You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỌC PHẦN: CHUYÊN ĐỀ 10 – XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG VÀ


NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lớp: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II – Khóa 47

Tên Giảng viên: TS.GVC Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Điểm:
Họ và tên học viên: TRẦN MINH THIỆN

Số thứ tự (theo DS): 54 Số điện thoại: 0983373981


Chữ ký
Ngày sinh: 11/09/1982 Nơi sinh: Bến Tre

Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Yêu cầu:
Câu 1. Thầy cô hãy trình bày lợi ích của chính sách xã hội hóa giáo dục?
Câu 2. Thầy/cô đã góp phần xây dựng môi trường giáo dục của mình như thế nào
qua việc phối hợp với các bên liên quan?

BÀI LÀM
Câu 1. Lợi ích của chính sách xã hội hóa giáo dục
Lợi ích của chính sách xã hội hóa giáo dục không chỉ là lợi ích vật chất, mà
còn hàm chứa rất nhiều yếu tố thuộc tiến trình của sự phát triển.
- Về mặt tổ chức thể chế, xã hội hóa giáo dục là sự kiểm chứng phân định
chức năng của nhà nước, của công quyền với chức năng của các thể chế tư nhân,
với đoàn thể, các tổ chức phi công quyền. Sự phát triển của không ít các trường
ngoài công lập chứng tỏ hướng đi đúng đắn đó, đồng thời đi đúng hướng chiến
lược của Nhà nước.
- Về chiến lược cải cách hành chính, xã hội hóa giáo dục là động thái tốt
nhất cho chính sách giảm biên chế khu vực công - một gánh nặng ngân sách.
- Xã hội hóa giáo dục còn là sự tăng các trường ngoài công lập, giảm các
trường công, tăng khu vực tư, giảm khu vực công trong dịch vụ dân sự; thu hút
nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước.
- Góp phần làm trong sạch bộ máy. Xã hội hóa giáo dục ở đâu thì ở đó bớt
đi cơ hội xuất hiện tiêu cực trong tổ chức và nhân sự. Trong các trường ngoài
công lập căn bản không tồn tại việc chạy chức, chạy quyền, không có người “cắp
ô đi về” vì không có việc. Điều đó bớt đi bao nhiêu thủ tục có dấu hiệu tiêu cực
đang tồn tại (trong tuyển dụng, thi tuyển, và các hoạt động quản lý con người...).
Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục còn mang lại các lợi ích sau:
+ Giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, giải quyết được sự thiếu hụt về tài
chính từ ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục.
+ Mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh khi tham gia học tập: cơ
hội tiếp cận, giao lưu với các hoạt động xã hội; đó là cơ hội bản thân có thể tự
hướng nghiệp thông qua trải nghiệm.
+ Kết nối giữa các lực lượng xã hội đầu tư có hiệu quả vào giáo dục.
+ Giáo viên được hưởng lợi ích về xã hội hóa: giá trị về vật chất và tinh
thần; cơ sở vật chất, trang thiết bị.
+ Mở rộng chủ thể tham gia vào giáo dục, giảm bớt sự can thiệp của nhà
nước nhưng lại nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
+ Phụ huynh có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn trường, chọn lớp, chọn
giáo viên. Đảm bảo sự bình đẳng trong giáo dục, giúp cho từng thành viên trong
cộng đồng được phát triển, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của người dân.
+ Cơ hội việc làm nhiều hơn cho giáo viên phù hợp năng lực về chuyên
môn, sức khỏe, điều kiện làm việc trong môi trường giữa trường tư và công.
+ Trình độ dân trí được nâng cao, chỉ số hạnh phúc nâng cao; hạn chế và
giảm tệ nạn xã hội.
+ Cơ hội giao lưu với các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho giáo dục.
+ Tạo được lòng tin, giá trị sống cho học sinh, tạo động lực phấn đấu và có
trách nhiệm hơn đối với bản thân, đối với xã hội khi trưởng thành.
+ Huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của các tổ chức, cá nhân
và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất; tăng phương tiện, thiết bị dạy và học,
khen thưởng học sinh có thành tích học tập tốt; hỗ trợ học sinh tham gia vào các
phong trào do ngành giáo dục và nhà trường tổ chức (kinh phí và phần thưởng
cho các cuộc thi Khoa học kĩ thuật, các cuộc thi học sinh giỏi tỉnh/Quốc gia; thi
olympic,…) động viên và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ….
Cuối cùng, thông qua việc xã hội hóa giáo dục đã tạo điều kiện phối hợp
cùng gia đình giáo dục con em và tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập;
đảm bảo mối liên hệ thường xuyên, liên tục giữa nhà trường, giáo viên và gia
đình thông qua việc sử dụng hợp lí các hình thức trao đổi thông tin.

