You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ CƯƠNG TÌM HIỂU MPLS VNP VÀ MÔ HÌNH L2VNP

GVHD: Thầy Nguyễn Minh Thi

SVTH: Lê Hồng Nhung – 201A010061

Trần Lê Anh Thy – 201A010042

Nguyễn Thị Thúy Hà – 201A010087

Lê Trần Ái Vân – 201A010112

TP. HỒ CHÍ MINH – 2023


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
MPLS VPN là một công nghệ kết hợp giữa MPLS (Multi-Protocol Label
Switching) và VPN (Virtual Private Network) để tạo ra một mạng riêng ảo trên
một mạng công cộng. MPLS VPN cho phép các doanh nghiệp có thể kết nối các
chi nhánh, văn phòng hay đối tác với nhau một cách an toàn, hiệu quả và linh hoạt.
Mô hình L2VPN là một loại MPLS VPN, trong đó các thiết bị đầu cuối của khách
hàng được kết nối với nhau như thể chúng đang ở cùng một mạng LAN. L2VPN
có ưu điểm là dễ dàng triển khai, hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau và giảm thiểu
chi phí quản trị mạng.
Đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu về cơ chế hoạt động, kiến trúc và các thành
phần của MPLS VPN, cũng như ứng dụng của mô hình L2VPN trong thực tế. Đề
tài cũng sẽ trình bày về các bước thiết kế, cấu hình và kiểm tra một mô hình
L2VPN trên phần mềm GNS3. Qua đó, đề tài mong muốn đóng góp vào việc nâng
cao kiến thức và kỹ năng về MPLS VPN cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin.
2. Mục đích nghiên cứu:
MPLS VNP là một kỹ thuật mạng riêng ảo dựa trên giao thức MPLS, cho phép tạo
ra các mạng con logic trên một mạng vật lý chung. Mô hình L2VNP là một trong
những ứng dụng của MPLS VNP, cho phép kết nối các địa điểm khác nhau của
một tổ chức thông qua một mạng trung gian, nhưng vẫn duy trì được tính riêng tư
và bảo mật của dữ liệu.
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận này là để tìm hiểu về cơ chế hoạt động, các
thành phần, các lợi ích và các thách thức của MPLS VNP và mô hình L2VNP.
Sinh viên cũng sẽ trình bày về cách thiết kế, cấu hình và kiểm tra mô hình L2VNP
trên phần mềm GNS3, một công cụ mô phỏng mạng. Bằng cách nghiên cứu về
MPLS VNP và mô hình L2VNP, sinh viên mong muốn nâng cao kiến thức và kỹ
năng về mạng máy tính, đặc biệt là trong lĩnh vực mạng riêng ảo.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Triển khai mô hình L2VNP trên phần mềm GNS3
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu về MPLS VPN: đặc điểm, nguyên lý hoạt động, một số mô hình
cơ bản
2. Tìm hiểu về L2VNP: các chức năng và cách cấu hình
3. Triển khai mô hình L2VNP

C. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, ngành công nghiệp viễn thông đã và đang tìm một cách
chuyển mạch có thể phối hợp ưu điểm của IP và ATM để đáp ứng nhu cầu phát
triển của mạng lưới trong giai đoạn tiếp theo. Đã có nhiều nghiên cứu được đưa
ra trong đó có việc nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS.
Công nghệ MPLS là kết quả phát triển của công nghệ chuyển mạch IP sử dụng
cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần
thay đổi các giao thức định tuyến của IP. MPLS tách chức năng của IP thành
hai phần riêng biệt: chức năng chuyển gói tin và chức năng điều khiển. Bên
cạnh đó, MPLS cũng hỗ trợ việc quản lý dễ dàng hơn.
Trong những năm gần đây, MPLS đã được lựa chọn để đơn giản hoá và tích
hợp mạng trong mạng lõi. Nó cho phép các nhà khai thác giảm chi phí, đơn
giản hoá việc quản lý lưu lượng và hỗ trợ các dịch vụ Internet. Quan trọng hơn
cả, nó là một bước tiến mới trong việc đạt mục tiêu mạng đa dịch vụ với các
giao thức gồm di động, thoại, dữ liệu
Mạng riêng ảo VPN là một trong những ứng dụng rất quan trọng trong mạng
MPLS. Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt các công ty đa quốc gia có nhu cầu
rất lớn về loại hình dịch vụ này. Với VPN họ hoàn toàn có thể sử dụng các dịch
vụ viễn thông, truyền số liệu nội bộ với chi phí thấp, an ninh bảo đảm.
Tài liệu tham khảo

You might also like