You are on page 1of 15

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

_________________

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN : TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN

ĐỀ BÀI : “ Sự vận dụng của Đảng về nội dung “ quan hệ biện


chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ” ở Việt
Nam hiện nay ”

Họ và tên : Nguyễn Ngọc Trinh


MSSV : 461248
Lớp thảo luận : N06.TL2

Hà Nội , 2022

1
Mục lục :

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG ................................................................................................................ 3

1, CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THUỢNG TẦNG ......................................................... 3


1.1, CƠ SỞ HẠ TẦNG : .................................................................................................. 3
1.2, KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG : ................................................................................. 4
2, MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG ..... 6
2.1, SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG QUYẾT ĐỊNH SỰ HÌNH THÀNH KIẾN TRÚC
THƯỢNG TẦNG ............................................................................................................ 6
2.2, SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ HẠ TẦNG .... 7
3, SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ “ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ
KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG ” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................... 8
3.1, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG CỘNG SẢN
CHỦ NGHĨA .................................................................................................................. 8
3.2, CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA ............................................................................................ 9
3.3, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VẬN DỤNG QUY LUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG
TẦNG TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................ 11

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...................................................................................... 13

2
MỞ ĐẦU
Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất
tạo thành quan hệ vật chất của xã hội, trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành nên
các quan hệ về chính trị và tinh thần của xã hội. Hai mặt đó của đời sống xã hội xã
hội được khái quát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội , hai
khái niệm này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa
thành phần , và mang tính chất năng động , phong phú được phản chiếu trên nền
kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng
cũng phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế . Vì vậy , trong quá trình
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta , Đảng vè
Nhà nước cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng . Vì vậy , cá nhân em xin làm bài tiểu luận để đưa ra những
đánh giá , phân tích dưới góc độ cá nhân về đề tài : “ sự vận dụng của Đảng về “
mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ” ở Việt Nam
hiện nay .

NỘI DUNG
1, Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thuợng tầng
1.1, Cơ sở hạ tầng :
Khái niệm :
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận
động hiện thực của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ
cấu kinh tế xã hội đó 1
Đặc điểm :
Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một kết cấu kinh tế đặc trưng là cơ sở hiện
thực của xã hội , được hình thành một cách khách quan và có vai trò quan trọng
trong quá trình sản xuất vật chất cho xã hội , trong đó bao gồm các quan hệ giữa
người với người và các quan hệ kinh tế , trao đổi trong quá trình tái sản xuất ra đời
sống vật chất của con người . Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể mang cấu trúc :

1
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lê Nin , nxb chính trị quốc gia sự thật , 2021, tr.305

3
- Quan hệ sản xuất thống trị
- Quan hệ sản xuất tàn dư
Quan hệ sản xuất tàn dư thuộc về xã hội cũ , có thể là về sự sở hữu , tổ chức,
quản lý, phân phối hoặc tất cả các mặt, các quan hệ thuộc về xã hội cũ nhưng
vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng trong xã hội mới, đi cùng với nó có thể là các
thành phần kinh tế đi kèm, đã gắn liền với quan hệ sản xuất tàn dư
- Quan hệ sản xuất mầm mống
Theo xu thế vận động và phát triển của mình , quan hệ sản xuất mầm mống
là sự tiến bộ, tích cực, khi đó trong sự vận động và phát triển của mình , đến
một lúc nhất định quan hệ sản xuất mầm mống sẽ đủ điều kiện sẽ trở thành
quan hệ sản xuất thống trị. Lúc này , quan hệ sản xất sản xuất thống trị sẽ
biến xuống trở thành tàn dư
Trong 3 loại hình quan hệ này , quan hệ sản xuất thống trị sẽ giữ vai trò chủ đạo
chi phối và quyết định, nó là đặc trưng cho cơ sở hạ tầng đó . Trong xã hội có sự
đối kháng giai cấp , tính giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu quan hệ sản xuất
thống trị quy định . Tính đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ
ngay trong cơ sở hạ tầng. Quá trình sản xuất vật chất và trực tiếp biến đổi theo sự
tác động và phát triển của lực lượng sản xuất góp phần hình thành nên cơ sở hạ
tầng. Nó là tổng thể và mâu thuẫn với nhau rất phức tạp , là quan hệ vật chất tồn tại
độc lập, khách quan với ý thức con người
Vd :
Cơ sở hạ tầng của nước ta trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa xã hội hiện
nay là cơ cấu của một nền kinh tế nhiều thành phần bao gồm kinh tế nhà nước ,
kinh tế tư nhân , kinh tế tập thể … nhưng trong đó thành phần kinh tế nhà nước
nắm vai trò chủ đạo , cơ cấu hạ tầng của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội của một nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở 3 loại hình sở
hữu về tư liệu sản xuất : sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý , sở hữu
tập thể của những người lao động sở hữu tư nhân với nhiều hình thức khác nhau

