You are on page 1of 18

UBND TỈNH BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn thi: Hóa học 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 07 trang)

Họ và tên học sinh :............................ Số báo danh : ……….………………….


Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm):


Câu 1: Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất có pH = 4. Để thải ra ngoài môi trường thì cần phải tăng
pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng qui định), nhà máy phải dùng vôi sống thả vào nước thải. Khối lượng vôi
sống cần dùng cho 1m³ nước để nâng pH từ 4 lên 7 là (Bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có)
A. 2,8 gam. B. 5,6 gam. C. 0,56 gam. D. 0,28 gam.
Câu 2: Cho m gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 0,5M thu được dung dịch X. Cô
cạn X thu được 8,12 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 2,13. B. 4,46. C. 2,84. D. 1,76.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Etylamoni nitrat vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl.
(b) Thủy phân chất béo trong dung dịch Ba(OH)2, thu được xà phòng và glixerol.
(c) Amilopectin trong tinh bột có mạch cacbon phân nhánh.
(d) Cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành, thấy có kết tủa xuất hiện.
(e) Tiêu hủy túi nilon và đồ nhựa bằng cách đốt cháy sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 4: Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trong nguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi
tôi vừa đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxi, theo sơ đồ phản ứng:
(1) Fe3+ + OH- → Fe(OH)3
(2) Fe2+ + OH- + O2 + H2O → Fe(OH)3
Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 28 lần so với ngưỡng cho phép là 0,30 mg/l (theo QCVN 01-
1:2018/BYT). Giả thiết sắt trong mẫu nước trên chỉ tồn tại ở hai dạng là Fe 3+ và Fe2+ với tỉ lệ mol Fe3+ :
Fe2+ = 1 : 4. Cần tối thiểu m gam Ca(OH) 2 để kết tủa hoàn toàn lượng sắt trong 10 m³ mẫu nước trên. Giá
trị của m là
A. 288,6. B. 222,0. C. 155,4. D. 122,1.
Câu 5: Thực hiện thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước như sau:
Bước 1: Thêm 4 ml ancol isoamylic và 4 ml axit axetic kết tinh và khoảng 2 ml H 2SO4 đặc vào ống
nghiệm khô. Lắc đều.
Bước 2: Đưa ống nghiệm vào nồi nước sôi từ 10-15 phút. Sau đó lấy ra và làm lạnh.
Bước 3: Cho hỗn hợp trong ống nghiệm vào một ống nghiệm lớn hơn chứa 10 ml nước lạnh.
Cho các phát biểu sau:
(a) Tại bước 2 xảy ra phản ứng este hoá.
(b) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng tách thành hai lớp.
(c) Có thể thay nước lạnh trong ống nghiệm ở bước 3 bằng dung dịch HCl bão hoà.
(d) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng thu được có mùi chuối chín.
(e) H2SO4 đặc đóng vai trò là chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng theo chiều tạo este.
Số phát biểu đúng là
Trang 1/7 – Mã đề 001
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 1 mol Gly, 2 mol Ala và 2 mol Val. Mặt
khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-
Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất trên của X là?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 7: Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở E, F (đều có công thức phân tử C 4H6O4) tham gia phản ứng theo
đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
E + 2NaOH (t°) → Y + 2Z
F + 2NaOH (t°) → Y + T + X
Biết Y và T là các hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:
(1) Chất Z thuộc loại ancol no, hai chức, mạch hở.
(2) Chất Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Chất X có nhiệt độ sôi thấp hơn chất T.
(4) Có hai công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của
(5) Đốt cháy Y chỉ thu được Na2CO3 và CO2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 8: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 300 ml dung dịch KOH
1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C 17HyCOOK. Đốt cháy
0,14 mol E, thu được 3,69 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 0,25 mol Br2. Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 86,61. B. 86,41. C. 86,91. D. 86,71.
Câu 9: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát
minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này
đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần
áo, tất, … Một trong số vật liệu đó là tơ nilon–6. Công thức của tơ nilon–6 là
A. (–CH2CH=CHCH2–)n. B. (–NH[CH2]2CO–)n.
C. (–NH[CH2]5CO–)n. D. (–NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO–)n.
Câu 10: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. Fe2+, NH4+, NO3-, SO42-. B. NH4+, Na+, HCO3-, OH-.
C. Cu2+, K+, OH-, NO3-. D. Na+, Fe2+, OH-, NO3-.
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Dẫn khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(b) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch NaHCO3.
(c) Cho x mol Cu với dung dịch hỗn hợp chứa 1,5x mol Fe(NO3)3 và 0,25x mol Fe2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch KAlO2 dư.
(e) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng toàn phần.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 12: Từ các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) 2X1 + 2X2 → 2X3 + H2
