You are on page 1of 5

MÔN CHỨNG ĐẠO HỌC

Yêu cầu: Trình bày ba điều Thầy Cô học được và muốn áp dụng cho công tác chứng đạo trong

thời gian sắp đến.

Bài làm:

Quyền sách về Môn đồ hóa có rất nhiều kiến thức hữu ích, thực tế cho công việc chứng đạo, đặc

biệt là chứng đạo cá nhân. Tôi xin nêu lên ba điều học được và mong muốn áp dụng trong thực tế

cuộc sống và làm chứng đạo cho riêng mình.

1. Nhận thấy được trách nhiệm của mình trong chương trình cứu chuộc của Chúa

Tôi nhận ra rằng một cách rõ ràng, có sự khác nhau giữa việc tin và theo Chúa qua bài đọc tuần

này. Trước đây, tôi vẫn có một sự một băn khoăn vì sao có nhiều người Tin Lành tự nhận là cơ

đốc nhân nhưng đời sống của họ không được "ngay thẳng", chính trực, sống theo những theo giá

trị mà Chúa đã dạy, nhưng thể hiện sự bất chính khá rõ ràng. Như vậy, nếu chỉ tin thôi chưa đủ,

việc tin ấy chỉ là điều kiện cho người cơ đốc nhân nhận lãnh sự cứu rỗi. Qua đó, tôi cũng rút ra

được một bài học rằng việc học Kinh Thánh cần phải có sự chuyên tâm và nghiên cứu nhiều,

cùng với thực hành. Vì không ít người chỉ đọc và tìm được một câu hoặc đoạn nào đó tâm đắc và

nghĩ rằng như thế đã đủ thì rất nguy hiểm. Như đoạn "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai

không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh-nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở

trên người đó." (Giăng 3:36). Đoạn Kinh Thánh nói về sự cứu rỗi đời đời chỉ bởi một điều đơn

giản đó là "tin Con" của Đức Chúa Trời. Nhưng đoạn này chỉ mới nói đến một điều kiện cần,

bước đầu tiên cho một quá trình dài trong chương trình cứu chuộc của Chúa. Cùng với đó, sách

Gia-cơ chép "Về đức-tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức-tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó

chết. Hoặc có kẻ nói: Ngươi có đức-tin, còn ta có việc làm. Hãy chỉ cho ta đức-tin của ngươi

không có việc làm, rồi ta sẽ chỉ cho ngươi đức-tin bởi việc làm của ta. Ngươi tin rằng chỉ có một
Đức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỷ cũng tin như vậy và run sợ. Nhưng, hỡi người vô

tri kia, ngươi muốn biết chắc rằng đức tin không có việc làm là vô-ích chăng?" (câu 17-20). Đức

tin phải đi cùng với việc làm. Tức là niềm tin phải thể hiện qua hành động. Một người không thể

nói rằng anh ta biết hát hay múa đẹp, nhưng anh ta không thể hiện ra những năng lực đó. Còn về

đức tin sách Gia-Cơ nói rằng " ma quỷ cũng tin như vậy và run sợ", nếu việc tin mà không làm

theo thì chúng ta và ma quỉ có khác nhau nhiều chăng? Ở đây, nhấn mạnh đến việc thể hiện đức

tin ra ngoài cho mọi người biết, để danh Chúa được rao ra, chứ không phải giữ gìn trong sự im

lặng, có đức tin trong lòng cũng cần có những hành động thể hiện đức tin của mình, ít nhất đó là

thể hiện của sự "sáng láng" trong đời sống, chuẩn mực trong cách hành xử của con cái Chúa.

Chúng ta không chỉ học theo và sống đời sống thánh thiết, để cầu mong làm đẹp lòng Chúa. Vì

đó là những việc cơ bản, đầu tiên mà các môn đồ, thánh đồ của Chúa phải thực hiện, tu dưỡng

thân và tâm trong sáng, đạt được hoa trái thánh linh mà Kinh thánh để ghi nhận " Yêu thương,

vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín".

