You are on page 1of 8

Nguyễn Thị Nhã Linh

Lê Kim Chi
Nguyễn Hoàng Phương Linh
Lê Thị Vân Anh
BÀI TẬP NHÓM 4B
Hãy trình bày một số điểm chính về tình hình thương mại thế giới năm 2023
1. Tình hình
Năm 2023 là một năm khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới, với sự giảm sút trong
tăng trưởng GDP, thương mại và đầu tư toàn cầu, trong khi nợ xấu tăng và lạm phát
vẫn duy trì ở mức cao, lãi suất cao. Cùng với sự căng thẳng của các cuộc xung đột
chính trị, thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh và phân mảnh kinh tế - nguy cơ mới trong
quá trình phục hồi.

Xu hướng thương mại toàn cầu:

Thương mại toàn cầu 2023 giảm xuống dưới 31 nghìn tỷ USD, thể hiện mức giảm
khoảng 1,5 nghìn tỷ USD( hoặc 4,5%) so với mức cao kỷ lục năm 2022. Trong đó
thương mại tăng trưởng tiêu cực mạnh với hàng hóa(giảm đáng kể trong ba quý đầu
năm 2023 giảm gần 2 nghìn tỷ USD vào 2023 tương đương 7,5%) nhưng vẫn tích cực
với dịch vụ(đạt 500 tỷ USD, tương đương 7% năm 2023)

Mặc dù giá trị hàng hóa giao dịch giảm vào năm 2023, nhưng xu hướng tích cực về
khối lượng thương mại quốc tế cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm nhập
khẩu vẫn ổn định.
Kể từ năm 2022, khoảng cách địa lý của thương mại quốc tế vẫn tương đối ổn định,
cho thấy xu hướng nearshoring hoặc far-shoring ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, đã có sự
gia tăng đáng chú ý về sự gần gũi về mặt chính trị trong thương mại kể từ cuối năm
2022. Điều này cho thấy sự thay đổi trong ưu đãi thương mại song phương đối với các
quốc gia có quan điểm địa chính trị tương tự (friend-shoring). Đồng thời, nhìn chung
đã có sự suy giảm trong việc đa dạng hóa các đối tác thương mại, cho thấy sự tập
trung thương mại toàn cầu vào các mối quan hệ thương mại mang lại lợi ích lớn hơn.

2. Nguyên nhân
● Giảm sút trong tăng trưởng GDP
- Khối lượng hàng hóa thế giới tăng trưởng 0.8% vào năm 2023 ( giảm hơn so với
mức kỳ vọng của WTO trong dự báo vào tháng 4 là 1,7%) cùng với sự tăng trưởng
GDP thực tế là 2.6% theo tỷ giá hối đoái của thị trường.

- Lạm phát, lãi suất cao, đồng đô la Mỹ tăng giá và căng thẳng địa chính trị => Suy
thoái thương mại diễn ra trên diện rộng liên quan đến nhiều quốc gia và nhiều loại
hàng hóa, đặc biệt là một số loại hàng hóa: sắt thép, thiết bị văn phòng, viễn thông, dệt
may. Tuy nhiên, doanh số về mặt hàng xe chở khách tăng vào năm 2023.
● Lãi suất cao
- Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ FED có cuộc chiến trường kỳ với lạm phát làm lãi suất
của FED cao nhất trong vòng 22 năm. Ngày 26/7/2023, FED đã tăng lãi suất thêm
0.25 điểm phần trăm đưa lãi suất Quỹ Liên Bang lên ngưỡng mục tiêu mới mức cao
nhất trong vòng 22 năm.
- Năm 2023 ghi nhận làn sóng tăng lãi suất của các Ngân hàng Trung ương lớn trên
thế giới. Ngày 14/9/2023, Ngân hàng Trung ương Châu Âu - ECB đã tăng 25 điểm cơ
bản của 3 loại lãi suất chính: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay.
Qua đó đưa 3 loại lãi suất này lên ngưỡng cao nhất kể từ khi đồng EURO ra đời năm
1999.
- Lãi suất cao của các Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Mỹ đã khiến các nhà đầu
tư, doanh nghiệp bị thu hút bởi các tổ chức tài chính Trung Quốc. Sự tăng trưởng của
thị trường cho vay ở Trung Quốc đã khiến nhân dân tệ trở thành tiền tệ cho vay
thương mại lớn thứ 2 thế giới, vượt đồng EURO của Châu Âu.