(2) X3 + CO2 → X4
(3) X3 + X4 → X5 + X2
(4) 2X6 + 3X5 + 3X2 → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6KCl
Các chất thích hợp tương ứng với X3, X5, X6 lần lượt là
A. KHCO3, K2CO3, FeCl3. B. NaOH, Na2CO3, FeCl3.
Trang 2/7 – Mã đề 001
C. KOH, K2CO3, FeCl3. D. KOH, K2CO3, Fe2(SO4)3.
Câu 13: Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl 2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được hỗn hợp ba kim loại. Ba kim loại đó là
A. Zn, Mg, Ag. B. Mg, Cu, Ag. C. Zn, Mg, Cu. D. Zn, Ag, Cu.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Thành phần chính của tóc, móng, sừng là protein.
(c) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị oxi hóa thành amoni gluconat.
(d) Muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt).
(e) Trùng ngưng buta-1,3-đien thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
(b) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.
(c) Mỡ heo và dầu dừa đều có thành phần chính là chất béo.
(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.
(e) Tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(f) Quá trình sản xuất rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu ăn và mỡ động vật có chứa nhiều triglixerit.
(b) Giấm ăn được sử dụng để làm giảm mùi tanh của cá.
(c) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.
(d) Tơ tằm bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(e) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn hơn cao su thường.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 17: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(d) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 18: Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Tính khối lượng muối thu được khi thủy
phân hoàn toàn 0,1 mol X trong trong dung dịch H 2SO4 loãng. (Giả sử axit lấy vừa đủ để tạo muối trung
hòa)?
A. 50,6 gam. B. 70,2 gam. C. 45,7 gam. D. 35,1 gam.
Câu 19: Cho sơ đồ sau (các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + NaOH (t°) → X1 + X2
(2) X1 + NaOH (CaO, t°) → X3 + Na2CO3
(3) X2 (H2SO4 đặc, 170°C) → X4 + H2O
Trang 3/7 – Mã đề 001
(4) X2 + O2 (men giấm) → X5 + H2O
(5) 2X3 (1500°C, làm lạnh nhanh) → X6 + 3H2
(6) X6 + H2O (HgSO4, 80°C) → X7
(7) X7 + H2 (Ni, t°) → X2
Trong số các phát biểu sau:
(a) X5 hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(b) Tổng số liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử X2 là 8.
(c) X4 làm mất màu dung dịch KMnO4.
(d) X6 có phản ứng với AgNO3/NH3 dư, tạo thành kết tủa màu trắng bạc.
(e) Đốt cháy 1,5 mol X7 cần 3,75 mol O2 (hiệu suất phản ứng 100%).
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ), thu được khí O2 ở catot.
(b) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 thấy khối lượng dung dịch tăng lên.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 thu được kết tủa chỉ chứa một chất.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 21: Cho m gam hỗn hợp A gồm Na, Na 2O, Na2CO3 vào nước, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí
H2. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
– Phần I phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M.
– Phần II hấp thụ hết 1,12 lit khí CO2 được dung dịch Y chứa hai chất tan có tổng khối lượng là 12,6 gam.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Na 2O
trong A là
A. 16,94%. B. 27,75%. C. 39,74%. D. 32,46%.
Câu 22: Điều nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nước mềm là nước chứa nhiều ion cation Ca2+ và Mg2+.
B. Kim loại Na khử được Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
D. Kim loại Li có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
Câu 23: Cho Z là este tạo bởi rượu metylic và axit cacboxylic Y đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon
phân nhánh. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,6 mol Z trong 300 ml dung dịch KOH 2,5M đun nóng, được dung
dịch E. Cô cạn dung dịch E được chất rắn khan F. Đốt cháy hoàn toàn F bằng oxi dư, thu được 45,36 lít
khí CO2 (đktc), 28,35 gam H2O và m gam K2CO3. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử của Y có 8 nguyên tử hiđro.
(2) Y là axit no, đơn chức, mạch hở.
(3) Z có đồng phân hình học
(4) Số nguyên tử cacbon trong Z là 6.
(5) Z tham gia được phản ứng trùng hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6 có tỉ khối so với H 2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình đựng
kín có sẵn ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 10.
Tổng số mol H2 đã phản ứng là:
Trang 4/7 – Mã đề 001
A. 0,075 mol. B. 0,015 mol. C. 0,070 mol. D. 0,050 mol.
Câu 25: Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
- X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
- X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối.
- Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Các kim loại X, Y, Z, T lần lượt là
A. Na, Fe, Al, Cu. B. Al, Na, Cu, Fe. C. Na, Al, Fe, Cu. D. Al, Na, Fe, Cu.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai chất: Y (C 2H10N2O3) và Z (C2H8N2O4). Trong đó, Y là muối của amin, Z là
muối của axit đa chức. Cho 29,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, sau phản ứng hoàn
toàn thu được m gam muối và 0,5 mol hỗn hợp T gồm 2 khí. Giá trị của m là