Ngoài ra, hành động khi có đức tin bao gồm nhiều việc làm khác, đó có thể là việc đi nói với

mọi người về Chúa, đi giảng đạo, hay tham gia một mục vụ nào đó dựa vào đức tin của mình. Và

việc quan trọng mà một cơ đốc nhân cần làm đó là đi theo Chúa. Đi theo là làm theo những gì

Chúa Jesus đã làm khi Ngài còn trên đất và lời Ngài nhắn gửi cho các Môn đồ đầu tiên. Đó là

mệnh lệnh đi môn đồ hóa muôn dân. Để hết thảy dân trên đất này biết đến Tin Lành, đạo của

Chúa và đều đi theo Ngài, trở thành môn đồ của ngài. “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn

đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn

dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy

họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn

cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28:18-20). Chúa Jesus mong muốn môn đồ của Ngài đi ra và nhân
danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh làm báp tem cho mọi người và dạy dỗ lại cho họ

những việc điều mà Chúa đã dạy cho các môn đồ.

Tóm lại, bài học rút ra là cần phải học theo lời dạy của Kinh Thánh có trách nhiệm với đời sống

của mình, phải xây dựng đời sống thánh thiết và nhận lãnh trách nhiệm đi rao truyền, và môn đồ

hóa muôn dân như lời Chúa dạy.

2. Phải chấp nhận sự khó khăn khi thực hiện công việc truyền bá Phúc Âm và Môn đồ hóa.

Chúa Jesus dạy các môn đồ "hãy trèo thuyền ra sâu", đi ra vùng nước sâu mà đánh bắt chắc chắn

có nhiều cá. Họ đã làm và chứng mình lời Chúa đã hiệu nghiệm. Bài học trong câu truyện này

cho tôi thấy rằng các môn đồ phải đi vào chổ nước sâu là nơi không gần bờ, là vùng nước có thể

có sự nguy hiểm tiềm ẩn nào đó, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ. Có lẽ, những môn đồ lúc

ấy, vốn là các tay đánh cá chuyên nghiệp họ thừa biết điều đó, nhưng vì lo ngại sự nguy hiểm

nên họ không đến những vùng nước sâu. Họ chỉ dám làm khi nghe lời chỉ bảo của Chúa? Ngày

nay, tôi thấy rằng bài học này có thể áp dụng cho nhiều công việc không chỉ trong việc của nhà

Chúa. Người ta có xu hướng ít chịu rủi ro, chỉ đi lanh quanh trong vùng an toàn của bản thân,

ngại sự đụng chạm, thử thách. Điều này đặc biệt không tốt cho việc rao truyền tin mừng cho

muôn dân. Công cuộc loan truyền Phức âm vốn không phải là việc dễ dàng, các môn đồ ban đầu

đã minh chứng cho điều ấy. Họ đã trải qua những "vùng nước sâu", đi xa và vào những nơi nguy

hiểm để loan báo tin mừng về Chúa. Họ thậm chí đã hi sinh mạng sống của mình vì Phúc Âm.

Nhưng đổi lại ngày nay, Phúc Âm là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của nhân

loại. Họ đã chiến đấu với những nan đề, những khó khăn của kẻ thù, nhưng trên hết mọi sự họ đã

làm những việc đó như khi có Chúa cùng trên thuyền. "Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng

thịt và huyết, bèn là cùng chủ-quyền, cùng thế-lực, cùng vua-chúa của thế-gian mờ-tối nầy, cùng

các thần dữ ở các miền trên trời vậy. Vậy nên, hãy lấy mọi khí-giới của Đức Chúa Trời, hầu cho
trong ngày khốn-nạn, anh em có thể cự-địch lại, và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng

vững-vàng." Ê-phê-sô 6:12-13.