● Lạm phát
- Năm 2023, thế giới chật vật với cuộc chiến chống lạm phát. Theo quỹ tiền tệ IMF,
lạm phát năm 2023 là 5.9%. Lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao làm người dân phải
thắt chặt chi tiêu.
- Theo thống kê của Reuters, tháng 12/2023 các ngân hàng Trung ương thế giới đã
phải tăng lãi suất 37 lần để chống lạm phát.
- Năm 2023 chứng kiến 5 ngân hàng của Mỹ phá sản, người tiêu dùng phải đối đầu
với lạm phát cứng đầu, lãi suất vay tiêu dùng cao và giá dầu tăng.
- Giá hàng hóa tăng vọt sau khi bắt đầu chiến tranh ở Ukraine. Giá dầu thô đạt đỉnh
điểm vào tháng 6 năm 2022 trong khi giá khí đốt tự nhiên đạt mức cao nhất vào tháng
8 năm 2022. Giá dầu thô trung bình toàn cầu trong tháng 8/2023 vẫn tăng 38% so với
mức trung bình năm 2019, trong khi giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng 133%. Xung
đột giữa Israel và Hamas khiến giá dầu thô tăng cao.
- Giá hàng hóa cao làm giảm thu nhập thực tế và cũng đe dọa các nước có thu nhập
thấp về tình trạng mất an ninh về lương thực. Bất chấp việc giảm giá, vào tháng
8/2023, giá trung bình của các mặt hàng thực phẩm vẫn cao hơn 46% so với năm
2019, trong khi giá phân bón tăng 93%.
- Tuy nhiên, giá lương thực và năng lượng giảm đã giúp giảm tỷ lệ lạm phát ở nhiều
quốc gia, nhưng lạm phát cơ bản ( không bao gồm những mặt hàng dễ biến động này)
vẫn còn ở mức thấp. Vào tháng 8/2023, lạm phát toàn phần ở Hoa Kỳ giảm xuống
3.7% nhưng lạm phát cơ bản vẫn ở mức 4.3%. Lạm phát cao hơn ở khu vực đồng
Euro ( lạm phát toàn phần 5.2%, lạm phát cơ bản 5.3%) và thấp hơn ở Nhật Bản ( lạm
phát toàn phần 3.3%, lạm phát cơ bản 2.8%).
● Xuất khẩu và nhập khẩu
- Trong nửa đầu năm 2023, Bắc Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất
so với bất cứ khu vực nào - tăng trưởng 5.4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là
Nam Mỹ (1.4%), Châu Phi (0.9%). Châu Âu (0.5%), Trung Đông (0.2%), Châu Á (-
2.3%), và khu vực CIS (-3.5%).

- Về mặt nhập khẩu, Châu Á đã tăng 6.9% từ năm 2019 đến 2023, Bắc Mỹ tăng 9,8%,
Châu Âu tăng 4.4%. Nhập khẩu cũng tăng mạnh ở các khu vực xuất khẩu tài nguyên,
bao gồm Nam Mỹ (9.5%), Trung Đông ( 11.9%), và khu vực CIS (19.1%) nhưng
giảm nhẹ ở Châu Phi ( -0.6%).
- Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) dựa trên khảo sát kinh doanh cung cấp dấu hiệu
kịp thời về tình trạng của nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số toàn phần PMI sản xuất đứng ở
mức 49,0 trong tháng 8, đánh dấu 12 tháng suy giảm liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số
đơn đặt hàng xuất khẩu mới có tính dự báo cao hơn ở mức 47,0, cho thấy thương mại
hàng hóa trên toàn thế giới tiếp tục suy yếu. Cả hai chỉ số đều tăng trong tháng 8 so
với tháng trước, mang lại chút hy vọng về một xu hướng tăng.
- PMI dịch vụ toàn cầu (không hiển thị trong biểu đồ) đứng ở mức 50,6 trong tháng 8
nhưng đang có xu hướng giảm. Điều này dường như cho thấy rằng các dịch vụ vẫn
tiếp tục phát triển, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Những số liệu này phù hợp với số
liệu thống kê thương mại của WTO, cho thấy giá trị thương mại hàng hóa sụt giảm và
thương mại dịch vụ thương mại tăng trưởng mạnh hơn.
- Bảng bên phải của Biểu đồ 6 cũng hiển thị các chỉ số liên quan đến trạng thái của
chuỗi cung ứng. Tất cả đều đã quay trở lại gần giá trị cơ bản là 50 sau khi phân hóa
mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch. Điều này cho thấy các điều kiện cung cấp đã bình
thường hóa sau những gián đoạn liên quan đến đại dịch trong ba năm qua. Giá đầu vào
và đầu ra giảm cũng cho thấy áp lực lạm phát toàn cầu đang suy yếu.