A. 28,60. B. 30,70. C. 32,12. D. 30,40.
Câu 27: Hỗn hợp amoni peclorat (NH4ClO4) và bột nhôm (Al) là nhiên liệu rắn của tàu vũ trụ con thoi
theo phản ứng sau: NH4ClO4 → N2 + Cl2 + O2 + H2O. Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn
amoni peclorat (NH4ClO4). Giả sử tất cả khí oxi (O 2) sinh ra tác dụng hoàn toàn với bột nhôm (Al). Khối
lượng bột nhôm đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 230 tấn. B. 245 tấn. C. 268 tấn. D. 250 tấn.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon.
(b) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức.
(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
(d) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbon monooxit.
(e) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein đều chứa nguyên tố nitơ.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6)
nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:
A. (2), (3), (6). B. (2), (3), (5), (7). C. (5), (6), (7). D. (1), (2), (6).
Câu 30: Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit ađipic, glucozơ, saccarozơ trong đó số mol axit ađipic bằng 3
lần số mol axit oxalic. Đốt m gam hỗn hợp X, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi trong đó có 16,56 gam
H2O. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được (m + 168,44) gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 30,16. B. 28,56. C. 29,68. D. 31,20.
Câu 31: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, bền có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với dung dịch
AgNO3 trong NH3. Đốt cháy hết a mol X thu được H 2O và 2a mol CO2. Tỉ khối của X so với khí H 2 nhỏ
hơn 31. Số công thức cấu tạo của X bằng
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 32: Nung hỗn hợp X gồm Zn, Fe, S (trong chân không) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Y tác dụng
vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol HCl, thu được dung dịch Z , hỗn hợp khí T (có tỉ khối so với H 2 bằng
9) và chất rắn Q. Đốt cháy hoàn toàn T và Q cần dùng 8,4 lít O 2 (đktc). Phần trăm số mol của S trong X
gần nhất với
A. 67. B. 46. C. 33. D. 61.
Câu 33: Để khử khuẩn ta nên rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành
phần chất X. Trong công nghiệp, chất X có thể pha chế thêm vào xăng để tạo ra nhiêu liệu xăng sinh học
E5. Chất X là
A. Metanol. B. Axit axetic. C. Glixerol. D. Etanol.
Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
Trang 5/7 – Mã đề 001
(c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH.
(d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư.
(f) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản
ứng hết với 0,25 mol X cần tối đa 0,35 mol NaOH trong dung dịch, thu được m gam hỗn hợp hai muối.
Giá trị của m là
A. 13,0. B. 20,5. C. 30,0. D. 17,0.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho K vào dung dịch CuSO4 dư.
(c) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich C6H5ONa.
(e) Cho dung dịch CO2 tới dư vào dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả chất rắn và khí là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 37: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một
trong những biện pháp để hạn chế virus COVID-19 vào cơ thể là phải thường xuyên rửa tay bằng dung
dịch sát khuẩn. Để pha chế “nước rửa tay khô” cần các nguyên liệu sau: cồn y tế 96%, oxy già 3%,
glixerol 98%. Biết trong mỗi chai xịt, cồn 96% chiếm 83,33% thể tích dung dịch, để sản xuất được 500
chai xịt rửa tay 70 ml thì cần bao nhiêu lít cồn 96% (d = 0,8 g/ml)?
A. Khoảng 28 lít. B. Khoảng 40 lít. C. Khoảng 29 lít. D. Khoảng 42 lít.
Câu 38: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch amoniac làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
(b) Kim loại nhôm không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.
(c) Kim loại vàng có tính dẻo lớn hơn kim loại sắt.
(d) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(e) Kim loại Cu oxi hoá được ion Fe3+ trong dung dịch.
(f) Thành phần chính của supephophat kép là CaSO4 và Ca(H2PO4)2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe 3O4. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,325 mol HCl
(dư 25% so với lượng phản ứng) thu được 0,08 mol H 2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m
gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,12 mol SO 2 (sản
phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được kết tủa T. Nung T
trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 172,81 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm FeCl 3
trong Y là
A. 6,50%. B. 5,20%. C. 3,25%. D. 3,90%.
Câu 40: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường
độ dòng điện không đổi, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Thể tích
khí thu được trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian điện phân như sau:
Thời gian điện phân t giây 2t giây 3t giây
Thể tích khí đo ở đktc 1,344 lít 2,464 lít 4,032 lít
Giá trị của a là
Trang 6/7 – Mã đề 001
A. 0,15 mol. B. 0,14 mol. C. 0,13 mol. D. 0,12 mol.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
1. Cho bộ dụng cụ và sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:

