You are on page 1of 4

Câu 01. Một hệ thống máy tính bao gồm những thành phần gì?

Trình bày vắn tắt về


mỗi thành phần và vẽ sơ đồ phân lớp các thành phần đó.
Những thành phần của hệ thống máy tính:
 Phần cứng (Hardware): Cung cấp các tài nguyên tính toán cơ bản (CPU, bộ nhớ,
thiết bị vào ra).
 Hệ điều hành (operating system): Điều khiển và phối hợp việc sử dụng phần cứng
cho những ứng dụng khác nhau của nhiều người sử dụng khác nhau.
 Các chương trình ứng dụng (application programs): Sử dụng tài nguyên của máy
tính để giải quyết các yêu cầu của người sử dụng. Các chương trình ứng dụng bao gồm
trình biên dịch (compiler), trình soạn thảo văn bản (text editor), ngôn ngữ chương trình
(program language), cơ sở dữ liệu (database)…
 Người sử dụng (User): Người sử dụng máy móc, hay máy tính khác.
Sơ đồ phân lớp:

Câu 02. Trình bày khái niệm về hệ điều hành, phân biệt hệ điều hành đơn nhiệm và
đa nhiệm, cho ví dụ minh họa về mỗi loại trong thực tế.
 Khái niệm hệ điều hành: Hệ điều hành là một phần mềm, chương trình “trung
gian” (nhân – kernel) giữa người sử dụng và máy tính:
- Quản lý phần cứng máy tính (các tài nguyên)
- Cung cấp cho người sử dụng môi trường làm việc tiện lợi và hiệu quả
 Phân biệt hệ điều hành đơn nhiệm và đa nhiệm
- Đơn nhiệm: mỗi lần chỉ thực hiện được một chương trình hay nói cách khác
các chương trình phải được thực hiện lần lượt (ví dụ: Hệ điều hành MS-DOS).
- Đa nhiệm: có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình (ví dụ: Hệ điều hành
Windows và một số phiên bản mới sau này của MS-DOS).
Câu 03. Hệ điều hành có những thành phần nào? Nhiệm vụ của các thành phần đó.
 Quản lý tiến trình
- Tạo lập, hủy bỏ tiến trình.
- Tạm dừng, tái kích hoạt tiến trình.
- Tạo cơ chế thông tin liên lạc giữa các tiến trình.
- Tạo cơ chế đồng bộ hóa giữa các tiến trình.
 Quản lý bộ nhớ trong
- Cấp phát, thu hồi vùng nhớ.
- Ghi nhận trạng thái bộ nhớ chính.
- Bảo vệ bộ nhớ.
- Quyết định tiến trình nào được nạp vào bộ nhớ.
 Quản lý tập tin
- Tạo / xoá một tập tin / thư mục.
- Bảo vệ tập tin khi có hiện tượng truy xuất đồng thời.
- Cung cấp các thao tác xử lý và bảo vệ tập tin/ thư mục.
- Tạo mối quan hệ giữa tập tin và bộ nhớ phụ chứa tập tin.
- Tạo cơ chế truy xuất tập tin thông qua tên tập tin.
 Quản lý vào / ra
- Gởi mã lệnh điều khiển đến thiết bị
- Tiếp nhận yêu cầu ngắt (Interrupt) từ các thiết bị
- Phát hiện và xử lý lỗi
 Quản lý lưu trữ trên bộ nhớ ngoài
- Quản lý không gian lưu trữ bộ nhớ thứ cấp
- Định vị lưu trữ thông tin
- Lập lịch đọc ghi dữ liệu
 Quản lý mạng: Kết nối và truyền dữ liệu
 Bảo vệ và an ninh
- Thi hành chương trình
- Thực hiện các thao tác xuất nhập dữ liệu
- Thực hiện các thao tác trên hệ thống tập tin
- Trao đổi thông tin giữa các tiến trình
 Hệ thống thông dịch lệnh: Đóng vai trò giao tiếp giữa hệ điều hành và người sử
dụng
Câu 04. Phân biệt hai khái niệm tiến trình và chương trình, trình bày các trạng thái
cơ bản của một tiến trình, vẽ lưu đồ trạng thái tiến trình.
Tiến trình là một chương trình đang xử lý, nó sở hữu một con trỏ lệnh, tập các thanh
ghi và các biến. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, các tiến trình có thể còn yêu cầu một
số tài nguyên hệ thống như: CPU, bộ nhớ, và các thiết bị
Chương trình là một thực thể thụ động chứa đựng các chỉ thị điều khiển máy tính thi
hành một tác vụ cụ thể nào đó. Khi cho thực hiện các chỉ thị này, chương trình được
chuyển thành tiến trình là một thực thể hoạt động, với con trỏ lệnh xác định chỉ thị kế tiếp
sẽ thi hành kèm theo các tập tài nguyên phục vụ cho hoạt động của tiến trình.
Các trạng thái cơ bản của một tiến trình:
 Khởi tạo (new): tiến trình đang được tạo lập.
 Sẵn sàng (ready): tiến trình chờ được cấp phát CPU để xử lý.
 Thực hiện (running): tiến trình được xử lý
 Đợi (waiting): tiến trình phải dừng vì thiếu tài nguyên hoặc chờ một sự kiện nào
đó.
 Kết thúc (halt): tiến trình đã hoàn tất công việc xử lý.
Lưu đồ trạng thái của một tiến trình

