You are on page 1of 2

PHÒNG GD VÀ ĐT TRIỆU SƠN

CẤU TRÚC ĐỀ KĐCL HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: NGỮ VĂN 8

I. Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
II. Cấu trúc đề
PHẦN I: ĐỌC - KHÁM PHÁ VĂN BẢN (10,0 điểm)
1. Nội dung
Ngữ liệu ngoài chương trình sách giáo khoa, gắn với các chủ đề và các thể
loại đã học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 và Ngữ
văn 8 hiện hành, hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Chủ yếu khai thác các đơn vị kiến thức sau:
+ Thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh, ...
+ Nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ, …
+ Nội dung, thông điệp, bài học, ...
2. Hình thức
Dạng câu hỏi tự luận:
- Từ câu 1 đến câu 4 (6,0 điểm)
Trả lời 4 câu hỏi khai thác các đơn vị kiến thức liên quan đến ngữ liệu
trong đề bài theo định hướng ở phần nội dung.
- Câu 5: Viết đoạn văn (4,0 điểm)
Vận dụng trải nghiệm sống và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận để viết đoạn
văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về một tư tưởng, đạo lí, lối sống; một
hiện tượng đời sống được gợi mở từ ngữ liệu phần Đọc - Khám phá văn bản.
PHẦN II: VIẾT (10,0 điểm)
Gồm 1 câu nghị luận văn học.
Vận dụng năng lực đọc - hiểu; kĩ năng viết văn nghị luận, kiến thức văn
học, kiến thức lý luận văn học và những trải nghiệm văn học để viết bài nghị
luận văn học.
Dạng đề: Phân tích một tác phẩm văn học hoặc trích đoạn để làm sáng tỏ
một ý kiến, nhận định.
Yêu cầu: Tác phẩm được lựa chọn không nằm trong chương trình sách
giáo khoa hiện hành; đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp các chuẩn mực đạo đức.
III. Mức độ
Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng
cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Đề thi gồm 4 mức độ nhận thức theo tỉ lệ sau: nhận biết, thông hiểu: 50%;
vận dụng, vận dụng cao: 50%.
IV. Lưu ý
Kiểm tra đánh giá theo hướng dẫn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

You might also like