a) Khí C có thể là khí nào trong các khí sau: NO2, H2, SO2, NH3, CH4, C2H2?
b) Chọn chất rắn A, dung dịch B phù hợp và viết phương trình điều chế khí C đã chọn ở phần (a)?
2. Oxi hóa 6,2 gam photpho bằng 4,48 lít khí O 2 (đktc) thu được hỗn hợp X gồm P 2O3 và P2O5. Hòa tan
hoàn toàn X vào lượng nước dư thu được dung dịch Y. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y thu được m gam
muối. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra và tính m? (Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn).
Câu 2: (2 điểm)
1. Viết phương trình hóa học (dạng CTCT thu gọn) của các phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Trùng hợp metyl metacrylat b) Gly – Ala + NaOH (dư)
c) Triolein + H2 d) ClH3NCH2COOC2H5 + NaOH (dư)
2. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam hợp chất hữu cơ A, thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
a) Xác định công thức phân tử của A (Biết A có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất).
b) Viết công thức cấu tạo có thể có của A, biết:
+ 1 mol A tác dụng với lượng Na dư thu được 0,5 mol H2;
+ 1 mol A tác dụng tối đa 3 mol NaOH.
Câu 3: (2 điểm)
1. Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Chia dung dịch X ra 4 ống
nghiệm sau đó cho vào 4 ống nghiệm tương ứng các hóa chất sau: dd NaNO 3, Cu, dd KMnO4, Ag. Viết
phương trình hóa học (dạng ion thu gọn) xảy ra (nếu có).
2. Đốt cháy hoàn toàn 9,92 gam hỗn hợp peptit X và peptit Y (đều được tạo từ các amino axit no, mạch
hở có 1 nhóm – COOH và 1 nhóm – NH 2) bằng lượng oxi vừa đủ thu được N 2; 0,38 mol CO2; 0,34 mol
H2O. Mặt khác, đun nóng hỗn hợp trên với NaOH vừa đủ thu được m gam muối. Tính m?

