You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG HÓA 6 CUỐI KỲ I

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: a. Khí oxygen có vai trò gì?
Oxygen có vai trò quan trọng trong sự sống và sự cháy:

Trong sự sống:

Ví dụ: Con người và các loài động, thực vật cần có oxy để duy trì sự sống. Là thành phần quan
trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, ...
Trong sự cháy:

Ví dụ :Đốt ngọn nến trong chiếc hộp kín, khi lượng oxy trong hộp hết thì cây nến sẽ tắt dần.Đốt
ngọn nến trong không khí, thì lượng oxy trong không khí sẽ giúp ngọn nến cháy rất lâu.

b. Em hãy trình bày các giải pháp bảo vệ môi trường không khí?

 Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
 Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.
 Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5.
 Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.
 Không vứt rác bừa bãi.
 Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.
 Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.
 Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
 Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường
không khí.
 Xử lý rác thải đúng cách.
 Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường
 Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.

Câu 2: Người ta dùng vật liệu gì để làm chốt phích cắm, tay cầm và dây điện của phích cắm điện
(Hình 12.3)

Để lựa chọn vật liệu làm ra từng bộ phận của phích cắm điện ở trên, người ta dựa vào tính chất nào
của vật liệu.
Trả lời:

Người ta dùng:

- Vật liệu bằng đồng để làm chốt phích cắm và lõi dây điện vì đồng có tính chất dẫn điện

-Vật liệu bằng cao su để làm tay cầm và vỏ dây điện vì cao su có tính chất cách điện

Câu 3: a. Kể tên hai khí có nhiều nhất trong không khí. Phần trăm của mỗi khí đó là bao nhiêu?
b. Nêu tính chất vật lý của oxygen?
Trả lời:
a. 2 khí có nhiều nhất trong không khí là: Nitơ chiếm 78% và oxy chiếm 21% thể tích của không
khí.

b. Tính chất vật lý của oxygen: Ở nhiệt độ thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi,
không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí

Câu 4: Cho các đồ vật sau đây (Hình 12.2) Các đồ vật đó được làm từ vật liệu gì?

- Chiếc ghế làm từ gỗ


- Chìa khóa làm bằng đồng hoặc sắt, thép
- Cái ly làm bằng thủy tinh
- Quả bóng làm bằng cao su
- Bình gốm làm bằng đất sét

Câu 7: Em hãy nêu nguyên nhân và hậu quả của sự ô nhiễm không khí?

Nguyên nhân:
- Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.
- Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.
- Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.
- Khói từ các nhà máy chứa nhiều khí độc, cacbonic,.. gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ..
Hậu quả:
+ Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người
+ Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan => gây nên nhiều lũ lụt, thiên tai
+ Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm
+ Tạo mưa axit làm phá hủy công trình xây dựng, ảnh hưởng cây cối…

Câu 8: Hãy kể tên các vật liệu được sử dụng để làm bánh xe, khung xe của một chiếc xe đạp (Hình
+ Khung xe, nan hoa, vành xe: làm bằng kim loại.
+ Săm lốp làm bằng cao su.

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá. B. Mưa rơi. C. Gió thổi. D. Lốc xoáy.
Câu 2. Vật thể nhân tạo là
A. Cây cỏ. B. Cái cầu. C. Mặt trời. D. Con sóc.
Câu 3: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbondioxide.
Câu 4. Vật liệu nào sau đây là được dùng làm lõi dây điện?
A. Gỗ B. Thủy tinh C. Đồng D. Gốm
Câu 5: Hành động nào sau đây không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
B. Nếm thử để phân biệt các loại hóa chất.
C. Thu dọn phòng thực hành, rửa sạch tay sau khi đã thực hành xong.
D. Mặc đồ bảo hộ, đeo kính, khẩu trang.
Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Câu 7: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm.
Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được .
Câu 8: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 15%. B. 21%. C. 79%. D. 78%.
Câu 9: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?
A. Con ong. B. Vi khuẩn. C. Than củi. D. Cây cam.
Câu 10: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?
A. Gỗ B. Đồng C. Sắt D. Nhôm

Câu 11: Quy định an toàn trong phòng thực hành là gì?
A. Không mặc trang phục gọn gàng
B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn
C. Ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm
D. Không nhận biết các vật liệu nguy hiểm
Câu 12: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?
A. Con sư tử. B. Con bướm vàng. C. Cây cầu D. Cây cam.
Câu 13: Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?
A. Nhựa. B. Thủy tinh. C. Cao su. D. Kim loại.
Câu 14: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét.
C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình hô hấp của cây.
Câu 15: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D. Bay hơi

You might also like