1.2, Kiến trúc thượng tầng :


Khái niệm :

4
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm , tư tưởng xã hội với những
thiết chế xã hội tương ứng cũng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành
trên cơ sở hạ tầng nhất định1
Đặc điểm :
Kiến trúc thượng tầng bao gồm các khái niệm, tư tưởng như chính tri, pháp
quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học và các hệ thống xã hội tương ứng
của chúng. Vì vậy, trạng thái của kiến trúc thượng tầng trong kết cấu được coi là
quan trọng nhất. Một phần của điều này là do nó có quyền lực kinh tế và bạo lực
đối với tất cả các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng, vốn chỉ được cai trị và
phụ thuộc vào Nhà nước. Bản chất, tư tưởng của giai cấp thống trị đặc trưng cơ bản
của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội nhất định. Các yếu tố của kiến
trúc thượng tầng có quy luật và đặc điểm phát triển nhưng chúng luôn tấc động lẫn
nhau và không tồn tại biệt lập. Hơn nữa, tất cả các yếu tố này đều có trong cơ sở hạ
tầng, nhưng không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có liên quan
đến cơ sở hạ tầng, một số sẽ liên quan trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, một số khác sẽ
liên hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng như đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật. Kiến trúc
thượng tầng mang tính giai cấp sâu sắc trong xã hội có giai cấp.
Trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp , bộ phận có quyền
lực nhất là bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội –
Nhà nước – cũng là công cụ quyền lực của giai cấp thống trị . Nhờ có nhà nước ,
giai cấp thống trị mới có thể thể hiện quyền lực đặc biệt của mình đối với xã hội .
Giai cấp nào nắm giữ chính quyền nhà nước và thống trị về mặt kinh tế thì hệ tư
tưởng và những thiết chế của giai cấp ấy cũng giữ địa vị thống trị . Nó quyết đính
sự đặc trưng cơ bản của toàn bộ kiến trúc thượng tầng xã hội, đồng thời nó cũng
quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển của đời sống tinh thần của
xã hội

1
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lê Nin , nxb chính trị quốc gia sự thật , 2021, tr.306

5
2, Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
2.1, Sự tác động của cơ sở hạ tầng quyết định sự hình thành kiến trúc thượng
tầng
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
riêng biệt , do đó cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã gắn bó với nhau từ lịch
sử tới hiện đại , qua các hình thái kinh tế của xã hội và qua các cuộc vận động và
phát triển mang tính lịch sử . Và trong đó , cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định
Cơ sở hạ tầng được coi là nội dung , tính chất , tạo nên kết cấu thượng tầng . Bởi
mỗi cơ sở hạ tầng đều sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp , quyết định về
tính chất, cơ cấu, sự vận động và phát triển có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó
Ví dụ : tương ứng với cơ sở hạ tầng căn bản dựa trên nhà nước xã hội chủ nghĩa thì
đương nhiên sẽ tồn tại quyền lực thống trị của giai cấp công nhân , nông dân , tri
thức trong kiến trúc thượng tầng , để bảo vệ cơ chế của một nhà nước xã hội chủ
nghĩa
Khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì kiến trúc thượng tầng sẽ biến đổi tương ứng với
nhu cầu khách quan mà cơ sở hạ tầng tạo ra
Ví dụ : những biến đổi trong kết cấu và cơ chế vận hành của nền kinh tế bao cấp
những năm 1975-1986 sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự thay đổi chức
năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa để phù hợp với cơ chế và kết cấu của nền kinh
tế lúc bấy giờ
Cơ sở hạ tầng cũng quyết định đến sự thay đổi cơ bản của kiến trúc thượng tầng .
Khi cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng tương ứng cũng mất theo ,
khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì nó cũng sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng
Ví dụ : tương ứng với cơ chế kinh tế thị trường là Nhà nước năng động, hoạt động
hiệu quả .Có thể nói, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là những quy luật tất
yếu , quan trọng và phổ biến trong mọi hình thái kinh tế xã hội
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng , kiến trúc thượng
tầng giúp củng cố, bảo vệ và duy trì cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó và đấu tranh với
những cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đối lập