● Xung đột Israel - Hamas


Ngày 7/10/2023, xung đột Hamas - Israel bùng nổ OECD cảnh báo xung đột kéo dài
sẽ làm giảm triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024. Thêm vào đó, trong nửa cuối tháng
12, tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ dẫn đến nguy cơ làm gián đoạn tuyến hàng hải
thương mại quan trọng của thế giới do đây là huyết mạch vận chuyển khoảng 1 nghìn
tỉ đô la Mỹ giá trị hàng hóa toàn cầu.
● Động lực thương mại toàn cầu và sự phụ thuộc thương mại có xu hướng
thay đổi

Kể từ năm 2022, khoảng cách địa lý của thương mại quốc tế vẫn tương đối ổn định,
cho thấy xu hướng nearshoring hoặc far-shoring ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, đã có sự
gia tăng đáng chú ý về sự gần gũi về mặt chính trị trong thương mại kể từ cuối năm
2022. Điều này cho thấy sự thay đổi trong ưu đãi thương mại song phương đối với các
quốc gia có quan điểm địa chính trị tương tự (friend-shoring). Đồng thời, nhìn chung
đã có sự suy giảm trong việc đa dạng hóa các đối tác thương mại, cho thấy sự tập
trung thương mại toàn cầu vào các mối quan hệ thương mại mang lại lợi ích lớn hơn

● Sự phân mảnh nền kinh tế


- Sự căng thẳng kinh tế về kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều
năm dẫn đến áp đặt nhiều loại thuế. Các biện pháp này làm thay đổi hình thái thương
mại quốc tế.

- Chỉ số về mức độ mở rộng của chuỗi cung ứng toàn cầu là thị phần hàng hóa trung
gian trong thương mại thế giới. Trong quý bốn năm 2022 tỷ lệ này giảm dưới 50% và
duy trì như vậy đến nửa đầu năm 2023. Sự dịch chuyển này không quá nhiều, trung
bình thị phần xuất nhập khẩu hàng hóa trung gian giảm 48.5% trong nửa đầu 2023.

- Thương mại đã được tái định vị lại theo vùng và theo chính trị. Thị phần của đối tác
khu vực trong thương mại song phương của các nền kinh tế được chọn đối với thiết bị
và linh kiện. Thị phần đối tác thương mại với Mỹ trong quan hệ song phương đã giảm
còn 38% trong năm 2023 so với 43% năm 2022. Thương mại song phương giữa Mỹ
và Trung Quốc còn 10%.Trong khi, cấu trúc thương mại Trung Quốc vẫn ổn định,
dịch chuyển nhiều nhất là thị phần của châu Phi, CIS và Trung Đông đối với quan hệ
song phương Trung Quốc tăng từ 5.3% năm 2019 lên 8.5% nửa đầu năm 2023.

- Theo số liệu như trên, những thay đổi về thị phần thương mại theo địa chính trị là rất
rõ rệt. Điều này cho thấy chuỗi cung ứng đang thay đổi vì địa chính trị. Nó có thể
quay trở lại hình thái sản xuất trước đại dịch.

- Ngoài ra, xu hướng 'friend-shoring' (chuyển sản xuất sang nước bằng hữu) đang
được nhiều quốc gia đẩy mạnh do các nỗi lo về an ninh và kinh tế, song cũng tiềm ẩn
nguy cơ làm sâu sắc sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, Mỹ và các
đồng minh ở châu Âu, châu Á và Thái Bình Dương cũng đang thúc đẩy việc sản xuất
và kinh doanh hàng thiết yếu tại các quốc gia thân thiện với các giá trị chung để tăng
cường an ninh cho sản xuất nội địa. Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong các ngành
chất bán dẫn và đất hiếm. Điều này cho thấy dấu hiệu của sự phân rã nền kinh tế

● Sự thay đổi về chuỗi cung ứng

Thương mại toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi cách các chuỗi cung ứng phản ứng trước
những thay đổi trong chính sách thương mại và căng thẳng địa chính trị, với những tác
động đáng chú ý được quan sát thấy trong mối liên kết cung ứng giữa Trung Quốc và
Hoa Kỳ. Các công ty từ các khu vực khác, đặc biệt là ở các nền kinh tế Đông Á và
Mexico, đã có cơ hội hội nhập nhiều hơn vào chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi những
lo ngại về địa chính trị.