Chúa luôn bên cạnh đông hành với con cái của Ngài trong mọi trận chiến thuộc linh. Chúa cũng

đã trang bị cho chúng ta các "vũ khí", dụng cụ, cách thức để đối diện với kẻ thù, và với những

khó khăn gặp phải trên còn đường theo chân Chúa.

Tóm lại, người yêu mến Chúa, nhận lãnh sự cứu rỗi từ Phúc Âm, cũng nên nhận lãnh xứ mạng

mà Chúa giao phó "hãy môn đồ hóa muôn dân" và chấp nhận ra đi đối diện khó khăn để gặt hái

"những hạt lúa đã chín ngoài đồng" đem về kho của Chúa. Và làm việc đó mới niềm tin cậy vào

Chúa, vào sự đồng hành, trang bị của Ngài khi chúng ta làm việc cho nước Thiên đàng, không

phải vì mục đích cá nhân, hay hư vinh cho bản thân.

3. Sự làm chứng không phụ thuộc vào trình độ học vấn, năng lực cá nhân mà bởi quyền

năng của Chúa, và cần kế hoạch trong việc làm chứng.

Chúa phán "Ta không để cho các ngươi mồ-côi đâu, ta sẽ đến cùng các ngươi." Giăng 14:18. Và

" Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận-thế." Mathiơ 28:20. Chúa luôn ở cùng với

chúng ta khi chúng ta làm việc theo ý Ngài. Công cuộc làm chứng cho Chúa luôn có những thách

thức không hề nhỏ, nhưng mọi việc đều trở nên dễ dàng khi có sự đồng hành của Chúa.

Trình độ, kiến thức cũng rất còn thiết, nhưng không phải là một điều kiện bắt buộc để

chứng đạo hiệu quả. Làm chứng cho Chúa không đòi hỏi quá nhiều năng lực của người làm

chứng, đôi khi vì suy nghĩ quá nhiều và cầu toàn của người làm chứng lại là một rào cản, ngăn

trở chúng ta nói về Chúa cho những người xung quanh. Việc làm chúng cá nhân có thể thực hiện

ở mọi lúc, mọi nơi, khi điều kiện để trao đổi chuyện trò xuất hiện. Một người đi chợ có thể làm

quan với người bán và nhân dịp giáng sinh có thể nói về sự giáng thế của Chúa Jesus, và sự hi

sinh trên thập giá vì tình yêu nhân loại. Khi đi uống cà phê với nhóm bạn thân cũng có thể là cơ
hội tốt để nói về Chúa, khi đề cập đến vấn đề khó khăn trong việc nuôi dạy con ngày nay. Vì

trong thực tế, các giá trị cuộc sống bên ngoài đang bị đảo lộn là cho vấn đề nuôi dạy trẻ càng trở

nên khó khăn hơn, khi cái xấu ngày càng được chào đón, và không còn bị lên án đúng mức.

Việc làm chứng là công việc của mỗi cá nhân, sau khi đã có sự chiêm nghiệm và trải qua một

giai đoạn "gặp gỡ" Chua trong đời, khi đã có kinh nghiệm về sự quyền năng làm thay đổi đời

sống của bản thân khi làm theo lời Ngài. Việc làm chứng bên cạnh cần có sự kiện trì, cũng cần có

một kế hoạch cụ thể, và phù hợp. Khi lên kế hoach cụ thể và có thể đạt được giúp có người làm

chứng không bị áp lực để thực hiện và cũng không bị lạc lối, thiếu mục tiêu trong việc làm

chứng. Đây là một điều mới mẽ mà tôi học được từ bài này. Vì trước đây chưa từng nghe kỹ

thuật này.

Tóm lại, Làm chứng không cần kiến thức sâu xa, và phức tạp, chỉ cần đã từng có trải nghiệm qua

đời sống mới từ lời Chúa. Và việc làm chứng cũng cần cả sự kiên trì và kế hoạch để việc làm

chứng dễ đạt kết quả hơn.

You might also like