Trang 7/7 – Mã đề 001


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1A 2A 3C 4D 5B 6C 7B 8B 9C 10A
11B 12C 13D 14C 15B 16C 17D 18A 19C 20D
21D 22D 23B 24A 25D 26B 27A 28C 29B 30B
31D 32A 33D 34A 35C 36A 37C 38A 39D 40B

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm):


Câu 1:
pH = 4 → [H+] = 10-4
→ nOH- = nH+ = 10-4.1000 = 0,1 mol
→ nCaO = nCa(OH)2 = 0,05 → mCaO = 2,8 gam

Câu 2:
nNaOH = 0,1; nKOH = 0,05
m muối đạt giá trị nhỏ nhất khi tạo Na3PO4 (0,1/3) và K3PO4 (0,05/3)
→ m muối min = 9 > 8,12 → Phải có kiềm dư → H3PO4 phản ứng hết.
nH3PO4 = x → nH2O = 3x, bảo toàn khối lượng:
98x + 0,1.40 + 0,05.56 = 8,12 + 18.3x
→ x = 0,03
→ nP2O5 = 0,015 → mP2O5 = 2,13 gam

Câu 3:
(a) Sai, C2H5NH3NO3 không tác dụng với HCl, có phản ứng với NaOH:
C2H5NH3NO3 + NaOH → C2H5NH2 + NaNO3 + H2O
(b) Sai, xà phòng là muối natri hoặc kali của axit béo. Thủy phân trong Ba(OH)2 tạo muối bari, không
thuộc loại xà phòng.
(c) Đúng
(d) Đúng, sữa đậu nành hoặc sữa bò chưa protein hòa tan, bị đông tụ khi gặp axit (có trong chanh).
(e) Đúng, quá trình cháy sinh ra nhiều khí độc, mặt khác đốt cháy cũng để lại tro độc.

Câu 4:
(1) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
(2) 4Fe2+ + 8OH- + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
nFe3+ + nFe2+ = (0,3.28.10)/56 = 1,5 mol
Fe3+ : Fe2+ = 1 : 4 → nFe3+ = 0,3 và nFe2+ = 1,2
→ nOH- = 3nFe3+ + 2nFe2+ = 3,3
Trang 8/7 – Mã đề 001
→ nCa(OH)2 = 1,65 → mCa(OH)2 = 122,1 gam

Câu 5:
(a) Đúng:
CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH ⇔ CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
(b) Đúng, este không tan, nhẹ hơn phần dung dịch còn lại nên nổi lên trên.
(c) Sai, HCl đặc dễ bay hơi sẽ lôi cuốn este bay hơi theo, gây hao hụt. HCl đặc tốn kém hơn nước lạnh và
thao tác chiết thu lấy este sau đó cũng khó hơn.
(d) Đúng, este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(e) Đúng

Câu 6:
X là (Gly)2(Ala)2(Val), trong X có đoạn mạch Gly-Ala-Val nên X có các cấu tạo:
Gly-Ala-Val-Gly-Ala
Gly-Ala-Val-Ala-Gly
Gly-Gly-Ala-Val-Ala
Ala-Gly-Ala-Val-Gly
Gly-Ala-Gly-Ala-Val
Ala-Gly-Gly-Ala-Val

Câu 7:
Y và T cùng C nên F là HOOC-COO-C2H5
Y là (COONa)2; T là C2H5OH và X là H2O
E là (COOCH3)2 và Z là CH3OH
(1) Sai, Z no, đơn chức, mạch hở
(2) Sai, Y không tráng bạc
(3) Sai, X có nhiệt độ sôi cao hơn T (100°C và 78°C)
(4) Sai, có 1 cấu tạo duy nhất
(5) Đúng.

Câu 8:
Số C = nCO2/nE = 369/14
Đặt nX = x và n axit béo tổng = y
→ nC = 57x + 18y = 369(x + y)/14
nKOH = 3x + y = 0,3
→ x = 0,045; y = 0,165
Quy đổi E thành (C17H35COO)3C3H5 (0,045), C17H35COOH (0,165) và H2 (-0,25)
→ mE = 86,41 gam
Trang 9/7 – Mã đề 001
Câu 10:
A. Cùng tồn tại.
B. NH4+ + OH- → NH3 + H2O;
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
C. Cu2+ + OH- → Cu(OH)2
D. Fe2+ + OH- → Fe(OH)2

Câu 11:
(a) Không phản ứng
(b) Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
(c) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ (Vừa đủ)
(d) KHSO4 + H2O + KAlO2 dư → Al(OH)3 + K2SO4
(e) M2+ + HCO3- + OH- → MCO3 + H2O

Câu 12:
X1: K, X2: H2O, X3: KOH, X4: KHCO3, X5: K2CO3, X6: FeCl3.
2K + 2H2O → 2KOH + H2
KOH + CO2 → KHCO3
KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
2FeCl3 + 3K2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6KCl.

Câu 13:
Tính khử Mg > Zn > Cu > Ag
→ 3 kim loại sau phản ứng gồm Ag (không phản ứng), Cu (vừa tạo ra) và Zn dư.

Câu 14:
(a) Sai, đipeptit không phản ứng.
(b)(c)(d) Đúng
(e) Sai, trùng hợp buta-1,3-dien thu được polime dùng để sản xuất cao su.