6
2.2, Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra và quyết định , nhưng sau khi xuất
hiện lại mang tính độc lập tương đối nên nó sẽ có sự tác động ngược lại đối với cơ
sở hạ tầng
Chức năng của kiến trúc thượng tầng được sinh ra để bảo vệ , duy trì và củng cố
cho cơ sở hạ tầng sinh ra nó đồng thời xoá bỏ và đẩy lùi những gì thuộc về những
cơ sở hạ tầng và cấu trúc thượng tầng cũ . Tuy nhiên không xoá bỏ hoàn toàn mà
nó còn giữ lại và tiếp thu , kế thừa những điều cũ làm nền móng cho cái mới
Ví dụ : Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản thì những tàn dư
tư tưởng của các giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng
tầng . Vì vậy trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kì
này vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa với những tàn dư tư tưởng
khác
Trong kiến trúc thượng tầng , Nhà nước là yếu tố cơ bản giữ vai trò quan trọng
đối với cơ sở hạ tầng , có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng . Nhà nước như một
lượng vật chất tập trung sức mạnh kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị . Nhà
nước không chỉ dựa trên hệ tư tưởng mà còn dựa trên những hình thức nhất định
của việc kiểm soát xã hội qua các khía cạnh như bằng công cụ pháp luật , sức mạnh
kinh tế và sức mạnh của bạo lực để tăng cường sức mạnh kinh tế cho giai cấp thống
trị , củng cố địa vị của giai cấp thống trị
Trong xã hội có sự phân chia giai cấp , các giai cấp đối kháng đấu tranh với nhau
giành chính quyền về tay mình cũng như tạo sức mạnh kinh tế. Giai cấp thống trị
sử dụng quyền lực Nhà nước để không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế
đối với toàn xã hội. Kinh tế vững mạnh làm cho quyền lực Nhà nước được tăng
cường , khi quyền lực Nhà nước được tăng cường sẽ tạo thêm nhiều phương tiện
vật chất để củng cố vững chắc hơn địa vị kinh tế và xã hội của giai cấp thống trị.
Từ đó ta thấy sự tác động qua lại biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng đưa lại sự phát triển hợp quy luật của kinh tế và chính trị. Ở đây , Nhà nước
chính là yếu tố tác động trở lại mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ tầng vì nó là công cụ
thực hiện chức năng bạo lực tập trung của giai cấp thống trị

7
Sự tác động ngược lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có hai
chiều tiêu cực và tích cực :
Tích cực : nếu kiến trúc thượng tầng tác động và phát triển cùng chiều với những
quy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì nó thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển , từ đó
kinh tế xã hội sẽ phát triển theo đúng tính chất của cơ sở hạ tầng
Tiêu cực : nếu kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng tác động ngược chiều nhau ,
trái đi những quy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì kiến trúc thượng tầng sẽ trở
thành sự kìm hãm , ngăn cản sự phát triển của cơ sở hạ tầng, kìm hãm sự phát triển
kinh tế
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Chúng tác động qua lại và đều đóng góp vai trò quan trọng trong cơ cấu
nền kinh tế xã hội