Câu 2. Với vai trò là một giáo viên, tôi đã góp phần xây dựng môi trường giáo
dục của mình qua việc phối hợp với các bên liên quan như sau:
* Phát triển mối quan hệ với chính quyền các cấp ở địa phương.
- Với chuyên môn sinh học, hằng năm tổ bộ môn có phối hợp với ngành y
tế (Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em; Trung tâm truyền thông về bệnh
truyền nhiễm; Trung tâm y tế dự phòng,…) trong các chuyên đề giáo dục sức
khỏe sinh sản; truyền thông về phòng chống các bệnh truyền nhiễm,…
- Vận động học sinh và người thân tham gia vào việc hiến máu tình nguyện
do Tỉnh đoàn, Công đoàn giáo dục và ngành Y tế phát động.
- Phối hợp bên công an, cảnh sát tuyên truyền về An toàn giao thông,
phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội trong các tiết sinh hoạt dưới cờ, các buổi
sinh hoạt chuyên đề, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Phối hợp với các tổ chức Đoàn – Hội hỗ trợ học sinh tham gia các hoạt
động thể dục thể thao; các sự kiện văn hóa; câu lạc bộ “Người tốt, việc tốt”; gây
quỹ xổ số “Cây mùa xuân”; lao động vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ; tham quan khu di
tích lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, nhà thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định,…
Với vai trò là giáo viên bộ môn kiêm phụ trách phó bí thư Đoàn trường, tôi
luôn định hướng, hướng dẫn các em tham gia tích cực trong các hoạt động của
Đoàn - Hội trong nhà trường. Hàng năm Đoàn – Hội nhà trường phát động và tổ
chức các phong trào về nguồn kết hợp tham quan hướng nghiệp như: di tích đầu
cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam; di tích căn cứ Khu Ủy Sài gòn – Gia định; khu di
tích lịch sử Đồng khởi; …. nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, ghi nhớ công ơn
các anh hùng liệt sĩ. Đồng thời kết hợp hướng dẫn các em tham quan trung tâm
giống và ứng dụng Công nghệ sinh học ở Chợ Lách; tham quan tìm hiểu hoạt sản
xuất kẹo dừa Bến Tre, nhà máy chế biến và sản xuất rượu Phú lễ, ….. Hằng năm,
trường có mời chuyên gia tập huấn về kĩ năng sơ cấp cứu trong những trường hợp
gặp nguy hiểm; tham quan dã ngoại làm phóng sự bằng tiếng Anh, ….. Phát động
phong trào xổ số “Cây mùa xuân” gây quỹ, đồng thời vận động các mạnh thường
quân và cựu học sinh ủng hộ phát quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó
khăn vui xuân đón tết.
* Phát triển quan hệ giữa nhà trường, giáo viên với cộng đồng để nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Xây dựng cảnh quan nhà trường: cơ sở vật chất của nhà trường có phần
xuống cấp nhiều do thời gian, hàng năm nhà trường đều có kế hoạch tu sửa, bảo
trì một số hạng mục nhằm đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục như:
đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, được sự hỗ trợ về kĩ thuật và
hướng dẫn an toàn từ công an phòng cháy chữa cháy của tỉnh; lắp đặt hệ thống
camera an ninh xung quanh trường; lắp đặt hệ thống đo thân nhiệt và rửa tay sát
khuẩn tự động; xây dựng các bồn và trồng mới cây xanh trong khuân viên nhà
trường,… Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc xây dựng mối quan
hệ lành mạnh, trong sáng giữa đội ngũ giáo viên nhà trường và giữa thầy và trò.
- Xây dựng môi trường xã hội tích cực, với sự “cộng đồng trách nhiệm” tạo
ra môi trường hoạt động, giao lưu mang tính giáo dục như tổ chức các hoạt động
ngoài nhà trường theo chủ điểm của địa bàn dân cư; xây dựng động cơ và thái độ
học tập đúng đắn với học sinh thông qua việc tạo dư luận của bà con lối xóm, của
cộng đồng về giá trị của việc được giáo dục, giá trị của học vấn đối với cá nhân
và xã hội; xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, học thường xuyên, học
suốt đời.
- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho giáo dục, theo chủ trương “nhà nước
và nhân dân cùng làm”, thu hút nguồn đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước, trong đó sự đóng góp của cha mẹ học sinh là lớn nhất.
Nguồn đầu tư ngày càng tăng về số lượng và hình thức như:
+ Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp, tạo cảnh quan sư phạm.
+ Tăng cường trang thiết bị giáo dục và giảng dạy cho nhà trường.
+ Chăm lo cho học sinh, nhất là học sinh nghèo, học sinh diện chính sách
và khó khăn; có chính sách khuyến khích học sinh giỏi phát triển tài năng, giúp
đỡ và hỗ trợ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bản thân tôi, đại diện cho bên Đoàn thanh niên phối hợp cùng giáo viên
chủ nhiệm đã tham gia vận động phụ huynh và mạnh thường quân trong việc hỗ
trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có thể hoàn thành tốt chương trình học phổ
thông. Hàng năm, vận động hơn 100 phần quà tặng cho học sinh khó khăn vui
xuân đón tết.
* Quan hệ phối hợp và trách nhiệm giải trình của nhà trường với cha mẹ học sinh.
- Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình có tầm quan trọng đặc
biệt trong giáo dục; thông qua các chính sách hỗ trợ về học phí, chế độ hỗ trợ chi
phí học tập, trợ cấp bảo hiểm y tế cho các em thuộc gia đình chính sách, học sinh
mồ côi cả cha lẫn mẹ, học sinh ở vùng kinh tế khó khăn theo học tại trường; đặc
biệt, năm nay có thêm chính sách cho học sinh có cha/mẹ mất do covid-19.
+ Điểm đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ này là vận động cha mẹ học
sinh và các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục, cũng như
quản lí việc học của con cái khi ở nhà, hạn chế việc lưu ban, bỏ học và chăm lo
việc giáo dục đạo đức, nền nếp,… cho các em khi sống ở gia đình và địa phương;
tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh; phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào
nhà trường.
Trong giai đoạn đặc biệt hiện nay, càng cho thấy tầm quan trọng của gia
đình đối với việc học tập, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe khi các em có
thể học tại nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nếu không có sự hỗ trợ từ phía gia
đình thì hiệu quả giáo dục ích nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

You might also like