Câu 15:
(a) Đúng, axit glutamic là H2N-C3H5(COOH)2 có 2COOH và 1NH2 nên làm quỳ tím chuyển sang màu
hồng.
(b) Sai, saccarozơ không bị thủy phân trong kiềm.
(c) Đúng
(d) Sai, có 2 + 2 + 4 – 2 = 6 oxi
Trang 10/7 – Mã đề 001
(e) Đúng, tơ axetat có nguồn gốc từ polime thiên nhiên là xenlulozơ
(f) Đúng: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Câu 16:
(a) Đúng
(b) Đúng, giấm ăn chứa axit (CH3COOH) tác dụng với chất gây mùi tanh (amin) thành dạng muối, dễ bị
hòa tan và rửa trôi.
(c) Đúng, nước ép nho chín chứa glucozơ
(d) Sai, tơ tằm chứa -CONH- kém bền trong axit và kiềm.
(e) Đúng

Câu 17:
(a) BaCl2 + KHSO4 → BaSO4 + KCl + HCl
(b) NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(c) NH3 + H2O + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 + NH4NO3
(d) NaOH dư + AlCl3 → NaCl + NaAlO2 + H2O
(e) Cu + FeCl3 dư → CuCl2 + FeCl2

Câu 18:
Sản phẩm là các muối chứa:
HOOC-C5H9(NH3+)2 (0,1 mol)
HOOC-CH2-NH3+ (0,1 mol)
HOOC-CH(CH3)-NH3+ (0,1 mol)
Bảo toàn điện tích → 2nSO42- = 0,1.2 + 0,1 + 0,1
→ nSO42- = 0,2
m muối = 50,6 gam

Câu 19:
(4) → X2 là C2H5OH; X5 là CH3COOH
(5) → X3 là CH4; X6 là C2H2
(6) → X7 là CH3CHO
(3) → X4 là C2H4
(2) → X1 là CH3COONa
(1) → X là CH3COOC2H5
(a) Sai: CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + H2O
Cu2+ có màu xanh, còn xanh làm (hay xanh đậm) là màu của phức đồng với poliancol hoặc NH3.
(b) Đúng, CH3CH2OH có 8 liên kết (5C-H, 1C-C, 1C-O, 1O-H)
(c) Đúng: C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H4(OH)2 + KOH + MnO2
Trang 11/7 – Mã đề 001
(d) Sai, X6 + AgNO3 + NH3 → C2Ag2 (↓ vàng) + NH4NO3
(e) Đúng: nO2 = 1,5.2,5 = 3,75
CH3CHO + 2,5O2 → 2CO2 + 2H2O

Câu 20:
(a) Sai, thu được O2 ở anot
(b) Đúng
(c) Đúng, vì 1 mol Zn tan vào dung dịch nặng hơn 1 mol Cu tách ra.
(d) Đúng
(e) Sai, thu được kết tủa gồm AgCl và Ag

Câu 21:
Mỗi phần chứa NaOH (a) và Na2CO3 (b)
Phần 1: nHCl = a + 2b = 0,25 (1)
Phần 2: nH2CO3 = nCO2 = 0,05
Nếu OH- đã phản ứng hết → nH2O = a
Bảo toàn khối lượng:
0,05.62 + 40a + 106b = 12,6 + 18a (2)
(1)(2) → a = 15/124; b = 2/31
Dễ thấy a > 0,05.2 nên vô lí, loại. Vậy OH- còn dư
→ nH2O = 2nH2CO3 = 0,1
Bảo toàn khối lượng:
0,05.62 + 40a + 106b = 12,6 + 18.0,1 (3)
(1)(3) → a = 0,15; b = 0,05
Vậy X chứa NaOH (0,3), Na2CO3 (0,1)
nH2 = 0,05 → nNa = 0,1
Bảo toàn Na → nNa2O = 0,1
→ %Na2O = 32,46%

Câu 22:
A. Sai, nước mềm là nước không chứa hoặc chứa ít ion cation Ca2+ và Mg2+.
B. Sai, Na khử H2O trước:
Na + H2O → Na+ + OH- + H2
OH- + Cu2+ → Cu(OH)2
C. Sai, Be không phản ứng với H2O trong mọi điều kiện
D. Đúng

Câu 23:
Trang 12/7 – Mã đề 001
F gồm RCOOK (0,6) và KOH dư (0,15)
Bảo toàn K → nK2CO3 = 0,375
Đốt F → nCO2 = 2,025 và nH2O = 1,575
Bảo toàn C → nC = 2,4 → Số C = 4
Bảo toàn H → nH(muối) = 3 → Số H = 5
→ Muối là CH2=C(CH3)-COOK
Y là CH2=C(CH3)-COOH
Z là CH2=C(CH3)-COOCH3
(1) Sai, Y có 6H
(2) Sai.
(3) Sai.
(4) Sai.
(5) Đúng, tạo thủy tinh hữu cơ.

