
Bài 12: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO 3 , trong hợp chất với hidro chứa 5,88% H về
khối lượng. Xác định R , viết công thức oxit cao nhất của R.
a. So sánh tính chất của nguyên tố này với các nguyên tố xung quanh nó trong bảng tuần hoàn.
b. Từ cấu hình electron, hãy cho biết tính chất của nguyên tố này là gì (tính KL, tính PK)

DẠNG 2: XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ LIÊN TIẾP KHI BIẾT TỔNG Z

Bài 13: Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một phân nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần
hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 16.
a) Xác định A và B
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B
Bài 14: Hai nguyên tố A và B thuộc có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết Avà B thuộc cùng một
phân nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn.
1. Xác định A và B
2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B
Bài 15: Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn.
Tổng số proton của A và B bằng 19. Xác định A, B. Biết A thuộc nhóm IVA còn B thuộc nhóm IIIA.
Bài 16: Hai nguyên tố A và B có hiệu đơn vị điện tích hạt nhân bằng nguyên tử khối của hiđro. Tổng
số proton của chúng bằng nguyên tử khối của kali.
1. Xác định A và B
2. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.
1
Bài 17: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 chu kỳ và thuộc hai nhóm A liên tiếp nhau trong bảng
HTTH, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 25.
a. Viết cấu hình electron của X và Y .
b. Xác định tính chất hóa học cơ bản, công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với
hidro( nếu có) cảu X, Y.
Bài 18: Hai nguyên tố X và Y liên tiếp nhau trong bảng HTTH, tổng số electron của X và Y là 15.
Xác định vị trí của X, Y trong HTTH?
Bài 19: X và Y là hai nguyên tố nằm kế tiếp nhau trong một phân nhóm chính của bảng hệ thống tuần
hoàn .Tổng số proton trong hai hạt nhân của chúng bằng 58.
a) Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử X và Y
b) Từ đó hãy xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn.
Bài 20: Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X,Y ở hai nhóm A liên tiếp trong 1 chu kỳ. Xác
định cấu hình electron của X, Y và công thức hợp chất?.( NO2)
Bài 21: Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. B thuộc nhóm VA, Ở
trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số P trong hạt nhân của A và B là 23. xác
định cấu hình electron của A và B?.
Bài 22: Hai nguyên tố A và B thuộc cùng 1 nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích
hạt nhân của A và B là 22. Viết cấu hình electron của A và B?( N, P).
Bài 23: Hai nguyên tố A và B thuộc cùng 1 nhóm A và ở 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng htth, tổng số
proton của A và B là 28. Xác định vị trí và tính chất hóa học cơ bản của A, B.
Bài 24: Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B là 58. Xác định vị trí của A và B trong HTTH
biết A và B thuộc cùng 1 nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau?
Bài 25: Ba nguyên tố X, Y, Z ở trong cùng một chu kỳ có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu
nguyên tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố trên
hầu như không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
a. Xác định tên ,vị trí của các nguyên tố trên trong bảng HTHTH , nêu tính chất cơ bản từng nguyên
tố.
b.So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó.

DẠNG 3: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ LIÊN TIẾP 2 CHU KỲ THÔNG QUA SỐ KHỐI

Bài 26: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm
chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc).
a) Tìm hai kim loại đó
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Bài 27: Hòa tan hoàn toàn 6,9 g 1 kim loại thuộc nhóm I A bằng dung dịch HCl 1M dư, sau phản ứng
thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch A.
a. Xác định tên kim loại
b. Tính CM của muối trong dung dịch thu được.
Bài 28: Hòa tan hoàn toàn 4,05g một kim loại nhóm IIIA bằng dung dịch H 2SO4 loãng, dư. Sau phản
ứng thu được 5,04 l khí H2(đktc). Xác định tên của kim loại đó và tính phần trăm khối lượng của
chúng trong hỗn hợp đầu.
Bài 29: Hòa tan 5,6g hỗn hợp hai kim loại liên tiếp trong nhóm IA vào nước thì thu được 3,36 lít khí
(đktc) và dung dịch A.
a. Xác định hai kim loại đó?
b. Cho dung dịch A tác dụng hoàn toàn với 1 lượng vừa đủ dung dịch MCl x thì thu được 29,4
gam kết tủa. xác định M?
Bài 30: Hòa tan hoàn toàn 7,6g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong nhóm IIA bằng
dung dịch HCl 0,2M. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch A.
a. Xác định hai kim loại đó?
b. Tính nồng độ % của các muối trong dung dịch thu được?