3, Sự vận dụng của Đảng về “ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng ” ở Việt Nam hiện nay
Đảng ta luôn trung thành với lý luận Mác-Lê Nin , vì vậy Đảng luôn chủ trương
tập trung để đổi mới kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay ,
đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân và để đưa đất nước phát triển , cung cấp
cho nhân dân về đời sống , việc làm và các nhu cầu xã hội khác. Đảng ta coi đó là
nhiệm vụ quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trên lĩnh vực chính trị “ Nhà
nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế- xã hội bằng pháp luật, kế hoạch,
chính trị, thông tin, tuyên truyền giáo dục và công cụ khác ”1
3.1, Đặc điểm hình thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cộng sản chủ
nghĩa
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cộng sản chủ nghĩa được hình thành khi
giai cấp vô sản giành được chính quyền và phát triển và hoạn thiện trong thời kỳ
quá độ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản
Để tạo nên cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cộng sản chủ nghĩa , giai cấp
vô sản trước hết phải dùng đến bạo lực để xoá bỏ nhà nước cũ và những chế độ cũ ,

1
Báo cáo kết quả thảo luận các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

8
lập nên nhà nước vô sản . Sau khi giành chính quyền, giai cấp vô sản tiến hành cải
tạo , thu giữ và chiếm lại những gì thuộc về chế độ tư sản , thuộc về giai cấp tư sản
để bắt đầu một cơ sở kinh tế mới – cơ sở kinh tế ban đầu của chủ nghĩa xã hội Việc
nhà nước chuyên chính vô sản ra đời để tạo điều kiện và tạo công cụ , phương tiện
cho quần chúng nhân dân tiến hành triệt để quá trình ấy phù hợp hoàn toàn với quy
luật của xã hội. Vì vậy cần một cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có khả năng
thay thế được cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của chế độ tư bản lỗi thời và
mang tính phản động. Tuy nhiên sự phát triển của một nhà nước chuyên chính vô
sản vững mạnh hay không phụ thuộc vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng của chế độ
cộng sản chủ nghĩa
Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ
nghĩa , vì vậy mà có sự thống trị về chính trị và tinh thần . Nhà nước phải thực hiện
biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với
hình thức bước đi thích hợp theo hướng đã xác định và đề ra
Ví dụ : Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ của
các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp đều phát triển
mạnh, kinh tế tư nhân và hộ gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý . Các thành phần đó vừa khác nhau
về chức năng , tính chất, vai trò, nhưng đồng thời cũng thống nhất với nhau trong
cơ cấu kinh tế quốc dân . Chúng vừa cạnh tranh nhau vừa liên kết và bổ sung cho
nhau
Cơ sở hạ tầng ở mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫn đến
quá trình đào thải. Các cơ sở hạ tầng cũ được đào thải và thay thế bằng cơ sở hạ
tầng mới bao hàm những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ đã được cải tạo và kế thừa
, phát triển ở cấp độ cao hơn. Vì thế nên kiến trúc thượng tầng luôn luôn thay đổi ,
vận động phát triển để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơ sở hạ tầng
3.2, Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta
Trong chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa và kiến trúc
thượng tầng xã hội chủ nghĩa là thuần nhất và thống nhất, chúng như hợp lại thành