Câu 24:
nX = 1 → mY = mX = 1.9,25.2 = 18,5
MY = 20 → nY = 0,925
→ nH2 phản ứng = nX – nY = 0,075

Câu 25:
X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy → X, Y là Na, Al
X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối → X là Al → Y là Na
Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc
nguội → Z là Fe
→ Còn lại T là Cu
Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là Al, Na, Fe, và Cu

Câu 26:
Y là CH3NH3CO3NH4 (a) và Z là (COONH4)2 (b)
mX = 110a + 124b = 29,6
T gồm CH3NH2 (a) và NH3 (a + 2b)
→ nT = a + a + 2b = 0,5
→ a = 0,1; b = 0,15
Muối gồm Na2CO3 (a) và (COONa)2 (b)
→ m muối = 30,70 gam

Câu 27:
2NH4ClO4 → N2 + Cl2 + 2O2 + 4H2O
Trang 13/7 – Mã đề 001
4Al + 3O2 → 2Al2O3
mO2 = 750.32/117,5 = 9600/47
→ mAl = mO2.4.27/(3.32) ≈ 229,8 tấn

Câu 28:
(a) Đúng
(b) Sai, có cả đơn chức, đa chức
(c) Đúng
(d) Sai, thu được cacbon đioxit (CO2)
(e) Đúng

Câu 29:
Các polime có nguồn gốc xenlulozơ: (2), (3), (5), (7)

Câu 30:
nC6H10O4 : nC2H2O4 = 3 : 1 → Gộp 2 chất này thành C20H32O16
→ X gồm C20H32O16; C6H12O6 và C12H22O11
→ X có dạng chung là Cx(H2O)y
nC = nCO2 = nBaCO3 = (m + 168,44)/197
mX = mC + mH2O
⇔ m = 12(m + 168,44)/197 + 16,56
⇔ m = 28,56

Câu 31:
Số C = nCO2/nX = 2; MX < 31.2 = 62
X có tráng bạc, số cấu tạo thỏa mãn là:
CH3CHO, (CHO)2, HOCH2CHO, HCOOCH3

Câu 32:
Gọi kim loại Zn, Fe chung là R
→ nR = nRCl2 = nHCl/2 = 0,15
nO2 = 0,375, bảo toàn electron:
4nO2 = 2nR + 4nS → nS = 0,3
→ %nS = 0,3/(0,3 + 0,15) = 66,67%

Câu 34:
(a) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O
(b) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Trang 14/7 – Mã đề 001
(c) SO2 dư + NaOH → NaHSO3
(d) Fe + FeCl3 dư → FeCl2 (Hai muối là FeCl2, FeCl3 dư)
(e) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 (Cu còn dư)
(g) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O

Câu 35:
nX < nNaOH < 2nX nên X gồm 1 este của ancol (a mol) và 1 este của phenol (b mol)
nX = a + b = 0,25
nNaOH = a + 2b = 0,35
→ a = 0,15; b = 0,1
Do sản phẩm chỉ có 2 muối nên X gồm HCOOCH2C6H5 (0,15) và HCOOC6H4CH3 (0,1)
Muối gồm HCOONa (0,25) và CH3C6H4ONa (0,1)
→ m muối = 30 gam

Câu 36:
(a) Ba(HCO3)2 + KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
(b) K + H2O → KOH + H2
KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2
(c) NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + NH3 + H2O
(d) HCl + C6H5ONa → C6H5OH + NaCl
(e) CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
CO2 dư + NaOH → NaHCO3

Câu 37:
V cồn = 500.70.83,33% = 29165,5 ml ≈ 29 lít

Câu 38:
(a) Đúng, dung dịch NH3 có tính kiềm nên làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
(b) Sai, Al không tan trong H2SO4 đặc nguội nhưng tan được trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.
(c) Đúng
(d) Sai: Fe dư + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
(e) Sai, Cu khử được Fe3+ trong dung dịch:
Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+
(f) Sai, thành phần chính của supephophat kép là Ca(H2PO4)2 (CaSO4 đã bị loại bỏ)