Câu 05. Mô tả hoạt động của tiến trình 4 trạng thái và 5 trạng thái. So sánh ưu nhược
điểm của từng loại. (Vẽ sơ đồ chuyển trạng thái của tiến trình và giải thích).

Câu 06. Điều độ tiến trình qua đoạn găng hệ điều hành sử dụng những giải pháp
nào? Ưu nhược điểm của các giải pháp đó.
a) Giải pháp dùng Semaphore (đèn báo)
 Ưu điểm:
- Mỗi tiến trình chỉ kiểm tra quyền vào đoạn găng một lần, khi chờ nó không
làm gì cả, tiến trình ra khỏi đoạn găng phải đánh thức nó.
- Không xuất hiện hiện tượng chờ đợi tích cực, nên khai thác tối đa thời gian
xử lý của processor.
- Nhờ cơ chế hàng đợi mà hệ điều hành có thể thực hiện gán độ ưu tiên cho
các tiến trình khi chúng ở trong hành đợi.
 Nhược điểm
- Sơ đồ điều độ sẽ bị thay đổi khi thay đổi hệ điều hành
b) Giải pháp dùng Monitors

Câu 07. Có những loại bộ lập lịch tiến trình nào? Trình bày chức năng cơ bản của
mỗi loại.
Không trả lời đâu, ahihi.
Câu 08. Trình bày các khái niệm giờ CPU, lập lịch CPU. Các tiêu chuẩn đánh giá giải
thuật lập lịch CPU?

Câu 09. Khái niệm không gian địa chỉ lôgic và không gian địa chỉ vật lý? Cách ánh xạ
một địa chỉ lôgic tới một địa chỉ vật lý (có vẽ sơ đồ minh họa)?
Câu 10. a) Trình bày về cấp phát bộ nhớ liên tục với các phân khu cố định và khái
niệm phân mảnh trong.
b) Trong phương pháp cấp phát bộ nhớ liên tục với các phân khu cố định có
những cách tổ chức hàng đợi nào? Trình bày nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
mỗi cách.

Câu 11. a) Trình bày về khái niệm phân trang, mục đích của sự phân trang.
b) Cách ánh xạ một địa chỉ lôgic sang địa chỉ vật lý trong phân trang, vẽ sơ đồ
minh họa.

Câu 12. a) Trình bày khái niệm phân đoạn bộ nhớ.


b) Trình bày cơ chế chuyển đổi từ địa chỉ lôgic sang địa chỉ vật lý, vẽ sơ đồ
minh họa.

Câu 13. So sánh kỹ thuật phân trang và phân đoạn.

Câu 14. a) Trình bày khái niệm, ưu điểm, nhược điểm, cho ví dụ minh họa Phương
pháp cấp phát bộ nhớ ngoài liên tục.
b) Trình bày khái niệm, ưu điểm, nhược điểm, cho ví dụ minh họa Phương
pháp cấp phát bộ nhớ ngoài liên kết.

Câu 15. a) Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống quản lí tập tin FAT16 và
FAT32, những hạn chế của hệ thống quản lý tập tin FAT.
b) Trình bày những ưu điểm của hệ thống quản lí tập tin NTFS.
Không trả lời đâu, ahihi.

You might also like