9
một. Khi đã đi tới chủ nghĩa xã hội, cơ sở hạ tầng lúc này mất đi tính chất đối
kháng, không bao hàm những lợi ích kinh tế đối lập nhau , sẽ không còn sự mâu
thuẫn giai cấp, chế độ bóc lột và hiện tượng độc chiếm . Hình thức sở hữu lúc này
là là sự sở hữu bao trùm và tập thể, hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong quá trình
sản xuất của cải, phân phối sản phẩm theo lao động
Việt Nam ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội , bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và
nước ta gián tiếp , qua các bước trung gian để đi lên xã hội chủ nghĩa . Bỏ qua chế
độ tư bản là việc “ bỏ qua việc xác lập vị trí thống nhất của quan hệ sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa , nhưng tiếp thu , kế thừa những thành tựu
mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và
công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại
”1.
Khi nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa đã gặp
rất nhiều khó khăn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội . Cơ sở hạ tầng thời kì quá độ
gồm nhiều thành phần kinh tế : kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác,
… tạo nên một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hơn nữa, muốn định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế, nhà nước
cần sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục . Trong đó, biện
pháp kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất để từng bước xã hội hoá nền sản xuất với
hình thức và bước đi thích hợp . Trong những thành phần kinh tế này , mỗi thành
phần đều mang các kiểu quan hệ sản xuất khác nhau , gắn với các hình thức sở hữu
khác nhau, thậm chí còn đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế. Các
thành phần kinh tế vừa khác nhau về vai trò , tính chất, chức năng hoạt động vừa
cạnh tranh nhau, liên kết, bổ sung cho nhau
Đảng đã chỉ đạo : “ phải tập trung nguồn vốn đầu tư nhà nước cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và một số công trình công nghiệp then chốt đã được
chuẩn bị vốn và công nghệ. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, sân
bay, bến cảng, thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo y tế2”

1
Văn kiện Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001,tr.84
2
Lê Văn Điện , Báo đại biểu nhân dân , 2021

10
Kiến trúc thượng tầng của chủ nghĩa xã hội là sự phản ánh cơ sở hạ tầng của xã
hội chủ nghĩa, vì vậy có sự thống trị về mặt chính trị và tinh thần.Đảng ta lấy chủ
nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động
của mình và cho toàn nhân dân đối với kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ
lên xã hội chủ nghĩa của nước ta . Nội dung chính là tư tưởng về sự giải phóng
nhân dân , con người khỏi áp bức bóc lột , thoát khỏi cuộc sống cực nhọc ngày đêm
làm thuê với thu nhập thấp.Trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, việc giáo
dục truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin , tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng
chủ đạo , cốt lõi trong đời sống tinh thần của xã hội về vấn đề làm việc liên tục của
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kiến trúc thượng tầng . Đảng ta đã
và đang xây dựng một hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp
công nhân , đảm bảo cho quyền lợi thực sự của người dân là người làm chủ nhà
nước, làm chủ xã hội, Nhà nước được xây dựng theo hướng “ Tất cả quyền bính
trong nước là của toàn dân Việt Nam3” và có thể phát huy mọi khả năng sáng tạo ,
tích cực và chủ động của mọi cá nhân,. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời
kỳ quá độ Đảng có ghi rõ : “ Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của
dân , do dân và vì dân4” . Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống
chính trị - xã hội không tồn tại như một mục đích tư nhân mà vì phục vụ con người,
thực hiện cho được lợi ích và quyền lợi thuộc về nhân dân lao động. Mỗi bước phát
triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một bước giải quyết mâu thuẫn
giữa chúng. Việc phát triển và củng cố cơ sở hạ tầng điều chỉnh và củng cố các bộ
phận của kiến trúc thượng tầng là một quá trình diễn ra trong suốt thời kì quá độ,
không ngừng vận động và phát triển để có thể đưa đất nước hoàn thiện chế độ chủ
nghĩa xã hội
3.3, Một số kiến nghị vận dụng quy luật cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Xét tới tình hình của nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng

3
60 năm Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, 2005, tr.217
4
Tổng biên tập: TS Trần Doãn Tiến, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2019