2
Bài 31: Hòa tan 16,8 g hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ kế tiếp thuộc nhóm IA vào nước thu
được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch A.
a. Xác định tên của hai kim loại đó?
b. Tính V dung dịch H2SO42M cần dùng để trung hòa dung dịch A.
Bài 32: Hòa tan 2,84gam hh hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dd A thu được 3,17g muối khan.
a/ Xác định tên hai kim loại?
b/ Tính thể tích khí B ở đktc?
Bài 33: Hòa tan hoàn toàn 14,2g hai muối cacbonat của hai kim loại A, B liên tiếp nhau trong nhóm
IIA bằng lượng vừa đủ dd H2SO4. Sau pư thu được 3,36 lít khí ở đktc. Xác định CTPT của hai muối
và % về k.l của mỗi muối trong hh?
Bài 34: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B ở hai chu kỳ kế tiếp nhau của nhóm IIA. Lấy 0,88g X
cho hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m và tên của hai kim loại A, B?
Bài 35: Cho 0,78g một kim loại kiềm X tác dụng với nước thì có 0,224 lit một khí bay lên ở đkc.hãy
cho biết tên kim loại kiềm.
Bài 36: cho 0,48 g một kim loại thuộc nhóm IIA vào dd HCl dư thì sau phản ứng thu được dd có khối
lượng tăng 0,44g .Xác định lim loại nhóm IIA.
Bài 37: Cho 8,5 g hỗn hợp kim loại kiềm ở hai chu kì kế cận nhau vào nước thì thu được 3,36 lit khí
H2 ở đkc.
a/ Xác định tên mỗi kim loại kiềm.
b/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 38: Cho 8,8 g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA ở hai chu kì liên tiếp nhau vào dd HCl dư thì sau
phản ứng khối lượng dd axit tăng lên 8,2g.
a/ Xác định tên mỗi kim loại.
b/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 39: Cho một dd chứa 22g hỗn hợp muối natri của 2 halogen ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với
dung dịch AgNO3 dư thì thu được 47,5 gam kết tủa.
a/ Xác định tên mỗi halogen.
b/ Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
Bài 40: Cho 8 gam oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm VIA tác dụng vừa đủ với 200 ml
dung dich hidro xit kim loại nhóm IA có nồng độ 1M thì sau phản ứng thu được 14,2g muối trung hòa
xác định công thức oxit của R và hidroxit kim loại nhóm IA.
Bài 41: Cho 4 g oxit của một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 200ml dd halogenhidric
có nồng độ 1M thì thu được 9,5 gam muối khan..Xác định tên kim loại và halogen.
Bài 42: cho 1 lượng oxit kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với dd HCl 10% thì sau phản ứng ta thu
được dung dịch muối có nồng độ 12,34 %.Xác định công thức của oxit kim loại..
Bài 43: Cho một lượng oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm IVA tác dụng vừa đủ với NaOH
8% thì sau phản ứng thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 10,15% .Xác định nguyên tố R.
Bài 44: Cho một lượng muối cacbonat trung hòa của kim loại kiềm tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl 10% thì sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 14,77%. Xác định công thức hóa học
của muối cacbonat.
Bài 45: Cho một lượng muối barihalogenua tác dụng với một lượng vừa đủ dd H2SO4 5% thì sau
phản ứng thu được một dung dịch axit có nồng độ 3,77%.Xác định tên của halogen.
Bài 46: Nguyên tố R tạo ra hai oxit có công thức ROx và ROy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối
lượng .Xác định nguyên tố R, viết công thức hóa học các oxit biết rằng x,y là hai số nguyên liên tiếp.
Bài 47:Cho 1,8 gam kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư thì sau một thời gian thể tích
khí thoát ra đã vượt quá 3,36 lit(đkc) .Xác định kim loại .

3
DẠNG 4: SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA CÁC NGUYÊN TỐ.

Bài 48: Cho các nguyên tố sau: S(Z=16), P(Z=15), N(Z=7). So sánh tính chất hóa học cơ bản của
chúng?
Bài 49: Cho các nguyên tố: Na(Z=11), Mg(Z=12), K(Z=19). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng
dần tính kim loại, giải thích?
Bài 50: cho các hidroxit sau: HClO4, H2SO4, H2SiO3, H3PO4. Sắp xếp theo chiều tăng dần của tính
axit.
Bài 51: So sánh tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố Si(Z=14), O(Z=8), S(Z=16), F(Z=9). Giải
thích?
Bài 52: Cho nguyên tố X (Z = 15), Y (Z = 16), Z (Z = 20).
a. Định vị trí của các nguyên tố này trong Bảng tuần hoàn.
b. Viết công thức hợp chất khí của X, Y với hidro; oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của X, Y,
Z.
c. Các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng trên có tính axit hay bazơ?
Bài 53: Sắp xếp các nguyên tố Ca, C, F, O, Be:
a. Theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử.
b. Theo chiều giảm dần bán kính của nguyên tử.
Cho biết Ca (Z=20), C (Z=6), F (Z=9), O (Z=8), Be (Z=4).
Bài 54: a. So sánh tính kim loại của Na (Z = 11) với Al (Z = 13) và K (Z = 19).
b. So sánh tính phi kim của Si (Z = 14) với C (Z = 6) và Ge (Z = 32).
Cho các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13). Viết các oxit cao nhất và hidroxit tương
ứng, sắp xếp chúng theo chiều tính bazơ tăng dần
Bài 55: a) So sánh bán kính: Na; Al; Mg; K; B
b) Cho các nguyên tử: Li(Z=3),Cl(Z=17), Na (Z=11), F(Z=9). So sánh bán kính nguyên tử và bán kính
ion của chúng?
c) Hãy sắp xếp các hạt vi mô sau theo thứ tự tăng dần bán kính hạt : O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg.
d) So sánh tính axit của HClO; HClO3; HClO3; HClO4
e) So sánh tính axit của HCl; HF; HBr; HI
f) So sánh tính axit của HClO; HBrO; HIO
g) Sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần của Mg, Ca, Al, Si.

You might also like