Câu 39:
nHCl ban đầu = nHCl phản ứng + 25%nHCl phản ứng = 1,325
→ nHCl phản ứng = 1,06
Trang 15/7 – Mã đề 001
Bảo toàn H: nHCl phản ứng = 2nH2 + 2nH2O
→ nO = nH2O = 0,45
nFe > nH2 = 0,08
→ Nếu H2SO4 còn dư thì nSO2 > 1,5nFe > 0,12: Vô lý
Vậy H2SO4 hết → Z chứa Cu2+, Fe2+, Fe3+ và SO42-.
nH2SO4 phản ứng = 2nSO2 + nO = 0,69
Chất rắn gồm CuO (a), Fe2O3 (b) và BaSO4 (0,69 – 0,12 = 0,57)
m rắn = 80a + 160b + 0,57.233 = 172,81
→ a + 2b = 0,5
Dung dịch Y chứa Cu2+, Fe2+ (tổng u mol) và Fe3+ (v mol)
Bảo toàn kim loại → u + v = 0,5
Bảo toàn điện tích → 2u + 3v = 1,06
→ u = 0,44; v = 0,06
→ C%FeCl3 = 0,06.162,5/250 = 3,9%

Câu 40:
Sau t giây → nCl2 = 0,06 → ne = 0,12
Sau 3t giây (trao đổi 0,36 mol electron)
Tại anot: nCl2 = 0,1 → nO2 = 0,04
n khí tổng = 0,18 → nH2 = 0,04
Bảo toàn electron cho catot: 2a + 2nH2 = 0,36
→ a = 0,14

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm):


Câu 1: (2 điểm)
1.
Theo hình vẽ thì:
Dung dịch B + Chất rắn A → Khí C
Khí C thu vào bình bằng cách dời không khí, ngửa bình nên C nặng hơn không khí (M > 29)
Các khí thỏa mãn: NO2, SO2
Phản ứng minh họa:
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

2.
4P + 3O2 → 2P2O3
4P + 5O2 → 2P2O5
P2O3 + 3H2O → 2H3PO3
Trang 16/7 – Mã đề 001
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
H3PO3 + 2NaOH → Na2HPO3 + 2H2O
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
nP2O3 = x; nP2O5 = y
→ nP = 2x + 2y = 0,2
nO2 = 1,5x + 2,5y = 0,2
→ x = y = 0,05
→ Muối gồm Na2HPO3 (0,1) và Na3PO4 (0,1)
→ m muối = 29 gam

Câu 2: (2 điểm)
1.
a) nCH2=C(CH3)-COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n
b) H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH + 2NaOH → H2N-CH2-COONa + H2N-CH(CH3)-COONa + H2O
c) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
d) ClH3NCH2COOC2H5 + 2NaOH → H2N-CH2-COONa + NaCl + H2O + C2H5OH

2.
nC = nCO2 = 0,7; nH = 2nH2O = 0,6
nO = (mA – mC – mH)/16 = 0,3
→ C : H : O = nC : nH : nO = 7 : 6 : 3
→ A là C7H6O3
+ 1 mol A tác dụng với lượng Na dư thu được 0,5 mol H2 → A có 1H linh động.
+ 1 mol A tác dụng tối đa 3 mol NaOH → A có 1 chức este phenol + 1 chức phenol
Cấu tạo: HCOO-C6H4-OH (o, m, p)

Câu 3: (2 điểm)
1.
Fe3O4 + 8H+ → 2Fe3+ + Fe2+ + 4H2O
→ Dung dịch X chứa Fe3+, Fe2+, H+, SO42-
Dung dịch X có phản ứng với NaNO3, Cu, KMnO4:
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
5Fe2+ + 8H+ + MnO4- → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O

2.
Quy đổi hỗn hợp thành:
C2H3ON: a mol
Trang 17/7 – Mã đề 001
CH2: b mol
H2O: c mol
→ 57a + 14b + 18c = 9,92
nCO2 = 2a + b = 0,38
nH2O = 1,5a + b + c = 0,34
→ a = 0,14; b = 0,1; c = 0,03
nNaOH = a = 0,14
→ m muối = 9,92 + 0,14.40 – 0,03.18 = 14,98

Trang 18/7 – Mã đề 001

You might also like