11
và kiến trúc thượng tầng . Bởi tính chất đan xen quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế
nên nền kinh tế của cơ sở hạ tầng vừa sôi động phong phú, vừa mang tính chất
phức tạp trong quá trình định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa. Dưới góc nhìn của
một sinh viên, em cảm thấy Đảng cần định hướng hai sự đổi mới sau :
Đổi mới nền kinh tế phải gắn liền với sự đổi mới về chính trị : kinh tế và chính trị
là hai mặt cốt lõi của của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng . Trong mối quan hệ này , kinh tế giữ vai trò quyết định chính trị. Đổi
mới không phải là việc thay đổi mục tiêu , bởi cơ sở hạ tầng của chúng ta đã và
đang hướng tới con đường đi lên xã hội chủ nghĩa , việc đổi mới là làm cho mục
tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả, làm cho kiến trúc thượng tầng được làm đúng ,
được nhận định rõ và có những bước đi hiệu quả.
Đổi mới chính trị tạo điều kiện để đổi mới kinh tế : khi đổi mới đường lối về chính
trị , các thiết chế chính trị được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thì
chính trị trở thành định hướng cho kinh tế phát triển. Điều này cũng tạo môi trường
phát triển về an ninh trật tự để phát triển kinh tế và chính trị lúc này đóng vai trò
can thiệp điều tiết, khắc phục các mặt trái do đổi mới kinh tế mang lại
Đảng và Nhà nước cần bước đầu xác định những mục tiêu cụ thể, vạch sẵn những
bước đi trong tương lai, tiếp sau đó là chuẩn bị một kế hoạch phù hợp với nền cơ
cấu Việt Nam hiện nay. Từ đó phân chia công việc , nhiệm vụ và mục tiêu cho từng
bộ phận trong bộ máy quản lý, điều quan trọng là các bộ phận nhận thức rõ được
nhiệm vụ của mình. Và cần tăng cường ý thức, kỷ cương và thái độ đối với sự thay
đổi của nền kinh tế đối với người dân toàn quốc.

KẾT LUẬN
Các thành tựu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đem lại đã chứng minh sự đúng đắn
của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Không
thể tồn tại một đất nước có cơ sở hạ tầng phát triển song song kiến trúc thượng
tầng. Ngược lại không có sự phát triển thích ứng với cơ sở hạ tầng và cũng như có
được một kiến trúc thượng tầng được coi là hoàn hảo mà lại đứng trên một cơ sở hạ
tầng lạc hậu thấp kém, đó là một sự phát triển sai lệch. Bên cạnh đó chúng ta hiểu
rõ trong quá trình vận dụng Đảng vẫn còn nhiều thiếu sót chưa có hướng giải quyết

12
. Đó là những tác động tiêu cực của chủ nghĩa quan liêu, của chế độ quan liêu bao
cấp đã xâm nhập vào tổ chức bộ máy và hoạt động của nhà nước trong một thời
gian dài. Đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, công
nhân viên,… gây nên những tổn thất nặng nề về kinh tế, văn hoá, gây tác động xấu
tới chính trị, tinh thần và đạo đức trong xã hội ta. Cho dù trong đó vẫn còn những
thiếu xót mà chúng ta chưa làm được, song em tin rằng với sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng và Nhà nước dựa trên nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh chúng ta sẽ từng bước thành công trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bởi chúng ta có niềm tin và biết cách vận dụng linh hoạt đúng đắn quy luật phát
triển của Mác-Lê Nin, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng vào cuộc sống – là con đường mà Mác và Lê Nin là những người
tiên phong đã đặt ra đường đi cho nhân loại

13
Tài liệu tham khảo.

1, "Báo Cáo Kết Quả Thảo Luận Các Văn Kiện Của Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc
Lần Thứ VII Của Đảng".

2, "Cương Lĩnh Xây Dựng Đất Nước Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã
Hội (Thông Qua Tại Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ VII Của Đảng)"

3, Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,
2006, tr.49, tr.923, tr.968

4, Giáo trình trết học Mác-Lê Nin, Nxb chính trị quốc gia sự thật,2021

5, Lê Thu Hằng, Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam,2003, người hướng dẫn : PGS.TS Lê Minh Thông, PGS.TS Bùi Xuân Đức

6, Tapchicongsan.Org.Vn, 2022

7, "Nhận Thức Và Giải Quyết Đúng Đắn Mối Quan Hệ Giữa Đổi Mới Kinh Tế Và
Đổi Mới Chính Trị". Tạp Chí Mặt Trận Online, 2021

8, " Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Quảng Nam > Quản Trị > Chi Tiết Tin”.
Dpiqnam.Gcv.Vn,2022

9, Tapchicongsan.Org.Vn, 2022

10, Văn kiện Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội, 2001

14
11, Võ Hồng Phúc: “Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986
- 2005)”, in trong sách: Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2006, tr. 141, 143

12, 60 năm Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Quân đội nhân
dân, 2010

15

You might also like