● Tăng trợ cấp và các biện pháp hạn chế thương mại

Sự trỗi dậy trở lại của việc sử dụng chính sách công nghiệp và tính cấp bách của việc
đáp ứng các cam kết về khí hậu đang thúc đẩy những thay đổi trong chính sách
thương mại, cả dưới hình thức thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Việc sử
dụng các biện pháp hạn chế thương mại đã tăng lên vào năm 2023. Những chính sách
hướng nội này được dự đoán sẽ cản trở sự phát triển của thương mại quốc tế.

● Nhu cầu vận chuyển container thấp và nhu cầu nguyên liệu thô tăng

Hiện tại, nhu cầu vận chuyển container ở mức thấp, được phản ánh qua hiệu suất tụt
hậu của Chỉ số giá cước vận tải container Thượng Hải. Ngược lại, Chỉ số khô Baltic
lại có xu hướng tích cực trong nửa cuối năm 2023, cho thấy nhu cầu nguyên liệu thô
toàn cầu tăng lên.

● Các chỉ số khác liên quan đến thương mại:

- Chỉ số EWI/ISL ( chỉ số lưu lượng container) cho thấy lưu lượng hàng hóa toàn cầu
bị trì trệ. Sự ùn tắc các cảng Trung Quốc tiếp tục tăng cao trong khi hàng hóa các cảng
Châu Âu lại giảm sút. Điều này cho thấy sự trì trệ ở châu Âu gây ra rất nhiều rủi ro
cho bức tranh kinh tế toàn cầu hơn là sự giảm sút của nền kinh tế Trung Quốc. Dữ liệu
từ cảng Los Angeles cho thấy lương lượng tăng đạt 71% từ tháng 6/2023 so với 48%
7/2022-2/2023. Cho thấy rằng thương mại giữa Mỹ và châu Á có nhiều khởi sắc so
với nửa cuối năm ngoái.

- Ngoài ra các chuyến bay tháng 9/2023 tăng đến 24% so với cùng kỳ năm năm trước.
Mặc dù vậy xu hướng giảm sút gần đây cho thấy rằng thương mại dịch vụ sẽ mất vị
thế trong những tháng còn lại năm 2023

3. Dự đoán

Chi tiết về dự đoán thương mại 2023-2034

- Thương mại dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn về GDP trong năm nay nhưng nhanh
hơn vào năm tới.

- Theo dự đoán trước đó của WTO về thương mại trao đổi hàng hóa và GDP thật trên
thị trường tỷ giá hối đoái. Các nước xuất khẩu đạt tăng trưởng mạnh bao gồm khu vực
Bắc Mỹ (3.6%), CIS (3%). Hầu hết các khu vực còn lại chỉ tăng trưởng nhẹ ở mức
trung bình.Về nhập khẩu, các nước kỳ vọng đạt được tăng trưởng mạnh nhất bao gồm
CIS (25%), Trung Đông (12.5%) và Châu Phi (5.1%). Các nước còn loại dự đoán sẽ
ghi nhận sự giảm nhẹ trong nhập khẩu như Bắc Mỹ (-1.2%), Nam Mỹ (-1.0%), EU (-
0.7%) và châu Á (-0.4%). Về thương mại thế giới năm 2023 đã được dự đoán là 0.8%
giảm 0,9% so với dự đoán hồi tháng tư trước đó là 1.7% do những dự đoán không
mấy tích cực về bức tranh thương mại ở Bắc Mỹ và Châu Á.
- Dự đoán tích cực về sản lượng xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng ở tất cả các khu vực
vào năm 2024 trừ CIS. Nếu dự đoán là đúng thì khu vực châu Á sẽ là khu vực tăng
trưởng mạnh nhất về xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

- Tỷ lệ tăng trưởng của thương mại hàng hóa so với tốc độ tăng trưởng GDP được kỳ
vọng sẽ tăng lên tới 1.3 trong năm 2024. Trung bình các giá trị này từ năm 2019-2024
cho thấy độ co dãn nằm ở khoảng 1.0, tức là trao đổi hàng hóa tỷ lệ thuận 1:1 với
GDP.

- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, lạm phát có xu hướng giảm: 2022 ( 9,2%), 2023
(5.9%), 2024 (4.8%).
*Tài liệu tham khảo:
WTO (2023),< Global trade outlook and statistics> ,”trade_outlook_updt_oct23_e
(3).pdf” ( Truy cập ngày 22/1/2024)
WTO (2023),<Global trade pattern takes a geopolitical turn>,”Unctad trade_outlook
2023 (4).pdf” (Truy cập này 22/1/2024)

You might also like